WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, October 26, 2018

SỰ VẬN HÀNH CỦA GENE VÀ TUỔI THỌ



CƠ CHẾ VẬN HÀNH CỦA GENE.
1-Thuật ngữ và nhiệm vụ của các thành phần trong gene
Promoter = là môt vùng của DNA làm kích động transcription. Promoter được tìm thấy ở gần vùng transcription bắt đầu kể từ  5'-cuối của gene sequence .Promoter còn được gọi enhancer dài khỏang 100–1000 base pairs.
Transcription factor = là protein ở trên promoter có nhiêm vụ đóng mở gene cùng với promoter.
Promoter + transcription factor = mở gene On và tạo ra  protein. Đóng gene OFF và ngưng tạo ra protein.
Translation = xãy ra trong tế bào chất (cytoplasm).  DNA tạo ra RNA là mRNA nhờ chất xúc tác gọi là enzyme RNA  polymerase.
Gene expression = transcription + translation
Khi gene bị tác kích bởi môi trường chung quanh hoặc bởi tế bào khác thì transcription factors(TFs) đóng và mở genes để đưa mênh lệnh của genes tới đúng tế bào theo đúng thời gian và theo đúng số lương trong suốt thời gian sinh tồn của tế bào sinh vât .
Trong genome của loài người có 2600 TFs.

2-Tóm lược cơ chế tạo ra protein từ DNA



3-DNA METHYLATION.
Để tìm hiểu thay đổi của gene như thế nào do ảnh hưởng của môi trường, chúng ta làm trắc nghiệm theo một phương pháp rất thông dụng gọi là DNA Methylation.
DNA Methylation là gắn nhóm methyl –CH3 vào DNA ở cytosine .
DNA Methylation có thể làm thay đôi sự hoạt động của DNA nhưng không làm thay đổi sự nối kết (sequence) của nó.
Khi gắn nhóm methyl vào gene thi gene bị đóng nên không tạo ra protein.

Chỗ sáng trắng là nơi  CH3 gắn vào.


4-TRẮC NGHIỆM ĐÓNG GENE OFF VÀ MỞ GENE ON TẠI PHÒNG THÍ NGHIỆM “McGill UNIVERSITY,MONTREAL,QUEBEC CANADA”
(McGill University is a public research university in Montreal, Quebec, Canada, was established in 1821 )

                                         Hình vẻ của McGill University
 Hoá chất thí nghiệm:
1-gene GFP(.Green fluorescent protein ) đặt trong día cấy vi sinh. Gene GFP trích ra từ con sứa biển (jellyfish) tên là Aequorea Victoria.  Green fluorescent protein (GFP) là protein cấu tạo bởi 238 amino acid residues (26.9 kDa)
2-Adomet C₁₅H₂₂NOS tức là S-adenosylmethionine(AdoMet) nguồn chứa methyl.Thuốc hạ huyêt áp.
3-Valproic acid C8H16O2.Thuốc chống bịnh co giựt(anti-epilepsy drug)
Giọt Adomet và dĩa để gắn methyl và gene thì thấy hoạt động của GFP giảm xuống.
Giọt Valproic acid vào dĩa để lấy methyl ra khõi gene thì hoạt động của GFP tăng lên.

5- Khám phá genes tăng tuôi thọ.

Bản Tin ngày 29-july-2017
Giáo sư Zoltán Kutalik - tại The Institute of Social and Preventive Medicine và the Swiss Institute of Bioinformatics ở Lausanne, Switzerland.
Đã tìm thấy có 16 vị trí trên genes có liên hệ tới tuổi thọ của loài người.Trong số đó có 14 chỗ đã tìm thấy hoàn toàn.
Giáo sư  Kutalik đã nghiên cứu phân tích 116,279 người, và điều tra  2.3 triệu single-nucleotide polymorphisms (SNPs) có sự thay đổi về di truyền liên hệ tới bịnh tật hoặc nghiện ngập để tiên đóan bịnh sẽ xuất hiện hay không.
Theo thống kê của The Centers for Disease Control and Prevention (CDC) của Mỹ, tuổi thọ trung bình hiện nay tại USA là 78.8 năm .

Ba genes : RBM6, SULTA1, CHRNA5  quyết định tuổi thọ (determines a prolonged lifespan).

Còn tiêp

Monday, October 15, 2018

NHỚ ƠN THẦY


NHỚ ƠN THẦY
Để thi hành nghị định số 112 BCN/NĐ ngày 19 tháng 11 năm 1955 của Bộ Canh Nông VNCH, Bác Sĩ Đặng Quan Điện, Bác Sĩ Vũ Ngọc TânKỹ Sư  Thuỷ Lâm Lê Văn KýKỹ Sư Bùi Huy Thục đã nhiệt tình đem công sức lên thị trấn Blao tìm chọn chỗ rừng rậm thích hợp để khai quang xây dựng trường.Đó là 4 sáng lập viên đầu tiên của Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao.



Vị Giám Đốc đầu tiên của trường là Bác Sĩ Vũ Ngọc Tân. Bác Sĩ Đặng Quan Điện vừa lo điều hành Nha Học Vụ NLS vừa đi qua Pháp tìm mời các giáo sư  danh tiếng như giáo sư Gaury, giáo sư Commun, giáo sư Roth, giáo sư Macari, Poliniere, Banchi, Chardin, Guichon, Rollet, Maurand, Rocher, Jolly sang VN giảng dạy. 

Tại Pháp Bác Sĩ Đặng Quan Điện đã đi thăm các trường Đại học Nông nghiệp, Lâm nghiệp, Thú Y Pháp, được các trường và Chính phủ Pháp đồng ý viện trợ, cam kết sẽ cử các giáo sư tài năng sang giúp trường.

 Sau khi về nước, chính phủ Pháp đã cử Giáo sư R.Barone, Giáo sư Jack Bost, Giáo sư Jacques Euzéby, Giáo sư Joubert, Giáo sư Henri Drieux, Giáo sư Gaury, Giáo sư Macari, Giáo sư Commun, Giáo sư Jolly, Giáo sư Guichon, Giáo sư Rollet, Giáo sư Maurand, Giáo sư Chardin, sang giảng dạy tại trường Bảo Lộc.
                                           ----------------------
 GIÁO SƯ GIẢNG DẠY BAN CANH NÔNG KHÓA 3 CAO ĐẲNG(1961-64)
                              
1- Ingénieur Ponts et Chaussées Trần Văn Bạcḥ (Cựu Bộ Trưởng Công Chánh) tốt nghiệp tại Pháp : dạy Calcul Différentiel (Toán Tích Phân)
2- GS 
Robert Commun, người Pháp : dạy Entomologie
3- BS Thú Y Đặng Quan Điện tốt nghiệp tại Pháp : dạy Aliments Animales
4- KS Công Chánh Nguyễn Văn Đức tốt nghiệp tại Pháp : dạy Topographie et Construction Rurale.
5- GS Dược Khoa Nguyễn Văn Hai Trường Dược Khoa : dạy Chimie Analytique
6- GS Giao Của Trường Dược Khoa : dạy thực tập hóa học tại Phòng Thí Nghiệm Bênh Viện Hồng Bàng.
7- GS Gaury người Pháp : dạy Machines Agricoles
8- GS Bùi Tường Huân Viện Trưởng Đại Học Huế : dạy Kinh Tế
10- GS Lê Văn Ký : dạy Forestier Sommaire
11- KS Môn (Nha Khí Tương Saigon) : dạy Meteorologie 
12- GS Macari người Pháp : dạy Cultivation des Plantes Industrielles 
13- GS Pecrot người Belgique  : dạy Amelioration Des Sols
14- KS Đoàn Minh Quan tốt nghiệp tại Pháp : dạy Riziculture
15- BS Thú Y Vũ Ngọc Tân tốt nghiệp tại Pháp : dạy Biologie Animale
16- GS Maurice Schmidt người Pháp : dạy Pedologie
17- GS Tixier người Pháp : dạy Biologie Vegetale
18- KS Trương Thái Tôn tốt nghiệp tại Pháp : day Génétique
19- KS Bùi Huy Thục tốt nghiệp tại Pháp : dạy Horticulture
20- KS Tôn Thất Trình tốt nghiệp tại Pháp : dạy Agronomie
21- KS Võ Long Triếu : dạy Thống Kê Nông Nghiệp 
22- KS 
Lâm Văn Vãng tốt nghiệp tại Pháp :  day Chế Biến Thực Phẫm.

 GIÁO SƯ VỀ HƯU ROBERT BARONE GIÚP HỌC TRÒ CŨ TÌM ĐƯỢC VIỆC LÀM TẠI ĐAI HỌC GEORGIA USA.
(Kỹ sư Dương HIển Hẹ tóm lược bài viết của Bác Sĩ Thú Ý Nguyễn Quốc Ân ở Georgia.)

TƯỞNG NHỚ MỘT VỊ THẦY KÍNH MẾN : “ Professor Robert Barone

Giáo sư Robert Barone được chính phủ Pháp tài trợ sang giảng dạy tại Trường Cao Đẳng Nông Lâm Súc Bảo Lộc trong 3 tháng năm 1959.
Giáo sư phụ trách môn Histology bao gồm Animal  Micro and Macro Anatomy rất nổi tíếng của trường Đại Học Lyon nước Pháp nên được nhiều trường đại học trên thế giới mời thuyết trình những nghiên cúu thành công mà giáo sư đã viết phổ biến trong 8 -10 cuốn sách.Mỗi cuốn dày trung bình khõang 600 trang.
Ngòai VN, giáo sư đã đến thuyết trình tại những trường đại học của Italy, Japan, Buenos Aires, Canada...Giáo sư cũng là một hội viên hoạt động tích cực của hội INTERNATIONAL  ASSOCIATION OF ANATOMISTS.

Nguyễn Quốc Ân là sinh viên ban Súc Khoa khóa một cấp Cao Đẳng TrườngNông Lâm Mục Bảo Lộc năm 1959  cùng với bạn đồng lớp đã được may mắn làm học trò của giáo sư Robert Barone giảng dạy lý thuyết và thực hành trong 3 tháng.

Ngày nay  giáo sư Barone không còn tại thế. Giáo sư qua đời ngày 21 tháng 11 năm 2014 hưởng thọ 97 tuổi. Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Quốc Ân ngậm ngùi ngồi viết bằng tiêng Anh đề ngày Nov-21-2014 kể lại một số kỹ niệm khó quên.

Bảng tiếng Anh được kỹ sư Dương Hiển He, bạn đồng môn của Bác Sĩ Thú Y Nguyễn Quốc Ân và cũng là bạn cùng phục vụ tại TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU /QLVNCH Quận Nhứt Saigon trước năm 1975 đã tóm lược như sau.
                           ******************************
Đứng trước tấm bảng màu xanh lớn, giáo sư Barone cầm 4 viên phấn trắng, đỏ, xanh và vàng .Rồi trong từng bước một, giáo sư vẽ xong khoãng 50 bức hình giải phẩu gồm có thịt, mạch máu nhỏ, động mạch, giây thần kinh rất rỏ rệt của một con bò.
Giáo sư Gíam đốc  Bác Sĩ Thú Y Vũ Ngọc Tân của Trường NLS cho sinh viên một con bò để học thực tập giải phẩu.Giáo sư Barone và sinh viên ban súc khoa đã hạ sát con bò một cách nhanh gọn, tách riêng ra từng phần xương, thịt, máu, gân, giây thần kinh.
Trong thời gian giảng dạy,giáo sư Barone rất thân cận với sinh viên .Nguyễn Quốc Ân rất mến giáo sư nên thường lưu lại lớp sau giờ tan học để xin giáo sư giải đáp những thắc mắc.
Khi Nguyễn Quốc Ân lên năm thứ hai thì giao sư Barone đã về Pháp co đề nghị 2 học bổng dành cho Nguyễn Quốc Ân và Phụ Tá HAI sang đại học Lyon học thêm PhD nhưng lúc bấy giờ có luật tổng động viên nên không xuất ngoại được.
Tuy nhiên Nguyễn Quốc Ân vẫn tiếp tục liên lạc thư từ vơí giáo sư Robert Barone.

Năm 1965 ,theo lệnh gọi động viên vào trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức,Nguyễn Quốc Ân sau khi học xong giai đọan I , được chuyển về học giai đọan II tại Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu.
Sau 3 năm phục vụ cho Quân Nhu/QLVNCH, Nguyễn Quốc Ân đã được học bổng đi du học lấy bằng Bác Sĩ Thú Y tại Chulalongkorn University,Bangkok,Thailand.

Sau biến cố lịch sữ ngày 30-4-1975,Nguyễn Quốc Ân đi cải tạo chung số phận với bạn cùng quân ngủ và vài năm sau khi được trả tự do đã vượt biên sang định cư tại Alexandria Virginia/USA.
Trong thơi gian mới tới USA, Nguyễn Quốc Ân học nghề 2 năm để lấy bằng thơ chuyên môn Auto-Mechanic.

Năm 1982 do sự giới thiệu nhờ giúp đở của Giáo sư Barone gửi giáo sư H Evans của đại học Cornell,New York nên Nguyễn Quôc Ân nhận được việc làm tại đại học Georgia, đến  năm 1985 trình luận án lấy được bằng Master of Anatomy và được tiếp tục làm việc tại đây trong 17 năm cho đến tuổi về hưu với chức vụ Coordinator At Anatomy Laboratory.


Wednesday, October 10, 2018

DNA VÀ GENE LÀ GÌ? LÝ DO BỊNH ALZHEIMER ?


DNA VÀ GENE LÀ GÌ ?

1- DNA (Deoxyribosenucleic Acid) là tên của một loại acid được tìm thấy lần đầu tiên trong chromosome của tế bào bởi nhà vất lý ngưỡi Thụy sĩ Friedrich Miescher(1844-1895) .

Năm 1869 khi dùng kính hiển vi quan sát chất mủ dính trong băng giải phẩu( pus in surgical bandages), Friedrich Miescher tách ra được mốt chất đắt tên là nuclein .

 Phân chất nuclein, Friedrich Miescher thấy có hydrogen, oxygen, nitrogen và phosphate .

Mãi tới năm 1929,một kỹ sư ngành hóa sinh biochemistry gốc Nga Phoebus Levene (1869-1940) phụ trách nghiên cứu acid nucleic, tại Rockefeller Institute of Medical Research tìm thấy trong nuclein có  Adenine(A) ,Cytosine(C) ,Guanine(G) , Thymine(T) , Deoxyribose, Phosphate nên chọn tên Deoxyribosenucleic Acid (DNA) thay cho tên nuclein vì nó có tinh acid do Phosphate phóng ra proton trong dung dịch.


Một thời gian sau nữa vào năm 1951, ba khoa học gia James Watson (b. 1928), Francis  Crick (1916-2004) và Maurice Wilkins (1916-2004) tại University Cambridge,UK đã xác định rỏ rệt cấu trúc (structure) của DNA (Deoxyribonucleic Acid) nhờ xử dụng hình chụp X-ray, kết hợp với hình ba chiều của acid nên được giải Nobel năm 1962. . Đây là một sự khám phá vĩ đại cho nhân loại vì đã tìm được chỗ chứa đựng bí mật của sự sống mà nhân loại gọi là The secret of life.

(Người đã chụp hình DNA bằng máy X-ray là kỹ sư họa học ROSALIND FRANKLIN (1920-1958) từ trần vì bịnh ung thư trước ngày phát thưởng Nobel nên không được lảnh thưởng)

 Vậy cấu trúc DNA có ba hoá chất kết hợp với nhau :
 Pentose sugar( tức là deoxyribose), phosphate và  nitrogene base.


Pentose sugar là deoxyribose,còn phosphate khi ở trong dung dịch sẽ phóng proton nên cấu trúc deoxyribonucleic ( DNA )  có tính acit.
Goị deoxyribose vì ribose thiếu một oxy.Công thức hóa của ribose là C5H10O5,công thức hóa của deoxyribose là C5H10O4.

Khi có một trong 4 nitrogen bases A : adenine ; G : Guanidine ; T : Thymine ; C : Cytocine  nôi kết với môt  pentose sugar và một phosphate thì gọi đó là một nucleotide.
Những nitrogen bases nầy nối kết thành từng đôi gọi là base pairA nối T ;  C nối G.
Đếm số base pairs hoặc đếm số nucleotides thì biết đó là chiều dài của DNA.
Quy định căn bản cho một dây (strand) DNA
gồm có 4 base pairs hay 4 nucleotides đánh dấu 5'C và 3'C nghĩa là bắt đầu của strand kể từ chỗ phosphate gắn vào 5'C của sugar đầu tiên và tại 3'C
 của sugar thứ tư là hydroxyl group chứ không còn gắn phosphate nữa.


GIẢI PHẨU DNA - ANATOMY OF DNA

Cấu trúc hóa học của DNA gồm có 2 sợi dây (2 strands) gọi backbone có hình xoắn ốc ngược chiều nhau và quấn vào nhau, cấu tạo bởi các phân tử carbon - sugar S và các phân tử phosphate P .
Các bases có tên dưới đây nối 2 sợi dây nầy với nhau làm cho DNA  giống hình cái thang ( ladder) và các bases thì giống hình của những bậc thang(rungs).
     A : adenine ; G : Guanidine ; T : Thymine ; C : Cytocine
T, C là single-ring pyrimidine bases. A, G là double-ring purine bases.

Cách đọc DNA như sau.Khởi đầu từ dây trên tại ví trí 5’c của sugar xúông tới dây dưới rồi dừng tại vị trí 3’c của sugar.Phosphate nối tại 5’c và hydroxyl (-OH) nối tại 3’c.
                                                   

2- GENE là tên lấy gốc từ tiếng Hi lạp là genea (nghĩa là skin, race, generation) có khả năng tạo ra tế bào và mang đặc tính hướng dẫn di truyền.
Trong DNA, Gene là tên của một vùng (region of DNA) ngắn hoặc dài của DNA có nhiệm vụ di truyền. Giữa 2 genes có một khỏang gọi là Junk DNA vì các khoa học gia chưa tìm ra nhiệm vụ của nó.

3- TIÊU CHUẨN CODING CỦA DNA VÀ GENE.
CODING STANDARD OF DNA.

Theo nghiên cứu, các khoa học gia đã tìm thấy một simple amino acid dùng để tạo ra protein cần phải có 3 nucleotides hoặc 3 bases nên đặt ra quy luật gọi triplet (Codon).

Triplet là một nhóm gồm có 3 chữ lấy từ A,T,C,G (Tên của 4 bases nói trên)
Thí du triplet AGC chứa amino acid tên là SERINE, ACC là amino acid  THREONINE.

Triplet còn có tên chuyên môn là CODON.Trường hợp đặc biệt có một số nhiều amino acids cần nhiều codons.

Khởi đầu của codon là ATG và kết thúc là TAA TAA (double codon).
Những codons nào có đặc tính tạo ra protein và đặc tính di truyền thì được đặt tên là GENE.

 NHỮNG AMINO ACIDS ĐÃ TÌM THẤY TRONG CODONS .
 Ghép 3 chữ của 4 chữ A, C, G, T taọ ra được 64 codons chứa 20 amino acids có tên  như sau.
                                             -------------------
1-Phenylalanine  F     TTT, TTC
2-Methionine      M       ATG
3-Cysteine           C       TGT, TGC
4-Alanine            A        GCT, GCC, GCA, GCG
5-Glycine              G       GGT, GGC, GGA, GGG
6-Isoleucine        I        ATT, ATC, ATA
7-Leucine              L      CTT, CTC, CTA, CTG, TTA, TTG
 8-Valine                V    GTT, GTC, GTA, GTG
 9-Proline             P    CCT, CCC, CCA, CCG
10-Threonine       T     ACT, ACC, ACA, ACG
11-Serine             S     TCT, TCC, TCA, TCG, AGT, AGC
12-Tyrosine          Y    TAT, TAC.
13-Tryptophan     W   TGG
14-Glutamine       Q    CAA, CAG
15-Asparagine      N    AAT, AAC
16-Histidine          H    CAT, CAC
17-Glutamic acid   E    GAA, GAG
18-Aspartic acid    D   GAT, GAC
19-Lysine               K    AAA, AAG
20-Arginine  R    CGT, CGC, CGA, CGG, AGA, AGG
Stop codons         Stop  TAA, TAG, TGA
                                 ------------------
Quan sát bảng liệt kê trên , chúng ta thấy có nhiều amino acids chiếm hơn một codon.

3-GENE APOE LÀ GÌ ?
Genes kiểm soát sự hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể chúng ta.Nhưng cũng có môt số genes liên hệ tới bịnh tật trong đó có gene APOE được phát hiện vào năm 1995 co liên hệ tới bịnh Alzheimer.

APOE là chữ viết tắt của Apolipoprotein E được tìm thấy vào năm 1973. Gene nầy có nhiệm vụ làm vận chuyển chất béo và cholesterol trong máu. Gene APOE có tổng cọng 3597 base pairs chứa trong chromosome 19.
Trong mỗi tế bào của thân thể chúng ta có 46 chromosomes chia làm thành 23 cặp chromosomes(23 pairs).Chromosome 19 là môt trong 23 cặp chromosomes chứa 59 triệu base pairs chiếm 2 phần trăm của tòan thể DNA trong tế bào.

Gene APOE cấu tạo bởi 299 amino acid, có 3 dạng khác nhau là APOE2, APOE3 và APOE4.

Theo nghiên cứu cho thấy dạng APOE4 có liên hệ tới bịnh Alzheimer nhưng chưa chắc gây tạo ra bịnh Alzheimer.Đó là ý kiến của Dr Darren Gitelman giám đốc “The Advocate Memory Center at Advocate Lutheran General Hospital in Park Ridge, Ill.”


Gene APOE4 điều khiển sự tạo tác ra một hóa chất độc hại gọi là apoliprotein e4. Khi hóa chất nầy xuất hiện quá nhiều trong tế bào não bộ, nó sẽ kết thành những mảnh (plaques) gọi là amyloid beta proteins nên bịnh Alzheimer xuất hiện.

Theo nghiên cúu đa số loài người không có gene APOE4.Chỉ có khoảng 25 phần trăm có 1 hoặc 2 gene APOE4


4-NGHIÊN CỨU CÁCH CHỬA BỊNH TỪ GENE APOE
 (Small corrector molecule can fix APOE4 in treating Alzheimer)

Hiên nay năm 2018  tại bang California USA có rất nhiều khoa học gia đang nghiên cứu chữa bịnh Alzheimer từ gen.Theo tiên đóan của Hiệp Hội The Alzheimer's Association vào năm 2050, số người Mỹ  bị bịnh Alzheimer sẽ tới 16 triệu.


Tại Trường Đại Học UCSF có các chuyên gia Zachary Miller, Bruce Miller, và  Mary Malloy .Công trình nghiên cứu tại đây được tài trợ bởi The National Institute on Aging, the California Institute of Regenerative Medicine, and the Roddenberry Foundation.

Tại California's Gladstone Institutes, có các khoa học gia Ramsey Najm, Qin Xu, Dah-eun Jeong, David Walker, Maureen Balestra, Seo Yeon Yoon, Heidi Yuan, và Gang Li.

Tại đây YADONG HUANG (MD, PhD) làm giam đốc nghiên cứu. Sau nhiều trắc nghiệm HUANG đã phát hiện gene APOE4 là nguyên nhân làm xuất hiện Alzheimer.Các gene APOE2 và gene APOE3 thì vô hại.
Từ đó nhóm nghiên cứu nầy tìm cách chuyển đổi gene APOE4 thành APOE3 bằng cách dùng một phân tử gọi là corrector molecule.

Dùng phương pháp gọi Tế bào gốc vạn năng cảm ứng - Induced pluripotent stem cells (iPS) để tạo ra hai loại neurons.

Neurons số 1 từ tế bào da cùa người có bịnh Alzheimer có chứa có chứa 2 copies of gene APOE4 và Neurons số 2 từ tế bào da của người không bị bịnh Alzheimer có chứa có chứa 2 copies of gene APOE3.
Cho APOE4 vào neurons số 2 thì thấy mức độ xuất hiện của Tau protein và  amyloid beta gia tăng tức là triệu chứng Alzheimer xuất hiện .
Thí nghiệm trong neurons của loài chuột thì Tau protein và  amyloid beta không thay đổi.
(In mouse neurons, APOE4 doesn't change the production of amyloid beta. In human cells it increases the production of amyloid beta ).

Nhóm nghiên cứu của Dr HUANG đã tạo được "structure correctors." và đã trắc nghiệm có kết quả đối với neurons của loài người mà nhóm đã tạo ra theo phương pháp iPS .
Hiện nay nhóm của ông đang nghiên cứu cải tiến corrector và hợp tác với các nhà chế tạo thuốc để áp dụng cho bịnh nhân trong tương lai.