WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, December 31, 2021

CHÀO MỪNG NĂM MỚI 2022

 

GIA ĐÌNH NHA SĨ TIẾP-THU

1-THIỆN NGUYỆN QUÁ KHỨ HOÀN THÀNH



                                     
2-AN VUI ĐOÀN TỤ GIA ĐÌNH GIÁNG SINH NĂM 2021


3-CẦU MONG NĂM MỚI 2022 THANH BÌNH KHẮP NƠI



Wednesday, December 22, 2021

HỌC THIỀN THEO KINH LĂNG GIÀ-LANKARA SUTRA

 

I-HỌC THIỀN THEO KINH LĂNG GIÀ (LANKARA SUTRA)

Trong vủ tru rộng lớn bao la không có chổ khởi đầu và không có chổ chấm dứt, Từ xa xưa loải người trên địa cầu nầy đã nhận thấy , vặt chất hửu hình và tinh thần vô hình trong vù trụ có thể được tóm gọn thành ba nhóm là 6 trần, 6 căn và 6 thức. 

Tư duy về ba nhóm đó là yêu chỉ của kinh Lăng Già (Lankara Sutra) chí dạy chung sanh tự thấy mình vô ngả.

Ngài Suzuki viết :

Chủ đề của Kinh Lăng Già là khai thác nội dung của Ngộ, nghĩa là cảnh giới tự giác của đức Phật, và cũng là chân lý tối thượng của Đại Thừa giáo. Lạ thật, hầu hết các học giả nghiên cứu kinh này đều không mấy quan tâm đến điểm chủ yếu

TRONG QUÁ KHỨ KINH LĂNG GIÀ ĐƯỢC DỊCH TỪ TIẾNG HOA SANG TIẾNG VIỆT BỞI 3 HOÀ THƯỢNG LÀ THÍCH THANH TỪ,THÍCH DUY LỰC VÀ THÍCH CHƠN THIỆN.

CÒN DỊCH TỪ TIẾNG PHẠN  SANSCRIT SANG TIẾNG ANH THỈ ̀ CÓ NGÀI SUZUKI.

CẢ 3 BẢN DỊCH NẦY HIỆN NAY TÔI (HENRY DƯƠNG) ĐANG CÓ TRONG TỦ CHỨA KINH  SÁCH .

Trong Kinh Lăng Già.

Sáu Thức gọi là Tâm, gọi là Năng. gọi là Tàng thức

Sáu Trần goị là Trần Cảnh, gọi là Sở.

Sáu thức vì vô hình tướng nên sáu căn của loài ngươi không thể thấy trực tiếp được; nhưng chỉ nhặn thấy có sáu thức xuất hiện khi nào 6 căn gặp 6 trần mà thôi và gọi sáu thức là Tâm.

Trong Kinh Lăng Già ,tất cả 6 trần, 6 căn và 6 thức đều nằm trong cái gương câu duy nhưt to lớn bao trùm ca hư không và có tánh phản chiếu như gương câu thuỷ tinh (crystal ball ).

Cái gương to lớn không ngằn mé gọi là Pháp Thân, goị là Chân Như, gọi là Như Như, gọi là Thiên Chúa, gọi là Đức Thương Đế.

Do vọng đông vi vô minh muốn tự biết mình trong cái gương câu sáng nên Tâm đã hiện hửu trong gương từ vô thuỷ nên bóng của Tâm là cảnh giới sáu trân cũng hiến hửu cùng một lược với Tâm từ vô thủy.

Thân loài người có sáu căn cấu tạo bới tứ đại đắt nước gió lửa lẩy từ cảnh giới saú trần được coi như một dụng cụ hửu cơ vừa làm gương để soi sáu trần vừa làm cho Tâm là bóng của thân xuất hiện

Kinh Lăng Già nhấn mạnh :

 (Trang 109-Kinh Lăng Già-Thiền Sư Hàm Thị giảng)

“Theo

Tàng thức trôi lăn thì có, không trong mộng rỏ ràng

Đạt cảnh giới thánh trí thì Năng, Sở trong gương liền không “.

(Tàng thức là Tâm, là sáu thức. Năng là Tâm. Sở là sáu trần)

Trong gương cầu sáng gọi là Pháp Thân , nếu chúng sanh lẩy 6 căn của thân là mình thì có bóng là 6 thức hiện ra là của mình.

Thân là tứ đại đắt, nước, gió và  lửa giả hợp, sanh rồi diệt, Saú trần cũng sanh và diệt nên saú thức tức là Tâm vì là bóng nên cũng sanh rồi diệt.

Do đó khi chúng sanh thấy rỏ chẳng có gì  trong ba nhóm 6 căn, 6 trần và 6 thức để ôm lấy làm của mình thì đạt cảnh giới của Thánh Trí.

Thiền Sư Hi Vận nói.

Phàm phu thủ cảnh, đạo nhơn thủ tâm.

Quên cảnh thỉ dể, quên tâm rất khó.

Con người không dám quên tâm vì sợ rơi vào cái không, không chổ để mò vớt.

Biết đâu rằng cái không vốn không phải không, chỉ là nhất chân pháp giới.

Trên đỉnh núi Lăng Già ngoài biển khơi xứ Ấn Độ, Chúa thành Lăng Già tên là Ravana hỏi Đức Phật :

“Bạch Đức Thế Tôn noí cho con biết cái trạng thái tâm chứng đạo của Đức Thế Tôn như thế nào ?”

Đức Phật :"Đó cũng như nhìn thấy bóng mình trong gương hoặc trên nước, cũng như nhìn bóng mình trong ánh trăng hoặc ánh đèn, lại nữa, cũng như nghe tiếng nói của mình dội lại trong thung lũng; hễ vọng cầu thì có vọng tưởng phân biệt phải trái; hễ có phân biệt phải trái thì không thoát khỏi thế kẹt hai đầu, tự nhiên chấp cái phải, nên tinh thần không thể “tịnh” được. Tịnh có nghĩa là lắng sạch hết sở cầu (hoặc hòa đồng với muôn vật); và lắng sạch hết sở cầu có nghĩa là đi sâu vào định, tự đó phát sanh thánh trí tự giác, và đó tức là Như Lai Tạng: Tathagatagarba.”

II-NHỮNG DỊCH GIẢ  KINH LĂNG GIÀ 

Người viết bài nầy dựa theo tài liệu đã xuất bản năm 1987 và năm 1994.Theo tài liệu nghiên cứu của Ngài Suzuki, Kinh Lăng Già dịch vào khoảng năm 113 bởi ngài Câu Na Bạt Đa La( GUNABHADRA) là bản kinh cổ nhất, rất phức tạp, rất khó khăn. Đó là bản kinh mà Ngài Huệ Khả đã nhận được từ tay Ngài Bồ Đề Đạt Ma coi như tâm ấn của Phật.

1-Dịch giả Thích Thanh TừXuất bản năm 1975.

Đầu xuân 1975,xuất hiện Kinh Lăng Già Tâm Ấn có sớ giải của Thiền Sư Hàm Thị viết bằng tiếng Hoa được dịch ra tiếng Việt bởi Thiền Sư Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

Tài liệu cho biết Thiền sư Hàm Thị thuộc môn phái Tào Động, đời nhà Thanh bên Trung Hoa.Môn phái nầy du nhập vào Huế năm 1696 bởi Hoà Thượng tên là Thạch Liêm người gốc tỉnh Giang Tây Trung Hoa.

Chúa Nguyễn sai Hòa Thương Nguyễn Thiều sang Trung Hoa thỉnh Ngài Thạch Liêm về ngự tại chùa Thiên Mụ ở Huế để dạy đạo.Sau hai năm ở Huế, Ngài Thạch Liêm trở về lại Trung Hoa.Di tích lịch sử nầy còn ghi lại tại chùa Thiên Mụ Huế.

Năm 1645 Ngài Kim Vô cùng với chư đệ Thạch Giám đã đến Lảnh Nam để thưa hỏi Ngài Hàm Thị về Duy Thức học rồi thỉnh Ngài sớ giải. Chưa tìm được tài liệu viết về Ngài Kim Vô và Ngài Thạch Giám.

Trong cuốn kinh Lăng Già Tâm Ấn, sớ giải của Ngài Hàm Thị gồm ba phần.

Phần tự giới thiệu về Ngài, phần tổng luận và phần sớ giải viết dưới lời Đức Phật dạy và lời thưa hỏi của Ravana chúa thành Lăng Già và của Đại Huệ Bồ Tát(Mahamati) .

Khi dịch kinh từ tiếng Hoa ra tiếng Việt, Hòa Thương Thích Thanh Từ có viết trong lời tựa câu ”Độc giả thông được bài tổng luận coi như nắm được yếu chỉ bộ Kinh Lăng Già

2-Dịch giả Thích Duy Lực. Xuất bản năm 1994

Dịch giả viết trong lời tựa  “Yếu chỉ của Kinh nây là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo,...

3- Dịch giả Thích Chơn Thiện dịch từ bản tiếng Anh của Ngài Suzuki.

Trang 558-Tâm phải được xem lả một hình ảnh phản chiếu từ thời vô thủy; bản chất hiện hửu giống như một hình ảnh xuất hiện trong một tấm gương.

Trang 221-Các hình ảnh trông thấy trong một tấm gương, trong nước, trong một con mắt, trong một cái chậu và trên một viên ngọc; nhưng ở trong các thứ ấy không có hình ảnh nào để thủ chấp cả.

III-TÌM HIÊU TÂM PHẬT NHƯ BÓNG TRONG GƯƠNG TRONG CÁC BỘ KINH PHẬT

1-Kinh Lăng Nghiêm (Ngài Trí Độ và Ngài Tuệ Quang dịch).

Trang 531.-Ông  Anan ! Người thiện nam tử đó tu tam ma đề và samatha, sắc ấm hết, nhìn thấy tâm chư Phật như trong gương sáng hiển hiện các vật.

Trang 559-Xem các núi sông đại địa ở thế gian như gương soi sáng. Vật đến không bị dính, vật đi không còn dấu vết. Đến thì soi, đi thì mất, như gương soi các vật.  Rỏ ràng tập khí về trần cảnh không còn. Chỉ còn một thể tinh chân.

2-ĐẠI THỪA BÁ PHÁP MINH MÔN LUẬN.

     (Luận Đại Thừa Một Trăm Pháp)

 Cuốn “Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận Chuế Ngôn” viểt bằng chữ Nho được Sư Cụ  THẬP THÁP Chùa Long Khánh tỉnh Quy Nhơn trao cho Hoà Thượng Thích Thiên Hoa năm Đinh Mão 1957 với lời nó́i :

 “Tôi biếu Ngài  một cái chìa khóa để mở kho Duy thức. Người nghiên cứu Duy thức mà không đọc trước Luận nầy thì cũng như gỡ nùi tơ rối mà không tìm được mối. Vậy Ngài nên đọc Luận nầy cho kỹ rồi nghiên cứu THÀNH DUY THỨC. Ngài sẽ thấy dễ dàng...”

Những năm trước đó khi Hoà Thương Thích Thiện Hoa còn học Đạo tại tỉnh Long Xuyên có nhận từ Sư Cụ Tuyên Linh Lê Khánh Hòa  một cuốn “ Đại Thưà Bá Pháp  Minh Môn Luận ” nhưng đọc không hiểu gì nên đã kể lại sự khó khăn với Sư Cụ THẬP THÁP khi gặp Ngài tại Quy Nhơn.

Năm 1958, Hoà Thượng Thích Thiện Hoa dịch cuốn Đại Thừa Bá Pháp Minh Môn Luận Chuế  Ngôn” từ chữ Nho ra việt ngữ.

Yếu chỉ của  DUY THỨC HỌC là phân tách Tàng Thức thành 8 tám thức riêng biệt là:

 Nhản thức, Nhĩ thức, Tỷ thức, Thiệt thực, Thân thức, Y thức, Tàng thức (còn được gọi là Alạigia hay Adana) và Manas thức (có nhiệm vụ liên lạc giữa 6 thức với thức thứ tám gọi là Tàng thức),

Nhiệm vụ của tám thức theo bài kệ rất dễ hiểu như sau.

“Anh em tám chú một chàng si (Thức thứ bảy).

Duy có ý thức rất linh ly ( Khôn ngoan).

Năm người ngoài cửa lo buôn bán (Năm thức nhãn, nhĩ, tỷ, thiệt, thân).

Làm chủ trong nhà Đệ Bát Y (Thức thứ tám) “

Kệ viết bằng chử Nho:

Bát cá huynh đệ nhứt cá si

Độc hữu nhứt cá tối linh ly

Ngũ cá môn tiền tố mãi mại

Nhứt cá gia trung tác chủ y “

Thursday, December 16, 2021

MỰC IN VẢI SỢI-CHƯƠNG -VI

 NHỮNG LOẠI MỰC DÙNG IN VẢI SỢI

Có 2 loại mực dùng in vải sợi,loại tan trong dầu gọi plastisol và loại tan trong H20 gọi là water base inks.

Cần lưu ý mực in vải khác với thuốc nhuộm vải goị là dyestuff.

Thuốc nhuộm nếu muốn dùng in trên vải thì phải pha trộn với chất keo thành dạng sền sệt có độ nhảo viscosity thích hợp tuỳ theo vải khung gọi là mesh count rồi mới in lên vải được.Tuỳ theo loại thuốc nhuộm,công thức cần phải pha trộn  them vào đó một số hóa chất khác nữa.

Còn mực in thì luôn luôn ở trạng thái sền sệt hoặc nhão có công thức căn bản như sau.

                 Plastisol base hoặc Water base  +  bột màu gọi là pigment concentrate là mực in

I- PLASTISOL là chất nhựa Polyvinyl Chloride viết tắt PVC ở trạng thái phân tán gọi là dispersion có hạt rất nhỏ cở từ 0.5 tới 2 microns trộn chung với chất làm mềm gọi là plasticizer. Chất làm mềm được xử dụng nhiều nhất có tên là phthalate.

Chất plastisol trộn với plasticizer được gọi là base có đặc tính kết hợp các hột bột màu pigments thành một màng mỏng liên tục và bám chắc vào mặt vải khi in.

Sau khi in xong, mực plastisol phải được cho chạy qua máy sấy bằng hơi nóng trong một thời gian theo qui định.

Khi bị hấp nóng trong lúc di chuyển không ngừng trong máy sấy,chất plastisol trở nên mềm ra và phồng lên trong chất plasticizer rồi hút hết chất plasticizer bọc quanh.Khi chất plasticizer bị hút hết thì các hạt plastisol  mới dính vào nhau tạo ra một màng đều đặn và bám dính vào vải in.

Cơ chế nầy xãy trang ở nhiệt độ thích hợp  từ 300-350 *F trong 3 phút, 

Đây là một điểm quan trong mà chuyên viên phải ghi nhớ thuộc lòng khi điều chỉnh nhiệt độ máy sấy và tốc độ băng tải chạy xuyên qua lò sấy trước khi cho lệnh máy in khởi sự hoạt động. Các chất pha trộn trong mực plastisol sẽ bắt đâu sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 400 *F và sẽ gây độc hại cho công nhân.

Trong công thức căn bản nêu trên tùy theo tình huống, có thể pha thêm vào đó chất độn filler, chất khuếch tán extender, chất ổn định đối với ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ gọi là stabilizer to light and heat.

II-CÁC LOẠI MỰC CHẾ TẠO TỪ PLASTISOL BASE.

Plastisol puff mực sẽ phồng lên sau khi chạy qua máy sấy ở nhiệt độ thích hợp 310-330*F.

Plastisol haftone. Mực phải có đặc tính quan trọng thứ nhất là độ trong suốt goi là transparency nghĩa là ánh sáng khi xuyên qua mực không bị phân tán. Lý tưởng nhất là ánh sáng xuyên qua lớp mức, chạm vào vải rồi dội trở ra theo đường thẳng.

 Đặc tính thứ hai cần phải là có độ bóng láng gọi là gloss.Loại mực nầy dùng in những bức hình chụp bằng máy ảnh, gồm có  4 màu gọi là “ Four colors process” .Đó là magenta,yellow, cyan và black.

Plastisol fast fusion dùng in những loại vải cần phải sấy ở nhiệt độ thấp 270*F như acrylic và nylon rất mỏng để không bị cháy hoặc co rút..

Plastisol heat transfers dùng in trên giấy rồi giấy được in qua vải bằng sức ép 40-45 PSI và nhiệt độ 375*F như dùng bàn ủi tay hoặc bàn ép nóng. Giấy phải là loại đặc biệt  không hút ẩm và có lớp sáp để có thể lột được dễ dàng sau khi ép vào vải.

Plastisol fluorescendùng in những màu sáng nổi. Nhóm nầy plastisol trộn với organic fluorescent pigments.

Plastisol phosphorescent  dùng in những màu ban đêm dưới ánh đèn sẽ phát quang.

Plastisol sparkles, Plastisol glitters, Plastisol shimmers, Plastisol metallics dùng in những hình vẽ có chớp sáng như  kim lọai. Mực thuộc nhóm nầy sấy ở nhiệt độ thấp nên phải dùng loại Plastisol fast fusion base.

Plastisol discharge.Có một số màu của vải đã nhuộm, chúng ta có thể bóc ra bằng cách in một lớp plastisol discharge.Sau khi in ,lớp nầy được làm khô sơ sài rồi chúng ta in chồng lên đó những màu khác.Phương pháp nầy áp dụng cho những loaị vải nhuộm màu đen hoặc màu quá đậm. 

III- MỰC HOÀ TAN TRONG NƯỚC GỌI LÀ Water base inks

1- Water base inks là mực hòa tan trong nước dùng cho kỹ nghệ in vải sợi đã xuất hiện tại USA từ lâu có thể nói 50-60 năm rồi.

Riêng tại bang California vì có luật ngăn cấm gây ô nhiểm nên các nhà sãn xuất water based inks đã tìm đủ moị cách để nghiên cứu cải tiến sãn phẩm của họ mong có nhiều cơ sở in vải sợi mua xữ dụng.

Cấu tạo của water based ink là hổn hợp chất keo dính (binder) ở độ pH cao,tan được trong H20 goị là alkali soluble resin trộn với chất chống mốc meo,chất extender,chất thickener,chất retardant ngăn ngừa khô quá nhanh và pigments.

Kể từ năm 2009 theo kết quả đã xử dụng tại xí nghiệp, người viết bài nầy nhận xét water based inks của Matsui Shikiso Chemical Co. Japan gần đạt độ hòan chỉnh về xữ dụng tiện lợi và màu sắc đẹp hơn những công ty khác.

2-Water discharge base là gì?.

Trong vòng 12 năm nay, để đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường đã có thêm một loại base hoà tan trong nước gọi là Water discharge base.

Discharge là phản ứng hóa học xóa bỏ màu của thuốc đã nhuộm vải. Phản ứng sẽ xãy ra khi trộn base với một hóa chất bột màu trắng tên là ZFS ( zinc formaldehyde sulfoxylate ) rồi in lên vải màu ở nhiệt độ180*F.

Chỉ có màu của một số thuốc nhuộm vải được xóa bỏ mà thôi. Do đó trước khi xữ dụng discharge base phải tham khảo tài liệu của nhà cung cấp sản phẩm đã nhuộm những màu đậm như màu đen, màu navy, màu burgundy. Nếu không có hòan cảnh để tham khảo tài liệu thì chỉ cần tự mình thực hiện trắc nghiệm tại cơ xưởng.

Tại sao dùng discharge base ?

Thông thường muốn in một bức hình lên vải có màu đậm như màu đen,màu navy ,mau burgundy v.v...chúng ta phải in trước tiên một lớp mực màu trắng gọi opaque white hay high density white để che màu đậm của vải rồi sau đó mới in các màu kế tiếp. Dùng cách nầy bức hình in trên vải sẽ dày cộm, thiếu mềm mại, trông thô không đẹp.

Để tránh khuyết điểm đó chúng ta in một lớp discharge base lên vải rồi sấy đủ khô. Màu đậm biến mất ,chỗ in trở thành màu trắng hơi nâu. Các màu kế tiếp được lần lược in lên đó. Sau khi qua lò sấy, bức hình in sẽ xuất hiện hòan toàn, trông mềm mại và đẹp hơn cách in thông thường. Đó là lý do cần phải dùng discharge base.

3-Cách pha trộn và kỹ thuật xử dụng discharge base.

Discharge base có dạng sền sệt như cháo sửa.Khi nào cần cho sản xuất thì mới đem pha trộn với ZFS theo phân lượng qui định của nhà chế tạo .

Thông thường cứ 100 gr discharge base thì trộn 4 -8 gr ZFS. Nếu pha nhiều ZFS thì màu của  bức hình in sẽ thay đổi.. Khuấy trộn cho thật đều bằng tay hay máy trộn và chỉ xử dụng trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Quá thời gian đó discharge base không cho kết quả tốt.

4-Những khó khăn khi dùng discharge base.

 Vì discharge base hoà tan trong nước và phải pha trộn với bột hóa chất độc hại ZFS cho nên khi xữ dụng muốn có kết quả như ý muốn đương nhiên sẽ gặp khó khăn cần phải vượt qua như sau theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy.

* Khung in phải có mesh count #160 -175 và có lớp stencil tráng bằng loại water resistant emulsion . Sau khi qua giai đọan rọi ánh sáng và rữa hình , khung in cần  phải khô ráo bằng cách thổi hơi ép và phơi ra ngoài trời trong vài giờ để Ultra Violet làm tăng thêm độ cứng và sức chịu đựng của stencil. Nếu không làm đúng như vậy thì lớp tráng stencil sẽ đứt bể không thể  in được.

* Tìm cách điều chỉnh góc độ, sức ép  và tốc độ của squeezees để lớp discharge base trải đều trên mặt vải và không cho thấm sâu xuyên tới mặt bàn in gọi là  printing palette để tránh nước trong discharge base làm hư hại nhanh chóng lớp giấy dán trên mặt bàn in.

* Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian của bộ phận sấy sơ bộ gọi là flash cure  unit làm thế nào khì sờ ngón tay trỏ vào lớp discharge base không cảm thấy dính tay. Làm như vậy để tránh discharge base còn ước dính vào các khung in kế tiếp.Tuỳ sản phẩm , thời gian nầy khoảng 1 giây nhưng thời gian cần cho phản ứng  discharge xảy ra đế bóc màu dưới flash cure là 30  giây (seconds).

* Khi thấy lớp discharge base trải không đều thì lấy giấy nhúng nước lau sạch mặt đáy của vải khung.

* Sau khi lớp discharge base vừa đủ khô , chúng ta tiếp tục in những màu kế tiếp như thường lệ.

Sau đó vải vừa in xong phải cho ngay vào lò sấy đã được điều chỉnh tốc độ của băng tải thế nào để cho vải phải ở trong đó tối thiểu 90 giây gọi là minimum dwell time. 

* Mùi bốc ra từ sản phâm gây khó chịu nhức đầu nên chỗ in phải thóang và lò sấy phải được tthoát khí theo tiêu chuẩn qui định. Những hóa chất bốc ra từ discharge base gồm có CO,CO2,Sulfur dioxide,Zinc oxide

* Tránh thổi gió vào khung in làm mực khô nhanh trên khung.

* Sả̃n phẩm in xong cần phải được giặt sạch hóa chất thặng dư mới đem xử dụng.