WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, October 27, 2017

LỊCH SỬ QỦANG BÌNH QUÊ TÔI VÀ CUỘC NAM TIẾN

Đinh Xuân Dũng/Bác Sĩ Y Khoa viết :
Tôi Đinh Xuân Dũng Khoá 7 Trưng Tập Quân Y Quân Lực VNCH ( Khoá Y Khoa Sài Gòn 1965 ) chỉ học hai tháng quân sự tại Quân Trường Bộ Binh Thủ Đức mang lon Trung Úy đi học .
Updated August/07/2015.
Bác Sĩ Y Khoa Đinh Xuân Dũng.
1965 Động viên Khoá 7 Trưng Tập Quân Y/Thụ huấn Quân Sự Tại Trường Bộ Binh Thủ Đức.
 ( Khoá Lê Hửu Sanh)với cấp bậc Y Sĩ Trung Úy . 1968 Y Sĩ Đại Úy Trưởng Khoa Ngoại, 1970 Thiếu Tá Quân Y, Chủ tịch Hội đồng Y Khoa, Chỉ Huy Phó QYV Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết .




 1970 giải ngủ vì đắc cử Dân Biểu Hạ Nghị Viện đơn vị Bình Thuận
( Khối Dân Tộc Xã Hội đối lập nhiệm kỳ 2 Quốc Hội Đệ Nhị VNCH. 1970 - 1975.)
Trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 lúc còn là Y Sĩ Trung Úy Trưởng Khoa Ngoại QYV Đoàn Mạnh Hoạch,Phan Thiết bất chấp hiểm nguy ông đã tình nguyện xông pha trong vùng lửa đạn tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết, để tản thương ( trong lúc phái đoàn Y Tế Đài Loan đã di tản lánh nạn về Nha Trang)  và giải phẩu cứu chửa cho quân dân cán chính tại Dân Y Viên Phan Thiết và được ân thưởng hai Anh Dũng Bội Tinh với ngôi Sao Bạc, một từ Cục Quân Y, một từ Sư Đoàn 23 bộ binh và Y Tế Bội Tinh từ Bộ Y Tế VNCH.
1978 Phó Giám Đốc và Trưởng Khoa Ngoại kiêm Trưởng Khoa Tai Muỉ Họng BV Trần Hưng Đạo
( BV Sùng Chính cũ Giám Đốc là cố BS Lê Khắc Quyến, Q. Khoa trưởng Y Khoa Huế ).
 1979 lúc còn là bệnh viện phó Trần Hưng Đạo, vì bất mản với chính sách  CSVN, bằng xe đạp ông chở con gái đầu lòng 12 tuổi Đinh Thúy Quỳnh nay là Bác sĩ tại LA Cali vượt biên qua Campuchia hướng về Thái Lan qua ngả Kàtum, Tây Ninh và bị bắt tại Mimot trong nội địa Campuchia, bị còng hai chân 24 tháng tại B4 Tây Ninh, Trại Cải Tạo Bàu Cỏ rồi chuyển về Trại Giam Chí Hoà TP HCM. Sau  khi ra tù ông về làm việc tại khoa Tai Mủi Họng BV Điên Biên Phủ ( Saint Paul cũ) và trở thành Chủ Nhiêm Khoa Tai Mui Họng ít tháng sau đó.
Ông đoàn tụ với các con qua chương trình ODP 1992 và định cư tại tiểu bang Maryland USA.
1995:
USMLE ( United States Medical Licensing Examination ) Certification number 0-506-874-7( thi chung cùng đ step 1 và step 2 vi các sinh viên y khoa M )
ECFMG ( Educational Commission for Foreign Medical Graduates).
Vì tui tác và bnh tt 1998 sau khi gii phu tim ( triple bypass ) tôi thi vào PA hc 26 tháng , đ th khoa NCCPA Surgery Examination 1999 with Special Recognition đ tiếp tc hành ngh Y tr li mà tôi yêu thích  tui 61 cho đến bây gi 76 .

                               ***************************

Tìm Hiểu Lịch Sử Quảng Bình và Cuộc Nam Tiến quê tôi .
Bác sĩ Đinh Xuân Dũng.
Quảng bình thời Bắc thuộc  thuộc Quận Nhật Nam , từ năm 192-605 dân bản xứ  gốc Champa nổi lên đánh đuổi quan cai trị người Hán và chiếm phần phiá nam Quận Nhật Nam,  gồm vùng Huế đến núi Bạch Mả, Thành Lồi ở Nguyệt Biều ngày nay, chinh chiến liên miên với người Hán ( lúc Đại Việt còn Bắc  thuộc)  lập nên Vương quốc độc lập Lâm Ấp , năm 605 Lâm Ấp bị ngươì Hán nhà Tuỳ đánh tan,Lâm Ấp là tiền thân của Vương quốc Champa ( có đến 39 đời Vua) luôn có chiến tranh với Hán ( Lúc Đại Việt còn bị Hán đô hộ) và sau này với Đại Việt , và Vương Quốc Kmer.

 Vương quốc Champa cực thịnh  với Chế Bồng Nga ( Che Bunga ) ( 1360-1390), vị vua thứ 39 cuả Vương quốc Champa ( vị vua thứ 3 triều 12 ) mà lảnh thổ trải dài từ Đèo Ngang ( Hoành Sơn đến Bình Thuận.), thủ đô là Đồ Bàn nay thuộc Thị xã An Nhơn Tỉnh Bình Định ( Thời Nguyễn Nhạc làm vua củng xây đô trên Đồ Bàn củ gọi là Thành Hoàng Đế.(Thái Đức Hoàng Đế Nguyễn Nhạc ).


Hình chụp Tháp Cánh Thiên Bình Định

Tháp Cánh Thiên ở Thị Xả An Nhơn, Bình Định, vết tịch cuả Thành Đồ Bàn .


Bấy giờ, lần thứ 3 Chế Bồng Nga bắc tiến bị trúng đạn chết trong trân thủy chiến với một tướng nhà Trần là Trần Khát Chân  1390 và triều đại nhà Trần sau đó củng bị thay thế bởi Nhiếp Chính Hồ Qúy Ly,

Năm 1400 Hồ Qúy Ly ( họ thật là Lê Qúi Ly ) Đại thần 20 năm phục vụ nhà Trần vợ là Công Chuá Huy Ninh và cháu là Hoàng Hậu nhà Trần., Ông giết cháu ngoại là vua Trần Thiếu Đế và lên làm vua đổi quốc hiệu Đại Việt thành Đại Ngu ( 1400-1407) , dời đô từ Thăng Long ra Tây Đô Thanh Hoá (di tích Thành Nhà Hồ ở Thanh Hoá) . Một năm sau ông truyền ngôi cho con thứ là Hồ Hán Trung lên làm Thái Thượng Hoàng mặc dầu vẩn điều khiển việc nước.Con thứ là Hồ Hán Thương  nối ngôi cha , đánh Chiêm lấy Chiêm Động và Cổ Lủy ( Quảng Nam và Quảng Ngải ngày nay ).
Cha con ông bị nhà Minh lấy cớ phục Trần đem đại quân bắt hai cha con về Trung Quốc và chết ở đó

Vào thời đại nhà Lý  , vua Lý Thánh Tông  1069 ủy  Nguyên Soái  Lý Thường Kiệt  đánh Chiêm  , bắt được vua Chàm là Chế Củ năm 1069 . Đễ được tha ra Chế Củ dâng 3 châu : Điạ Lý, Ma Linh và Bố Chánh .
Lần thứ 2 Lý Thướng Kiệt nam tiến không thắng và ông cho di dân qua ba châu nói trên và đổi Điạ Lý thành Bình Tiên, Ma Linh thành Minh Linh , Bố Chánh thành Nam Bố chánh.( nay là Bình Trị và một phần Thừa Thiên )

Dùng chánh sách kết thân để mở rộng bờ cỏi, 1306 Vua Trần Anh Tông  gả em  gái Huyền Trân Công Chúa con  gái vua Trần Thánh Tông  cho Vua Chàm Chế Mân với sính vật là Châu Ô và Châu Rí ( Lý) tức Huê ,Thừa Thiên bây giờ.


Hình chụp đền thờ Huyền Trân Công Chúa

Qua thời Lê Trung Hưng ( Hậu Lê), Vua Lê Thánh Tông ( Lê duy Ninh) 1568 : Lập Thừa tuyên Thuận Hoá gồm 1 Phủ Tân Bình (còn gọi là Tiên Bình) với hai huyện Khương Lộc và Lệ Thủy và 2 châu là Minh Linh và Bố Chánh .


Nam Bắc Trịnh Nguyễn Phân Tranh.
Hình vẽ bản đồ Luỷ Thầy.


Lủy Thầy (Đào Duy Từ) gồm 1/ Lủy Trường Dục, 2/ Lủy Trấn Ninh (Động Hải), 3/ Lủy Đồng Hới ( Trường Sa).Sông Gianh là giới tuyến và Lủy Thầy là chiến lủy chống lại Quân Trịnh phương Bắc.

1558 Chuá Nguyễn Hoàng đảm nhiệm  Thuận Hoá
và đổi Thừa Tuyên Thuận Hoá  thành phủ Quảng  Bình 1604 rồi Dinh Quảng Bình.

Đời chuá Sải Nguyễn Phúc Nguyên : Bố chánh lại chia hai lấy sông Gianh làm ranh giới :
Bắc sông Gianh là Bố Chánh Ngoại Châu thuộc nhà Lê và nam sông  Gianh là Bố Chánh nội châu thuộc Chuá Nguyễn.
Đến đời Vua Quang Trung Nguyễn Huệ lại hợp nhất 2 châu Bố chánh thành Châu Thuận Chánh.

1801 Nguyễn Ánh ( Vua Gia Long) lại tách ra hai châu như củ, sau đó hai châu Bố chánh lấy tên là Dinh Quảng Bình rồi Trực Lệ Quảng Bình.
Đến đời Vua Minh Mạng lại đổi Bố Chánh nội châu thành Huyện Bố Chánh , bố chánh ngoại châu thành Châu Bố Chánh rồi Huyện Bình Chánh.

Năm 1831 Vua Minh Mạng đổi thành Tỉnh Quảng Bình.

Đến đời Vua Tự Đức (1847-1883) :

Tỉnh Quảng Bình có 2 Phủ:
Phủ Quảng Trạch với 3 huyện :Bình Chánh, Minh chánh và Bố Trạch và;
Phủ Quảng Ninh với 3 huyện : Phong Lộc, Phong Đăng và Lệ Thủy.

Sau khi Thống nhất Việt Nam 1975 :
Năm 1976 ba tỉnh Bình , Trị, Thiên nhập Thành một tỉnh Bình-Tri - Thiên  và 1990 lại tách rời ba tỉnh như củ .

Nay Tỉnh Quảng Bình gồm một thành phố Đồng Hới với 6 

huyện :

Bố Trạch với thị xã Hoàn Lảo.( có Di sản Thế Giới Phong Nha- Kẻ Bàng National Park, và Động Sơn Đòng lớn nhất thế giới))
H. Lệ Thủy.
H.Minh Hoá.
H. Quảng Ninh
.
H. Quảng Trạch với thị xã Ba Đồn
Huyện Tuyên Hoá.

( Theo Từ Điển Nhà Nguyễn  cuả Hương An Vỏ Văn Dật xuất bản tại nhà sách Nam Việt 2012.)

Theo Nhà cổ sử học Trần Quốc Vượng và theo sách Tân Thư Quận Chí cuả Trung Quốc :
Bắc Quảng Bình ( bắc Sông Gianh con gọi là Linh Giang) 1700 năm trước thuộc nước Lâm Ấp (đời Đường và Chiêm Thành đời Tống), tiền thân của Vương quốc Champa .

Năm 1069 Quảng Bình chính thức thuộc Đại Việt từ thời Vua Lý Thánh Tông dưới sự chỉ huy của Nguyên Soái Lý Thường Kiệt bắt được  Chế Củ , vua Chiêm Thành bị bắt phải dâng ba châu Điạ Lý,  Ma Linh và Bố Chánh đễ được thả ra. Lúc đó Vương quốc Champa chỉ còn từ Quảng Nam đến Bình Thuận,

Đến đời Nhà Hồ ,năm 1402 Hồ Hán Thương lại chiếm thêm cho Đại Việt :Chiêm  Đông và Cổ Lủy tức Quảng Nam và Quảng Ngải bây giờ ( di tích Chàm Mỷ Sơn ). Đất chót cuả Chiêm Thành là Bình Thuận, Trấn Thành.( 1692 bị  Chuá Nguyễn Phúc Chu xoá sổ).

Năm 1471 Thời Lê Trung Hưng : Vua Lê Thánh Tông đánh Chiêm và mở rộng bờ cỏi phiá nam đến Núi Đá Bia ( Thạch Bi Sơn) tức nam Phú Yên bây giờ và đặt ra Thừa Tuyên Qủang Nam gồm 3 phủ ; Thăng Hoa, Tư Nghiã,Hoài Nhơn, Tư Nghiã chính là tiền thân Quảng Ngải ngày nay.

Chuá Sải Nguyễn Phúc Nguyên ( 1613-1635) gả công chuá Ngọc Vạn cho vua Chân Lạp) có điều kiện di dân vào nam vùng Bà Rịa rồi cho Dương Ngạn Đich khai thác Mỷ Tho, Trần Thượng Xuyên khai thác Nông Nại lập các làng Minh Hương , thời Chuá Nguyễn Phúc Chu (7) cử Nguyễn Hửu Cảnh làm Kinh Lược sứ đất Chân Lạp ( nay còn có đền thờ).
Mạc Cửu ,và con là Mạc Thiên Tứ
khai thác Hà Tiên:  Vào thời Vỏ Vương Nguyễn Phúc Khoát ( Chuá Nguyễn thứ 8) lập 2 đạo Kiên Giang , Long Xuyên , chấm dứt  nam tiến : Phiá cực nam đến Mủi Cà Mau.Phiá Tây : An Giang, Châu Đốc rồi Gò Công, Tân An ( Tầm Bôn, Lôi Lạc) mà các vua Chân Lạp dâng đễ cầu hoà.

1700 năm trước Quận Kim Liên gồm bắc Quảng Bình đến thời Vua Minh Mạng kỵ quốc húy  nên đổi Kim Linh thành Thọ Linh .( theo cổ sử Trần Quốc Vượng và  Tân Thư Quận Chí Trung Quốc )
Liên xả Thọ Linh gồm : Sơn, Hà, Cảnh, Thổ ( Lệ Sơn, La Hà, Cảnh Dương , Thổ Ngoạ) và ngày nay (Kim Linh) ,Thọ Linh chỉ còn là một thôn (làng) thu nhỏ.

 Quảng Bình đau thương từ thời Trinh Nguyễn phân Tranh, Chiến Tranh Việt Nam , cuộc chiến tranh ủy nhiệm nội chiến Quốc Cọng tương tàn ,trong đó Quảng Bình đã gần như  bình điạ vì B52 trải thảm trừ 20 Km (DMZ)  vùng phi quân sự trên vỉ tuyến 17.

Dân Quảng Bình điạ linh, nhân kiệt ( Ngô Đình Diệm , Vỏ Nguyên Giáp , Đinh Xuân Quảng  (Wikipedia)…v..v  và Tỉnh QB có nhiều phong cảnh đẹp  như  Động Phong Nha, Động Sơn Đòng g ,Quảng Bình đang từ từ từng bước phục hồi .
THỌ LINH QUÊ TÔI.
( Cám ơn Ông Phan Văn Khuyến , tác giả Một Thuả Vui Buồn đã cho nhiều chi tiết thân thương về Thọ Linh . ĐXD)

Quê tôi dưới dảy Trường Sơn
Kim Linh tên củ sử còn rỏ ghi:
Một ngàn bảy trăm niên kỳ.
Quân Kim Linh , bắc Quảng Bình ngày nay
Thời Vua Minh Mạng đổi thay.
Kim Linh quốc húy sửa thành Thọ Linh.
Thọ Linh liên xã thành hình
La Hà, Cảnh, Thổ, hửu tình Lệ Sơn.
Nhân kiệt phát địa linh còn .
Thọ Linh nay chỉ là thôn thu mình.:
Một thôn năm xóm hồi sinh :

Tây Trường, đông Tự, trung Đình, bắc Lang.
Bên sông có xóm Nam Hà.
Rào Nan uốn khúc chảy qua xóm làng.
Thọ Linh phong thủy nhịp nhàng.:
Tây lên Cao Mại phong hàn gió sương.
Đông xuống Thọ Hạ, Diên Trường.
Nam phường Cây Lim, Nam Trang, Kẻ Bàng.
Bắc Lâm Xuân giáp xóm Làng.
Đất đai một giải sơn hà vấn vương.
Động Cao, Rú Cấm, ruộng nương.
Rào Nan đập nước dẩn mương đến làng.
Tướng Trần Nu, Miểu Thành Hoàng.
Dẹp Chiêm, mở nước, dựng làng di dân.
Mai, Trần, Phan, Nguyễn, Đinh Xuân.
Yêu thương đùm bọc như dân họ hàng.
Chợ Thọ Linh cạnh Rào Nan.
Với hai bến nước tây nam bốn mùa.
Trường Thọ Linh có từ xưa.(1922).
Bên đường xe lửa xuyên qua xóm Chuà.
Xa quê mới thấy nhớ nhà:
Nhớ Giếng Nước Mã, nhớ bà Nội xưa.
Nhớ nền nhà cháy xóm Chuà.
Nhớ cây khế ngọt đến mùa đơm bông.
Thao thức giá buốt đêm đông.
Gió heo may thổi như  Ông Mệ về.
Rú Thông lăng mộ chỉnh tề.
Đêm nghe tiếng vạc nhớ về quê cha.!





Sunday, October 22, 2017

NGƯỜI CHỊ TUYỆT VỜI

NGƯỜI CHỊ TUYỆT VỜI.

Đó là một Cô Gái rất xinh đẹp và thuỳ my tên là Thanh Nhã sinh ra và lớn lên tại làng Hội Khê Ngoại tỉnh Nam Định trước đệ nhị thế chiến 1939-1945.

Thời Pháp thuộc ṭai Việt Nam , rất ít thấy nữ sinh Việt được cho đi học tại trường đầm dành cho con Tây vì rất tốn kém nhưng Bố của Chị Thanh Nhã thuộc gia đình giàu có và theo tinh thần văn hóa phương tây nên đã cho Chị vào nội trú trong trường Sacre Coeur tại tỉnh Nam Định cùng học với các bạn gái con Tây để được các sơ chăm sóc và dạy dổ cẩn thận.Do đó, Chị thông thạo tiếng Pháp, viết được những bài luận bằng tiếng Pháp gọi là “rédactions francaises” và có đức hạnh tuyệt vời mang tâm hồn đầy bác ái như một nữ tu Thiên Chúa thể hiện qua hành động phát chẩn cứu người trong nạn đói năm Ất Dậu 1945 tại quê nhà. 
Chị Thanh Nhã đã tự nấu cơm, bóp thành từng nắm đem phân phát cho người đang đói.

Theo tài liệu ghi chép của Tòan quyền Pháp tên là Jean Decoux thì có khoãng một triệu người miền Bắc đã chết đói. Nhưng theo sử gia Việt Nam có khoãng từ một triệu tới hai triệu người đã chết đói từ tháng 10 năm 1944 tới tháng 5 năm 1945.

Nạn chết đói xãy ra bởi nhiều yếu tố nhưng yếu tố chính là miền Bắc bị quân đội Nhật không cho trồng trọt luá và nông phẩm, đã bắt buộc nông dân trồng cây đay( jute) để may bao bố.
Ngoài yếu tố đó,đường sá và cầu cống giao thông giữa Bắc và Nam Việt Nam bị quân đội đồng minh dội bom phá nát nên lúa gạo từ miền Nam không thể chở ra cho miền Bắc.Thêm vào đó, quân đội Nhật và quân đội Pháp lấy lúa gạo và thực phẩm của nông dân miền Bắc để nuôi binh lính của chúng.

Vào những ngày muà gặt lúa tại đồng quê của bố mẹ , có nhiều em gái và trai đi theo mót lúa rơi rung cả giờ nhưng chưa lượm được đầy một nắm tay. Đứng nhìn các em, Chị Thanh Nhã quá xuc động bằng tới chổ chất lúa hốt cho mỗi em một bó lớn mang về.

Trong nhóm bạn học cùng lớp với Chị Thanh Nhã có một người bạn gái tên là Kim Loan vừa xinh đẹp vưà học giỏi thuộc gia đình nhà giàu trong tỉnh đã xin đi tu theo các sơ rồi tự nguyện đến phục vụ trong Trại Cùi Cái Sắn tại Miền Nam VN.Sau một thời gian phục vụ giúp đở người cùi, cô Kim Loan bị lây bịnh cùi và qua đời.

 Lúc Chị được 15 tuổi, Bố bị Việt Minh bắt dẫn đi mất tích, gia sản bị Việt Minh tịch thu để làm đồn trú cho Công An Liên Khu 3 Việt Minh nên mẹ của Chị phải dẫn các con dọn đi nơi khác.
Khi còn sống, Bố là một mạnh thường quân thường giúp đở nhiều trường hợp tại tỉnh nhà nên được nhiều người biết tên và có người con trai trưởng làm nghề dạy học cho nên khi Chị Thanh Nhã tới tuổi 20 thì được Linh Mục Phan Châu Duyên làm Trưởng Ty Học Chánh tỉnh Nam Định tuyển chọn làm Cô Giáo gương mẫu để phụ trách dạy lớp Nhất sau khi gửi Chị đi học xong lớp tu nghiệp tại Văn Lý. Trong lớp Nhất của Chị Thanh Nhã dạy, có học sinh đã lập gia đình.

Do Linh Mục Huân giới thiệu và được mẹ của Chị chấp thuận, Chị kết hôn với một thanh niên mồ côi người gốc tỉnh Thanh Hóa làm Trưởng Đoàn Thanh Niên Công Giáo. Hôn phu lấy họ của Chị làm họ của mình.Chị chấp nhận chọn đạo Thiên Chúa của chồng làm đạo của mình.

Chị cùng với gia đình di cư vào Nam năm 1954.Trước khi ra đi được Bà Ngoại cho một số vàng mang theo làm vốn.
Bà Ngoại tình nguyện ở lại Bùi Chu nhưng vì bị kết tội nhà giàu nên bị chính quyền Cộng Sãn tịch thu gia sãn và đấu tố, phải ra tạm trú tại cổng chùa và qua đời tại đó.

Khi vào tới Saigon, ngoài giờ đi dạy học tại trường Vỏ Tánh Gia Định Chị còn tích cực tìm mọi cách tạo thêm lợi tức để nuôi gia đình và để cho hôn phu và các em trai ăn đi học từ cấp trung học tới đại học như mong muốn.

Nhờ vốn Bà Ngoại đã cho, Chị mua xe cũ cải tiến thành hai xe taxi rồi cho thuê và hợp tác sãn xuất đồ gia dụng bằng nhôm bán rất chạy lúc bấy giờ. Khi cho tài xế thuê xe taxi, Chị không yêu cầu tài xế phải đóng tiền thế chân vì rất thông cảm và thương giới lao động tay chân rất nghèo.

Mặc dầu đa đoan mọi việc nhưng Chị lúc nào cũng vui vẽ, chăm sóc mẹ đang bị bại liệt một cách rất chu đáo và đầy lòng hiếu thảo, chăm sóc con cái với tâm hồn tràn đầy yêu thương của một hiền mẫu, chiù chuộng hôn phu với tình của một người vợ gương mẫu hiếm có.

Sau khi Saigon bị sụp đổ và mất tên, vì hôn phu và người con trai  trưởng cuả Chị thuộc  thành phần Sĩ Quan của Quân Lực VNCH nên cả hai bị đưa vào tù gọi là trại Cải Tạo và Chị Thanh nhã bị cho thôi việc dạy học.
Một người con trai khác đang học tại đại học Saigon bị đuổi ra khỏi trường với lý do thuộc gia đình mà Cộng Sãn VN gọi là Ngụy Quân. 

Mọi việc trong gia đình được giao hết cho người con gái đảm nhận từ việc chăm lo ẩm thực hằng ngày cho tới việc đối phó với sự đàn áp và đe dọa  đuổi đi ra khỏi thành phố của công an phường khóm.

Theo phong trào bỏ nước ra đi vì không chịu nổi sự đàn áp của chính quyền Cộng Sãn đia phương, Chị quyết tâm tìm lối thoát an toàn cho các con vượt biên trốn ra nước ngoài.
Đó là việc đầy rủi ro, căng thẳng óc não và rất khổ nhọc thân xác.Nêú chẳng may bị thất bại sẽ nguy hiểm đến tánh mạng của các con.
Vì tình thương con,Chị đã phải nếm mùi gian khổ cùng tột, đã di chuyển trên tàu hỏa chật ních người không có chỗ ngồi nên phải đứng co một chân trên đọan đường từ Saigon ra Phan Rang để tìm gặp con dâu vượt biên bị công an địa phương bắt nhốt. Khi tới Phan Rang, Chị dò tim tới đồn công an và hỏi thăm người địa phương cách hối lộ để bảo lảnh đem con dâu về. 
Hôn phu của Chị đã được thả ra khỏi tù cải tạo trong lúc nầy nhưng không thể làm thay công việc của Chị vì đang bị công an phường khóm quản lý và dòm ngó canh chừng.
Mang tinh thần quyết tâm và nhờ nắm vững đức tin vào sự cầu nguyện THIÊN CHÚA, Chị Thanh Nhã đã đưa được hai người con gồm một gái và một trai vượt biên thành công tại Vũng Tàu và được đến định cư tại USA.
Blogger Owner viết theo lời kể lại của Chị Thanh Nhã

Update Dec-24-2017
Tình cờ, người viết bài nầy gặp được tập tài liệu "Những kỹ niệm về trường trung học NGUYỄN KHUYẾN-TRÀ BẮC. Thơì gian 1947-1949.Nhà Xuất Bản Thanh Niên" nên viết thêm như sau.

Làng  Hội Khê  trước đệ nhị thế chiến ở cuối huỵên Xuân Trường, giáp Hải Hậu và Giao Thuỷ.
Nay làng đổi tên thành "Thôn Hội Khê Ngoại ",từ năm 1956 thuộc xã Hải Nam, huyện Hải Hậu ,tỉnh Nam Định.

Huyện Hải Hậu cách thành phố Nam Định khoảng 35 km về phía nam.

Theo tài liệu trên Websites năm 2017, làng Hội Khê có một nét lịch sữ của Việt Minh chống Pháp được ghi lại theo câu thơ :
Năm ba mươi mốt còn vang
Trên cây gạo cổ đền làng Hội Khê

HUYỆN HẢI HẬU THEO TÀI LIỆU WEBSITES .
"Phía đông bắc giáp huyện Giao Thủy, phía bắc giáp huyện Xuân Trường, phía tây bắc giáp huyện Trực Ninh, phía tây nam giáp huyện Nghĩa Hưng, phía đông và đông nam giáp biển Đông. Cực nam của huyện là cửa Lạch Giang của sông Ninh Cơ, nằm ở thị trấn Thịnh Long, ranh giới với huyện Nghĩa Hưng. Bờ biển Hải Hậu dài dọc theo thị trấn Thịnh Long và các xã Hải Hòa, Hải Triều, Hải Chính, Hải Lý, Hải Đông và giáp với huyện Giao Thủy."


 Trước đệ nhị thế chiến, làng Hội Khê rẫt trù phú,có nhiều khu nhà xây cất theo kiểu mới trên nền cao. Nhà có nhiều phòng với nhiều cửa sổ.

Thời đó, lớp đệ Tam trung học có khỏang 30 học sinh,không có nữ sinh. Một số học sinh lớp đệ Tam quê Hải Hậu,Giao Thuỷ và Trà Bắc được chuyển về làng Hội Khê để học tại trường mới mở thêm.Lớp học đặt tại từ đường nhà của cụ Cả BẬT. Có năm học sinh được cho tạm trú tại một căn nhà bên cạnh lớp học.Nhưng khi ăn uống thì qua nhà của bà Hội Cẩn.
Bà Hội Cẩn có rất nhiều nhà xây quay quần với nhau thành một  khu vuông vức theo hình chữ Điền (chữ của người Trung Hoa).
Bà có cô gái lớn học tại trường Sacre Coeur ở phố Hàng Sũ Nam Định hiện nay là phố Phan Đình Phùng. Người con cả của bà đổ bằng tiểu học khi nói chuyện thường nói pha thêm vài câu tiếng Pháp.



Cô gái lớn thời đó, hiện nay chính là  Người Chị Tuyệt Vời tuổi 90 đang là cư dân tại bang California Hoa Kỳ.Xem hình bên cạnh.
Người Chị Tuyệt  Vời cho người viết bài nầy biết thêm cụ Cả Bật là ông bác ruột của chị đã cho học trò tới tạm trú không lấy tiền.Bà chi dâu cuà Người Chị Tuyệt Vời lo nấu cơm cho học trò tạm trú ở nhà bên cạnh qua ăn.







Sunday, August 20, 2017

USING PROMPT() METHOD POP-UP

USING PROMPT() METHOD
1-prompt() method là window pop-up dùng để return những gì user muốn viết gồm chữ viết và những con số khi click chữ “OK”.
Nếu click chữ “Cancel” thì prompt()  sẽ return “null”.

2-Nếu prompt() có kèm theo parseInt(), thì prompt() chỉ  return con số mà thôi.
Nếu trước con số có chữ thì return NaN.
Nếu sau con số có chữ thì không return chữ đó.

3-Khi xử dụng prompt(), nếu user muốn mở xem phần khác của trang thì phải click “OK” hoặc “Cancel” vì nó ngăn chận .

THÍ DỤ 1.
<html>
<body>
<script>
var ask = prompt("BẠN MUỐN TÔI GIÚP GÌ,XIN VIẾT VÀO ĐÂY?")
alert(ask)
</script>
</body>
</html>
THÍ DỤ 2.
<html>
<body>
<script>
var m = parseInt(prompt("BẠN MUỐN BAO NHIÊU T-SHIRTS CỞ MEDIUM ?"))
alert("TÔI MUỐN MUA"+" "+ m + " "+"ÁO")
</script>
</body>
</html>

RETURN 1.



RETURN 2.



Sunday, April 2, 2017

TỔ TIÊN GÒ NỔI-THU BỒN

OUR ANCESTORS IN GÒ NỔI-THU BỒN
I- SÔNG THU BỒN.
Căn cứ theo không ảnh chụp từ vệ tinh của Google,sông Thu Bồn xuất phát từ Hồ Thuỷ Điện sông Tranh chảy qua Hòn Kẻm Đá Dựng tơi làng Vân Ly tách làm hai nhánh.
Nhánh rẻ qua bên phải chảy về hướng Nam gọi Sông Trước.Nhánh rẻ qua bên trái chảy về hướng Bắc gọi là sông Sau . 
Cầu Chiêm Sơn bắt qua sông Trước.Cầu Kỳ Lam bắt qua sông Sau.
Sông Trước là ranh giới giữa Quận Duy Xuyên bên hửu ngạn và quận Điện Bàn bên tả ngạn.



II-GÒ NỔI là tên của một vùng đất dài 10 km rộng 6 km nổi lên giữa hai nhánh sông Trước và sông Sau.  Gò Nổi thuộc quận Điện Bàn.
Trước năm 1955,Gò Nổi gồm có 18 làng có tên sau đây kể từ nguồn xuống.
Vân Ly xóm nam,Tư Phú tây,Tư Phú đông,La Kham,Thạnh Mỹ, Bảo An, Xuân Đài, Kỳ Lam xóm nam, Bến Đền tây, Bến Đền đông, Bàn Lãnh, Di Trận,Trừng Giang, Đông Bàn,Cẩm Lậu, Phú Bông,Hà Mật,Thi Lai.
                                           
                                                              
III-TỘC HỌ Ở GÒ NỔI.
1-Vân Ly xóm nam :
2-Tư Phú tây :
3-Tư Phú đông :
4-La Kham :
5-Thạnh Mỹ :
6-Bảo An
7-Xuân Đài : Họ Đòan Ngọc (Đoàn Ngọc Đông, Đoàn Ngọc Nam)
8-Kỳ Lam xóm nam :
9-Bến Đền tây :
10-Bến Đền đông :
11-Bàn Lãnh :
12-Di Trận :
13-Trừng Giang :
14-Đông Bàn :
15-Cẩm Lậu : Họ Dương Hiển ( Dương Hiển Mùi ,Dương Hiển Tiến),Họ Nguyễn (Nguyễn Minh )
16-Phú Bông : Họ Đoàn ( Đoàn Dục, Đoàn Thị Dưỡng)
17-Thi Lai : Họ Trần ( Trần Tại, Trần Thị Thùy )
18-Hà Mật : Họ Huỳnh (Huỳnh Thị Ngợi,thân mẫu của bà nội của Dương Hỉển Hẹ)
Dựa theo bản đồ không ảnh của Google, lúc viết tài liệu nầy, những tên làng cũ ngày xưa đã được thay thế bằng tên mới.Chỉ còn giử lại vài tên cũ như Bàn Lảnh, Cẩm Lậu.
Các làng Thi Lai, Hà Mật được thay bằng tên mới là Duy Đông.Các làng phía tây được đổi tên thành Thu Bồn và Phú Tây .Các làng phía bắc Bàn Lảnh đổi thành Nhị Kinh.
Các làng phía nam nằm ở ranh giới quận Duy Xuyên đổi tên thành Thọ Sơn và Thành Mỹ.


Tên các làng cũ xa xưa của Gò Nổi bị xoá bỏ hết và được đặt tên mới gồm 
có 3 xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong.
Mỗi xã được phân chia thành từng lô có đường đi ngăn cách.
Sau năm 1975, Huyện Điện Bàn có 15 xã. Riêng Gò Nổi có 3 xã đặt tên là Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015,Huyện Điện Bàn được đổi tên là Thị Xã Điện Bàn gồm có 7 phường có tên :
 Phường Vĩnh Điện, phường Điện An, phường Điện Ngọc, phường Điện Nam Bắc, phường Điện Nam Trung, phường Điện Nam Đông và phường  Điện Dương.

Làng Phú Bông và làng Cẩm Lậu được nhập chung thành thôn Cẩm Phú thuộc xã Điện Phong.

                                                   -------------------------------

Thầy Giáo Nguyễn Đình Trí/VN viết.
06-4-2017.
Năm 2015 huyện Điện Bàn được đổi cấp là thị xã Điện Bàn gồm có 7 phường và 13 xã trực thuộc thị xã.
    -7 phường đó là : Điện Dương, Điện Nam đông, Điện Nam  trung, Điện Nam bắc, Điện Ngọc, Điện An và Vĩnh Điện
    - 13 xã đó là : Điện Hoà, Điện Thắng bắc, Điện Thắng trung, Điện Thắng nam, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện Phong, Điện Quang.
  Như vậy mấy xã ở Gò Nổi vẫn còn tên xã chứ không được đổi tên Phường vì theo quan niệm của nhà cầm quyền những xã có nhiều dịch vụ công nghiệp thương mại thì đổi phường, còn những xã còn đa số là nông nghiệp thì vẫn giữ tên xã và vẫn trực thuộc thị xã.

Xã Điện Minh của tôi tuy sát cơ quan hành chánh thị xã Điện Bàn ( thành tỉnh Vĩnh Điện) nhưng dịch vụ thương mại chỉ một nhóm phía nam Vĩnh Điện còn lại là nông nghiệp nên vẫn giữ tên xã.

 IV-GÓP TRÍ NHỚ VỀ GÒ NỔI .                       
 GÒ NỔI ĐỔI TÊN PHÙ KỲ NĂM 1953
TRUNG NHÂN VIẾT.

“ Sông Thu Bồn, từ nguồn đổ về đến làng Giao Thủy, rẽ ra làm hai nhánh, một dòng về Kỳ Lam, một dòng về Kiểm Lâm, La Tháp (quê hương Bùi Giáng), tạo ra một vùng gò nổi hình cái thoi, bắt đầu từ làng La Kham đến chót dải đất là làng Hà Mật. Từ đó hai dòng sông nhập chung lại, chảy về cửa Đợi, qua thành phố Hội An, tỉnh lỵ Quảng Nam.

Vùng đất hình thoi này xưa kia dân chúng gọi là Gò Nổi, thuộc quận Điện Bàn. Đến năm 1953, tòa hành chánh tỉnh Quảng Nam lập ra khu hành chánh, ông Phan Vỹ là khu trưởng, đặt tên vùng gò nổi này là khu Phù Kỳ, và địa danh ấy vẫn giữ nguyên đến bây giờ.
Dân số Phù Kỳ khoảng chừng hai chục ngàn, sản sinh ra nhiều nhà cách mạng, văn hóa và khoa bảng.

Từ làng La Kham, một con đường đất rộng xuyên qua các làng Bảo An, Xuân Đài, Đông Bàn, Bàn Lãnh, Cẩm Lậu, Phú Bông, Thi Lai, An Trường và Hà Mật, dân chúng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Một số ít trồng mía làm đường ở Bảo An. Thuở ấy, Phù Kỳ còn sản xuất một loại tơ may âu phục nổi tiếng trong nước là hàng tít-so bằng tơ tằm sợi lớn, càng cũ càng sáng nước ra, thanh niên Tây học ai cũng yêu thích. Khoảng thập niên 30, dân Nam Kỳ lục tỉnh ăn mặc đơn giản, đa số dùng lãnh đen hay lãnh Mỹ a, nhuộm mặc nưa. Loại lãnh này dệt bằng tơ tằm ở hai quận Duy XuyênĐiện Bàn mà khu Phù Kỳ là đông dân làm nghề dệt hơn cả. Tuy là nơi sản xuất, nhưng loại hàng này dệt ra không dùng ngay được mà phải đưa vào Hốc Môn, Tân Châu nhuộm, xong mới tung ra thị trường tiêu thụ là lục tỉnh Nam Kỳ, sau đó là Nam Vang, Cao Miên. Nhờ vào nguồn tiêu thụ rộng lớn đó, dân Phù Kỳ làm ăn phát đạt, giàu có và ngành dệt phồn thịnh nhất Quảng Nam. Năm 1940, đã có nhiều nhà cất theo kiểu Tây, ở Thi Lai, ông Võ Dẫn sầm xe Traction 11.

Nguyên do khiến tiểu công nghệ dệt phát triển là một sự việc khá lý thú. Trước kia dân chúng dệt lụa bằng tay, chân đạp, tay phóng thoi; ba hay bốn ngày mới được một cây lụa hai mươi thước. Đến khoảng năm 1927, một người Pháp muốn kinh doanh ngành dệt, mua một máy dệt bằng sắt, chở đến Hội An, nhưng vì nhiều lý do phức tạp đã không dùng được. Tình cờ ông Võ Dẫn (tức Cửu Diễn) xuống Hội An chơi, thấy cái khung dệt này. Tuy xuất thân chỉ là thợ dệt, học hành chẳng bao nhiêu, nhưng ông rất thông minh, chỉ nhìn qua khung dệt một lần, về nhà ông lấy gỗ mít đóng một khung cửi hoạt động tương tự như cái khung cửi sắt đó. Ông phối hợp cả gốc tre (làm tay đánh cái thoi), quai guốc da bò, niềng thép. Thay vì máy sắt chạy bằng điện, ông chế ra đạp bằng chân. Dệt tay mất ba, bốn ngày mới được một cây lụa, dệt đạp bằng chân chỉ tốn có một ngày. Làm thành công, sợ người bắt chước, ông lấy thùng thiếc đựng dầu hôi, cắt từng tấm đóng kín khung dệt, chỉ chừa những bộ phận không thể che dậy được. Thế mà có ông thợ mộc Nguyễn Thống, chuyên đóng khung dệt bán cho bà con, đến xem, và chỉ kê tai nghe tiếng máy chạy đều, vài tháng sau ông đã sản xuất ra hàng loạt khung dệt để bán. Từ đó tiểu công nghệ dệt phát triển nhanh chóng, đến nỗi tơ tằm địa phương sản xuất không đủ cung cấp cho khung dệt, phải ra Bắc vào Nam mua thêm tơ sợi.

Thời gian các ông Võ Dẫn Nguyễn Thống sáng chế ra cái trục quì để dệt hàng cẩm tự (ô vuông âm dương) và hàng có bông nổi, Phù Kỳ rất trù phú, tuy vùng quê nhưng nhà ngói nhiều hơn nhà tranh; Đà Nẵng, Hội An tuy thành thị cũng không bằng được!

Đến năm 1945, chiến tranh bùng nổ, nhà cháy, dân chúng phải tản cư, khung cửi tan tành. Một số chạy vào Sài Gòn, ngụ cư tại vùng Ngã Tư Bảy Hiền, dựng lại nghề dệt. Lúc bây giờ Ngã Tư Bảy Hiền còn là một vũng sình, lần hồi dân Phù Kỳ tập họp lại khá đông. Có thể nói, Ngã Tư Bảy Hiền là khu Phù Kỳ thứ hai vậy…………….."

V-DANH TIẾNG CỦA GÒ NỔI (Ngũ Phụng Tề Phi).
Năm 1898, triều đại vua Thành Thái vùng Gò Nổi có năm ông thi đậu Tiến Sĩ và Phó Bảng cùng một lược nên có bài vè được lưu truyền như sau.

“Nhân tài lỗi lạc Quảng Nam
Văn danh Minh Phụng vẽ vang tỉnh nhà.
Niên Canh Mậu Tuất lịch ta (1898)
Năm Ông ứng thi quê nhà Quảng Nam
Ngô Chuân ,Phạm Liệu, Phan Quang
Cùng Ông Phạm Tuấn một làng văn chương.
Kế liền Hiển Tiến họ Dương,
Người đều ca tụng sắc hương ai bì.
Ca rằng  < Ngũ Phụng Tề Phi. >
Năm Ông cùng đổ khoa thi một lần.

Ghi chú.
Niên hiệu Thành Thái thứ 10 năm Mậu Tuất .Năm Tiến Sĩ  đậu cùng một lúc thuộc tỉnh Quảng Nam. Ông Dương Hiên Tiến là con của Ông Chú ruột của Ông Dương Hiển Mùi.

Ông Dương Hiển Mùi (Được ban Hoành Phi Cửu Phẩm Triều Đình Huế) là Ông Nội của kỹ sư Dương Hiển Hẹ (người viết tài liệu nầy) là Ông Cố Nội của PhD Dương Hiển Vũ Hiệp và PhD Dương Vũ Thuý Quỳnh cư dân tại USA.
Muốn biết cửu phẩm là gì,xem quan chế Minh Mạng 1827 và sau nầy.

Ông Cố Nội của cô giáo Đoàn Thị Dưỡng là thầy dạy Ông Dương Hiển Tiến.

  Nhà của ông Cửu Diệp tại làng Cẩm Lậu,Gò Nổi Thu Bồn
Tên thật của ông là Dương Hiển Mùi nhưng dân làng lấy tên của người con
trưởng để gọi ông.Bên kia đường đối diện nhà là Lò Rèn của ông Chín Mây.

Bằng tốt nghiệp PhD gọi là Tiến Sĩ cấp cho Dương Hiển Vũ Hiệp
năm 1996 tại Trường Đại Học UCI.


VI-THI VĂN CỦA CON CHÁU GỐC GÒ NỔI.
Đoàn Thị Dưỡng 
30/03/2017
Trở̀ tìm lại dấu vết của thơ ấu.
Ký ức ngày thơ đã theo thời gian nhạt nhòa, lại thêm chiến tranh, dâu bể nên làm sao mà định vị được đâu là Thi Lai, Hà Mật, Phú Bông, Cẩm Lậu...

Năm 1980 khi trở về quê, em chỉ còn nhận ra vườn cũ nhờ bờ giếng hãy còn nguyên vẹn...Bên  tay phải ngôi nhà ông nội em có con đường mới mở.

Đường phía trước nhà không còn nữa, con đường ấymột hướng đến chợ Phú Bông, trước khi đến chợ quẹo phải là ra hướng Xuân Đài, khi nhỏ em có cô bạn cùng lớp cô ấy nói mình là cháu của cụ Hoàng Diệu..

Hướng ngược lại của con đường là 'lên' Cẩm Lậu, nơi em vẫn theo người chị nuôi họ Dương về nhà chỉ khi có giỗ chạp

Chưa đến nhà bà chị mà quẹo phải là đường ra đò Đèo, nơi có ghe đi Hội An, con đường này ngang lò rèn ông Chín Mây [nghe tên thôi chứ chưa bao giờ biết ông và lò rèn], bờ rào nhà ông có nhiều cây hoa trắng, ở quê gọi là hoa muối mà lúc nhỏ em không thích tên đó nên đặt là hoa không tên ! Muốn đi xe xuống Hội An thì ra đò Điện Bình, để đi bộ hay đi xe ra ngả ba Vĩnh Điện rồi đi xe đò xuống phố...con đường dọc theo sông  mỗi năm mỗi hẹp vì dòng sông bên lở bên bồi...
Bây giờ Gò Nổi có bao cầu nối, không cách biệt sao vẫn xa vời...

                       
                       GÒ NỔI
Bóng cầu nối nhịp những bờ xa,
Gò Nổi chẳng còn cách biệt mà !
Đường cũ đổi dời thôi mất hướng,
Vườn xưa thay chủ vắng tường hoa.
Đạn bom dâu bể quê bình địa,
Ký ức thời gian dấu nhạt nhòa.
Hà Mật, Phú Bông rồi Cẩm Lậu...
Nhớ thương chỉ biết nói cùng ta..
    Đoàn Th Dưỡng / Phú Bông

               HOẠ THƠ GÒ NỔI
Gò Nổi một thờ những xót xa
Chiến tranh xáo thịt đã gây mà
Còn đâu dấu tích miền tơ lụa
Xóa sạch tiềm năng đất gấm hoa
Sông nước đổi dòng tình lạc lõng
Xóm làng thay dạng nghĩa phai nhòa
Xuân Đài chốn cũ sao đành bỏ ?
 Canh cánh cõi lòng mãi nhắc ta.
        Đoàn Ngọc Nam / Xuân Đài

 MỘT GÓC LÀNG PHÚ BÔNG CÓ NHÀ THỜ HỌ ĐOÀN VẼ THEO TRÍ NHỚ .


Bản đồ một góc làng Phú Bông vẽ theo trí nhớ.






















XA CÁCH QUÁ LÂU MONG GẶP LẠI

Mang theo vn ni su !
Rng sâu anh chu đựng...
Để được mai anh v!
Thăm li người mình yêu…

Mai nầy anh sẽ về
Bước vội trên đường quê
Tìm thăm người em gái
Đã nguyện ước câu thề

Mai nầy anh sẽ về
Thăm lại phố
Hội xưa
Rêu phong từng mái ngói
Im lìm dưới cơn mưa

Anh nguyện anh sẽ về
Thăm lại gác trọ xưa
Nhìn qua người em gái                                       

Thường đứng bên rềm thưa

Rồi mai đây anh về
Đứng ven bờ sông Thu
Đi trên con đường cũ
Dấu chân xưa bụi mờ

Buồn bước chân anh về
Phố Hội không còn em
Đường cũ như bỏ quên
Đợi nắng rọi bên thềm

Như lạc bước chân mềm
Em giờ đã đỗi thay
Người thăng trầm vận nước
Bụi trần vương mắt cay…
 MILKYWAY / SPRING / USA      
   05-05-2017
UPDATE 25-May-2018


    UPDATED 9-June-2018  
NHỚ THƯƠNG QUÊ MẸ HẢI CHÂU  

Updated 11-Mar-2020
KỂ CHUYỆ̉N LƯU LẠI HẬU SANH
Ngày Tan Hàng Tại Chỗ. 
Chuyên viên Đặng Khải Nghĩa và kỹ sư Dương Hiển Hẹ từ Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu được biệt phái về phục vụ tại Phòng Trắc Nghiệm Vải Giấy / Viện Quốc Gia Định Chuẩn vào cuối tháng 3 năm 1975 nhờ Thứ Trưởng Bộ Canh Nông Đòan Minh Quan can thiệp với Bộ Quốc Phòng.
Cả hai vừa lảnh xong tháng lương đầu tiên thì xảy ra ngày tan hàng tại chỗ 30-4-1975.

 Hai cán bộ Lê Văn Nở và Đỗ Tám từ Bắc Việt vào tiếp thu Viện Quốc Gia Định Chuẩn được bàn giao từTổng Gíam Đốc Phí Minh Tâm .
Cán bộ Lê Văn Nở tập họp toàn thể nhân viên của Viện tuyên bố tất cả phải học tập cải tạo.
Nhóm họp tập tại chỗ lâu 3 ngày do 2 cán bộ Lê Văn Nở  Đổ Tám phụ trách.
Nhóm bắt buộc phải đi cải tạo tập trung được cán bộ Lê Văn Nở ký giấy gửi đi.
Trong nhóm bị cải tạo tập trung có Tổng Giám Đốc Phí Minh Tâm, Phụ tá giám đốc Quỳnh, Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh Tôn Thất Tuệ, chuyên viên Vũ Văn Ninh, chuyên viên Đặng Khải Nghĩa và kỹ sư Dương Hiển Hẹ. Riêng kỹ sư Nguyễn Võ Tiếp vì mang cấp bậc chuẩn uý nên không bị gởi đi trại tập trung nhưng phải bị quản lý tại công an địa phương.

Sau khi nhấn giấy giới thiệu đi cải tạo tập trung số 196/VQGĐC/VP ký ngày 23-6-1975 bởi kỹ sư Lê Văn Nở, kỹ sư Dương Hiển Hẹ không còn biết gì về Viện Quốc Gia Định Chuẩn nữa và .....tự nhủ với mình:

                             Chấm dứt từ đây, đời trẻ mình như thế !
                            Số phận ngày mai, đành phó mặc Trời cao


Đem giấy nây trình diện công an phường Cư xá Đô Thành
để lấy chữ ký xác nhận rồi tới trương Taberd  trình diện để bị nhốt tù
                                                               

Năm 1977 tất cả 3 sĩ quan QLVNCH biệt phái ( Đặng Khải Nghĩa, Vũ Văn Ninh và Dương Hiển Hẹ ) sau khi được thả ra từ trại cải tạo tập trung, giao về cho công an địa phương tiếp tục quản lý vì có nghề chuyên môn nên được thâu nhận lại bởi Giám Đốc Trương Ngọc Liễu để làm lại việc cũ theo hợp đồng lao động có thời hạn tại ph̀òng Trắc Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ Viện Định Chuẩn. 

Lúc nầy tên VQGĐC được đổi sang tên cũ còn ghi rỏ tại cổng Phòng Trắc Nghiệm Biên Hòa là  VIỆN ĐỊNH CHUẨN, cắt bỏ 2 chữ QUỐC GIA , trực thuộc Uỷ Ban Khoa Học  Và Kỹ Thuật Nhà Nước.

Đến cuối năm 1981.
* Hầu hết những nhân viên được lưu dụng đều bỏ Việ́n Định Chuẩn theo làn sóng vượt biên ra nước ngoài,.
* Viện Định Chuẩn đổi tên mới là Trung Tâm III trực thuộc Cục Định Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Nhà Nước. 
* Kỹ sư Dương Hiển Hẹ được Gíam Đốc Nguyễn Hữu Thiện và Cục Phó Văn Tình cữ làm Trưởng Labor Kiểm Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ / Trung Tâm III.

                                       Kỹ sư Dương Hiển Hẹ lảnh lương bậc 3/6 năm 1979        
Giữa năm 1982 kỹ sư Dương Hiển Hẹ xin nghĩ việc vì hòan cảnh gia đình, truyền nghề Materials Testing cho kỹ sư Nguyễn Thị Vân , rồi năm 1984 được chấp thuận rời VN đi định cư tại USA.

Vài năm sau 1982 có thêm 2 kỹ sư nữa  tên Đinh Nguyên Trình Giang và  Nguyễn Văn Tĩnh của Trung Tâm III được cho nghĩ việc để đi định cư tại Âu Châu theo diện đoàn tụ gia đình .

                                Năm 1984 kỹ sư Dương Hiển Hẹ giã từ VN.
                                       
Giã từ VN mang theo thương nhớ
Gò Nổi Thu Bồn quê nội tổ tiên
Mong người ở lại bình yên
Giang Sơn ba cõi gắn liền đừng quên.
                                                                             

                                          Trong thời gian chờ đợi chuyến bay đi định cư tại USA,
kỹ sư Dương Hiển Hẹ (left) làm thông dịch cho phái đòan JVA 
và làm Teacher Aid tại Trại Bataan,Phi Luật Tân năm 1984.
DARYL DANIELS in the picture(second from right) was the Teacher of the Teacher Aid Class

                                                                  

                                

HÌNH ÔNG NỘI CỦA KS DƯƠNG HIỂN HẸ (NGƯỜI VIẾT TÀI LIỆU NẦY)