WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Thursday, December 26, 2013

DISTINCTION BETWEEN ARRAY AND STRING IN JAVASCRIPT

Phân biệt array với string trong JavaScript
Thí dụ.
Đây là array :  var cars = [ “Toyota”, “GMC”, “BMW” ]
Đây là string :  var text = ‘ Thân chào quý bạn khắp nơi trên thế giới ’

* JavaScript Array có thể chứa nhiều objects. Phải viết objects trong square brackets […]  và phải được declared bằng chữ var. Mỗi object có thể có nhiều values.
Chúng ta có thể hiển thị từng object hoặc hiển thị tất cả objects cùng một lúc tuỳ ý.
Thí dụ. 
Viết trong script tags .
var cities=["Nhatrang : seaside city,center ofVN", "Hue : old emperial capitol"];
alert(cities[0]+","+cities[1]); // output Nhatrang : seaside city,center ofVN, Hue:old : emperial capitol

Có 3 cách viết array nhưng cách viết có square brackets […] rất thông dụng và được ưa chuộng hơn hết.
Trong array có thể tồn trử ( store ) những con số, strings, Boolean values và những arrays khác.

Chúng ta cũng có thể tạo một array bỏ trống.Thí dụ   var  baxao = [ ]

* JavaScript String là một chuổi gồm nhiều chữ (characters) phải viết trong dấu ngoặc kép hoặc dấu ngoặc đơn và phải được declared bằng chữ var.
JavaScript String dùng để giử data (hold data) ở hình thức là text.

var text=' Thân chào quý bạn khắp nơi trên thế giới '
alert(text); // output  Thân chào quý bạn khắp nơi trên thế giới

Chuyển đổi array thành string.
Muốn đổi array thành string thì dùng toString̣() method như sau sẽ được kết quả giống như trên.
var cities=["Nhatrang : seaside city,center ofVN","Hue : old emperial capitol"];
alert(cities.toString()); // output Nhatrang :seaside city,center ofVN, Hue : old emperial capitol

* Nối các elements hay objects trong array
Thí dụ.
Trong thí dụ nầy có 3 array elements khác nhau là "CON", "NEC", "TION" .
Dùng phương pháp join() nối với array bằng dấu chấm ,  sẽ xuất hiện chữ CONNECTION
Viết trong script tag.
function joinArray(){
  var a = new Array("CON","NEC","TION");
  var b = a.join(" ");// Trong (" ") phải có dấu ngoặc kép hay ngoặc đơn.
  return(b);
}
alert(joinArray()) // output CONNECTION


* Nối các arrays với nhau.
Dùng concat( ) method nối 3 arrays với nhau.
Viết trong script tag.
var a = ['GMC','FORD','PONTIAC'];
var b = ['TOYOTA','BMW','SUZUKI'];
var c = ['MAZDA','PEUGOT'];
var d = [a,b,c].concat( );
alert(d); // output GMC,FORD,PONTIAC,TOYOTA,BMW,SUZUKI, MAZDA,PEUGOT

Array có một số phương pháp gọi là array methods như join(), concat(), push(), unshift(), reverse(), 
sort(), splice(), slice(), pop(), shift(), toString().
Chúng ta chỉ chọn phương pháp nào thích hợp cho loại javaScript program mà chúng ta muốn viết.


Friday, November 29, 2013

TẠ ƠN THIÊN CHÚA, CHA MẸ VÀ THẦY

ĐỊNH MỆNH

Hôm nay là ngày lễ Tạ Ơn Hoa Kỳ, tôi xin viết bài này để tri ân đến quý Thầy, Cô của trường Cao Đẳng Hóa Học, thuộc Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ, Saigon, Việt Nam, là những người đã có công chuyển hướng cuộc đời tôi. Đặc biệt để tỏ lòng biết ơn đến hai vị Thầy đã có công rèn luyện tôi từ một con người nhút nhát, vụng về trở thành một người có bản lãnh, tự tin, và yêu đời. Đó là quý thầy Phí Minh Tâm và thầy Ngô Thế Hùng. Kính chúc qúy Thầy Cô cùng quý vị và gia đình Mùa Tạ Ơn thật vui vẻ và hạnh phúc.
 Thưa quý vị, tôi tin là con người đều có định mệnh. Tôi xin trình bầy định mệnh của đời tôi để chứng minh điều này.
Quê tôi ở miền bắc VN, đã bị CS cai trị từ năm 1950. Gia đình tôi bị liệt vào giai cấp “địa chủ”, tất cả tài sản đều bị “tịch biên” (ghi sổ) và bị tước đi mọi quyền lợi. Chẳng hạn tôi không được đi học và bị “bỏ rơi” bởi các bạn cùng lứa tuổi, không ai “thèm” chơi với tôi hết!

Sau khi di cư vào nam, tôi mới bắt đầu được cắp sách tới trường ở cái tuổi lên chín. Trình độ chỉ là lớp Một, nhưng vì tuổi, anh tôi phải ghi danh cho tôi vào lớp Ba. Vì sợ tôi theo không nổi, anh tôi phải dậy thêm cho tôi. Tôi qua bậc tiểu học dễ dàng và thi đậu vào Đệ Thất trường công lập Lê Văn Duyệt. Cũng nhờ sự kiềm kẹp của anh tôi mà ở bậc trung học, tôi nắm vững các môn Toán, Lý và Hóa. Năm tôi thi Tú Tài I, bộ Giáo Dục lại cho một bài toán Hoá. Thí sinh “rớt như sung” vậy!  Còn tôi, thật là vui vẻ!
Trong khi các bạn phải ôn bài để thi kỳ II, tôi không có chi để làm cả, một người bạn đến rủ tôi đi thi vào trường Hóa. Tôi vui vẻ nạp đơn đi thi để lấy kinh nghiệm! Thi rồi, tôi quên luôn không để ý gì đến kết quả!
Một hôm đi lễ, vừa bước ra khỏi nhà thờ, tôi gặp một cô bạn học lớp Nhất bậc tiểu học (chúng tôi không hề gặp nhau sau khi rời trường tiểu học và sau này cũng không gặp lại nhau - điều này khiến giờ đây tôi nhớ lại - cô ấy đến như có phận sự phải tìm kiếm tôi để báo cho tôi một tin quan trọng). Cô ấy bảo: “Bạn đậu vào trường Hóa rồi!” Tôi không tin nói: “Tôi làm bài tầm bậy tầm bạ, làm sao mà đậu được!” Cô ấy nói: “Tôi thấy tên bạn trên bảng đó. Số báo danh là …..” Tôi về nhà coi lại số báo danh rồi chạy đến trường liền. Thôi đúng rồi, tôi đậu vào trường Hóa thiệt! Ngày khai giảng cũng gần kề. Tôi về thưa với gia đình và xin phép cho được “học thử” trong lúc nghỉ hè. Gia đình tôi chấp thuận.

Khi học trong trường Hóa, tôi thấy các thầy cô giảng dậy khác với các thầy cô ở trường trung học. Các thầy cô dậy hay quá: Cặn kẽ, rõ ràng, dễ hiểu, tôi cảm thấy vô cùng sung sướng vì được hiểu biết sâu xa cặn kẽ! Càng học tôi càng thích và càng phục các thầy cô! Sau ba tháng học thử, tôi quyết định không bỏ trường Hóa và xin với gia đình cho tôi học cả hai chương trình: Ban ngày, tôi học tai trường Hóa. Ban tối, tôi học chương trình Đệ Nhất tại trường trung học Nguyễn Khuyến. Gia đình tôi cũng chấp thuận cho tôi muốn làm gì thì làm! Học xong năm đầu trường Hóa, tôi chuẩn bị thi tú tài II, xui một cái là năm đó bộ Giáo Dục chỉ cho thi có một kỳ, tôi phải xin thi kỳ II. Tôi bị rớt vì môn Lý - Đúng là định mệnh! Môn Lý là môn tôi nắm vững nhất! (tôi bị zero bài toán Lý chỉ vì tôi vô tình để sai đơn vị trong câu trả lời số 1. Nếu không bị cái lỗi đó, tôi chắc chắn bài Lý Hóa của tôi phải được 16 điểm thay vì 8 điểm). Năm sau tôi đậu kỳ I với điểm Lý Hóa 16.75! Lúc này tôi lại phải suy nghĩ: Chỉ còn một năm nữa là xong chương trình Hóa Học mà bỏ thì uổng quá! Tôi lại thưa với gia đình cho tôi sang năm mới thi vào trường Dược, và nếu đậu, tôi sẽ tiếp tục học Dược  luôn!
 Sau khi hoàn tất ba năm trong trường Hóa, tôi thi vào Dược. Trời không cho tôi học Dược! Cả nhà không ai nói gì cả, chỉ có cha tôi là vui. Ông cụ nói: “Con gái học như vậy là đủ rồi!” Tôi an phận với cái bằng Cán Sự Hóa Học.

Hồi đó bằng CSHH rất có giá, sinh viên ra trường là có việc làm ngay. Tôi vì tính nhút nhát, không giám đi xin việc nơi nào cả! Rất may, lúc đó thầy Phí Minh Tâm được bổ nhiệm làm Giám Đốc Viên Định Chuẩn thuộc bộ Kinh Tế và thầy có ý muốn tuyển dụng một Cán Sự Hóa Học.
Chúng tôi rủ nhau đến nộp đơn rất đông, có lẽ đến cả chục người! Thầy Tâm, chắc vi bận, thầy không cứu xét hồ sơ ngay. Một thời gian sau, cũng đến 4 tháng, những sinh viên khác đều có việc làm. Khi thầy Tâm kêu đến để sát hạch thì chỉ có mình tôi xuất hiện! Tôi nói với thầy: “Thưa thầy, em đang học Anh văn chương trình USAID, em muốn sau này, nếu được, xin thầy cho em được đi tu nghiệp.” Thầy Tâm thấy yêu cầu của tôi đúng với nhu cầu của thầy nên thầy bảo tôi: “Cô cứ tiếp tục đi học tiếng Anh một buổi còn một buổi cô đến đây làm việc. Tôi sẽ gởi cô đi tu nghiệp khi có chương trình”.  Tôi sung sướng quá chào thầy ra về trong lòng thật hân hoan!

Đối với thầy Tâm, tôi rất kính trọng thầy. Thầy là người hiểu biết rộng, kiến thức chuyên môn cao và ngay cả trong lãnh vực tâm linh, tôn giáo, tôi cũng rất phục Thầy. Thầy là người trẻ tuổi, thành công và có chức vị cao nhưng thầy rất bình dân, ăn nói nhỏ nhẹ, rõ ràng, và rất nghiêm. Khi làm việc với thầy, tôi học được cái tính rõ ràng, mình bạch, tích cực, hăng say và có trách nhiệm. Nhờ vậy mà tôi đã nhanh chóng hoàn thành một số tiêu chuẩn quốc gia về thực phẩm. Thầy đổi xử với tôi cũng như với những nhân viên khác. Tôi cảm thấy thoải mái được làm việc dưới quyền của thầy.
Em cảm ơn Thầy đã tuyển dụng em và hướng dẫn em trở thành người phục vụ tốt, sống vui và hoàn tất tốt công việc hàng ngày trong thời gian làm việc tại Viện Quốc Gia Định Chuẩn.

Còn thầy Hùng là một “ân nhân” của tôi! Thầy rất vui vẻ, dễ chịu và tận tụy với học trò! Tôi thấy thoải mái trong những giờ học của Thầy. Sau khi ra trường, mỗi khi gặp vấn đề khó khăn, tôi điện thoại về trường, trình bày với thầy, thầy vui vẻ nói: “Để tôi đọc lai sách rồi tôi sẽ trả lời cô sau!” Sáng hôm sau thầy đã đến VĐC thật sớm, thầy giải thích cho tôi hiểu thấu vấn để trước khi Thầy đến với học trò ở trường. Còn tôi như trút được gánh nặng ngàn cân và vui vẻ bắt đầu một ngày làm việc mới!
 Em rất biết ơn Thầy vì nhờ Thầy mà em hiểu rõ những việc em đã làm và rất vui vì đã làm tốt công việc được giao phó.
 Tôi cảm thấy là người rất may mắn đã có được hai vị thầy bảo trợ, đã tận tâm giúp đỡ tôi, đã biến đổi tôi thành một người bản lãnh tự tin. Chính những sự giúp đỡ này đã làm cho tôi có một cuộc sống vui vẻ, bình an và yêu đời mặc dầu sau ngày Saigon thất thủ, đời sống rất khó khăn.
 Để chứng minh điều tôi trình bày trên, tôi xin kể lại một vài sự kiện đã sẩy ra trong phòng thí nghiệm: Những người trong PTN rất phục thầy Hùng, có người đã nói:  “Chỉ có ông Hùng nói bà ấy (Vi) mới nghe!”
 Một kỷ niệm nữa, anh trưởng phòng Hóa, kỹ sư Hóa Học tốt nghiệp tại Liên Sô hỏi em: “Đạm tố formol là gì?” Em trả lời liền: “Là đạm tố amino acid”. Anh ta ngẩn người ra. Em cười hỏi: “Anh thử tôi?” Anh ấy nói: “Không! Tôi không biết thật!” Nói rồi, anh ta bỏ đi!

Bây giờ có dịp nhìn lại cuộc đời mình, tôi thấy thật sung sướng, hãnh diện vì đã được hướng dẫn vào đời bởi những bậc thầy giỏi, hiền, đạo đức, thông minh và thiện chí như thầy Tâm, thầy Hiếu, thầy Hiền, thầy Hùng, cô Hải Đường ……

Tôi thành tâm cu chúc quý thy, cô luôn an vui, mnh khe, bình an và sng lâu hnh phúc vi con, cháu.

Trn thi Vi
CSHH 2 , Chuyên viên Hóa vin Quc Gia Đnh Chun
Toronto/Canada

Friday, November 15, 2013

WRITING SOME SIMPLE JAVASCRIPT PROGRAMS

VIẾT MỘT SỐ JAVASCRIPT PROGRAMS ĐƠN GIẢN

1 - Vài qui tắc căn bản cần biết khi viết JavaScript Programs

Function definition còn được gọi là function declaration phải có đủ các điều kiện kê sau.
Chữ function bắt buộc phải viết đúng như vậy còn tên của nó thì tuỳ ý chúng ta chọn.
Những arguments phải được bọc trong parenthesis
Không có khoảng cách giữa tên của function với dấu parenthesis ( )
Statementstandalone element nhỏ nhất của ngôn ngữ Javascript.
Function phải có một block trong đó có nhiều statements.
Trong statement chúng ta có thể viết variables,strings,numbers,expressions
Mỗi statement được viết riêng trong một hàng hoặc trong nhiều hàng được bọc trong dấu  parenthesis ( )  và được kết thúc bằng dấu chấm phẩy.
 Không có khỏang cách giữa dấu  )  right parenthesis với dấu {  left curly brace khi bắt đầu viết statement.
Dấu } right curly brace  của function phải viết cùng một cột với chữ f của function.

Có thể viết nhiều statements trên cùng một hàng nhưng phải ngăn cách bởi dấu chấm phẩy.

Block được bọc trong dấu curly braces { } nhưng không có dấu chấm phẩy sau cùng.
Block được xử dụng như một single statement.(Treated as a single statement)

 Những statements phía dưới function vì nằm ngoài block nên không thuộc sự vận hành của function.

2 - Cũng cần nên biết  cách xử dụng những JavaScript Statements có tên sau đây trước khi viết JavaSript programs vì phải dùng đến :

break, cost, continue, debugger, do…while, export, for, for…in, for each …in, function, if…else, import, label, return, switch…case, this, throw, try… catch, var, while with.
                                             -------------------------------

 3 - SOME EXAMPLES OF SIMPLE JAVASCRIPT PROGRAMS

Thí dụ 1 . Xử dụng  statement return
Có 2 lý do chúng ta phải xử dụng return.
* Muốn function returns kết quả.Thí dụ A
* Muốn ngưng vận hành các statements còn lại khi return vận hành.Thí dụ B.
Nghĩa là khi return vận hành thì function returns ngay kết quả và các statements còn sót lại không vận hành.


Trong thí dụ trên, dùng variable value (3, 21) để call function toancong(x, y)
Function theo mệnh lệnh của var cong = x+y ,  liền return value cộng để chứa trong var ketqua.
alert (ketqua) cho output 24 .
Như vậy chữ return luôn luôn phải có một expression đi theo..Expression nầy là value mà chúng ta muốn function phải return rồi tồn trử trong var ketqua.

Nếu không có expression thì alert () sẽ cho  undefined

 Thí dụ B
Chúng ta chú ý thí dụ đơn giản nầy.Trong script nầy có 2 popups alert() .
                  alert(‘Hello Friends.’) và alert(‘How are you.?’)
Nếu chúng ta viết chữ return dưới alert(‘Hello Friends.’) thì alert(‘How are you.?’)
không xuất hiện vì return chận lại.
Xóa bỏ chữ return thì alert thứ hai xuất hiện.

function test(){
alert('Hello friends.');
    return;
alert('How are you.?');
}
    test(); 

Thí dụ 2 – Viết program đổi tiền Japanese Yen ra tiền US Dollar.

Trong script nầy chúng ta muốn dừng chỗ nào thì viết return chỗ đó.
Thí dụ chúng ta muốn đổi số tiền 5241 Japanese Yen ra tiền US Dollar.

Hiện nay 100 Yen tương đương với 1 US Dollar. Nếu có ít hơn hay bằng 45 Yen thì chúng ta không cần đổi  nữa nên viết return 0 .


 Nếu không muốn lấy tiền lẽ nặng túi thì dùng parseInt() loại bỏ số lẽ.

      var yen = 5241;
      function yentoDol(yen){
          if (yen <=45)  // nêu ít hơn hoặc bằng 45 Yen thì bỏ đi
          return 0;
          else {
          var dol = yen/ 100;
          return parseInt(dol);}
      }  
     var dol = yentoDol(yen);
     alert("The value in dol is " + dol); // output 52 vì dùng parseInt() loại bỏ số lẽ.

Thí dụ 3 - JavaScript program có xử dụng nested function và return statement.


function() chứa trong function() gọi JavaScript nested function
Xem function inner( ) là một variable object . Dùng return để call function nầy.
Nếu không call sẽ bị undefined.
 
Viết javaScript program dùng nested function và return statement.
Nested function còn gọi function inside function.
Nested function có thể xử dụng variables của outer function nhưng outer function không thể xử dụng variables của nested function..Đó là một lý do có nhiều người thích dùng nested function để viết JavaScript program như thí dụ nầy.
Đây là một JavaScript program viết cho tờ biên nhận ( receipt ) của một cữa hàng bán mè xững Huế tại thành phố Huế VN.


Chúng ta có thể đem hết các variables của function inner() đặt trong function outer() ngoại trừ 
var total vì function inner() có thể access tất cả các variables và parameters của function outer().
The nested function can access any variables and parameters of the outer function(). 
The outer function() cannot access the variables of the inner function (nested function).

    function outer(x1, x2, x3, x4) {
         var str1= '100g meXung';
         var unitprice = 1.99;
         var quantity = parseInt(prompt('Bạn muốn mua bao nhiêu kẹo mè xửng?'));
         var currency= 'USD';   

     function inner(x3, x4) {
                 var total = parseFloat(x2*x3);
                 return('Tên món hàng'+':'+ str1 +'\n'
                  +'Giá đơn vị'+':'+ unitprice +'\n'
                  + 'Số lượng'+':'+ quantity +'\n'
                  +'Tổng cộng'+':'+ total +' '+ currency);
      }
                 return inner(quantity,'USD')// phải call inner thì function mới vận hành.
      }
                 alert(outer('100g meXung', 1.99 ,'USD'))

Đây là  receipt printout .


còn tiếp

Monday, October 14, 2013

Data types,variables and operator typeof( ) in javaScript

Trong javaScript, data type còn goị variable type là tên của những codes đặc biệt (special internal codes ) dùng làm chỗ tồn trử variables và cũng là nơi chứa đự̣̣ng qui luật vận hành variables .
Trong javaScript, variable là chỗ chứa data tỉ như cái giỏ chứa đồ vật khác với variable trong tóan học là ẩn số.

Mổi variable phải có một tên. phải có chứa data gọi là value và phải có một variable type ( like integer, characters etc. ) kết hợp với nó để biết chỗ tồn trử và cách vận hành nó.  
(The variable type of Integer stores integer values. The variable type of character stores character values. )
Sức chứa của mỗi data type trong memory là yếu tố làm cho các data types khác nhau.
Khi muốn variable chứa value thì dùng dấu “=“ goị la operator.
Khi variable có chứa value, chúng ta có variable declaration .Trước khi dùng variable,nó phải được declared nghĩa là phải có chứa value.Nếu không có declaration thì variable vô dụng.
Declaration là nói cho computer biết chúng ta cần xử dụng một chỗ chứa trong memory.

Mỗi variable declaration phải có đủ 5 thành phần như sau.
Chữ var, tên của variable, dấu của operator “=”, value, dấu chấm phết viết sau cùng.
 ( The var statement, the name of the variable, the = assignment operator, the assigned value and the semicolon.)
Thí du    var  car = ”Toyota” ;
               var  x = 125 ;
               var  x = “125 ”;

Nếu var x không chứa value thì x sẽ undefined như thí dụ sau.


Trong javaScript có 7  loại data types hay variable types với tên như sau.
3 primary data types : string, number, Boolean.
2 composite data types hay còn gọi là reference data types : object, array.
2 special data types : null,undefined

Sau khi declaring variable,chúng ta có thể đặt nó trong function goị là local variable hoặc đặt ở ngoài function gọi là global variable.
Local variable chỉ xử dụng cho function chưá nó mà thôi.Thí dụ.



Muốn các functions khác cùng dùng chung một variable thì phải xử dụng global variable.


Typeof() là JavaScript operator dùng để biết tên của những data types.

Cách thứ nhất- Chưa biết tên của data types thi viết như sau.



Cách thứ 2 –Cho variable x một value tuỳ ý rồi tìm tên của data type của variable.
Giving a value  to variable x to check the return of it’s data type

Trong JavaScript lúc nào cũng cần có  variablevalue.
Thông thường value là object, Array
Numbers, Booleans, strings, Arrays, functions, Maths, dates đều được coi hoặc đối xử là object.
Do đó chúng ta cần tìm hiểu cách tạo object Array

* JavaScript object.
Phải viết data gữa 2 curly braces {….}.  Mỗi  data luôn luôn phải được diển tả bằng một cặp song đôi gồm có tên của data và value của data. Value phải có dấu “…”.
Các cặp tên/value ngăn cách nhau bằng dấu phẩy. Tên và value  ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm.  Cặp tên/value cuối cùng không cần dấu phẩy.
Thí du .
     var person = {  firstName : “ XaoKe ”,  lastName : “Võ”, country : “VN” }
.


Có thể viết JavaScript Object như sau.



*JavaScript Array có thể chứa nhiều objects. Phải viết objects trong square brackets […] . Mỗi object có thể có nhiều values.
Chúng ta có thể hiển thị từng object hoặc tất cả các objects cùng một lúc tuỳ ý.
Thí dụ.Viết trong script tag.

var cities=["Nhatrang:seaside city,center ofVN","Hue:old emperial capitol"];
alert(cities[0]+","+cities[1]);// output Nhatrang:seaside city,center ofVN, Hue:old emperial capitol

Nếu dùng toString̣() method  để chuyển đổi array thành string như sau sẽ được kết quả giống như trên.

var cities=["Nhatrang:seaside city,center ofVN","Hue:old emperial capitol"];

alert(cities.toString()); // output Nhatrang:seaside city,center ofVN, Hue:old emperial capitol

* JSON  object ( JavaScript Object Notation)
Phải viết data gữa 2 curly braces {….}.  Mỗi  data luôn luôn phải được diển tả bằng một cặp song đôi gồm có tên của data và value của tên.
Tên và value đều phải có dấu “…”.Tên và value  ngăn cách nhau bằng dấu hai chấm. Các căp̣ tên/value ngăn cách bằng dấu phẩy. JSON object có thể chứa nhiều cặp tên/value
Thí du .
     var person = { “ firstName “: “ XaoKe ”,  “lastName “: “Võ”, “country “: “VN” }

Dùng eval() function để evaluate và execute JSON object.
Viết trong script tag.
var person = '{"firstName":"John",\
"lastName":"Smith","profession":"teacher"}'
 var object= eval('('+person+')');
 alert(object.firstName +" "+ object.lastName + ","+
              object.profession);

 Muốn được an toàn phải xử dụng JSON.parse() thay thế eval() function.


*JSON Array. 
Khi viết JSON Array, chúng ta phải dùng square braces [….] để chứa JSON objects
Thí dụ. Đây là JSON Array chứa 4 JSON objects.
 Các objects phải viết trên cùng một hàng. Nếu cần phải xuống hàng bắt buộc phải viết dấu backslash sau dấu phẩy của mổi object thì script mới chạy .
             var person='{"employees":[ {"Name":"XaoKe","lastName":"Võ"},\
                          {"Name":"Khôn","lastName":"Trần"},\
                          {"Name":"Mit","lastName":"Lê"},\
                          {"Name":"Henry","lastName":"Lane"} ] }'          
               var obj=JSON.parse(person)
             // Hoặc dùng var obj= eval('('+person+')');
               alert(obj.employees[2].Name+" "+obj.employees[2].lastName);  // output là Mit Lê     
* STRING
Copy và paste code nầy vào script tags để tìm hiểu cách hiển thị string bằng phương pháp gọi là SLICE.


var myString = function(){/*
    Đây là một string gồm có
    nhiều hàng chữ chứa trong
    function sẽ xuất hiên
    cho bạn thấy sau khi
    áp dung slice method
    Bạn chịu chưa ? */}.toString().slice(14,-3)

alert(myString);

Chữ function gồm có 8 characters cộng với 5 dấu (){/* .Tổng cộng là 13 nhưng tại sao  chúng ta viết slice(14).
Lý do memory tồn trử mỗi character trong mỗi box. Các boxes ngăn cách bởi 2 cọc gọi là indices.Với 13 boxes thì phải có 14  cọc ngăn cách  tức là 14 indices
Phương pháp slice() chỉ áp dụng cho indices chứ không áp dụng cho boxes.
Nếu đếm ngược từ điểm cuối cùng  của string thì dùng dấu trừ
còn tiếp

Saturday, October 5, 2013

NHỮNG GÌ CÒN NHỚ VỀ TRƯỜNG QUỐC GIA NÔNG LÂM MỤC BẢO LỘC / VN

Kỹ sư Nguyễn Song Thuận  / California / USA
Gửi Email 15-Sept-2013
Hi anh Henry Dương,
Anh Bùi Xuân Cảnh học cùng khóa 2 với tôi. Sau đó anh đi học Bác sĩ Thú Y tại Thái Lan. Sau 75, tôi và BXC cùng "ở tù" ở trại heo Gia Rai.
Bài viết của anh Cảnh rất hay và đúng (theo trí nhớ của tôi). Rất cảm phục trí nhớ của anh Bùi Xuân Cảnh. Mặc dù bài viết trong Att. bị cắt ngang, tôi cũng rất hâm mộ và cảm phục tài viết văn của bạn BXC….
Thuận Nguyễn
--------------------
Bác sĩ Thú Y Nguyễn Quốc Ân Georgia / USA
Gửi Email ngày 16-Sept-2013
He thân: 
Ông Cảnh trí nhớ rất tổt . Phỏng vấn gợi lại thưở và̀ng son nay không cón nữa. 
Ân Nhung 
                                             

 ====================

Bác sĩ Thú Y Bùi Xuân Cảnh trả lời phỏng vấn
về Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc.


“ Năm 1959, chỉ có mấy trường chuyên nghiệp là có tổ chức thi tuyển sinh viên. Đó là ba trường Cao Đẳng thuộc trung tâm Kỹ Thuật Phú Thọ (gồm Điện, Công Chánh, Công Nghệ, chưa có khoa Hóa), trường Đại Học Sư Phạm, trường Quốc Gia Hành Chánh, và trường Cao Đẳng Nông Lâm Mục Blao. Hình như còn trường Kiến Trúc thuộc viện Đại Học Saigon cũng thi tuyển. Trong số các trường thi tuyển nói trên, sinh viên trúng tuyển được cấp học bổng toàn phần là 1500 đồng. Lúc ấy, lương thư ký công chức hạng B chỉ có 1200$ . Riêng sinh viên các trường Phú Thọ, thì chỉ có một số được cấp học bổng của chánh phủ, số còn lại do các công ty tư cho học bổng.
Tôi dự thi vào nhiều trường nhưng tôi chọn Nông Lâm Mục  vì có học bổng toàn phần suốt ba năm học. Trường cũng lấy một số đậu dự khuyết. Ngoài ra, còn một số người xin học Bàng Thính; nghĩa là cũng học như sinh viên chính thức; nhưng phải trả tiền ăn và nộị trú.
Tôi học khóa 2 Cao Đẳng NLM; Trường Cao đẳng này được Bộ Canh Nông và cơ quan Viện Trợ Hoa Kỳ xây cất tại Blao, tỉnh Lâm Đồng; và được chính Tổng Thống Ngô Đình Diệm cắt băng khánh thành năm 1956. Trường được đặt dưới sự điều khiển của Bộ Canh Nông, khi tôi theo học. Mấy năm sau, trường được chuyển qua Bộ Giáo Dục.

Lúc mới biết tin thi đậu, tôi chưa có quyết định dứt khoát sẽ theo học trường NLM, vì Blao…xa xôi quá ! Nhưng khi lên thăm trường, tôi mê ngay. Cái gì cũng như còn mới toanh. Bàn ghế, học cụ, nhỏ như viên phấn, tấm mousse lau bảng…đều được nhập từ Mỹ. Cư xá nội trú sinh viên sáng choang; không khí mát mẻ như có máy lạnh điều hòa; khuôn viên trường thì rộng bát ngát với rừng cây, đồi núi, trại thực nghiệm chăn nuôi, trông trọt và cả một khu rừng để học Lâm khoa. Trường như một ốc đảo, sáng trưng giữa thị trấn Blao, lúc ấy còn đang bán khai.

Hình chụp khóa 3 Cao Đẳng NLS trước khi di chuyển về Saigon,
tạm xử dung phòng học của Trường Dược Khoa đường Thống Nhất trước Dinh Độc Lập.
Lúc đó Bác Sĩ Thú Y Đặng Quan Điện làm Giám Đốc Nha Học Vụ NLS đặt trụ sở tại đường Mạc Đỉnh Chi


Trường có nhà máy phát điện, nhà máy nước, sân vận động, nhà chiếu phim. Sinh viên nam, nữ coi rõ là dân trí thức, khác biệt với đám dân phố thị nhỏ bé Blao. Thấp thoáng qua các hàng cây sao, cây muồng có hoa vàng, là những biệt thự xinh xắn dành cho giáo sư, Đại Thính Đường, Thư Viện, Ký Túc Xá sinh viên, Đài Khí Tượng, sân vận động… Sáng chiều, các thanh thiếu niên nam nữ đi đến lớp dưới hàng cây hoa vàng rực rỡ, mà chúng tôi đặt tên là Hoàng Hoa Lộ. Ông Bùi Tiên Khôi, một cựu sinh viên trường Blao sau này du học Mỹ và làm giáo sư Đại học ở Texas, có bài viết nhận định rằng trường Cao Đẳng NLM Blao là một trường đẹp nhất trong các trường Đại Học ở Việt Nam thời đó.

Các khóa Kỹ sư dùng chuyển ngữ là tiếng Pháp. Tất cả các môn học, dù là do giáo sư Việt dạy, vẫn dùng tiếng Pháp. Hầu hết các giáo sư dạy Cao Đẳng đều từ các đại học bên Pháp cử sang. Ngoài ra, có một giáo sư người Đức, giáo sư Hoeninger dạy Lâm khoa, và một giáo sư Mỹ tên  Stevenson, dạy Kinh Tế. Các giáo sư khác đều là người Pháp. Khỏi nói, các thày nhồi học trò như nhồi…bột ! Cái gì các thày cũng muốn dạy, muốn truyền cho học trò, vì họ biết lớp sinh viên đầu tiên này sẽ là xương sống của nền kinh tế nông nghiệp Việt Nam .  Nhưng nhà nước còn muốn gấp gáp có chuyên viên giỏi, cho nên một  số sinh viên khóa I, dù đang học giữa năm, cũng vội vàng được chuyển qua Hoa Kỳ để đào tạo cho tốt hơn.Thành thử nhiều người chỉ học
 
dở dang năm đầu ở Việt Nam, liền  được chuyển sang Mỹ học tiếp.

Thi cử ở trường thật là …toát mồ hôi lạnh! Cuối năm học, chỉ thi một lần. Thi có ba phần: Thi Viết, Thực Tập và Oral, tức vấn đáp. Cuối khóa, chỉ được thi MỘT LẦN. Không có khóa hai. Đậu, rớt đều do một lần thi, và rớt thì được học lại, nhưng KHÔNG học bổng! Học trình kỹ sư là 4 năm, nhưng có lẽ nhà nước cần người làm việc quá , nên rút ngắn còn 3 năm, nhưng không được nghỉ 3 tháng hè như các trường đại học khác. Nếu tính cả ba tháng hè, thì học trình hóa ra dài hơn 4 năm.

Trường tôi học bị ảnh hưởng lối giáo dục của Pháp nghĩa là rất nặng về lý thuyết, sách vở. Nhưng đây là một trường Kỹ Sư, cho nên phần Thực Tập lại cũng nặng nề.

Các thày dạy đại học, nhưng cũng hành nghề trong ngành chuyên môn của mình; cho nên các ông rất rành mọi chuyện, và biết rõ khi tốt nghiệp, sinh viên ra đời sẽ gặp những trở ngại nào chính. Nhờ vậy, khi tôi đi làm, thấy mọi sự hình như đều đã quen làm… 

Dĩ nhiên, các thày ở trường Cao Đẳng NLM rất công minh, tuy nghiêm khắc.“Các anh học để ra làm việc, và chỉ cho người khác làm. Các anh không thể làm bậy, và dạy người khác làm bậy.  Cho nên, đừng trông đợi các anh sẽ ra trường, nếu các anh chưa chứng tỏ các anh đủ trình độ ” Ông  bác sĩ Vũ Ngọc Tân dạy tôi môn Biology năm thứ nhất, đã nói với các sinh viên như thế.

Tôi chưa thấy ai bị rớt oan, hoặc ai không xứng đáng mà lại thi đậu.  Vì ở nội trú, cùng chung thư viện, sách đèn, chúng tôi biết rõ tài học của nhau. Trước khi thi, chúng tôi đã đoán được ai sẽ có điểm cao, điểm thấp, và ai sẽ rớt.

Số kỹ sư ra trường quá it ỏi so với nhu cầu, nên họ được tuyển dụng ngay vào các cơ quan chuyên môn của chính phủ. Không có vụ Ưu tiên chọn nhiệm sở, vì Sở nó chọn mình. Bộ Canh Nông hay Nông Nghiệp thu dụng hết các kỹ sư. Sinh viên tốt nghiệp có nghĩa vụ phải làm việc cho nhà nước, nếu được tuyển dụng trong vòng ba tháng sau khi ra trường. Nếu từ chối, không chịu làm cho nhà nước, họ phải hoàn lại số học bổng và mọi chi phí đào tạo suốt trong thời gian học tập. Ngòai Bộ Canh Nông, thì các bộ khác như Bộ Giáo Dục, Bộ Kinh Tế, các cơ quan tự quản như Nhà Máy Đường, Nhà Máy Giấy, Nhà Máy Cưa và Biến Chế Gỗ, Viện Pasteur, và cả Ngân Hàng nữa… Đó là chưa kể trong lãnh vực tư như các Đồn Điền Cao su, Trà, Cà Phê, các Trại Chăn nuôi….”

Tổng Thống Ngô Đình Diệm 
Dư lễ Khánh Thành Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao


Phó Tiến Sĩ (MS) Nguyễn Quí Định / Hawaii / USA
Khóa 1 / NLS/ Blao cung cấp tài liệu nầy.

Người lùn mặc complet trắng là Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 Chúng ta còn nhớ mãi ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm
lên Blao khánh thành trường Quốc Gia Nông Lâm Mục 12/12/1955 .
Tại cột cờ trường anh em K1 đã công kênh ông khá vui vẻ 
và nhiều kỷ niệm khó quên v/v…  Tổng Thống  kêu nhột quá.       
Các anh thể dục thể thao đứng đầu là anh Châu ô, sau đó là
anh Báu, anh Kaset ...
Anh Nguyễn Qúi Định lúc đó là đại diện SV / K1 vào hàng Tiếp Tân đứng bên 
phải Tổng Thống .
 Nhóm công kênh ông lên có anh mò vào dí Tổng Thống.
Ông  nói : “ Nhột quá thả wa xuống đi các em” . Có bức ảnh công kênh nầy do Bộ Thông Tin / VNCH tặng nhưng thất lạc rồi .
Trường lúc đó đều trang bị học cụ , bàn ghế từ Mỹ gởi qua (có hình Mỹ Quốc Viện-Trợ  ) và  được đánh giá là trường Nông Lâm Súc đẹp nhất Đông Nam Á́ .

Những Bức Hình Chụp Bạn Cũ NLM Gặp Nhau tại USA

Gặp lại nhau ngày Đại Hội NLM Hải Ngoại
Từ trái sang phải. KS Giao, KS Hẹ,,KS Thọ ôn lại kỹ niệm KS Thọ lảnh đạo
tóan thanh trừng khóa 3 trong tuần đầu tiên khóa 3 mới đến trường NLM Blao.
                     *******************************************************************************

updated 08/Dec/2013
Chào quý Thầy Cô và các anh chị
Được sự thống nhất của
một số anh em, hôm nay chủ nhật 08.12.2013, anh Huỳnh văn Hạnh khóa 6 đã tổ chức một đoàn Cựu Sinh viên Thủy Lâm xuống thăm thầy Lê Văn Ký tại Thị xã Cao Lãnh tỉnh Đồng Tháp.
                   
Hình chụp Thầy Lê Văn Ký
 Ngày 08-Dec-2013
                                                          

Đoàn gồm các anh Lê Công Tâm khóa 2, anh Huỳnh Văn Hoàn khóa 5, anh Huỳnh văn Hạnh khóa 6, anh Nguyễn Thế Đoàn k.7, a. Phan Tấn Bảy k.7, a. Nguyễn Hửu Thành khóa 9, a. Đinh trung Chánh k.13, a. Lý Thọ k.13, a. Nguyễn văn Thơ k.13, a. Trần Văn Hảo k.14, đặc
biệt có sự tham gia của anh Nguyễn đức Cao k.8 cựu trưởng liên khóa và anh
Nguyễn Đình Thái k.7 đương kim phụ trách Liên khóa Nông Lâm Mục Súc của đại gia
đình nông nghiệp chúng ta. Rất tiếc anh Tô Hùng k.5 và a. Võ Văn Thoan giờ cuối
kẹt chuyện gia đình nên không tham gia được.



Khởi hành từ TP Saigon lúc 6 giờ sáng, đoàn ghé Long Định ăn sáng và đến Đồng Tháp lúc 10 giờ. Thầy Ký và người cháu ruột-anh Lê Minh Trung rất vui vẻ đón đoàn.
Các anh thay phiên nhau vấn an sức khỏe của Thầy, thầy vui vẻ thông tin cho các học trò của mình biết năm nay
thầy 92 tuổi (sinh 1921), tuổi ta là 93, ăn ngon, không đau bao tử,
tiêu tiểu tốt, ngủ ngon, huyết áp ổn định từ 10-11/6-7, nhịp tim trên 90. Từ 4-5 năm nay không còn đánh tennis nữa, ngày ngày đi bộ khoảng 1 km trở lại,nói chung sức khoẻ tốt, ổn định.

Rất nhiều câu hỏi về các kỷ niệm trong thời gian giảng dạy và sinh hoạt đời thường được đặt ra, xin trích một vài lời thoại :

1. Thầy : Nhịp tim tôi hơi cao >90
-Anh Nguyễn Thế Đoàn : Tuổi 92 mà >90 là không cao, bình thường
-Thầy : Các anh biết vì sao tuổi tây hơn tuổi ta 1 tuổi không
-1 anh học trò : Vì tính từ khi thụ thai
-Thầy : Đúng 
2. Anh Nguyễn Thế Đoàn : Thưa thầy, thầy nhớ tên con không Thầy ?
-Thầy : ......
-Anh Đoàn : Nguyễn Thế ...
-Thầy : À, Nguyễn thế Đoàn
-A. Đoàn : Thầy cho phép con trắc nghiệm trí nhớ của Thầy. Thầy còn nhớ tên
khoa học của Sao bả mía không hở thầy ?
-Thầy : Hopea, Hopea, ...
2. Anh Nguyễn Đức Cao : Thưa thầy, thầy nhớ con không ?
-Thầy : ..... 
-1 giọng nói khác : Anh Cao nguyên phụ trách Liên khóa
-Thầy : Anh Cao làm ban đại diện phải không ?, học trò của Châu Tâm Luân
3
.Rồi thầy tâm sự về thời gian giảng dạy của Thầy : Đứng lớp từ khi khánh thành
trường NLM Blao năm 1955, đào tạo 6 khóa Trung đẳng, sau đó từ khóa 1 Cao đẳng
năm 1959, đến năm 1962 dời về Saigon cho đến khi nghỉ hưu tổng cộng 40 khóa, cứ lấy bình quân mỗi khóa 25 học viên thì tôi đã đào tạo 1.000 Sinh viên
và rất được học trò thương mến
-Thầy hỏi anh em : Thầy được học trò thương, các anh biết tại sao không ?
-Anh Lê Công Tâm : Vì thầy là tướng không sát quân, thầy rất thương sinh viên
-Thầy : Đúng vậy, tôi được anh em thương vì tôi tận tâm, vui vẻ và cho điểm khá
không như các thầy khác (như thầy Lương Sĩ Chương, thầy Phi,...)
4. a. Nguyễn Đức Cao : Thầy còn nhớ tiếng Anh, tiếng Pháp nhiều không hở Thầy ?
-Thầy : Tôi vẫn thường xem TV kênh Star movies và HBO, các anh cũng nên xem, ở
các kênh đó còn có phụ đề tiếng Việt nữa đó
5. Thầy kể có 1 cậu SV bây giờ hỏi Thầy : Nghe Thầy tiếng Anh rất giỏi, Thầy đã
đậu bằng gì hả Thầy ?
-Thầy đáp :Tiếng Anh tôi có bằng DR, các anh hiểu tôi muốn nói gì không?
-1 giọng nói : Dr. : Tiến sĩ ?
-Thầy : Không đúng , DR là đặc ruột (trong bụng tôi tiếng Anh đặc , không
lỏng...)
6. Hỏi: Thưa Thầy, thầy có công trình nào trong quá trình dạy học không Thầy ?
-Thầy : Tôi có biên soan 2 cuốn sách : Thực Vật Rừng và Phương Pháp nghiên cứu
khoa học
7. Một giọng nói thưa thầy còn có các bài viết về Thống kê, nhiếp ảnh, ...nữa ?
- Thầy : không tính, chủ yếu là 2 cuốn sách trên
8. Hỏi : Thầy đi New Delhi có kỷ niệm gì không Thầy ?
-Thầy : Không có nhưng một anh bạn báo khi đến quán ăn : "Đi ra khỏi quán
nhớ quay lại nìn bàn xem có quên gì không? "
-a. Lê Công Tâm : Thầy có kể chuyện đó cho khóa chúng em, và đến giờ chúng em
vẫn áp dụng (tốt nghiệp ra trường phải ghé lại trường xưa, thầy cũ và ôn lại
kiến thức)
9. Hỏi : Trong quá trình dạy học, Thầy đã đi những đâu?, bao nhiêu lần ?
- Thầy : Tôi đã đi nước ngoài 25 lần qua 15 nước gồm Phi luật tân, Nam Dương, Singapore, Hong Kong, Đài loan, Đại hàn, Nhật, Ấn độ, Hungary, Liên xô, Đức, Thụy sĩ, Pháp, Mỹ, …
10. Hỏi : Khi Thầy qua Pháp thầy có gặp Giáo sư Paul Maurand không hở Thầy?
- Thầy : Tôi gặp ông ta cuối cùng ở 45 Cường Đễ Q.1 Saigon
11. Một câu hỏi vui :
Thầy qua Đài Bắc, Hong kong có “trả thù” dân tộc không hở thầy ?
- Thầy : 2 lần ở Bắc đẩu
(Đài loan), 2 lần ở Đài Bắc, ở Đại Hàn thì có xem sexy show, rồi thầy kể những
show chương trình trình diễn làm anh em thấy vui lên và mừng cho tuổi già của Thầy
Sau đó anh Lê Công Tâm đại diện Đoàn trao Bức tranh Ơn Thầy làm quà kỷ niệm của anh em đến thầy. Thầy bảo để yên tôi đọc nào :

ƠN THẦY
Thời gian dẫu bạc mái đầu
Tim trò vẫn khắc đậm câu ơn Thầy.

Chính xác từng chữ chứng tỏ mắt của Thầy rất tốt, anh em vỗ tay hoan hô
Cũng trong dịp này, anh Tâm cũng trao cho Thầy 1 phong thơ 2.500.000 đ gồm 2.000.000 đ của anh Trần Đức Thịnh k.7 và 500.000 đ của anh em trong Đoàn kính biếu Thầy
Cũng đến giờ trưa, đoàn mời Thầy và anh Lê Minh Trung cháu ruột của Thầy chủ nhà đi dùng cơm, anh Trung bận tiếp khách xin cảm ơn, thầy đồng ý đi với chúng tôi
Ra đến nhà hàng, anh em nâng ly chúc sức khỏe Thầy, thầy cũng chúc lại : “Ly bia này không hại đến sức khỏe anh em”.
Trong suốt buổi ăn, thầy trò vừa ăn vừa kể chuyện vui vẻ, vì toàn phái nam, nên nội dung cũng đến phần Tiếu lâm, các anh Đoàn , anh Bảy tung hứng những câu chuyện có pha những từ Hán
với những ý nghĩ hơi “tục” nhưng Thầy cũng đâu có vừa, góp lại những câu chuyện
cũng chả kém phần ý nhị mà nếu có các cô, chắc các cô cũng phải …chào thua và
mĩm cười.
Thầy và trò rôm ran những câu chuyện mà quên chú ý đến thời gian. Để bảo vệ sức khỏe cho Thầy, cũngđáp ứng yêu cầu của anh Trung cháu thầy (khoảng 13 giờ cho Thầy về nghỉ), chúng
tôi đành dừng chuyện trong sự tiếc nuối của cả Thầy lẫn trò để đưa Thầy về nhà
Về đến nhà, thầy lại vào lấy gia phả của gia đình ra giới thiệu với anh em, trong đó thầy dẫn giải quan hệ của con cháu , những thành viên thành đạt của gia tộc.

Để Thầy nghỉ ngơi, chúng tôi đành chia tay với Thầy trong sự bịn rịn và nuối tiếc của Thầy cùng anh Trung và thẳng đường về đến Saigon khoảng 17 giờ cùng ngày.

Xin cảm ơn anh Huỳnh văn Hạnh đã tổ chức chuyến đi, xin cảm ơn các anh trong Đoàn đã cùng đem niềm vui đến với Thầy
Chúc tất cả mọi điều tốt đẹp.

Trn Văn Ho
                                                     ************************************
UPDATED JAN-20-2017

Thứ năm 19.01.2017 chúng tôi gồm có :

Ban đại diện liên khóa : anh Nguyễn Đức Cao
Quốc gia NLM Blao : anh Phan Ngọc Châu khóa 1, anh Nguyễn Tấn Phúc khóa 2, chị Đặng Thị Chín khóa 5
Cao đẳng NLS : anh Huỳnh Văn Hoàn khóa 5, anh Trương Quang Việt khóa 12, anh Trần Văn Hảo khóa 14
Cao đẳng Sư phạm NLS : anh chị Đặng Hoàng Minh

Đã cùng nhau đến thăm, mừng tuổi và chúc Tết Đinh Dậu thầy Lê Văn Ký ở Thị xã Cao Lãnh Tỉnh Đồng Tháp.
Thầy vui mừng đón tiếp các học trò thân yêu qua các thời kỳ. Chúng tôi đã thắp nhang viếng Cô, hỏi thăm sức khỏe Thầy, được biết năm rồi Thầy bị tai biến nhẹ phải vào Bệnh viện điều trị ít ngày và nay đã trở lại bình thường, năm nay bước qua tuổi 97 nhưng hàng ngày vẫn đi bộ lui tới đoạn đường trước nhà khoảng 300m với thời gian từ 15 đến 20 phút.

Thầy vẫn vui vẻ kể chuyện vui với học trò nhưng trí nhớ không còn thông suốt như những năm trước đây, đang kể có đoạn quên một vài ý thầy phải hỏi học trò ai nhớ nhắc giúp thầy
Anh Nguyễn Đức Cao đại diện đoàn trao 810 USD là quà của các anh chị ở hải ngoại có tên dưới đây đóng góp mừng tuổi Thầy :

1.anh Lê Viết Dự,2.anh Đoàn Văn Hoa,3.anh Hoàng Tổng,4.anh Nguyễn Thế Oánh,5.anh Phí Minh Tâm,6.anh Nguyễn Văn Thanh,7.chị Nguyễn Thị Qưới/Ân,8.anh Bùi Văn Thăng,9.chị Trần thị Hằng,10.anh Bùi Xuân Cảnh,11.anh Võ Anh Hào,12.anh Nguyễn Thanh Tân,
13.chị Nguyễn thị Nghệ,14.anh Nguyễn Doanh,15.anh Lê Da Tốn,16. anh Đàm trung Thao,17.anh Đào Văn Thanh,18.anh Dương Hiền Hẹ,19.anh Lê Vinh Quy,20.anh Mai Văn Toại,21.anh Nguyễn Văn Kiểm,22.anh Nguyễn Tuấn,23.anh Nguyễn Ngọc Lâm,24.chị Lý thị Xuyến/Xuân,25.anh Huỳnh Văn Hạnh,26.chị Nguyễn thị Ánh,27.anh Đồng Chí Hoành,28.anh Đỗ Hửu Long.

Anh Phan Ngọc Châu đã trao thầy hộp “Đông Trùng hạ Thảo” với mong muốn Thầy cải thiện được sức khỏe, chị Đặng Thị Chín cũng đã trao quà của chị và của anh Phạm Cao Sang khóa 4 NLMBlao, Các anh chị khác trong đoàn cũng đã trao Thầy những phần quà với những lời chúc tốt đẹp, mong Thầy qua năm mới luôn dồi dào sức khỏe, vui tươi và luôn yêu đời.
Thầy cảm ơn và nói với học trò : “The same to you” . Mong rằng sang năm được gặp lại.

Cũng đã hơn 14 giờ, chúng tôi phải để Thầy nghĩ mà xin phép ra về. Lần nào cũng vậy thầy bịn rịn tiễn ra cửa và đứng ngóng theo “đàn con” đi xa dần ra khỏi cổng.

Cùng nhau đi ăn trưa đến 15 giờ thì từ giã anh chị Minh để về lại Saigon.

Anh Châu cũng đã trao 300 USD cho anh Phúc để cùng chị Bùi Thị Lợi phụ giỗ cho thầy Hà Văn Thân và xin lễ cho thầy Vũ Ngọc Tân trong một dịp sắp đến.

Ý định đến thắp nhang cho thầy Đặng Quang Điện và trao tiền cho cô để phụ giỗ Thầy cũng không được thực hiện vì về đến Saigon quá tối, hy vọng sẽ đi vào nay mai khi thuận tiện.
Chị Phượng vợ anh Châu đã chiêu đãi chúng tôi mỗi người một tô mì vịt tiềm trước khi về nhà.

Xin cảm ơn anh chị Đặng Hoàng Minh đã nhiệt tình liên lạc với gia đình thầy và tiếp đón chúng tôi khi về Đồng Tháp.

Xin cảm ơn anh Phan Ngọc Châu và anh Nguyễn tấn Phúc đã tạo điều kiện xe cộ cho chúng tôi đi về Cao Lãnh
Xin cảm ơn chị Đặng thị Chín đã chiêu đãi chúng tôi buổi trưa và chị Lê Mỹ Phượng đã chiêu đãi chúng tôi buổi tối.

Xin kính chúc quý anh chị trong đại gia đình liên khóa NLM/S năm mới an khang, hạnh phúc
Trần Văn Hảo


UPDATE OCTOBER-20-2017


Hôm qua thứ tư 11 tháng 10 năm 2017 chúng tôi những thầy trò Nông nghiệp đã có chuyến về Cao Lãnh vấn an sức khỏe người thầy, cây cổ thụ ngành Lâm nghiệp phía Nam- Giáo sư Lê Văn Ký
Năm nay thầy đã 97 tuổi, sức khỏe vẫn giữ được phong độ nhất định nhưng thầy bảo độ rày thịt đã teo bớt nên ngồi lâu thầy thấy đau mông.
 Anh Trung người cháu đang nuôi Thầy báo độ rày thầy có huyết áp hơi cao, ngồi lâu mà 2 bàn tay run run là triệu chứng thay đổi tension, các anh chị chú ý cho.
Tuy nhiên thầy rất vui mừng khi có học trò đến thăm, thầy muốn mọi người quấn quanh thầy để nghe chuyện và kể chuyện thật lâu .
Qua trao đổi chúng tôi nhận xét trí nhớ của Thầy có phần giảm sút rõ nét, mọi chuyện cười thầy hay kể với chúng tôi hằng năm thì năm nay nhớ rất ít và không liên tục, dù sao với số tuổi này được thấy thầy như hiện tại là một điều hạnh phúc với học trò và con cháu
Các anh chị thắp nhang cho cô, hỏi thăm, nghe thầy kể chuyện, trao quà, chúc sức khỏe và xin được chụp hình chung với Thầy trước khi qua thăm anh Đặng Hoàng Minh SPNLS (một thành viên tích cực cho đồng môn và ngành Sư phạm NLS tại Đồng Tháp) đang bị bệnh hiểm nghèo hiện ngụ tại TP Cao lãnh. 

Thật buồn khi thấy sắc mặt anh biến đổi nhưng nhìn cách anh sinh hoạt, cách nói chuyện vẫn thấy yêu đời. Chúng tôi nghĩ với sự chăm sóc của chị Minh, với sự động viên của bạn bè, đồng môn và nhất là với bản tính yêu đời, lạc quan luôn nghĩ tốt đến người khác thì anh Minh sẽ lướt qua được nghịch cảnh này, kéo dài tuổi thọ để vui cùng gia đình và bạn bè.

Tuy đang điều trị nhưng nghe đoàn về Đồng tháp và có ý tham quan Tràm Chim, anh đã liên hệ với anh Nguyễn Thế Hanh một thành viên Lâm nghiệp của gia đình NLS Đồng Tháp hiện là PGĐ Vườn Quốc gia Tràm Chim tạo mọi điều kiện, xây dựng chương trình cho đoàn tham quan, thật trân trọng
Rời nhà anh Minh, chúng tôi thẳng tiến VQG Tràm Chim, đến đây được sự chỉ đạo từ xa của anh Hanh (hiện đang tham dự khóa họp ở Thành phố Cao Lãnh), anh Tú và anh Tâm đã thuyết trình cho chúng tôi những nét đặc thù về sinh cảnh Tràm Chim, các loại chim, các loại cá nước ngọt trong địa bàn. Sau đó đoàn đã được xem một đoạn clip về Tràm Chim du ký mô tả khá tỷ mỉ về các hoạt động của VQG Tràm Chim.

Vì đã quá giờ trưa, đoàn chúng tôi xuống nhà hàng dùng bữa với cơm gạo huyết rồng nấu với sen và các món ăn đặc sản của địa phương trong mùa nước nổi (cá linh chiên dòn, cá lóc nướng trui, bánh canh cá lóc bông, cá rô kho tộ, tép xào điên điển…)
Ăn xong chúng tôi tranh thủ xuống thuyền đi tham quan dọc theo kênh rạch trong vườn quốc gia.
Suốt chuyến đi em Lưu Văn Tâm Kiểm lâm viên làm hướng dẫn đoàn giới thiệu các đặc thù của sinh cảnh vùng miền, sinh hoạt trong dòng đời của sếu đầu đỏ, các loại cỏ năn trong vùng, biến chuyển sinh cảnh theo thời gian trong năm.

Anh Hồ Viết Sắc người con của Rừng Khôộp Tây nguyên đã đặt vấn đề : Cho rằng đất Tràm chim Tam Nông là nơi mà Sếu đầu đỏ ghé lại vì những sinh cảnh đặc biệt của vùng miền, có mùa nước nổi, có củ năn làm thức ăn cho Sếu (bây giờ có tin cho rằng ngoài củ năn sếu còn ăn cả rắn, rùa,…) thế thì tại sao Lào và Kampuchia là một xứ khô hạn không có sinh cảnh như Đồng tháp mười nhưng Sếu lại chịu trú ngụ và sinh sản? điều này lý giải cho nguồn tin mà báo chí đã loan cách nay rất lâu là Sếu đầu đỏ ngoài Tràm chim còn xuất hiện ở vùng tây nguyên nước ta nơi có rừng khôộp chiếm diện tích khá lớn. Anh cho biết rừng khoộp diện tích năn cũng rất nhiều
Vì chúng tôi phải về trong ngày nên ghi vài hình ở đồng lúa Ma rồi quay lại điểm xuất phát để về Saigon.

Xin cảm ơn các anh chị trong đoàn đã tham gia thăm Thầy Ký, cũng không quên cảm ơn những anh chị đã có quà cho Thầy Ký trong dịp này



Xin cảm ơn anh chị Đặng Hoàng Minh và anh nguyễn Thế Hanh cùng các em Tú, Tâm vườn quốc gia Tràm Chim đã tiếp đón
Xin chúc mọi điều tốt lành
Kính cầu mong thầy của chúng ta duy trì được sức khỏe để chúng ta có dịp vấn an hàng năm
Trần văn Hảo

TIỄN ĐƯA THẦY LÊ VĂN KÝ
Thế là cây đại thụ cuối cùng trong ngành Thủy Lâm đã ngã xuống : Giáo sư Lê Văn Ký đã rời bỏ chúng ta vào lúc 23 giờ 45 ngày 17 tháng 12 năm 2017 sau khi đã hiện hữu 97 năm trên cõi đời này, cống hiến cho ngành Thủy Lâm biết bao nhiêu công trình, đào tạo cho ngành biết bao nhiêu cán bộ kỹ thuật qua nhiều thế hệ
Giờ đây Thầy đã nằm xuống trong sự tiếc thương vô hạn của bao thế hệ học trò ở khắp nơi trong và ngoài nước.
Hay tin, Liên khóa đã tổ chức một đoàn gồm a. Nguyễn Đức Cao k.8 Trưởng đoàn cùng a. Lâm Quốc Kim k.1, a. Lê Công Tâm k.2, a. Nguyễn Phú An k.4, a. Nguyễn Đình Thái k.7, a. Lê Văn Thu k.8, c. Nông Tuyết Ánh k.11, a. Giang Phát Nguyên k.13, a. Trần Văn Hảo và Nguyễn Văn Nghiệp k.14, a. Trương Trung Việt k.16 và c. Băng Nga con anh Huỳnh Minh Bảo k.1 xuống viếng điếu và tiễn đưa Thầy lần cuối.
Dọc đường đi, rất nhiều kỷ niệm với Thầy được anh em trong đoàn chia sẽ, xin được trích ít chuyện để nhớ đến Thầy :
Chuyện của anh Lê Văn Thu k.8 : Là một sinh viên khá giỏi nhưng ham chơi nhiều hơn ham học. Anh Thu kể cùng khóa có anh Cao là SV chuyên tổ chức các sự kiện với các SV còn anh Thu cũng tổ chức nhưng tổ chức ca hát, nhảy nhót cho SV cùng với các ca sĩ đương thời ở các phòng trà. Tốt nghiệp anh là 1 trong 3 SV được phần thưởng, theo tiêu chuẩn anh có thể được nhận làm Giảng nghiệm viên nhưng khi đệ đơn lên, thầy Ký nhận đơn và bảo anh muốn làm GNV à ?, anh mà làm thầy giáo thì SV hư hết, thế mới biết thầy quan tâm đến lĩnh vực đào tạo, giáo dục như thế nào
Chuyện của anh Nguyễn Văn Nghiệp khóa 14 : Khi nhận nhiệm vụ làm phiên dịch tiếng anh cho các chuyên gia trong dự án của các nước xhcn, anh đến xin Thầy cho mượn các tài liệu để tham khảo giúp cho công việc được trôi chảy và phong phú thêm. Thầy vui vẻ và sẵn sàng cho hay cho mượn, thầy hỏi anh cần lĩnh vực nào, Nghiệp thật thà báo các phương tiện cơ giới khai thác, thầy nói làm Lâm nghiệp phải có cái tâm yêu nghề, yêu rừng. Khai thác phải có phương pháp để bảo đảm duy trì và phát triển lâm phần nhưng thầy cũng hẹn Nghiệp đến nhận sau khi thầy chuẩn bị cho. Nghiệp thấy lời thầy dạy là đúng nên không dám đến nhận tài liệu thầy soạn cho
Chúng tôi đến nhà Thầy lúc 21 giờ 15 ngày 19.12.2017 được anh Trung (cháu gọi Thầy bằng cậu cũng là con nuôi của Thầy, người nhận trông nuôi Thầy từ ngày cô mất) tiếp và kể diễn tiến những ngày trước khi Thầy ra đi như sau :
3 hôm sau khi khóa 12 đến thăm Thầy, ngày 21.11.2017 Thầy bị té, có những triệu chứng bất thường, anh Trung đưa Thầy vào viện chẩn đoán và điều trị.
Xuất viện về nhà, 3 ngày đầu thầy khỏe, một mình đi ra đường được. Sau đó yếu dần, không tự ăn được, phải nhờ con cháu đút, mớm.
Bác sĩ hằng ngày vẫn theo dõi và chăm sóc Thầy nên thần thái Thầy vẫn còn tốt. Thời gian này Thầy cũng đã trao đổi với anh Trung và gia đình những điều cần nói trước khi ra đi
Đến chiều 17.12 trước khi mất thầy còn nhờ đẩy xe ra trước hiên nhà nhìn trời đất, chơi với con cháu. Tối vào ngủ đến 22 giờ thầy vẫn bình an, anh Trung mỗi 15 phút theo dõi camera soi chiếu phòng thầy
Khoảng từ 23 giờ đến 23 giờ 15, anh thấy thầy trở mình rồi lại nằm yên, đến 23 giờ 30 anh thấy thầy vẫn ở tư thế khi nãy, anh nghĩ thầy ngủ nhưng đến 23 giờ 45 vẫn ở tư thế đó thì anh Trung bật dậy vào phòng mới hay…Thầy đã ra đi
 
Không biết có phải là duyên hay không, chứ hàng năm chúng tôi hay tổ chức thăm Thầy và trao quà cây mùa xuân của các anh chị học trò đóng góp vào dịp cận Tết nhưng năm nay có những cuộc thăm dồn dập trong tháng 10 và 11 như chuyến thăm của anh Phí Minh Tâm (k.2 NLMBL) đã cùng anh Phan Ngọc Châu (k.1 NLM Blao) nhân dịp anh Tâm về VN vào cuối tháng 09.2017, sau đó nhóm Liên khóa trong đó có thầy Phan Hoàng Đồng, anh Hồ Viết Sắc k.5, chị Võ thị Vân k.3, a. Phạm văn Lâm k.4, a. Phan tấn Bảy k.7, a. Trần Văn Hảo k.14, anh Lê văn Hửu và Huỳnh văn Hoàng k.5, ac Trần Thuận NLSH, ac Phạm Công Sang k.4 NLMBL, ac Độc Lập NLSBL, c. Trần thị Tuyết NLSĐT, ac Vũ văn Ninh k.13, a. Nguyễn Trung Quân NLSAG…đã đến thăm thầy vào ngày 11.10.2017 và cuối cùng các anh chị khóa 12 (a. Tài, a. Hoa, a. Thế Việt, a. Minh Quan, a. Quang Việt, ac Ngọc Lan) và ac Ngọc Tâm k.3/75 đến thăm thầy vào ngày 18 tháng 11.2017
Trong thời gian lễ tang, chúng tôi thấy khá nhiều đơn vị và học sinh các thế hệ, các trường NLS đến viếng điếu. Một duyên cho Thầy ngày 19.12.2017 thầy được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các thành viên chính phủ sau khi họp Hội nghị xúc tiến đầu tư Đồng Tháp đã đến viếng và đặt vòng hoa tưởng niệm Thầy
Và khoảnh khắc cuối cùng trước khi thầy ra nơi ở mới, ngoài những bà con trong dòng tộc, chúng tôi thầy rất đông học trò đưa tiễn :
Đại học Nông Lâm : Khóa 1 có a. Lâm Quang Kim và c. Băng Nga con anh Huỳnh Minh Bảo, khóa 2 có a. Lê Công Tâm, k.3 có c. Võ thị Vân, k.4 có a. Nguyễn Phú An, k.7 có a. Nguyễn Đình Thái, k.8 có a. Nguyễn Đức Cao, a. Lê Văn Thu, a. Võ văn Thoan, k.10 có a. Nguyễn đức Bình, k.11 có chị Nông Tuyết Ánh, khóa 13 có a. Giang Phát Nguyên, a. Hồ Kim Sơn và ac. Vũ văn Ninh, khóa 14 có a. Trần Văn Hảo và a. Nguyễn Văn Nghiệp, khóa 15 có a. Hồ Thanh Tâm, a. Đinh Văn Trung, a. Nguyễn Đình Chính, khóa 16 có a. Trương Trung Việt, a. Tăng A Pẩu, a. Bùi Văn Danh, a. Thái Truyền. Nông lâm súc Huế có ac Trần Thuận, NLS Định Tường có c. Trần thị Tuyết, NLS An Giang có a. Nguyễn trung Quân và rất nhiều học trò các trường NLS các tỉnh nhưng chúng tôi không rõ tên…
Thầy được nằm cạnh cô rất ấm cúng. Anh chị em ngậm ngùi theo lễ tiễn đưa cùng gia đình và cuối cùng đặt ít nắm đất cùng vài nhánh hoa trên ngôi mộ của Thầy
Vĩnh biệt người Thầy kính yêu
Mong Thầy sẽ gặp và cùng cô thong dong bên kia thế giới

Trần Văn Hảo

còn tiếp