WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Sunday, February 21, 2016

CẤP CAO ĐẲNG CỦA TRƯỜNG NÔNG LÂM MỤC BẢO LỘC TRƯỚC 1975

Bài viết góp từ trí nhớ và tài liệu còn lưu giử của nhóm bạn khóa 3/CĐCN gồm có :
KS Dương Hiển Hẹ(CA,USA),GS PhD Trần Đăng Hồng(Reading,England),BSThu Y Trần Ngọc Quỳnh(VN), Msc Nguyễn Minh(CA,USA), KS Bùi Văn Lương(CA,USA), Msc Nguyễn Thế Thiệu(Oklahoma,USA)
                                                       
                                                                  ******************************

Giáo dục nông nghiệp tại Miền Nam VIệt Nam trước 1964 được đặt dưới quyền quản tri của Bộ Canh Nông (The Deparment Of Agriculture).
Bộ Canh Nông có Nha Học Vụ Nông Lâm Súc đặt trụ sở tại đường Mạc Đỉnh Chi, đối diện với Nha Khí Tương Saigon phụ trách tất cả mọi vấn đề cho 3 trường nông nghiệp có tên dưới đây.
1-Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo lộc được thành lập theo nghị định 112 BCN/NĐ ngày 19 tháng 11 năm 1955
 Trường đầu tiên có cấp Trung Đẳng bắt đầu từ ngày 12-tháng 12 năm 1955 và sau đó có cấp Cao Đẳng xuất hiện từ ngày 30 tháng 11 năm 1959. (Tên tiếng Anh là “The National College of Agriculture, Animal Husbandry and Forestry of Baoloc.”)
2-Trường Canh Nông Thực Hành Cần Thơ xuất hiện ngày 16 tháng 12 năm 1957.
 (Tên tiếng Anh là “The School of Agricultural Practices of Cần Thơ”)
3-Trường Canh Nông Thực Hành Huế xuất hiện ngày 2 tháng 2 năm 1959.
(Tên tiếng Anh là “The School of Agricultural Practices of Huế”)
Giám Đốc Nha Học Vụ Nông Lâm Súc  là Bác Sĩ Thú Y Đặng Quan Điện tốt nghiệp tại Pháp.

Bộ Canh Nông VNCH muốn đào tạo một số lượng đông công chức để phục vụ cho chính phủ trong ngành Nông Lâm Súc cho kế họach phát triển 10 năm từ 1954-1964.
Nhưng kết quả đạt được rất khiêm nhường .

Ngoài ra vì tình hình chiến tranh, theo lệnh tổng động viên một số rất đông sinh viên sau khi tốt nghiệp chưa kịp nhận lệnh bổ nhiệm, phải nhập ngủ vào Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức.
Sau khi học xong giai đoạn I tại Quân Trường, các kỹ sư NLS được chuyển về các CỤC CHUYÊN MÔN của QLVNCH như Cục Tâm Lý Chiến, Cục Quân Y, Cục Quân Nhu để tiếp tục học giai đọan II về ngành chuyên môn của mỗi cục rồi thi tốt nghiệp với cấp bậc Chuẩn Uý tại đó.

Hầu hết tất cả các sĩ quan trong trường hợp nầy hòan toàn phải bỏ nghề đã học tại trường NLS để tiếp tục phục vụ trong quân ngủ cho đến ngày 30-4-1975.

 Những kỹ sư khi được chuyển về Cục quân Nhu phải thông thạo tiếng Pháp hoặc tiếng Anh, được huấn luyên tại Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu KBC 3052 số 4 đường Đồn Đất quận I Saigòn.
Các môn học gồm có căn bản quân nhu , kỹ nghệ sãn xuất và trắc nghiệm kiểm tra sãn phẫm của nganh công nghiệp nhe như dệt nhuôm vải sợi, giấy, da, gổ, chất plastic và ngành chế tạo và trắc nghiệm thực phẫm như đồ hộp, cơm sấy khô...

Trong thời gian ở trong quân ngủ , có một số Sĩ Quan Quân Nhu được Bộ Quốc Phòng QLVNCH gửi qua Thái Lan để học lấy cấp bằng Bác Sĩ Thú Y như Bác Sĩ Thú Y Trần Ngọc Quỳnh khóa 3/CD, Bác Sĩ Thú Y Vũ Ngọc Bình khóa I/CĐ, Bác Si Thú Y Nguyễn Quốc Ân khoá I/CĐ.

                                  


Một số Sĩ Quan kỹ sư và Cán sự NLS khác được gửi qua tu nghiệp chuyên môn tại Japan và tại US Army Natick Laboratories,Mass. gồm có KS Dương Hiển He, KS Vũ Duy Đề, KS Phạm Văn Hà, KS Đỗ Văn Giao, KS Nguyễn Chu Miên, KS Bùi Văn Mai, Cán Sư Đặng Khải Nghĩa.
                             
Từ trái sang phải
KS Dương Hiển Hẹ khóa 19 SQ /TBTĐ , KS Nguyễn Chu Miên khóa 19 SQ/TBTĐ
KS Ái Hồng khóa 21 SQ/TBTĐ, KS Vũ Duy Đề Khóa 19 SQ/TBTĐ, KS Phạm Văn Hà khóa 17 SQ/TBTĐ
        Hình chụp các kỹ sư NLS phục vụ tại Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu/QLVNCH năm 1970

NHIỆM VỤ CỦA TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU/QLVNCH


Công việc đã đảm nhận :

·    Viết tiêu chuẩn các mặt hàng vải vóc,giấy gổ,kim loại,và quân trang dụng
·    Thực hiện trắc nghiệm kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn đã sọan thảo của
    Quân  Nhu, tiêu chuẩn Liên Bang Mỹ , tiêu chuẩn Nhật JIS và tiêu chuẩn Pháp .
·   Thanh tra sãn xuất quân trang dụng và thực phẫm với tính cách chuyên viên kỹ thuật.
·     Làm hội viên kỹ thuật trong hội đồng kiểm thâu cùng với Cục Mãi Dịch Quân Đội .
·     Hội viên trong hội đồng sọan thảo tiêu chuẩn quốc gia của Viện Quốc Gia Định
    Chuẩn
·    Viết dự án đặt mua máy trắc nghiệm hằng năm.
·    Thực hiện trắc nghiệm dã chiến bằng cách đề cử sĩ quan chuyên viên tới các đơn 
    vị chiến đấu.
·    Tìm hịểu ưu khuyết điểm của quân trang dụng và thực phẫm.để có kế họach cải tiến.

Với nhiệm vụ được giao phó,TTKSKT/QN cần phải có những sĩ quan có ngành nghề chuyên môn bậc đại học thông thạo ít nhất một ngoại ngữ Pháp hoặc Anh để tham khảo xử dụng tài liệu kỹ thuật  nước ngoài và bậc trung cấp kỹ thuật.
Sau một thời gian phục vụ,các sĩ quan cần được gửi ra nước ngoài tu nghiệp để có thể đáp ưng kịp với trình độ tiến bộ của thế giới.

TESTING EQUIPMENT OF TISC(TTKS/KT/QN) BEFORE  APR-30-1975.
           ( Calibrated every 2 years by US Army Calibration Team )
Textile Testers.
  Test method applied : Federal Standard Textile Test Methods. Used for testing textile fibers, yarn, thread, rope, cordage, cloth, and textile products for conformance with the requirements of Federal and Military Specifications.
  * Tensile Strength Tester :  capacity 500kg, made in Japan
  * Tensile Strength Tester : capacity 200kg, made in Japan
  *  Yarn Strength Tester : made in USA
  * Tearing Strength Tester : made in Japan
  * Air Permeability Tester : made in Japan
  * Washing Colorfastness Tester : made in Japan
  *  Light  Colorfastness Tester, carbon electrode : made in Japan
  *  Universal Abrasion Tester : made in Japan
  *  Yarn Twist Tester ; hand operated, made in Japan
  *  Yarn density counter : made in JapanUsed for counting warp and filling yarn of fabric per inch or      centimeter
  *  Crockmeter : made by lab TTKS/KT/QN
  *  Electronic Reflectance Colorimeter : made in USA
 The machine measures the tristimulus of a sample under a calibrated light source then compares with the tristimulus of the standard sample.                                           
  * Textile Microscopes : made in USA                    
KS Miên + KS Hẹ
với Electronic Reflectance Colorimeter
  * Precision Balance : made in USA
  * Color Munsell Books : made in USA
Paper Testers.
  * Bursting Strength Tester : made in USA
  * Folding Endurance Tester : made in USA
  * Brightness and Opacity Tester : made in USA
  * Basic Weight Scale : made in USA
Wood Tester
  * Wood Moisture Meter With Pin : made in USA
Rubber and PlasticsTesters and Specimen Preparation Tools
  * Hardness Tester Shore A : made in USA
  * Hardness Tester Shore D : made in USA
  * Flex Tester( Cut Growth Tester) : made in USA
  * Cutting Press : made in USA
  * One set of Cutting Dies : made in USA
  * Thickness gauges : made in USA
  * Charpy Impact Tester : made in USA.
     It  is used to break a rigid plastic test specimen
  Dart-drop film Tester : made in USA.  It is used to determine the force to break a plaque, sheet, film, pipe, …Dart-drop tester is very popular with many film producers and resin manufacturers.
  * Wooden  Lasts For Standard Shoes sizes
Metal Testers                                                                  
Kỹ sư Miên với Vickers Hardness Tester
* Portable Brinell Hardness Tester : made in USA
* Table Brinell Hardness Tester : made in USA.
*  Vickers Hardness Tester :  made in USA
*  Metallurgical Microscope : made in USA.

OFFICERS WORKED FOR “ Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu
 from 1965 to 30-APR-1975
Commanders : Đào Nguyên Lãng , Nguyễn Bá Mười , Đinh Văn Lai © and
Huỳnh Văn Đôn
Phòng Quân Trang Dụng.
1-Dương Hiển Hẹ 2-Nguyễn Chu Miên 3-Đặng Khải Nghĩa 4-Đỗ Văn Giao 5-Phan Văn Thuỳ 6-Dương Tấn Lợi 7-Đinh Công Bản 8-Đặng Vũ Định © ̣̣ 9-Ái Hồng 10-Trung Úy Thiện 11-Trương Khắc Mẫn 12-Tiền Quốc Cơ13-Nguyễn Văn Hòa 14-Nguyễn Hữu Danh 15-NguyễnThành Công© 16-Khổng Hưũ Phước 17-Dư Quang Thuấn 18-Phạm Công Trọng 19-Dương Trung Hưng 20-Nguyễn Trung Hoa 21-Nguyễn Tấn © 22-Nguyễn Văn Linh 23-Đoàn Minh Quan 24-Nguyễn Đắc Thận
Phòng Thực Phẩm
Vi Sinh
1-Phạm Văn Hà 2-Vũ Duy Đề 3-Bùi Văn Mai 4-Vũ Ngọc Bình 5-Trần Ngọc Quỳnh 6-Nguyễn Võ Mỹ © 7-Nguyễn Cảnh Cửu 8-Đặng Đắc Cảm 9-Nguyễn Quốc Ân 10-Phạm Huy Cường 11-Hoàng Tuấn 12-Trần Đình Tương © 13-Nguyễn Thanh Vân 14-Lê Văn Lâm 15-Đại Úy Tuấn© 16-Trung Úy Trúc
Phòng Thanh Tra
1-Võ Văn Thi 2-Trần Ngọc Sơn 3-Nguyễn Đức Hùng© 4-Tôn Thất Đẩu 5-Võ Hữu Dụng 6-Lê Công Huyện 7-Võ Ngọc Thac̣h 8-Võ Tấn Quan 9-Lê Gia Lợi © 10-Nguyễn Văn Mười
11-NguyễnTrung Trực 12-Nguyễn Văn Ức 13-Thiếu Úy Hạnh 14-Thiếu Úy Phước
Ph̀òng Hành Chánh
1-Trần Hữu Đồng 2-Nguyễn Văn Trọng 3-Nguyễn Thanh Long
© : deceased
US Army Advisers for budget aid
1- QUARTERMASTER Major SULLIVAN (Little Rock city / State of Arkansas)
2- QUARTERMASTER Captain HENRICH (State of Illinois)

Lt Colonel Huỳnh Văn Đôn was the last commander, politically detained for 9 years in
the Communist Re-Education Camp after April-30-1975.
Other officers were also detained but in shorter time than Colonel Đôn
because of their technical laboratory jobs
BÁC SĨ THÚ Y TRẦN NGỌC QUỲNH  CĐ KHÓA 3 VIẾT:

Feb-25-2016

"....May quá lúc này có Chương trình nông mục QD vừa thành lập, các đơn vị quân nhu phải làm công việc chăn nuôi gia súc gia cầm để tự cung cấp thuc phẩm cho đơn vị đồn trú.

Phòng Nông Mục do cục QN sáng lập bởi Đại Tá Cục Trưởng Nguyễn Tử Đóa được Trung Tướng Tổng Cục Trưởng Đồng Văn Khuyên chấp thuận.. 

Một lần ông Trung tá Lưỡng ở Cuc xuồng thanh tra kho quân nhu ở Cần thơ,tối nằm ngủ cùng phòng nói chuyện, ông ấy nói về CT NM QD, tôi liền góp ý và đề nghi nên lập một nhà máy  sản xuất thực phẩm cho gia súc gia cầm thì chương trình mới phát triển được, Ông ấy về trình lại với ỏng Cục trưởng và được chấp nhận. Thể là một công điện khẩn cấp điều tôi về lại Saigon giao cho trách nhiệm thành lập xây dựng nhà máy,Lúc đó ở Saigon chưa có một nhà máy nào để học kinh nghiệm , Một mình tôi tả sung hữu đột viết dự án, tìm tài liệu mua máy móc đề xây dựng nhà máy.Tôi làm việc mất 3 tháng và nhà máy đã thành hình . Cố vấn Mỹ xuống xem khen ngợi ! Nhà máy khánh thành có Tổng cục trưởng tổng cuc tiếp vận tới dự, có quay phim truyền hình . 

Tôi đọc diễn văn khai mạc và nói về kế hoạch của nhà máy cho các ông lớn nghe. Kết quả Thiếu Tướng Đổng văn Khuyên chỉ thị ngay tại chổ là  phải cấp cho Thiếu Úy Quỳnh một xe díp ngay để đi làm việc ! 

Nhà máy thành công, nhưng vài tháng sau thì có chương trình đào tạo BSTY của USAID cho VN để đáp ứng cho nhu cầu hậu chiến để phát triển đất nước .Tôi bèn xin thôi làm quản đốc nhà máy và xin được đi học để nâng cao tay nghề.

Được cuc QN chấp nhận và tôi tham gia khóa đào tạo Bác Sĩ Thú Y đấu tiên ổ Thailan ( đáng lẽ học ở Mỹ nhưng USAID thấy học ở Thailan rẻ hơn nên đổi sang Thailan ), Đó là công trình để dời của tôi tiếp tục ở lại trong ngành quân nhu . 

Sau này hoc xong trở về thì CHƯƠNG TRÌNH NÔNG MỤC QUÂN ĐỘI bị giải thể do có sự phản đối của giới thương gia với Đại Sứ Mỹ không chập nhận cho quân đội làm kinh tế ! Tôi trở về lai TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU thì các ban đã biệt phải về hết rôi..."

--------------------------------

Tháng 11 năm 1961, Cấp Cao Đẩng NLS được tách ra khoĩ Trường Bảo Lộc để dời về Saigon vì có 2 giáo sư bị bắt cóc đòi tiền chuộc và đường di chuyển từ Saigon lên Bảo lộc bị gían đọan thương xuyên.

Ngày 9 tháng 11 năm 1968 , cấp Cao Đẳng được tổ chức lại và đặt dưới quyền quản trị của Bộ Quốc Gia Giáo Dục VNCH (The Department of Education )và được tách ra làm 3  trường là :
School of Agriculture, School of Forestry, School of Veterinary and Animal Husbandry.
Cả ba trường có chung một tên là  “National Agricultural Center” có mục đích :
* Đào tạo cấp kỹ sư cho chính phủ và xí nghiệp.
* Thực hiện nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới.
* Nghiên cứu cải tiến kỹ thuật.
                               ---------------------------
Năm 1955,Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho lệnh thành lập NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM để phát hành tiền tệ thay thế TIỀN ĐỒNG DƯƠNG.Lúc đó một đồng Dollar Mỹ đổi được 35 đồng VNCH. 1500 đồng VNCH đổi được gần $50 USD.
Lich sữ thống kê của USA cho biết giá vàng tại Mỹ:
Một troy ounce of gold (31.1 grams) gía $36 USD năm 1955, giá $37 USD năm 1960, giá $36 USD năm 1965, giá $38 USD năm 1970 .
Vậy 1500 đồng VNCH vào năm 1955 mua được gần 1.40 lương vàng tại Saigon. Năm 1969,giá chợ đen 360 Đồng VNCH đổi được một Dollar Mỹ.
                               -----------------------
Trước năm 1965 vì ngân sách cấp học bổng cho mỗi khoá sinh 1500 đồng mua được gần 1.40 lương vàng mỗi tháng chỉ hạn chế trong 3 năm nên thời gian học của 3 khóa Cao Đẳng đầu tiên tại Trường Bảo Lộc và tại Saigon kéo dài 3 năm theo học trình 4 năm của Pháp.
Khóa sinh dự khuyết được lảnh học bổng 800 đồng.Năm kế tiếp nếu đậu lên lớp được lảnh 1500 đồng.
Để có thể học đủ học trình trong 3 năm, khóa sinh không được nghĩ hè.
Từ khóa 5 về sau,thời gian học kéo dài 4 năm.
Giáo sư giảng dạy dùng tiếng Pháp cho bốn khoá đầu. Tiếng Việt được sử dụng từ khoá 5.

LỚP CAO ĐẲNG NÔNG LÂM SÚC KHÓA 1,KHOÁ 2 VÀ KHOÁ 3

Bốn khoá đầu tiên kể từ năm 1959 (khoá I) đến năm 1963 (khoá IV), mỗi năm trường cho thi tuyển tổng cộng 60 sinh viên gồm có 25 sinh viên ban Canh Nông, 15 sinh viên ban Thuỷ Lâm và 20 sinh viên ban Súc khoa.
Sau ngày trình diện nhập học, nếu thấy có sinh viên nào không đến,trường gửi thư gọi sinh viên đậu dự khuyết để thay thế cho có đủ tổng số như trên.

Điều kiện được dự thi ngoài vấn đề sức khoẻ tốt và tuổi tồ́i đa dưới 30, phải có một văn bằng Tú Tài toàn phần ban B Toán Học, Ban A Khoa Học thực nghiệm, hoặc tốt nghiệp cấp Trung Đẳng Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao

Bài thi gồm có:
• Luận Việt Văn thi trong 2 giờ, hệ số 2.
• Toán thi trong 2 giờ , hệ số 3.
• Lý Hoá thi trong 2 giờ hệ số 3.
• Vạn vật (địa chất, thực vật, động vật) thi trong 2 giờ hệ số 3.
• Pháp văn (một bài luận ) thi trong 2 giờ, hệ số 2
• Anh văn (một bài dịch) thi trong 1 giờ

Ngôn ngữ viết bài thi Toán, Lý, Hoá, Vạn Vật, và dịch Anh văn có thể  dùng tiếng Pháp thay cho tiếng Việt để có thể thu nhận những thí sinh có tú tài Pháp.

Khoá 1 và khóa 2 học tại Trường Bảo Lộc.Sau khi Khóa 3 nhập học được vài tháng thì cả 3 khóa đều được dời về Saigon vào tháng 11 năm 1961.
                       KHÓA 3 (1961-1964)

                      

                   Hình chụp khóa 3 /CĐNLS trước Đại Thính Đường năm 1961

DANH SÁCH SINH VIÊN KHÓA 3 CAO ĐẲNG NÔNG LÂM SÚC
                                     (xếp theo alphabet)
*Ban  Nông Khoa
1-Lê thiện Chí , 2-Dương Văn Đức, 3-Đỗ Văn Giao, 4-Nguyễn Văn Hạnh, 5-Trương Đức Hạnh, 6-Nguyễn Xuân Hân, 7-Dương Hiển Hẹ, 8-Trần Đăng Hồng, 9-Nguyễn Khắc Hùng, 10-Lê Nguyên Khôi,11-Lê Hà Bửu Lan, 12-Võ Thi Thuý Lan, 13-Trần Như Long, 14-Bùi văn Lương, 15-Bùi Văn Mai, 16-Nguyễn Chu Miên, 17-Nguyễn Minh, 18-Nguyễn hữu Quyền, 19-Phùng Hửu Tần, 20-Văn Khắc Thái, 21-Nguyễn Thế Thiệu, 22-Trần Kim Thuỷ, 23-Vũ Văn Tiếp, 24-Trần Đình Tương, 25-Nguyễn Hửu Tranh, 26-Nguyễn Văn Hửu trí
*Ban  Súc Khoa
1-… Ngọc Anh, 2-Phạm Văn Cần, 3-Ngô Thị Ngoc Diêu, 4-Đoàn Ngọc Đông, 5-Phạm Hùng, 6-Trần Nguyên Hùng, 7-Nguyễn Hoàng Long, 8-Dương Thị Tuấn Ngọc, 9-Trần Ngoc Quỳnh, 10-Đặng Đắc Thiệu, 11-Hồ Vỉnh Trung, 12-Võ Thị Vân
13-Nguyễn Thanh Vân?, 14-Đỗ Bỉnh Xén, 15-Nguyễn Đình Xinh

*Ban  Lâm Khoa
1-Nguyễn Hoà, 2-Võ Hoàn, 3-Phạm Khánh Hồng, 4-Đặng Khác Khánh, 5-Bùi Công Tạo, 6-Nguyễn Đình Văn
                           --------------------
Năm học được chia làm 2 học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 16 tuần.
Vào cuối mỗi năm học, năm thứ nhất và năm thứ hai sinh viên phải đi tập sự tổng quát trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.
 Cuối năm thứ ba, sinh viên phải chọn một đề tài chuyên môn để tốt nghiệp được một giáo sư hay một chuyên viên của Bộ Nông Nghiệp hướng dẫn đở đầu.
Đề tài tốt nghiệp gọi là
luận trình được bảo vệ trước một hội đồng gồm các giáo sư trong đó có sự hiện diện diện của giáo sư  hoặc chuyên viên đở đầu gọi là patron.

Học Trình Trong 3 Năm Của Ban Canh Nông.
(Tài liệu nầy của PhD Trần Đăng Hồng còn lưu giư kể từ khi đi du học tại Anh Quốc)
First Year (1961-1962)
Mathematics 45 hours + 15 hours TP
Physics: 45 h + 30 h TP
Pedology : 45 + 45
Meteology: 30  + 45
General Economics 60 + 30
Introductory Agronomy: 15 + 15
Introductory Forestry: 15 + 15
Introductory animal Husubandry: 15 + 15
Chemistry: 45 + 90
Summer Field Practice: Total 10 weeks

Second Year (1962-1963)
General Agronomy: 30 + 45h TP
Rural construction % agricultural mechanisation: 30 + 45
Animal nutrition: 30 + 45
Soil fertility: 45 + 45
Topograghy and Agricultural hydraulities: 60 + 45
Farm management: 45 + 4
Crops: 60 + 45
Plant Physiology: 45 + 45
Plant taxonomy: 30 + 45
Entomology: 45 + 45

Third Year (1963-1964)
Crop Improvement: 30 + 45
Economics: 45
Soil conservation: 30 + 45
Plant protection: 30 + 45
Crop and Horticulture: 60 + 90
Plant Pathology: 45 + 45
Agro- industry 75 + 90

                  
Điểm lên lớp (Passing grade): >12/20
Thi lên lớp gồm có thi viết và vấn đáp.Thi vấn vấn đáp bằng cách bốc thăm đề tài và chỉ được bốc một lần mà thôi.
Ai thi rớt được ở lại học thêm một năm nữa với chương trình đã học.Nếu rớt nữa thì bị loại ra khỏi trường.
                                               
Giáo Sư MACARI người cao đứng sau cùng trước xe bus của trường
Hàng trước 2 nữ sinh viên từ trái sang phải là Võ Thị Thuý Làn và Trần Kim Thuỷ.Bên trái Trần Kim Thuỷ là

Đổ Văn Giao,Dương Hiển Hẹ,Nguyễn Hửu Tranh,Đặng Đắc Thiệu.
               

             Hình chụp GS MACARI với khoá 3 tại Đàlạt trước ngày ra trường




 ---------------------
DANH SÁCH GIÁO SƯ GIẢNG DẠY BAN CANH NÔNG KHÓA 3 CAO ĐẲNG
                               THÀNH KÍNH TRI ƠN
1- Ingénieur Ponts et Chaussées Trần Văn Bạcḥ (Cựu Bộ Trưởng Công Chánh) tốt nghiệp tại Pháp : dạy Calcul Différentiel (Toán Tích Phân)
2- GS
Commun, người Pháp : dạy Entomologie
3- BS Thú Y Đặng Quang Điện tốt nghiệp tại Pháp : dạy Aliments Animales
4- KS Công Chánh Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp tại Pháp : dạy Topographie et  Construction Rurale.
5- GS Dược Khoa Nguyễn Văn Hai Trường Dược Khoa : dạy Chimie Analytique
6- GS Giao Của Trường Dược Khoa : dạy thực tập hóa học tại Phòng Thí Nghiệm Bênh Viện Hồng Bàng.
7- GS Gaury người Pháp : dạy Machines Agricoles
8- GS Bùi Tương Huân Viện Trưởng Đại Học Huế : dạy Kinh Tế
10- GS Lê Văn Ký : dạy Forestier Sommaire
11- KS Môn (Nha Khí Tương Saigon) : dạy Meteorologie
12- GS Macari người Pháp : dạy Cultivation des Plantes Industrielles 
13- GS Pecrot người Belgique  : dạy Amelioration Des Sols
14- KS Đoàn Minh Quan tốt nghiệp tại Pháp : dạy Riziculture
15- BS Thú Y Vũ Ngọc Tân tốt nghiệp tại Pháp : dạy Biologie Animale
16- GS Maurice Schmidt người Pháp : dạy Pedologie
17- GS Tixier người Pháp : dạy Biologie Vegetale
18- KS Trương Thái Tôn tốt nghiệp tại Pháp : day Génétique
19- KS Bùi Huy Thục tốt nghiệp tại Pháp : dạy Horticulture
20- KS Tôn Thất Trình tốt nghiệp tại Pháp : dạy Agronomie
21- KS Võ Long Triếu : dạy Thống Kê Nông Nghiệp
22- KS
Lâm Văn Vãng tốt nghiệp tại Pháp :  day Chế Biến Thực Phẫm.


                            
HÀNG TRƯỚC từ trái sang phải :
Nguyễn Minh,Trần Đình Tương, Đinh Nguyên Trình Giang, Nguyễn Hửu Quyền, Lê Thiện Chí
HÀNG SAU từ trái sang phải : Đặng ĐắcThiệu,Phùng Hửu Tần, Nguyễn Xuân Hân,GS TRẦN VĂN BẠCH, Phạm Văn Cần, Trương Đức Hạnh, Vũ Văn Tiếp, Dương Hiển Hẹ.
Hình chụp quý thầy hướng dẫn khóa 3 đi du hành quan sát trước khi tốt nghiệp

THÀNH KÍNH NHỚ ƠN CỦA QUÝ
                       THẦY SÁNG LẬP VIÊN
   Viết dựa theo tài liệu của GS PhD Lưu Trọng Hiếu khóa I/CĐ
                 để lại trước khi từ trần năm 2008
                      --------------------------
Để thi hành nghị định số 112 BCN/NĐ ngày 19 tháng 11 năm 1955 của Bộ Canh Nông VNCH, Bác Sĩ Đặng Quang Điện, Bác Sĩ Vũ Ngọc Tân, Kỹ Sư  Thuỷ Lâm Lê Văn Ký, Kỹ Sư Bùi Huy Thục đã nhiệt tình đem công sức lên thị trấn Blao tìm chọn chỗ rừng rậm thích hợp để khai quang xây dựng trường.Đó là 4 sáng lập viên đầu tiên của Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao.

Vị Giám Đốc đầu tiên của trường là Bác Sĩ Vũ Ngọc Tân. Bác Sĩ Đặng Quan Điện vừa lo điều hành Nha Học Vụ NLS vừa đi qua Pháp tìm mời các giáo sư  danh tiếng như giáo sư Gaury, giáo sư Commun, giáo sư Roth, giáo sư Macari, Poliniere, Banchi, Chardin, Guichon, Rollet, Maurand, Rocher, Jolly sang VN giảng dạy.

Tại Pháp Bác Sĩ Đặng Quan Điện đã đi thăm các trường Đại học Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thú Y Pháp, được các trường và Chính phủ Pháp đồng ý viện trợ, cam kết sẽ cử các giáo sư tài năng sang giúp trường.



 Sau khi về nước, chính phủ Pháp đã cử Giáo sư R.Barone, Giáo sư Jack Bost, Giáo sư Jacques Euzéby, Giáo sư Joubert, Giáo sư Henri Drieux, Giáo sư Gaury, Giáo sư Macari, Giáo sư Commun, Giáo sư Jolly, Giáo sư Guichon, Giáo sư Rollet, Giáo sư Maurand, Giáo sư Chardin, sang giảng dạy tại trường Bảo Lộc.

Vào năm đầu tiên khai gỉảng khóa I , các môn căn bản được phụ trách bởi  :
 Bác sĩ Vũ Ngọc Tân dạy Động Vật Học; Giáo sư Tixier dạy Thực Vật Học; Tiến sĩ Stevens dạy Kinh Tế Đại Cương và xã hội học; Tiến sĩ Maurice Schmidt dạy Thổ Nhưỡng, Khí Hậu Học; Giáo sư Bùi Huy ThụcMaurice Schmidt dạy Nông Học Đại Cương; Giáo sư Lê Văn Ký và Giáo sư Rocher dạy Lâm Học Đại Cương,

Lên đến năm thứ hai và năm thứ ba có thêm quý thầy sau đây tới gỉảng dạy.
Giáo sư Tôn Thất Trình, Bác sĩ Tôn Thất Ngữ, Bác sĩ Lê Thước, Bác sĩ Nguyển Văn Trình, Bác sĩ Nguyễn Văn Tư, Giáo sư Lê Văn Mười, Kỹ sư Nguyễn Văn Đức, Kỹ sư Trương Văn Hiếu, Giáo sư Bùi Huy Thục, Kỹ sư Đoàn Minh Quan, Kỹ sư Nguyễn Văn Oánh, Kỹ sư Nguyễn Văn Hiệp, Kỹ sư Lương Sĩ Chương.
                              ----------------------------
Sau khi tốt nghiệp cấp Trung Đẳng và Cao Đẳng,những ai chưa có lệnh gọi nhập ngủ vào Quân Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức nếu có thành tích học xuất sắc được Trường đề cử gửi đi du học tại Hoa Kỳ để lấy cấp bằng Bsc , Msc và PhD.
Những người được gửi đi du học gồm có:
Cấp Trung Đẳng.
Anh chị Phan Ngọc Châu, Nguyễn Quý Định, Lê Viết Dự, Lê Vinh Qui, Nguyễn Đình Mô, Nguyễn Văn Tràng, Phí Minh Tâm, Hoàng Vũ, Nguyễn Thị Hà, Nguyễn Thị Nghệ, Châu Văn Hạnh, Nguyễn Văn Hành, Nguyễn Thanh Tân, Vũ Quốc Dũng, Tống Ngọc Tiên, Lê Ngọc Diệp, Nguyễn Hoài Đỉnh, Nghiêm Xuân Thịnh, Nguyễn Thị Kỉnh, Hà Thị Liễu,Lê Da Tốn và Trần Hiệp Nam.
Cấp Cao Đẳng.
Lưu Trọng Hiếu (PhD ), Nguyễn Đăng Long (PhD), Trần Đăng Hồng (PhD,England), Nguyễn Bích Liễu (PhD), Đặng Đắc Thiệu( PhD), Ngô Thị Ngọc Diêu(PhD),Trần Như Long(PhD), Văn Khắc Thái(PhD), Nguyễn Hửu Quyền(PhD)
                                            



                        Chữ ký của Bác Sĩ Đặng Quan Điện

                       Giám Đốc Nha Học Vụ Nông Lâm Súc
                    


KHÓA 1 CAO ĐẲNG 1959-1962
Góp trí nhớ của BSTY Nguyễn Quốc Ân(Georgia), BSTY Vũ Ngọc Bình(Philadelphia) và KS Phạm Văn Hà(California)
               (xếp theo alphabet)                   
                                         ------------------
Ban Nông Khoa.
1-Nguyễn Long Ẩn, 2-Bạch Văn Bài, 3-Buì Bỉnh Bân, 4-Trần Quang Bửu, 5-Lê Văn Bảy(mất),6-Vũ Hửu Đệ, 7-Phan Chi Đoan, 8-Trần Minh Gíam(mất), 9-Lâm Hồng Hải, 10-Nguyễn Xuân Hoa(mất), 11-Nguyễn Văn Hòang,12-Nguyễn Đăng Long, 13-Nguyễn Phi Long,14-Mai Thị Mỹ Nhung, 15-Trần Thị Nguyệt, 16-Nguyễn Văn Tân(du học Mỹ),17-Sầm Thị Băng Tâm(mất), 18-Vĩnh Thăng(mất), 19-Nguyễn Đắc Thiện,20-Bùi Xuân Trường(mất), 21-Nguyễn Lương Y(mất).
Ban Súc khoa.
1-Nguyễn Quốc Ân, 2-Vũ Ngọc Bình, 3-Trầm Cường, 4-Hồ Hán Dân, 5-Vũ Duy Đề, 6-Phạm Văn Hà, 7-Lưu Trọng Hiếu(mất), 8-Nguyễn Hửu Hoài(mất), 9-Lê Kim Huê, 10-Hòang Ngọc Lân (mất), 11-Nguyễn Đình Nghiêm, 12-Huỳnh Kim Ngọc, 13-Nguyễn Thị Quới, 14-Phạm Bá Thiện(mất), 15-Trần Trọng Toàn (du học Mỹ), 16-Nguyễn Khắc Trần(mất), 17-Nguyễn Văn Triều(mất), 18-Vũ Nam Triệu, 19-Lê Đằng Vân(mất)
Ban Lâm Khoa.

1- Huỳnh Minh Bảo(mất), 2-Hoàng Mai Chào, 3-Nguyễn Đức Chính, 4-Dương Trung Hưng(du học Mỹ), 5-Lâm Quang Kim, 6-Đinh Trọng Phùng, 7-Trần Châu Lam(mất), 8-Nguyễn Tri Phương, 9-Nguyễn Đình Tâm, 10-Đỗ Cao Thọ(mất), 11-Hứa Văn Tức, 12-Đào Văn Tự, 13-Võ Hồng Sơn.

TÌNH THƯƠNG CỦA GIÁO SƯ VỀ HƯU ROBERT BARONE DÀNH CHO HỌC TRÒ CŨ ĐỊNH CƯ TẠI USA.
Kỹ sư Dương HIển Hẹ tóm lược bài viết của Bác Sĩ Thú Ý Nguyễn Quốc Ân ở Georgia.

TƯỞNG NHỚ MỘT VỊ THẦY KÍNH MẾN : “ Professor Robert Barone “

Giáo sư Robert Barone được chính phủ Pháp tài trợ sang giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Bảo Lộc trong 3 tháng năm 1959.
Giáo sư phụ trách môn Histology bao gồm Animal  Micro and Macro Anatomy rất nổi tíếng của trường Đại Học Lyon nước Pháp nên được nhiều trường đại học trên thế giới mời thuyết trình những nghiên cúu thành công mà giáo sư đã viết phổ biến trong 8 -10 cuốn sách.Mỗi cuốn dày trung bình khõang 600 trang.
Ngòai VN, giáo sư đã đến thuyết trình tại những trường đại học của Italy, Japan, Buenos Aires, Canada...Giáo sư cũng là một hội viên hoạt động tích cực của hội INTERNATIONAL  ASSOCIATION OF ANATOMISTS.

Nguyễn Quốc Ân là sinh viên ban Súc Khoa khóa một cấp Cao Đẳng Trường Nông Lâm Mục Bảo Lộc năm 1959  cùng với bạn đồng lớp đã được may mắn làm học trò của giáo sư Robert Barone giảng dạy lý thuyết và thực hành trong 3 tháng.

Ngày nay  giáo sư Barone không còn tại thế. Giáo sư qua đời ngày 21 tháng 11 năm 2014 hưởng thọ 97 tuổi. Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Quốc Ân ngậm ngùi ngồi viết bằng tiêng Anh đề ngày Nov-21-2014 kể lại một số kỹ niệm khó quên.
Bảng tiếng Anh được kỹ sư Dương Hiển He, bạn đồng môn của Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Quốc Ân và cũng là bạn cùng phục vụ tại TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU /QLVNCH Quận Nhứt Saigon trước năm 1975 đã tóm lược như sau.
                           ******************************
Đứng trước tấm bảng màu xanh lớn, giáo sư Barone cầm 4 viên phấn trắng, đỏ, xanh và vàng .Rồi trong từng bước một, giáo sư vẽ xong khoãng 50 bức hình giải phẩu gồm có thịt, mạch máu nhỏ, động mạch, giây thần kinh rất rỏ rệt của một con bò.
Giáo sư Gíam đốc  Bác Sĩ Thú Y Vũ Ngọc Tân của Trường NLS cho sinh viên một con bò để học thực tập giải phẩu.Giáo sư Barone và sinh viên ban súc khoa đã hạ sát con bò một cách nhanh gọn, tách riêng ra từng phần xương, thịt, máu, gân, giây thần kinh.
Trong thời gian giảng dạy,giáo sư Barone rất thân cận với sinh viên .Nguyễn Quốc Ân rất mến giáo sư nên thường lưu lại lớp sau giờ tan học để xin giáo sư giải đáp những thắc mắc.
Khi Nguyễn Quốc Ân lên năm thứ hai thì giao sư Barone đã về Pháp co đề nghị 2 học bổng dành cho Nguyễn Quốc Ân và Phụ Tá HAI sang đại học Lyon học thêm PhD nhưng lúc bấy giờ có luật tổng động viên nên không xuất ngoại được.
Tuy nhiên Nguyễn Quốc Ân vẫn tiếp tục liên lạc thư từ vơí giáo sư Robert Barone.

Năm 1965 ,theo lệnh gọi động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức,Nguyễn Quốc Ân sau khi học xong giai đọan I , được chuyển về học giai đọan II tại Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu.
Sau 3 năm phục vụ cho Quân Nhu/QLVNCH, Nguyễn Quốc Ân đã được học bổng đi du học lấy bằng Bác Sĩ Thú Y tại Chulalongkorn University,Bangkok,Thailand.

Sau biến cố lịch sữ ngày 30-4-1975,Nguyễn Quốc Ân đi cải tạo chung số phận với bạn cùng quân ngủ và vài năm sau khi được trả tự do đã vượt biên sang định cư tại Alexandria Virginia/USA.
Trong thơi gian mới tới USA, Nguyễn Quốc Ân học nghề 2 năm để lấy bằng thơ chuyên môn Auto-Mechanic.
Năm 1982 do sự giới thiệu nhờ giúp đở của Giáo sư Barone gửi giáo sư H Evans của đại học Cornell,New York nên Nguyễn Quôc Ân nhận được việc làm tại đại học Georgia, đến  năm 1985 trình luận án lấy được bằng Master of Anatomy và được tiếp tục làm việc tại đây trong 17 năm cho đến tuổi về hưu với chức vụ Coordinator At Anatomy Laboratory.


                            KHÓA 2 (1960-1963)
DANH SÁCH SINH VIÊN KHÓA 2 CAO ĐẲNG NÔNG LÂM SÚC.
                                (xếp theo alphabet)
Viết theo góp trí nhớ của Kỹ Sư Nông Khoa Nguyễn Đức Tư VN, Kỹ Sư Nông Khoa Phan Văn Thuỳ Germany.

BAN NÔNG KHOA :1- Nguyễn ngọc Ẩn, 2-Nguyễn quốc Bính, 3-Đặng đắc Cảm, 4-Bửu Cảnh, 5- Nguyễn khắc Chân, 6-Nguyễn văn Châu, 7-Hoàng Cường, 8-Hoa văn Dần, 9-Nghiêm xuân Đài, 10- Nguyễn đông Giang (Sư Tịnh Độ), 11-Phạm thanh Khâm, 12-Nguyễn tấn Liêm, 13-Nguyễn bích Liễu, 14-Chu trọng Nghĩa, 15- Sầm thị Băng Tâm (mất), 16-Vũ đình Thắng, 17-Cao đức Thịnh (mất), 18- Uông đình Thịnh.  19- Bùi diên Thọ,  20-Phan văn Thùy, 21-Lâm văn Thương, 22-Nguyễn đức Tư.

BAN SÚC KHOA : 1- Bùi xuân Cảnh, 2-Nguyễn phúc Chân(mất), 3-Nguyễn Châu (mất), 4-Bùi hữu Chí, 5-Nguyễn khắc Chung, 6-Đoàn minh Giám, 7- Đỗ thế Hiếu, 8-Lê minh Khôi (mất), 9-Lương quang Kiếm, 10-Đào trung Kiều, 11-Tôn Tích Lê, 12-Nguyễn văn Nhuận (mất), 13- Nguyễn kế Thanh, 14-Nguyễn song Thuận, 15-Lý thành Tựu.  

BAN THỦY LÂM : 1-Trịnh hữu Ân, 2- Phạm xuân Bách, 3- Chu quang Cẩm, 4- Nguyễn hữu Chung (mất), 5-Nguyễn võ Dzai, 6-Nguyễn đình Hải, 7-Trần (?) nguyên Hồng, 8-Lê văn Ngọc, 9-Nguyễn trọng Nho, 10-Nguyễn đình Sơn, 11-Lê công Tâm, 12- Phạm văn Toàn, 13- Nguyễn trọng Thuyên.

                     Hiền Huynh PhD NGUYỄN PHÚC CHÂN
                      Qua đời ngày 17-7-2006 thọ 68 tuổi 
Kỹ Sư Chăn Nuôi (Khoá 2/CĐ/NLS/Sài Gòn), Cao học Kinh Tế (USA), PhD (USA), nguyên
 Chuyên Viên Nha Giáo dục Nông Nghiệp/Saigon. 
Từ 1977 đến 1987, chuyên viên cố vấn nông nghiệp ở các nước Senegal,
 
Mauritania, Chad, Zaire tại Châu Phi do USAID và World Bank tài trợ.
 

 PhD NGUYỄN PHÚC CHÂN KHOÁ 2 CĐ BAN SÚC KHOA ĐÃ
ĐỂ LẠI CHO HẬU THẾ KỸ NIỆM THIÊNG LIÊNG NẦY TAỊ
ORANGE COUNTY,USA TRƯỚC KHI TỪ TRẦN.

Tổng Thống Ngô Đình Diệm 
Dư lễ Khánh Thành Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao


Phó Tiến Sĩ (Msc) Nguyễn Quí Định / Hawaii / USA
Khóa 1 / NLS/ Blao cung cấp tài liệu nầy.

Người lùn mặc complet trắng là Tổng Thống Ngô Đình Diệm

 Chúng ta còn nhớ mãi ngày Tổng Thống Ngô Đình Diệm
lên Blao khánh thành trường Quốc Gia Nông Lâm Mục là 12/12/1955 .
Tại cột cờ trường anh em K1 đã công kênh ông khá vui vẻ 
và nhiều kỷ niệm khó quên v/v…  Tổng Thống  kêu nhột quá.       
Các anh thể dục thể thao đứng đầu là anh Châu ô, sau đó là
anh Báu, anh Kaset ...
Anh Nguyễn Qúi Định lúc đó là đại diện SV / K1 vào hàng Tiếp Tân đứng bên 
phải Tổng Thống .
 Nhóm công kênh ông lên có anh Mô mò vào dí Tổng Thống.
Ông  nói : “ Nhột quá thả wa xuống đi các em” . Có bức ảnh công kênh nầy do Bộ Thông Tin / VNCH tặng nhưng thất lạc rồi .
Trường lúc đó đều trang bị học cụ , bàn ghế từ Mỹ gởi qua (có hình Mỹ Quốc Viện-Trợ  ) và  được đánh giá là trường Nông Lâm Súc đẹp nhất Đông Nam Á́ .

Những Bức Hình Chụp Bạn Cũ NLM Gặp Nhau Tại USA và Emails Liên Lạc.


Gặp lại nhau ngày Đại Hội NLM Hải Ngoại
Từ trái sang phải. KS Giao, KS Hẹ,,KS Thọ ôn lại kỹ niệm KS Thọ lảnh đạo
tóan thanh trừng khóa 3 trong tuần đầu tiên khóa 3 mới đến trường NLM Blao.

Từ trái sang phai.
KS Nguyễn Hòang Long/USA, KS Trần Đình Tương/USA,
KS Dương Hiển Hẹ/USA, GS PhD Trần Đăng Hồng/Scotland/UK
gặp lại nhau tháng May/2007 tại Bolsa,California,USA



Updated Jan-17-2017.
Kỹ sư Nguyễn Song Thuận viết 25-Dec-2016.

Cũng được biết các Bạn Khóa Hai Súc Khoa là Bùi Hữu ChíĐào Trung Kiều đã mất.
 Bạn Bùi Hữu Chí mất ở VN và bạn Đào Trung Kiều mất khi ra nước ngoài.

Tôi cũng được kể là "dân Quân Nhu " đấy ạ, không phải đại diện Cục Quân Y "cộng tác" với Kỹ Sư Phạm Văn Hà (Kỹ Sư Hà nhiều lần đề nghị tôi qua bên Quân Nhu, nhưng không được) làm "thí nghiệm"  thực Phẩm Quân Đội như cơm sấy khô và đồ hộp tại Nha Nghiên Cứu Thực Nghiệm Ngư Nghiệp (?) đường Phan Đình Phùng, mà được chuyển qua Cục Quân Nhu hẳn hoi!

 Lúc đó chương trình Nông Mục Quân Đội đang "nở rộ". Tôi được Tướng Đồng Văn Khuyên (lúc đó hình như là Tổng Cục trưởng... chỉ thị Cục Quân Y (Đại tá Vũ Ngọc Hoàn làm Cục Trưởng) "biệt phái" tôi sang Cục Quân Nhu.

Tôi đã thuộc quân số của Cục Quân Nhu, lãnh lương của Cục Quân Nhu (1 năm), thường được Đại Tá Thịnh (cấp chỉ huy trực tiếp, dưới quyền Đại Tá Đóa), cử đi "thanh tra" ở các thí điểm nông Mục Quân Đôi.

Được một năm thì tôi được "biệt phái" về Bộ Canh Nông dưới thời Tổng Trưởng Tôn Thất Trình (tôi làm Chánh Sự Vụ Sở Thị Trường thuộc Nha Kinh Tế Nông Nghiệp).

Thời gian từ cuối 1963 đến đầu 1970, tôi dạy học ở trường Văn Hoá Quân Đội các lớp Tứ, Tam và Đệ Nhị về các môn Lý Hóa, Vạn vật. Cũng vì trường thiếu GS dạy Việt Văn, tôi kiêm nhiệm luôn.

Tôi cũng học thêm lấy bằng Cao Học Chính Trị Kinh Doanh thuộc Viên Đại Học Đà Lạt (lớp Cao Học mở ở Sài Gòn, trên đường Catina (đường Tự Do).

UPDATED NGÀY 26-FEB-2019

NHẬT KÝ NHỮNG NGÀY TÌM CHỖ TRỌ HỌC TẠI SAIGON NĂM 1961
Ngày 30-11-1961.
Có chỉ thị cấp Cao Đẳng sẽ dời về Saigon lúc 5.15 giờ sáng ngày 10-12-1961.
Ngày 3-12-1961.
Trường trở nên vắng lặng vì sinh viên khoá II đã về Saigon.Ngồi trong phòng nhìn qua cửa kính,bên ngoài vạn vật im lìm, tôi cảm thấy buồn và luyến tiếc phải rời khỏi ngôi trường nầy mặc dâu chỉ sống nơi đây trong khoảng một tháng.
Ngày 4-12-1961.
Ông Tổng Giám Thị báo tin sẽ đưa một số sinh viên khoá III về Saigon.Lúc đầu tôi định chưa chịu đi vì chưa nhận được số tiền cơm còn dư thừa.Về Saigon nếu không có đủ số tiền tôi thiểu trong túi thì sẽ vào cảnh khốn khổ.
Đến 8.30 giờ sáng,nhà trường cho biết sẽ cho mỗi sinh viên nhận 1000 đồng.
Tôi vội quay vào phòng ngủ thu dọn hành trang trong vòng 20 phút.
Xe rời Blao vào lúc 10.15 giờ sáng xuôi về miền Nam.
Tới Saigon,chúng tôi gồm có Minh, Hòa, Hẹ tới tạm trú tại nhà người anh rể của bạn Lương Trọng Hiệp ở đường Trương Minh Giảng.Chúng tôi trải chiếu nằm ngủ trên sàn đất.
Ngày 5-12-1961.
Sau khi dùng điểm âm tại một quán giải khát ở gần chợ Trương Minh Giảng, bạn Minh và tôi cùng đáp xe bus lên Saigon.Rôì từ Saigon,chúng tôi đáp xe bus về ngã tư Bảy Hiền để tìm những người bà con của ban Minh.
11.30 giờ chúng tôi chia tay nhau,bạn Minh đau chân không thể đi nữa.Còn tôi đi tìm nhà bạn Đoàn Kim Cẩn ở Hoà Hưng.Gặp Cẩm,tôi hỏi chuyện học hành và chỗ ở trọ.Sau 20 phút lưu lại tại nhà Cẩm,tôi đi bộ tới góc đường Hoà Hưng Lê Văn Duyệt để đợi xe bus.Tại đây tôi cảm thấy đói bụng quá nhưng tự nhủ rán chờ về ăn cơm trưa tại Quán Anh Vũ.Nhưng vẫn cảm thấy quá khó chịu vì đói nên tôi bằng vào dùng cơm trưa tại Quán Cơm Xã Hội.Bữa ăn giá 5 đồng gồm ba món nhưng các món đều có muì khó chiụ.Cơm thì khê cháy.Những người ngồi ăn quát ầm lên vì cơm thiu.Đây là lần đầu tiên tôi vào Quán Cơm Xã hội, cảm thấy mình giống như người bần cùng mà tôi chưa từng trải qua trong quá khứ lúc còn ở miền Trung.Đời sống ở Saigon quá chênh lệch khác hẳn với miền Trung Huế, Đà Nắng.
Ăn xong cơm chiều,tôi trở lại nhà bạn Hiệp nhưng Hiệp đang có khach.Tôi rủ bạn Hoà cùng đi xem chỗ tôi định thuê ở trọ tại đường Yên Đỗ.
Ngày 8-12-1961.
Chiều tôi cùng với bạn Đông đạp xe về đường Nguyễn Bỉnh Khiêm tìm chỗ ở trọ nhưng không thành công.Chúng tôi rủ nhau lên Phú Thọ , ghé lại Trung Tâm Kỹ Thuật Phú Thọ.Nơi đây tôi gặp bạn Tôn Thất Tụng học kỹ sư công chánh đang đi thực tập về.Bạn Đông và tôi đạp xe theo bạn Tụng về Đại Học Xá Minh Mạng Chợ Lớn.
Ngày 9-12-1961.
Suốt ngày ở nhà.Tối,Minh,Hiệp và tôi đạp xe tìm chỗ ở trọ nữa nhưng không tìm được.
Ngày 10-12-1961.
Sáng sớm sau khi ăn điểm tâm xong,tôi và Minh đạp xe đi tìm chỗ ở trọ nữa.Sau nhiều lần dọ hỏi chúng tôi tìm được chỗ vừa ý có số nhà 220/1B đường Trương Minh Giảng.
Ngày 11-12-1961.
Đến trình diện tại Nha Học Vụ lúc 7.30 giờ sáng.Trưa dọn tới chỗ ở mới 220/1B Trương Minh Giảng.Chiều đi học ở Thảo Cầm Viên.Tối ,viết thư về 
Ba Má.

UPDATE NGAY 16-8-2019
TRICH RA TỪ CÚỐN NHẬT KÝ
Thi vào Ban Kỹ Sư Canh Nông Khóa 3/CN.
Ngày 29-6-1961
Sáng thi Quốc Văn với đề :”Một triết gia đã viết tự do không phải là một tặng phẫm, nó là cái gì người ta đã chinh phục được
Chiều thi Lý Hóa và Anh Văn.
Ngày 30-6-1961
Sáng thi Tóan và Vạn Vật.
Chiều thi Pháp Văn với đề tài :”Le machinisme est beaucoup critiqué, dites en les inconvenients et les davantages”

Ngày 23-10-1961
Chiểu tôi được bạn KIM cho hay đã trúng tuyển vào Quốc Gia Nông Lâm Mục Bảo Lộc.Chưa suy nghĩ nên đi hay không.
Ngày 28-10-1961.
Thấy tên mình trên bản đậu chính thức nhưng chưa nhận được thư báo tin nên nôn nóng vô hạn.Đến nhà của Sách thì hay tin Hiệp ra Huế tôi bằng chờ đợi suốt gân 3 tiếng đổng hồ nhưng không hề thấy tăm dạng.Tôi quay về nhà ăn cơm tối.Ăn xong tôi đạp xe cấp tốc lên lại nhà Sách. Hiệp vẫn chưa về  nhưng lại được tin Đông đã ra Huế.Tôi vội nhờ KIM dẫn tới nhà Đông.Không may Đông đi vắng.
Sau đó tôi lên Bưu Địên đánh điện tín về Nha Kỹ Thuât Canh Nông số 9 Mạc Đỉnh Chi Saigon.
Từ giã KIM tôi đạp xe lên số 4 Huyền Trân Công Chúa để hỏi thăm thư từ của MINH nhưng hoài công..Tôi đạp xe trở lại Bưu Điện đánh điện tịn xin giùm cho MINH.Trên đường đi tôi gặp HIỆP ở trường Quôc Học.
HIỆP mưng ra mặt nên quên,không nhớ nôi những giấy tờ phải làm..
Ờ Bưu Địện về gặp Thân Phụ ra thăm báo cho biết đã có thư của Nha Học Vụ Nông Lâm Súc nhưng chỉ có đương sự mới nhận .Chúng tôi bàn nhau để tới kệt luận tôi không đi học ở Blao.

1-11-1961
5g30 tôi lên xe về thăm quê nội tại Gò Nổi Thu Bồn.Tôi ra nhà của MINH được gia đình MINH tiếp đón niềm nở.Đến trưa MINH và tôi trở ra Đà Nẵng.Chiều hai đứa rủ nhau daọ quanh phố Đà Nẵng.

2-11-1961
còn tiếp