WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Saturday, February 26, 2011

STRETCHING FABRIC FOR SCREEN PRINTING


CĂNG LƯỚI BẰNG TAY

Khung làm bằng gổ.Dụng cụ cần phải có : đồng hồ đo sức căng gọi là Screen Tension Meter, máy tạo hơi ép gọi la air compressor,dụng cụ đóng staples goị staple-gun.keo epoxy, một cuộn nệp vải gọi polyester tape rộng khoãng 9/16 in,đinh staples. Mép bàn có gắn một thanh gổ dày bằng bề dày của khung và thanh gổ nầy có một rảnh dài tuỳ theo khung và rộng khõang 5/16 in.Một nệp sắt tráng kẽm dài và dày khoảng 4/16 in.Nệp sắt có bê ngang bằng chiều sâu của rảnh trên thanh gổ.Một kẹp sắt gọi là "C-Clamp"

Chọn một một đồ vật vững chắc gống như hình chụp có độ cao tương ứng với kích thước của khung gổ.

Đặt khung nằm phẳng trên bàn.Căng mép lưới ép vào thành khung. Bên phải đóng một staple ép lưới vào khung.Trong khi tay trái kéo vải cho thật thẳng và ép sát xuống thành khung tay phải đóng một staple ở chính giữa và một staple nữa ở phần cuối bên trái.Trải keo epoxy lên lưới và dùng miếng plastic ép keo thấm sâu qua lưới rồi xịt activator lên lớp keo ;lập tức keo khô cứng.Trải nệp vải polyester tape lên lớp keo rôi đóng staples chận nệp cách khoan̉g 3/8 in.

Cắt nệp vải dư rôi quay đầu đã có keo gát lên lên một vật vững chắc giống như hình trên là một cái thùng sắt.Kéo vải lưới ép sát lên rảnh của mặt bàn.Lấy nệp sắt chận lên vải lưới rồi dùng búa gõ nệp để đẩy vải lưới chìm sâu vào rảnh.Dùng C-Clamp kẹp nệp sắt với bàn.Lấy vật nâng khung ra,ép khung xuống từ từ rồi lấy vật nặng chận lên thành khung. Trét keo và làm giống hệt như đã vừa làm xong.Tiếp tục làm như vậy cho hai đầu khung còn lại.Lấy đồng hồ Tension Meter kiểm soát sức căng.Ghi nhớ dự̣ng khung càng cao sức căng càng lớn và sức căng thay đổi tuỳ theo mesh count của vải lưới.

CĂNG LƯỚI BẰNG MÁY GỌI STRETCHER HAY STRETCHING DEVICE

Dụng cụ căng lưới goị là Stretcher bán ngoài thị trường được xếp làm hai loại.Dùng hơi ép đẩy piston gọi là pneumatic clamps. Xoáy đầu thành khung bằng tay làm căng lưới gọi là Self Tensioning Frame.

Loại đẩy piston bằng hơi ép.Chung quanh khung có 4 ngàm kẹp dài hoặc 8 ngàm kẹp ngắn lót cao su hay plastic dẽo kẹp cứng vào lưới.Điều chỉnh piston để kéo ngàm kẹp cho đến khi đạt được sức căng theo ý muốn.Các ngàm kẹp bỏ sót 4 góc để tránh lưới rách đứt.Trét keo epoxy và xịt activator.

Dụng cụ căng lưới (stretcher)xoáy bằng tay làm bằng hợp kim nhôm gồm có 2 đòn dài và 2 đòn ngắn có tiết diện hình chữ nhựt.Trong mỗi đòn có một trục bằng nhôm cọ́ tiết diệ́n bầu dục và có rảnh dài và mặt ngoài trục có những khía.Những khía nầy chận trục xoay ngược lại khi căng lưới nghĩa là chỉ xoay theo một chiều duy nhất mà thôi.Dùng một miếng cao su hoặc plastic mềm đẩy lưới vào rảnh.Sau đó dùng một chiếc đủa plastic cứng và dài đẩy vào rảnh từ phải sang trái để chận lưới nằm trong rảnh không trồi ra ngoài..Dùng chià khoá hình lục giác xoay trục nhôm từ trong ra ngoài thì lưới sẽ căng dần.Khi thấy có sức căng vừa đủ thì phải dùng miếng plastic hơi cứng ép trên đầu chiếc đủa ở 4 góc khung để tránh lưới không rách toẹt.Tiếp tục xoáy cho đến sức căng quy định.Trét keo epoxy và xịt activator.

Khung kim loại xoáy bằng tay gọi " Roller frame"

Đây là loại khung kim loại lý tưởng nhưng đắc tiền vì bằng sáng chế.

Roller frames have 4 sides rotated.Along each side there is one groove or slot where fabric will be pressed down and secured by a plastic strap or 2 plastic rods together.

Roller frames have some convenience in stretching and re-tension.

There are many patented stretchers sold.We should follow the supplier's instructions.

For mesh count 355 the required initial tension should be 22 Newtons.After 4hrs the tension will be down to 18 .

For mesh count 305, we put the initial tension at 28 Newtons.After 4hrs of relax the tension will go to 22.

For mesh count 230 the initial tension is 30 Newtons.After 4hrs the tension will fall to 24 .

For mesh count 180 the initial tension is put at 32 Newtons and after 4hrs it will be at 26 .

For mesh count 110 the needed initial tension is 41 Newtons and after 4 hrs it will fall to 32.

Before coating emulsion,all screens should be re-tensioned back to the initial tension numbers and must be very clean .

Thursday, February 24, 2011

USING JAVASCRIPT FUNCTION TO CHANGE TEXT AS DESIRED


THAY ĐỔI MỘT ĐỌAN VĂN THEO Ý MUỐN-DÙNG JAVASCRIPT FUNCTION
Chép bảng HTML phía trên vào Notepad.Mở Internet Explorer sẽ hiện ra như góc trên cùng bên phải.
Xoá những chữ trong khung,viết vào đó đọan văn tuỳ ý.Nếu đoạn văn dài thì phải dung tag xuống hàng " br".Viết xong click vào nút phía dưới thì sẽ thấy hiện ra đọan văn đã viết trong khung.
Có thể xóa đọan văn đó rồi viết lại đọan văn khác.
Phần Script màu đỏ phía trên viết rõ như sau :

function changeText(){

var userInput = document.getElementById('userInput').value ;

document.getElementById('a').innerHTML = userInput ;

}

Tuesday, February 22, 2011

CÁCH LÀM KHUNG IN VẢI SỢI


HƯỚNG DẪN CHỌN LƯỚI VÀ CÁCH LÀM KHUNG IN VẢI SỢI

Lưới làm khung có thể là lụa tơ tằm,nylon,polyester,polyester mạ kim loại,thép không rĩ,đồng phôt pho gọi là phosphobronze.

Vào thời kỳ mới phát minh cách in vải bằng khung,người ta dùng lụa tơ tằm làm lưới khung..Do đó mới có tên in khung luạ goị là silk screen printing.Ngày nay lụa tơ tằm được thay bằng lưới nylon hoặc polyester lâu mòn,lâu đứt,đàn hồi tốt hơn và rẽ tiền hơn lụa tơ tằm.Lưới có màu trắng hay nhuộm màu vàng.Tuỳ theo kỹ thuật in yêu cầu thì phải chọn lưới có màu thích hợp.Muốn tránh ánh sáng khuyếch tán goị là light scatter ảnh hưởng đến bức hình in haftone thì phải chọn lưới có màu vàng hay màu cam.

Lướị dệt bằng sơi liên tục không gían đoạn gọi là monofilament hoặc dêt những sợi do nhìều xơ nhỏ se lại gọi là multifilament.

Loại lưới dệt bằng multifilament có khuyết điểm mực in kẹt lại trong xơ khó chùi sạch,mau mòn,hình in ra thô không đẹp.Chỉ nên dùng loại lưới nầy khi chúng ta muốn in lớp mực dày.

Cách nhận diện lưới.Trên mặt hàng lưới dệt bằng monofilament, nhà sản xuất phải in 3 chi tiết chính là tên của sợi lưới là gì và hai con số kẹp với nhau.Thí dụ polyester 173/55 .Qui ước nầy cho ngườ xữ dụng biết mỗi inch của lưới có 173 lổ và độ lớn của sợi dệt lưới là 55 denier.Con số đầu nếu càng lớn thì lổ càng nhỏ.Thí dụ lưới 230 có lổ nhỏ hơn lưới 110 ; lưới 305 có lổ nhỏ hơn lưới 230.

Con số thứ nhì càng lớn thì sợi dệt có đường kính lớn theo.Sợi 75 denier to hơn sợi 55 denier.

Trên mặt hàng lưới dệt bằng xơ multifilament thì ký hiệu được viết theo cách khác như sau.Thí dụ lưới 10X ,10XX ,10XXX.

Càng nhiều chữ X thì sợi càng to.Lưới 6XX có 74 lổ /in, lưới 16XX có157 lổ /in, lưới 21XX có 300 lổ /in.

Lưới 10XX tương đương với lưới polyester 110-125.

Lưới bằng kim loại.

Loại lưới mạ kim loại dệt bằng sợi polyester gọi là metallized polyester có tráng mặt ngoài một lớp kim loại không rĩ có độ chà mòn rất cao.Muốn xử dụng loại lưới nầy cần phải làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất

Còn loại lưới dệt bằng sơị kim loại thì dùng để in trên sành sứ và mạch địên tử.Lưới có ưu điểm mực xuyên qua đầy đủ nên nét in rõ đẹp.Khi in xong muốn tái xử dụng phải đốt nhanh qua ngọn lữa của khí đốt.

Cách chọn lưới để làm khung.Tuỳ theo hình vẽ hay hình chụp bằng máy ảnh,chúng ta chọn lưới có lổ thích hợp.Nếu không chọn tốt khi in bức hình sẽ có hiện tượng gọi là Moiré nghĩa là có những đường chéo ngắn nằm nghiêng.

Nguyên tắc chọn lưới tuỳ theo mực xử dụng.

* Nếu bức hình cần in mực plastisol glitters thì chọn lưới 25-40

* Nếu bức hình cần in mực plastisol puff, plastisol metallics thì chọn lưới 70-86

* Nếu bức hình cần in màu fluorescent thì chọn lưới 109 , 110 , 175 hoặc 180 vì mực fluorescent có hạt lớn hơn loại mực thường.

* Những búc hình in bằng mực thường không có gì đặc biệt thì chọn lưới 158,160, 175, 180.

* Đối với hình chụp bằng máy ảnh hay hình có haftone cần phải in bằng mực haftone hay mực four colors prosess thì đặt dương bản lên lưới rồi xoay dương bản có đèn rọi phía dưới kiểm soát nếu không thấy có Moiré thì chọn lưới đó.

Haftone là tập hợp những chấm có nhiều cở nhỏ và lớn có màu đậm hoặc lợt gọi là dot cấu tạo nên bức hình.Vùng có chấm lớn thì màu đậm vùng có chấm nhỏ thì màu lợt.Số lượng chấm được đo bằng lpi nghĩa là lines per inch..Nhìn bằng mắt trần chỗ nào có 85 lpi thì thấy chổ đó liên tục không có dot.Theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy nếu thấy hình có từ 10-90% haftone thì chọn lưới có lổ 230,305.

CHỌN VẬT LIỆU LÀM KHUNG VÀ CÁCH CĂNG LƯỚI - Frame material and stretching fabric

Vật liệu làm khung là gổ hoặc kim loại hợp kim mhôm.

Khung làm bằng gổ có ưu điểm dễ thực hiện,giá rẽ và rất phổ thông nhưng có khuyết điểm bị mo cong.Sau vài lần in lưới gỉam sức căng làm cho sự lấy dấu goị là registration của các khung in chồng lên khung đầu tiên gặp khó khăn,mất thì giờ và không chính xác.Chỉ nên xử dụng loại khung làm bằng gổ khi in 2-3 màu và khi tài chánh còn quá eo hẹp.

Để chống sự mo cong và ngấm nước hoặc ngấm dầu ,khung gổ phải được nhúng trong vẹc ni .Nếu tự mình ráp khung thì bốn góc phải trét keo epoxy và đóng 3 cái đinh để khung vững chắc.

Gổ làm khung tùy thuộc nơi có xí nghiệp.Tại USA người ta dùng gổ white pine,gổ spruce,gổ mahogany.

Nếu chọn gổ tốt, và làm đúng như trên,khung gổ theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy có thể dùng rất lâu từ 8-10 năm vẫn không mo cong hay mục rã.Trong thời gian nầy chỉ cần thay đổi lưới khung mà thôi.

Trong những năm đầu tiên 1986-87 tại xí nghiệp Sundace,người viết tài lịêu nầy đã tự mình làm khung in bằng gổ và những khung đó hiện nay vẫn còn xử dụng được.

Ở những quốc gia còn nghèo thiếu nhiều phương tiện nên xử dụng khung làm bằng gổ.

Xem tiếp " Cách căng vải bằng tay làm khung in bông vải sợi -Stretching fabric techniques for textile screen printing "

Monday, February 21, 2011

GÓP Ý VỀ ĐỊNH CHUẨN KHI ĐÃ GIA NHẬP WTO


Vài suy nghỉ về hoạt đông định chuẩn trong thời kinh tế toàn cầu

Trong mấy thập niên vừa qua ,nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương lần lượt gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế hay WTO trong khi tiềm năng sản xuất tại các quốc gia này còn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài .Hoạt động định chuẩn (standardization) nói chung tại các quốc gia nói trên tuy có phát triển nhiều so với thập niên 60-70 nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời cho các mặt hàng xuất cảng ngày càng trở nên đa dạng. Sự áp dụng tiêu chuẩn vào sản xuất chưa chặc chẻ , giới sản xuất còn chạy theo lợi nhuận, chưa xem chất lượng như là mục tiêu của sản xuất và đạo đức của công ty đồng thời cũng là uy tín của quốc gia .

Trong bối cảnh đó , các nước đang phát triển đặc biệt là các tổ chức hay Viện Định Chuẩn ( Organization or Institute for Standardization) theo thiển ý, cần đặc biết chú ý đến các hoạt đông sau đây :

-Soạn thảo tiêu chuẩn;

-Kiểm tra;

-Trắc nghiệm;

-Thông tin và quảng bá;

-Tổ chúc nhân sự và lương bổng

-Kết luận

Trên thị trường Bắc Mỹ và Âu châu, từ hai thập niên vừa qua, hàng hóa xuất cảng từ các nước Đông Nam Á mang nhản hiệu "Made in..." càng ngày càng nhiều , từ giầy dép, quần áo,bàn ghế tủ giường, đồ mỹ nghệ sơn mài, đồ chơi trẻ em ...và cả thức ăn như nước mắm, tôm cá đông lạnh, v.v ....

Tất nhiên muốn bán được hàng thì phẩm chất của sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn của các nước tiêu thụ. Do đó chắc chắn hàng xuất cảng phải có tiêu chuẩn riêng - nói chung là cao hơn - so với tiêu chuẩn "nội địa" cho cùng một sản phẩm. Ngoài ra những đòi hỏi phẩm chất của từng nước ,từng khu vực lại có phần khác nhau .Ta cứ nhìn xe gắn máy Honda của Nhật Bản bán tại Bắc Mỹ có thiết kế ,mẫu mã khác hơn là khi bán sang Việt Nam hay Châu Âu. Chính vì tính đa dạng và phức tạp của thị trường tòan cầu, nên vai trò của Viện Định chuẩn tổng hợp của nhiều ban ngành trong bộ máy kinh tế toàn nước sẽ giúp cho giới sản xuất đáp ứng được những đòi hỏi về sản phẩm của họ về mẫu mã ,phẩm chất hầu có thể cạnh tranh với những hàng cùng loại của các nước khác

Vấn đề kiểm tra rất là phức tạp vì rất khó mà kiểm tra hết và toàn diện. Trường hợp sữa bột có chất melamine của Trung Quốc vừa qua là một đơn cử. Trong nền kinh tế thị trường thị việc chạy theo lợi nhuận vẫn là ưu tiên , nên vấn đề quan trọng là các nhà sản xuất có áp tiêu chuẩn quốc gia một cách chặc chẻ và xem phẩm chất sản phẩm là đạo đức của công ty hay không? .Kẹo pastille Valda ,fromage La vache qui rit, bánh Lu mà tôi biết từ 50 năm trước vẫn được người tiêu thụ yêu thích khắp năm châu!

Với sự mở cửa toàn bộ của thị trường thế giới, sự cạnh tranh gắt gao,và sự thay đổi nhanh chóng của sản phẩm thì cơ sở trắc nghiệm của các cơ quan định chuẩn (gọi tắt là cơ sở trắc nghiệm) khó có thể đáp ứng kịp thời. Ngoài việc công nhận và xử dụng kết quả của các cơ quan khoa học , các phòng thí nghiệm các trường đại học , các cơ sở trắc nghiệm còn phải khuyến khích và hợp tác với các phòng thí nghiệm tư nhân có khả năng về nhân sự và trang bị. Thêm vào đó sự hợp tác giữa các tổ chức định chuẩn quốc gia trong vùng như Nhật bản ,Trung Quốc, Đại Hàn, Đài Loan, TháiLan, Singapore.. càng lúc càng trở nên cấp thiết khi phải tham gia vào các cuộc tranh luận quan trọng liên quan đến sản xuất , phẩm chất và xuất cảng...

Trong thời đại mà điện toán , và viển thông rất phổ cặp, các cơ quan định chuẩn nên có trên mạng để cập nhật và phổ biến tin tức cùng gây sự hiểu biết về chất lượng sản phẩm đến quần chúng . Chương trình giáo dục các cấp cần có thêm môn học về định chuẩn để mọi người có ý thức rằng định chuẩn là điều thiết yếu chứ không phải là một "trở ngại". Tóm lại , đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải đồng ý và nhìn nhận phẩm chất là tinh hoa của sản phẩm nhằm bảo vệ cho sức khỏe , làm ngon miệng người ăn , làm hài lòng người tiêu thụ ,và gây uy tín cho quốc gia dân tộc.

Qua vài suy nghĩ trên , ta thấy vai trò của cơ quan định chuẩn rất quan trọng và cũng không kém nặng nề. Để có thể hoàn thành trọng trách đó , chánh phủ cần mạnh dạng cải tổ cơ quan này. Ta không dám so sánh các cơ quan hay Viện định chuẩn trong khu vực Đông Nam Á với National Bureau of Stadards(NBS) của Hoa Kỳ với cả 500 tiến sỉ, hàng ngàn MS và BS và một cơ sở trắc nghiệm khổng lồ ở Maryland (Virginia) cộng thêm một số phòng thì nghiệm tư nhân vệ tinh trải khắp nước Mỹ. Nhưng tối thiểu tổ chức định chuẩn trong vùng Đông Nam Á phải có một nhân lực quy tụ nhiều chuyên viên, giáo sư có khả năng .Và muốn được như vậy , các tổ chức này cần có quy chế tự trị về điều hành , lương bổng và phúc lợi cho nhân viên thì mới mong đạt được kết quả thỏa đáng.

Tóm lại, khi một quốc gia xin được gia nhập vào Tổ chức mậu dịch quốc tế , quốc gia đó sẽ được hưởng những đặc quyền dành cho thành viên của tổ chưc này , nhưng đồng thời họ cũng phải tuân theo những qui luật riêng của nền kinh tế thị trường . Với thực lực kỷ nghệ còn yếu kém trong đó tiềm năng sản xuất nói chung còn phụ thuộc nhiều vào đầu tư nước ngoài , các thành viên mới của WTO một khi hội nhập vào thị trướng toàn cầu , thì chắc chắn sẽ không tránh được những khó khăn trong thời kỳ chuyển tiếp.

Nói cách khác, tham gia vào thị trường thế giới WTO, với sự cạnh tranh gay gắt về phẩm chất của sản phẩm của các nước tiên tiến mà giới sản xuất đả đi vào qui củ và việc định chuẩn đả được phát triển từ lâu , các quốc gia mới gia nhập WTO cần sớm và mạnh dạng cải tổ cơ cấu định chuẩn của mình hầu tránh những hậu quả tai hại như của Trung Quốc , mà những sữa sai chỉ có tính cách vá víu.

Vũ Ninh / Toronto Oct.17,2008

Saturday, February 19, 2011

INKS FOR PRINTING TEXTILE


MỰC IN VẢI SỢI - INKS FOR PRINTING TEXTILE

Có 2 loại mực dùng in vải sợi,loại tan trong dầu gọi plastisol và loại tan trong H20 gọi là water based inks.Cần lưu ý mực in vải khác với thuốc nhuộm vải goị là dyestuff.

* Thuốc nhuộm nếu muốn dùng in trên vải thì phải pha trộn với chất keo thành dạng sền sệt có độ nhảo viscosity thích hợp tuỳ theo vải khung gọi là mesh count rồi mới in lên vải được.Tuỳ theo loại thuốc nhuộm,công thức cần phải pha trộn them vào đó một số hóa chất khác nữa.

* Còn mực in thì luôn luôn ở trạng thái sền sệt hoặc nhão có công thức căn bản như sau.

Plastisol base hoặc Water base + bột màu gọi là pigment concentrate à mực in

Plastisol – là chất nhựa Polyvinyl Chloride viết tắt PVC ở trạng thái phân tán gọi là dispersion có hạt rất nhỏ cở từ 0.5 tới 2 microns trộn chung với chất làm mềm gọi là plasticizer.Chất làm mềm được xử dụng nhiều nhất có tên là phthalate.

Chất plastisol trộn với plasticizer được gọi là base có đặc tính kết hợp các hột bột màu pigments thành một màng mỏng liên tục và bám chặt vào mặt vải khi in.

Sau khi in xong,mực plastisol phải được cho chạy qua máy sấy bằng hơi nóng trong một thời gian theo qui định.Khi bị hấp nóngtrong lúc di chuyển không ngừng trong máy sấy,chất plastisol trở nên mềm ra và phồng lên trong chất plasticizer rồi hút hết chất plasticizer bọc quanh.Khi chất plasticizer bị hút hết thì các hạt plastisol mới dính vào nhau tạo ra một màng đều đặn và bám dính vào vải in.

Cơ chế nầy xãy trang ở nhiệt độ thích hợp từ 300-350 *F trong 3 phút . Đây là một điểm quan trong mà chuyên viên phải ghi nhớ thuộc lòng khi điều chỉnh nhiệt độ máy sấy và tốc độ băng tải chạy xuyên qua lò sấy trước khi cho lệnh máy in khởi sự hoạt động.Các chất pha trộn trong mực plastisol sẽ bắt đâu sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 400 *F và sẽ gây độc hại cho công nhân.

Trong công thức căn bản nêu trên tuỳ̉ theo tình huống,có thể pha thêm vào đó chất độn filler,chất khuếch tán extender chất ổn định đối với ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ gọi là stabilizer to light and heat.

Các loại mực chế tạo từ plastisol base.

* Plastisol puff là plastisol base trộn với foaming agent. Mực sẽ phồng lên sau khi chạy qua máy sấy ở nhiệt độ thích hợp 310-330*F.

* Plastisol haftone. Mực phải có đặc tính quan trọng thứ nhất là độ trong suốt goi là transparency nghĩa là ánh sáng khi xuyên qua mực không bị phân tán.Lý tưởng nhất là ánh sáng xuyên qua lớp mức,chạm vào vải rồi phải dội trở ra theo đường thẳng.Đặc tính thứ hai cần phải là có độ bóng láng gọi là gloss.Loại mực nầy dùng in những bức hình chụp bằng máy ảnh,gồm có 4 màu gọi là “ Four colors process” .Đó là magenta,yellow,cyan và black.

* Plastisol fast fusion dùng in những loại vải cần phải sấy ở nhiệt độ thấp 270*F như acrylic và nylon rất mỏng để không bị cháy hoặc co rút..

* Plastisol heat transfers dùng in trên giấy rồi giấy được in qua vải bằng sức ép 40-45 psi và nhiệt độ 375*F như dùng bàn ủi tay hoặc bàn ép nóng.Giấy phải là loại đặc biệt không hút ẩm và có lớp sáp để có thể lột được dễ dàng sau khi ép vào vải.

* Plastisol fluorescent dùng in những màu sáng nổi.Nhóm nầy là plastisol base trộn với organic fluorescent pigments.

* Plastisol phosphorescent dùng in những màu ban đêm dưới ánh đèn sẽ phát quang.

* Plastisol sparkle,Plastisol glitters,Plastisol shimmers,Plastisol metallics dùng in những hình vẽ có chớp sáng nhưkim lọai.Mực thuộc nhóm nầy sấy ở nhiệt độ thấp nên phải dùng loại Plastisol fast fusion base.

* Plastisol discharge.Có một số màu của vải đã nhuộm ,chúng ta có thể bóc ra bằng cách in một lớp plastisol discharge.Sau khi in ,lớp nầy được làm khô sơ sài rồi chúng ta in chồng lên đó những màu khác.Phương pháp nầy áp dụng cho những loaị vải nhuộm màu đen hoặc màu quá đậm

Mực hòa tan trong nước- Water based inks

Mực hòa tan trong nước gọi là water based inks dùng cho kỹ nghệ in vải sợi đã xuất hiện tại USA từ lâu có thể nói 50-60 năm rồi.Riêng tại bang California vì có luật ngăn cấm gây ô nhiểm nên các nhà sãn xuất water based inks đã tìm đủ moị cách để nghiên cứu cải tiến sãn phẩm của họ mong có nhiều cơ sở in vải sợi mua xữ dụng..

Cấu tạo của water based ink là hổn hợp chất keo dính (binder) ở độ pH cao,tan được trong H20 goị là alkali soluble resin trộn với chất chống mốc meo,chất extender,chất thickener, chất màu pigments và chất retardant ngăn ngừa khô quá nhanh trên khung in làm mực không thể thấm vào vải được..

Kể từ năm 2009 cho đến hiện nay năm 2011 theo kết quả đã xử dụng tại xí nghiệp Sundance,người viết bài nầy nhận xét water based inks của Matsui Shikiso Chemical Co. Japan gần đạt độ hòan chỉnh về tiện lợi khi xữ dụng và màu sắc đẹp hơn những công ty khác.Mua riêng water base pigment concentrate như hình chụp phía dưới, khi cần dùng thì trộn với base.

Trong vòng 14 năm nay,để đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường đã có bán một loại base hoà tan trong nước gọi là Water discharge base.

Water discharge base là gì.

Discharge là phản ứng hóa học xóa bỏ màu của thuốc đã nhuộm vải.Phản ứng sẽ xãy ra khi trộn base với một hóa chất bột màu trắng tên là ZFS ( zinc formaldehyde sulfoxylate ) rồi in lên vải màu ở nhiệt độ 180*F.Chỉ có màu của một số thuốc nhuộm vải được xóa bỏ mà thôi.Do đó trước khi xữ dụng discharge base phải tham khảo tài liệu của nhà cung cấp sãn phẩm đã nhuộm những màu đậm như màu đen,màu navy,màu burgundy.Nếu không có hòan cảnh để tham khảo tài liệu thì chỉ cần tự mình thực hiện trắc nghiệm tại cơ xưởng.

Theo tài liệu phổ biến gần đây chất ZFS có thể thay thế bằng chất có tên Thiourea-dioxide

Tại sao dùng discharge base.

Thông thường muốn in một bức hình lên vải có màu đậm như màu đen,màu navy ,màu burgundy v.v...chúng ta phải in trước tiên một

lớp mực màu trắng gọi opaque white hay high density white để che màu đậm của vải rồi sau đó mới in các màu kế tiếp.Dùng cách nầy bức hình in trên vải sẽ dày, thiếu mềm mại,trông thô không đẹp.

Để tránh khuyết điểm đó chúng ta in một lớp discharge base lên vải rồi sấy đủ khô.Màu đậm biến mất ,chỗ in trở thành màu trắng hơi nâu.Các màu kế tiếp được lần lược in lên đó.Sau khi qua lò sấy, bức hình in sẽ xuất hiện hòan toàn, trông mềm mại và đẹp hơn cách in thông thường.Đó là lý do cần phải dùng discharge base.Nếu muốn hình rõ đẹp hơn thì in một lớp water discharge base trộn với white pigment concentrate gọi là discharge white.

Cách pha trộn và xử dụng discharge base.

Discharge base có dạn sền sệt như cháo sữa.Khi nào cần cho sản xuất thì mới đem pha trộn với ZFS theo phân lượng qui định của nhà chế tạo .

Thông thường cứ 100 gr discharge base thì trộn 4 -8 gr ZFS.Nếu pha nhiều ZFS thì màu của bức hình in sẽ thay đổi..Khuấy trộn cho thật đều bằng tay hay máy trộn và chỉ xử dụng trong vòng 24 tiếng đồng hồ.Quá thời gian đó discharge base không cho kết quả tốt.

Những khó khăn gặp phải khi dùng discharge base.

Vì discharge base hoà tan trong nước và phải pha trộn với bột hóa chất độc hại ZFS cho nên khi xữ dụng muốn có kết quả như ý muốn đương nhiên sẽ gặp khó khăn cần phải vượt qua như sau theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy.

* Khung in phải có mesh count #160 -175 và có lớp stencil tráng bằng loại water resistant emulsion Sau khi qua giai đọan rọi ánh sáng và rữa hình ,khung in cần phải tráng hai mặt một lớp acid HCL loãng gọi la hardener bằng squeezee rồi làm khô ráo bằng cách thổi hơi ép và phơi ra ngoài trời trong vài giờ để Ultra Violet làm tăng thêm độ cứng và sức chịu đựng của stencil.Nếu không làm đúng như vậy thì lớp tráng stencil sẽ đứt bể không thể in được.

* Tìm cách điều chỉnh góc độ, sức ép và tốc độ của squeezee để lớp discharge base trải đều trên mặt vải và không cho thấm sâu xuyên tới mặt bàn in gọi là printing pallet để tránh nước trong discharge base làm hư hại nhanh chóng lớp giấy dán trên mặt bàn in.

* Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian của bộ phận sấy sơ bợ gọi là flash cure làm thế nào khì sờ ngón tay trỏ vào lớp discharge base không cảm thấy dính tay.Làm như vậy để tránh discharge base còn ướt dính vào các khung in kế tiếp.Tuỳ sản phẩm thời gian nầy khoảng 1 giây nhưng thời gian cần cho phản ứng discharge xãy ra đế bóc màu dưới flash cure là 30 giây (seconds).

* Khi thấy lớp discharge base trải không đều thì lấy giấy nhúng nước lau sạch mặt đáy của vải khung.

* Sau khi lớp discharge base vừa đủ khô ,chúng ta tiếp tục in những màu kế tiếp như thường lệ.

Sau đó vải vừa in xong phải cho ngay vào lò sấy đã được điều chỉnh tốc độ băng tải thế nào để cho vải phải ở trong đó tối thiểu 90 giây gọi là minimum dwell time.

* Mùi bốc ra từ sản phâm gây khó chịu nhức đầu nên chỗ in phải thóang và lò sấy phải được thoát khí theo tiêu chuẩn qui định.Những hóa chất bốc ra từ discharge base gồm có CO,CO2,Sulfur dioxide,Zinc oxides

* Tránh thổi gió vào khung in làm mực khô nhanh trên khung.

* Sả̃n phẩm in xong cần phải được giặt sạch hóa chất thặng dư mới xử dụng.

Còn tiếp.

Sẽ update sãn phẫm mới với kỹ thuật mới...


Thursday, February 17, 2011

BASIC PLASTISOL INK FORMULA AND MODIFICATIONS FOR TEXTILE PRINTING

CÔNG THỨC CĂN BẢN MỰC PLASTISOL VÀ CÁCH ĐIỀU CHỈNH
Vì do yêu cầù của bạn đọc thuộc thế hệ trẻ ở nước ngoài và danh từ kỹ thuật chuyên môn,một số bài viết trong Blogger nầy dùng tiếng Anh thay cho tiếng Vịêt.
---------------
Bất cứ một màu nào kể cả màu sắc ánh sáng khi muốn pha chế đều phải dựa vào ba màu căn bản là đỏ , vàng và xanh gọi là magenta,yellow và cyan.
Trong trường hợp pha chế mực,nếu bị bắt buộc phải tiệp với màu của khách hàng yêu cầu ,trước hết phải có base và PC càng "clean"càng tốt.So sánh màu của khách hàng với Pantone Book dưới ánh sáng theo tiêu chuẩn ISO và chọn trong Pantone book màu nào gần nhất với màu của khách hàng.Sau khi chọn được màu gần nhất mới khởi sự pha chế cho đến khi gần tiệp với màu đã chọn.Cuối cùng điều chỉnh lại cho tiệp với màu của khách hàng thì mới đạt yêu cầu và không bị nhầm lẫn làm tổn hao vật liệu đắc tiền.
Mời đọc thêm tiết mục "Hướng dẫn pha chế mực tiệp màu theo yêu cầu của khách hàng "

Wednesday, February 16, 2011

HOW TO USE SPAN TAG TO DISPLAY A HIDDEN IMAGE


CÁCH DÙNG SPAN TAG LÀM XUÂT HIỆN HÌNH DẤU KÍN.
Đặt chuột lên bức hình vẽ nầy sẽ thấy bức hình thứ hai xuất hịên.Phương pháp nầy gọi onMouseOver và onMouseOut.
Vẽ hai bức hình khác nhau ; chuyển đổi cả hai qua dạng .gif rồi tồn trử trong My Documents.Chép span code trên vào Notepad.Mở Internet Explorer sẽ có kết qủa như mong muốn.

Monday, February 14, 2011

TEXTILE SCREEN PRINTING TECHNIQUES-KỸ THUẬT IN BÔNG VẢI SỢI BẰNG KHUNG LỤA


Nhằm mục đích giúp thế hệ trẻ có một
khái niệm ngắn gọn và căn bản về nghề in bông vải sợi,tài lịêu nầy đã được sọan ra qua kinh nghiệm làm việc trong nhiều năm tại California-USA.
Ngành in bông trên vải bằng khung có hai khâu chính . Khâu vẽ hình và làm phim dương bản gọi là Graphics Design-Art Work
và khâu Kỹ Thuật Sãn Xuất goị là Production Techniques.
Khâu thứ nhứt : Mời tham khảo http://www.vectorquick.com của một bạn đồng nghiệp.


* VectorQuick là cơ sở chuyên môn vẽ  lại các hình ở dạng jpegs, gifs, and pngs thành vector formats tức là dương bản. Đem đặt dương bản trên khung in có trán chất emulsion rồi chuyển hình từ dương bản vào khung in bằng cách dùng ánh sáng UV.

* Artwork được  cơ sở VectorQuick ,bạn thân của người viết bài nầy, sẽ thực xong trong vòng ít hơn 24 hours.

Khâu thứ hai : Được tóm gọn trong các logos nầy và kế tiếp
Kích thước khung lớn hay nhỏ và cần phải thực hiện đủ bao nhiêu khung hoàn toan tuỳ thuộc vào số phim dương bản (positive films) hoặc hình vẽ muốn in ra.
Khung sau khi làm xong cần để khô hoặc phơi ngoài nắng trong một thời gian để tăng độ bền bĩ cho lớp keo emlusion không bị đứt hay bể quá nhanh do sự ma sát (friction) trong khi in.Đây là một chi tiết quan trọng cần lưu ý nhưng có nhiều cơ xưởng tại Nam California bỏ quên theo kinh nghiệm của người viết bài nầy.
Giai đoạn in –Printing phase.
Trước khi bước qua công đọan nầy cần phải có sẵn sàn những dụng cụ và vật liệu như sau.
1-Máy in bằng tay hay máy chạy tự động .
2- Máy sấy khô goị la dryer được điều chỉnh đúng theo nhiệt độ cần phải có.
3-Mực in là loại mực gì : plastisol ink,water base ink,discharge ink và cần bao nhiêu màu khác nhau cùng với số lượng đủ để hòan tất công việc.
4-Sản phẫm in ra là loại vải gì cotton,nylon,polyester,acrylic,len,lua tơ tằm hoặc pha trộn đủ thứ.
5-Tuỳ theo kích thước khung in và bàn vẽ, bàn in gọi là palette được chọn phải có kích thước tương ứng

Giai đoạn phục hồi khung đã in xong-Reclaiming screens phase.
REMOVING PLASTIC OR PAPER TAPES . Soak screens with water for a while as shown the picture,then pull out tapes slowly
REMOVING INKS . Brush ink remover over the both sides of screens and then wash them out with cold water
REMOVING STENCIL AND HAZE. Spray stencil remover on both sides of screen.Depending on the stencil hardness,after 2-5 minutes wash stencil out by strong water pressure.If stubborn hazes show up on screen ,brush alkaline haze remover on them then blow them out by pressure water.
DEGREASING SCREEN . Brush degreaser detergent on both sides of screen then blow them out with spray water.This process is important.If the screen is still dirty,the coated stencil won’t adhere firmly to the screen and will break in printing phase .

UPDATE : AUGUST-18-2015
Vi bài nầy được quý bạn mở đọc rất thường xuyên , nên bắt đầu từ hôm nay người viết muốn tiếp tục update để giúp quý bạn có thêm kiến thức áp dụng vào sãn xuất những mặt hàng có phẫm chất tốt tối đa với phương tiện mà quý bạn đã có.
Rất khó tìm trên Websites những kiến thức nầy lấy ra từ kinh nghiệm sãn xuất.Người ta dấu nghề để viết sách bán.
----------------------------------
COATING  SCREENS.
         

                Photographic Emulsion + Scoop coater + Coating techniques
    * Emulsion là một loai hoá chất ở dạng sền sệt ( paste) cấu tạo bởi chấtgelatin,hoặc cấu tạo bởi chemical polymers nhuộm màu lá cây hay màu đỏ,màu tím tùy ý của nhà sản xuất, trước khi dùng để trán khung vải in bông chúng ta phải trộn thêm với một hoá chất khác hòa tan được trong nước tên là sensitizer ( silver  bromide hay silver chloride dùng cho gelatin) 

                 Photographic emulsion = emulsion + sensitizer

    Gelatin lấy từ collagen của da heo,da bò hay xương động vật bằng phương pháp thuỷ giải( hydrolyse.)
  Photographic Emulsion tan được trong nước khi còn ướt nhưng sau khi phơi khô trong phòng kín nếu gặp ánh sáng trong một thời gian sẽ không còn tan được trong nước nữa.

  Ngày nay, hầu hết emulsions dùng trong kỹ nghệ in bông vải sợi cấu tạo bằng chemical polymers ( polyvinyl acetate và polyvinyl alcohol).
  Làm thế nào chúng ta có thể chọn được một loại emulsion tốt và giá thấp nhất ? Qua nhiều năm trong nghề, người viết bài nầy đã làm trắc nghiệm xử dụng rất nhiều mẫu của các nhà cung cấp để chọn emulsion phù hợp với hòan cảnh đang có của cơ sở sãn xuất lúc bấy giờ.
 Thông thường khi mua emulsion nhà sản xuất sẽ gửi cho chúng ta một lọ nhỏ màu sậm đựng  sensitizer và một hủ bằng plastic có dung tích một gallon đựng emulsionnhuộm màu xanh lá cây hay màu đỏ, màu tím.
 Đổ nước cất ( distilled water ) vào gần đầy lọ sensitizer, lắc bằng tay cho tan hết rồi đổ vào hủ emulsion và khuấy trộn cho thật đều. Sau khi trộn xong, phải để emulsion sạch hết bong bóng(  bubbles) trong khoảng vài giờ mới bắt đầu xử dụng.
  Chú ý. Sau khi hòa tan sensitizer không nên để lâu quá 2 tiếng đồng hồ ( for longer than 2 hours)
  Polyvinyl acetate thì khán nước( water-resistant)còn polyvinyl alcohol thì khán dung môi (solvent-resistant). Nếu emulsion được pha trộn cả hai hóa chất nầy với nhau thì được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.

  Emulsion nếu chứa ít chất độn (inert filler) thì khi khô sẽ co rút nhiều, tạo ra nhiều pinholes cho nên cần phải pha thêm chất độn trên 35 phần trăm.Nhưng emulsion có nhiều chất độn thì thời gian đốt khung (exposure time) lâu hơn.

   Trước năm 1980, người ta dùng hoá chất benzene diazonium salt làm sensitizer nên gọi  Diazo emulsions .
   Ngày nay có thể thay thế diazo bằng hóa chất Styryl Basolium Quaternary salt nên gọi     SBQ-based emulsions.
    Styryl Basolium Quaternary còn có tên là Stilbenium quarternized (SBQ).
   Sự nối kết hóa học của SBQ với polyvinyl alcohol( PVA)do University of Tokyo Japan đã  nghiên cứu thực hiện thành công từ năm 1980 .Sau đó nhiều công ty đem áp dụng thành quả nầy chế tạo emulsions cho công nghiệp in bông vải sợi.

 Ngày xưa trước1965, người ta dùng potassium bichromate làm sensitizer.Khi chưa có polymer dùng gelatin làm emulsion được nhuộm màu tuỳ ý để dể tìm pinholes khi trán khung vải. 
 Vậy nếu chúng ta là sinh viên đang học nghề muốn tự chế lấy photographic emulsion, có thể dựa vào công thức như sau rồi tự mình điều chỉnh lấy tuỳ theo độ tinh khiết của hóa chất.Nếu dùng quá nhiều potassium bichromate,stencil sẽ dòn dể bể nát.
        150 grs gelatin + 1400 cc  H2O + 145 grs potassium bichromate + red dye
 Update August - 21-2015
SENSITIZERS DÙNG TRONG EMULSIONS .
 Ngày nay trong emulsion tuỳ công thức của nhà sản xuất, có khoảng 50% nước. Phần còn lại là polymer như polyvinyl alcohol (PVA), polyvinyl acetate (PVAc), chất độn, chất khuyếch tán dispersions, plasticizers, wetting agents, defoamers, flow agents, và thuốc nhuộm (màu lá cây, màu đỏ, màu tím, màu cam.)
Ngày xưa khi chưa có polymer, người ta chọn gelatin làm emulsion.
Gelatin lấy từ collagen của da và xương thú vật theo phương pháp thuỷ giải ( hydrolyse).
 Lớp tráng emulsion trên khung vải sau khi khô gọi là stencil hay film.Chất tạo ra stencil bám dính trên khung vải chính là polymer hay gelatin. Sau khi nước bốc hơi hết những chất chứa trong emulsion kết dính với nhau theo lực vật lý( physical bond) nên stencil vẫn còn tan rã được trong nước.
Nhưng dưới tác kićh của ánh sáng UV,  polymer hay gelatin của stencil sẽ cross-link với bichromates làm stencil không còn tan rã trong nước nữa.
Mấu chót làm cho stencil sau khi khô không tan rã trong nước chính là cross-linking process. 
Cross-linking chỉ xãy ra trong stencil hay film khi có một hóa chất bị ánh sáng UV tác kích. Gọi hóa chất đó là sensitizer.
Ngày xa xưa người ta lấy bichromate potassium làm sensitizer. Sensitizer được chọn trong nhóm muối kim loại (metal salt group) gồm có aluminum, chromium, zinc, titanium, zirconium, tin, and iron.
Chromium compound oxyt hóa PVA, làm cross-link với PVA.Nhưng hexavalent chromium (CrVI)gây ung thư nên người ta đã phải nghiên cứu tìm organic compounds để thay thế.

Organic compounds hiện đang xử dụng là benzene diazonium salt và  Styryl Basolium Quaternary thay thế bichromates nên phẩm chất của emulsions ngày nay có ưu điểm và xử dụng tiện lợi.

Ngoài ra chúng ta cũng không muốn xử dụng bichromate nữa vì độc hại mặc dầu thời gian exposure time của bichromate stencil ngắn hớn diazo stencil.


I - Benzene diazonium salt.
Khi nói tới diazo thì nên hiểu ngay đó là Benzene Diazonium Salt.
Diazo nghĩa là 2 nitrogen atoms.Còn ium nghĩa là positive charge ion.
Benzene Diazonium Salt có 2 nitrogen atoms ở dạng ion, positive charge,có 2 unshared electrons
   Chinh diazonium ion nầy làm cross-link với nhóm HO của polyvinyl alcohol.
              Muốn có diazonium ion phải chế tạo diazonium salt.            
                        Thí dụ  Benzene diazonium chloride


Đây là một loại muối rất quan trọng dùng làm nền tản để chế tạo rất nhiều thuốc nhuộm thuộc nhóm azo dyes và chế tạo photosentizers .

Muốn có loại muối nầy chúng ta phải thực hiện phản ứng gọi là diazotization như sau.
Diazotization do Peter Griess tìm ra (discovered)vào năm 1858.


Công thức chế tạo benzene diazonium chloride tại phòng thí nghiệm .
Pha trộn trong một beaker đặt trong chậu nước đá ở nhiệt độ O*C hổn hợp A gồm có :
        9.1 cc aniline + 25 cc HCl conc + 25 cc H2O
Pha trộn trong một beaker khác dung dịch B gồm có :
        7.5 gr NaNO2 + 25 cc H2O
Rót B vào ở nhiệt độ lạnh dưới 5*C.Nhớ vừa rót vừa khuấy đều.
Sau 1 giờ đồng hồ, xử dụng ngay diazonium ion .



HX là acid chúng ta muốn xử dụng.Thí dụ acid HCl
Nhỏ từ từ dung dịch sodium nitrite NaNO2 vào hổn hợp phenylamine tức là aniline C6H5NH2 trộn chung với concentrate acid HCL ở nhiệt độ < 5*C,  chúng ta thấy xuất hiện một organic compound có dạng tinh thể không màu ( colorless crystalline solid ) tên là benzene diazonium chloride [C6H5N2] Cl.

    NaNO2  + HCl  --à HNO2  + NaCl                                                            
    HNO2    + C6H5NH2  +  H+  ---à C6H5N2+  Cl -   +2H2O

Công thức chung cho diazonium salt là  R-N2X-      
 là  phần còn lại của organic compound bị mất hydrogen atom.
là inorganic anion hay organic ion . Vì là muối nên cần có X anion để cân bằng.

Dùng acid HCl, acid H2SO4, acid H3PO4. acid nitric để tạo benzene diazonium salt.
Tuỳ theo acid xử dụng, chúng ta có những loại muối có tên khác nhau.
 Nếu dùng acid sulphuric H2SO4, tên muối là benzene diazonium sulfate :
                 C6H5N2 + H2SO4  ----->  [C6H5NH3] + + [HSO4] - 
 Nếu dùng acid nitric, tên muối là benzene diazonium nitrate C6H5N(O3):N  có hình kim dài .

Với primary amine như aniline, chúng ta tạo được dể dàng diazonium ion.


Nhưng với secondary amine như diphenylamine, thì không tạo được diazonium ion mà chỉ xuất hiện N- nitrosoamine theo phản ứng sau đây.


Diazonium ion trong các loại muối nêu trên không bền (unstable), phải dùng ngay khi vừa xuất hiện ở nhiệt độ dưới 5*C .Cho nên nếu muốn kèm giử nó để làm sensitizer thì dùng p-diphenylamine diazonium salt trộn chung với zinc chloride.

Zinc chloride sẽ ổn định (stabilise) phần nào diazonium salt nhờ double salt xuất hiện.


Nhưng diazonium salts vẫn còn khuyết điểm là dể hút ẩm, dể bị hư hỏng bởi nhiệt độ, phải tồn trử trong kho nhiệt độ lạnh, phải dùng bao bì bằng lọai nguyện liệu dày và tối sậm, tồn trử lâu không được,gây tốn kém cho nên đã xuất hiện nhiều nghiên cứu tìm cách cải tiến với bằng sáng chế riêng cho từng xí nghiệp chuyên môn sản xuất diazonium salts.

Một qui trình có tên là “Condensation products of p-diazodiphenylamine-formaldehyde.”đã được khám phá từ lâu (has long been claimed) rồi từ đó làm chỗ để áp dụng nghiên cứu lấy bằng sáng chế (patents) riêng trong nhiều điều kiện khác nhau cho mỗi xí nghiệp hiện nay.

Condensation reaction là phản ứng kết hợp 2 phân tử giống nhau hay khác nhau có sự hiện diện chất xúc tác (catalyst) trong một môi trường nào đó sẽ cho ra một hóa chất mới và sẽ loại bỏ H2O và vài phân tử đơn giản khác không cần thiết.


Some  examples of the  “Condensation products of p-diazodiphenylamine-formaldehyde.”

Paraformaldehyde là chất polymerization của formaldehyde CH2O, tinh thể màu trắng, nóng chảy ở nhiệt độ 120*C, có công thức hóa học OH(CH2O)nH, n=8 -10 units.
p-aminodiphenylamine tức là 4-aminodiphenylamine : grey brown flakes, nóng chảy 73-75 *C,ít tan trong nước.
p-diphenylamine diazonium sulfate  : màu sắc và hình thể “ yellow green solid”, mùi khó chiụ, tan trong nước, dể bị tác kích bởi ánh sáng( sensitive to light).Trọng khối phân tử : 319.295



Structure of p-diphenylamine diazonium sulfate 


Patent US 3163633- Acid bromide of the condensation product
1- Add while stirring 23 parts of diphenylamine-diazonium sulfate for 1 hr to 50 parts H2SO4(78% by weight).(Keep stirring while adding).
 Then add while stirring  2.4 parts by weight of paraformaldehyde for 4 hrs.
2- Then the mixture is stirred for 2 hrs at 40*C temperature.
3- Let the mixture to stand at room temperature for 12 hrs.
4- Dissolve 50 parts by weight of the mixture in 75 parts by volume of water.
Then add barium bromide to this solution until no precipitation of barium sulfate occurs.
5- The mixture is centrifuged and then in vacuum under 70*C .
6- We get 8.8 parts by weight of “Acid bromide of the condensation product “ 
                     -------------------------------------------------
 Barium bromide (BaBr2) : white crystals, very soluble in water.
 Barium sulfate( BaSO4) : white crystalline solid, insoluble in water.

UPDATE  August-22-2015.


II - Styryl Basolium Quaternary còn có tên là Styrylpyridinium(SBQ).

Năm 1980 Đại Học Tokyo Japan nghiên cứu thành công việc kết hợp SBQ với polyvinyl alcohol để chế tạo thuốc.
Trong hơn 38 năm, Công ty Murakami Company Ltd dựa vào thành quả đó đã tiếp tục nghiên cứu và phát triển sản xuất photosensitizer dùng cho ngành in khung vải sợi.

Năm 1984 Công Ty nhận được giải thưởng Hiragawa Award về công trình phát triển chế tạo chất  “Photopolymer SBQ-PVA Emulsion

Styryl Basolium Quaternary kết hợp với polyvinyl alcohol thành phân tử gọi là photopolymer SBQ-PVA.
 Phân tử nầy rất dể bị tác kích bởi ánh sáng ultraviolet, nếu trộn với nước và một số hóa chất độn khác sẽ trở thành photopolymer SBQ-PVA emulsion.
Khi stencil tráng bằng photopolymer SBQ-PVA emulsion nầy khô hết nước nếu gặp ánh sáng UV, các nối đôi của Styryl Basolium Quaternary bị bẻ gảy để tạo ra cross-link như hình vẽ và stencil đã khô trở thành chất không tan trong nước.

Coss-linking between photopolymer SBQ-PVA inside the dry stencil
coated on screens attacked by UV.

     
              So sánh diazo emulsion với SBQ emulsion.
1- Diazo Emulsion : chất sensitizer là benzene diazonium salt for light reactivity
2- SBQ emulsion (còn gọi photopolymer emulsion) : chất sensitizer là Styryl Basolium Quaternary for light reactivity trộn sẳn trong đó bởi xưởng chế tạo.
   Nghĩa  là chất căn bản của loại emulsion nầy là những phân tử polyvinyl-SBQ được tổng hợp tại một khâu riêng biệt rồi được chuyển tới khâu pha trộn với nước và một số hóa chất khác nữa thành emulsion đem bán ngoài thị trường.

Murakami Copmpany Ltd có những xưởng chế tạo riêng biệt như sau.
      · Emulsion manufacturing plant .
· SBQ-PVA raw material manufacturing plant
.
             Ưu điểm và khuyết của diazo emulsions :
- Ch̉i  trộn sensitizer vào emulsion khi cần xử dụng .
- Gía rẻ.
- Lâu bị phản ứng với ánh sáng. Cho nên khi đốt khung ( exposure to light source) phải dùng đèn ánh sáng phát UV  thật mạnh thì mới khỏỉ mất nhiều thì giờ.
- Được chế tạo ở dạng khán nước hoặc khán dung môi (water-resistant or solvent-resistant). Nên phải mua riêng cho 2 loại khác nhau.
- Sau khi trộn với sensitizer, chúng ta có thể tồn trử diazo emulsion lâu tới 3 tháng trong phòng tối có nhiệt độ bình thường.
Nếu dùng tráng những khung có mesh count 40-86 để in puff base, in glitters, in sparkles sẽ phải đốt khung rất lâu nên bất tịên,mất thì giờ và tốn phí tiền địện.
- Reclaiming rất dể.          
             Ưu điểm và khuyết điểm của Photopolymers or SBQ emulsions.
 Sensitizer được nhà sản xuất trộn sẳn với emulsion cho nên có tên là one-pot emulsions
- Rất dể bị phản ứng với ánh sáng nên thời gian đốt khung rất nhanh (short exposure times.)
- Có thể tồn trử lâu đến một năm.Lúc xử dụng không cần khuấy nên không có bong bóng.Stencil có ít pinholes.
- Rất thích hợp cho những mặt hàng in theo halftone vì stencil mỏng.
- Reclaiming phải thực hiện ngay sau khi khung in xong nếu không sẽ không thể decoating hay removing stencil . Nói chung vấn đề reclaiming gặp trở ngại.
- Giá mắc hơn diazo emulsion.

Update August-25-2015
Scoop coater.
     Chọn scoop coater có chiều dàì thích hợp với bề rộng của khung thường xử dụng.
    Khung có kích thước 20x24 inches thì dùng coater dài 16 inches . 
    Coater dài10 inches chỉ trán được 9 inches rộng .
    Mỗi coater có 2 lưỡi trán (coating edges or coating lips) có đường kính khác nhau. 
    Muốn có lớp trán ( stencil ) dày thì dùng lưỡi có đường kính lớn. 

   * Coating techniques.
   Đối với khâu nầy, người mới học việc cảm thấy rất lúng túng nhưng nếu có người hướng dẫn đứng bên cạnh thì sẽ thấy rất dể sau khi thực tập vài lần.
     - Rót emulsion vào scoop coater ở mức 1/2-2/3. 
-  Tùy theo khung nhỏ hay lớn,chúng ta chọn một cái giá (stand or support) hay cái bàn vửng chắc có độ cao vừa tầm cho mình.
-Tay trái cầm thành khung. Dựng mặt trong của khung (phần chứa mực) nằm dưới một góc nghiêng trên cái giá hay cái bàn.
Tay phải cầm chính giữa scoop coater.Cố gắng giử emulsion trong scoop coater nằm ngang và tiếp xúc với lưới khung.
-  Kéo scoop coater lên tới đỉnh khung với tốc độ đều, không do dự và chậm.Khi gần tới đỉnh khung bức nhanh scoop coater ra khỏi khung.
- Chú ý khi bức scoop coater ra khỏi khung phải nghiêng coater ra ngoài để emulsion chảy trở lại scoop coater.( emulsion rolls back to the scoop coater)
-                        Tiếp tục làm giống như trên cho phần còn lại của khung.



Left hand holds the screen laying an small angle on a stand or a support with the inner side of the screen kept side down .Right hand holds the center of the scoop coater and tilts it against the fabric from the bottom of the screen.Try to keep always the emulsion horizontal andcontact with the fabric.Pull the scoop coater slowly without hesitation on the fabric up to the top of the screen. Then quickly tilt the scoop coater outward and put it back on the table.Do the same way on the inner side of the screen. 
                                       Drying wet coated screens and storage.
          

Hình số 1 bên trái cho thấy cách phơi khung sau khi trán lớp đầu tiên.
Hình số 2 bên phải cho thấy cách phơi khung sau khi trán lớp thứ hai.
                Sau khi trán xong 2 mặt khung, chúng ta phơi khung trên giá (rack) như hình chụp.
    Lưu ý  đặt mặt trong của khung nằm trên; tức là mặt sẽ chứa squeezee ( squeezee side up) để cho emulsion chảy xuống mặt dưới làm cho mặt dưới có lớp trán dày thêm, mạnh thêm và bóng láng thêm.(This technique will give the print side a smooth surface, a heavier and stronger coat ) và cũng rất lý tưởng khi chúng ta đốt khung (ideal for screen exposure to UV light).
   Phòng phơi khung phải có ẩm độ dưới 50 %, nhiệt độ bình thường, không có buị bặm, thoáng khi để hơi nước của lớp tráng thoát ra mau hơn.
   Nếu ẩm độ quá cao, H2O trong không khí sẽ ngăn cách không cho polymer tiếp xúc với sensitizer làm cho stencil sẽ có rất nhiều pinholes.
  Sau khi lớp trán đầu tiên khô, theo kinh nghiệm của người viết bài nầy nên trán thêm một lớp nữa ở mặt ngoài khung rồi phơi mặt đó nằm trên , mặt trong khung nằm dưới (squeezee side down) để ngăn ngừa pinholes.Xem hình số 2.
          LAYING OUT ART WORK 

     

             Picture number 6. Laying out the positive of art work.
             The top of the table must be a piece of glass with grid.
              Inside the table there is a electric yellow light lamp.
             The screen must be parallel with the table.
             The position of the top registration mark of the art must be inside thepallet of the printing machine.This means the registration mark must be within the squeezee running distance.
      
            EXPOSURE TO UV LIGHT
              Picture number 7 
  EXPOSING OR BURNING COATED SCREENS TO A SOURCE OF LIGHT
CÁCH  ĐỐT KHUNG ĐÃ TRÁNG EMULSION BẰNG ÁNH SÁNG.
Trong nghề nghiệp người ta thường nói burning screen khi muốn đem khung đã tráng sensitized-emulsion có kèm dương bản để phơi ra ánh sáng.
Có hai loại ánh sáng.Ánh sáng mặt trời và ánh sáng nhân tạo.Nếu dùng ánh sáng mặt trời thì khó kiểm soát.
Do đó phải xử dụng ánh sáng nhân tạo.do mình tự thực hiện hoặc mua máy của những nhà chế tạo tuỳ theo hòan cảnh địa phương nơi sinh sống.

Nếu muốn tự mình chế tạo thì làm như sau.
Đóng một hộp gổ có kích thước trung bình 29 x 51 inches.Trong hộp có gắn những bóng đèn fluorescent. Dưới bóng đèn là miếng nhóm chiếu sáng gọi là reflector sheet để dội ánh sáng lên phía trên.Nếu không có miếng nhôm thì dùng giấy sơn màu trắng cũng được.
 Miệng nắp hộp là một tấm kiếng trong sạch,không có tỳ vết.Trên tấm kiếng là nắp đây kín hộp làm bằng một tấm cao su gọi là rubber blanket ăn thông với một máy hút không khí để tấm cao su có thể ép sát vào tấm kiếng và làm cho dương bản được ép sát và lưới khung .
Nắp đậy hộp phải có khóa để kẹp cứng nắp vào hộp khi mở đèn phát ánh sáng đốt khung lụa có kèm dương bản.

Máy phát nguồn ánh sáng mạnh phải mua.
Máy gồm vó 2 phần. Một phần phát ánh sáng  từ bóng đèn và nối với đồng hồ đếm seconds.Thành phần thứ hai là một khung sắt nặng gồm có một tấm kiếng ,một rubber blanket gắn trên nắp đậy ăn thong với máy hút không khí đặt dưới đất bên cạnh.
Làm thế nào để chọn một máy phát ánh sáng tốt ? Máy phải có đèn phát sáng mạnh goị là hight intensity lamp.Tốt nhất nên chọn loại đèn gọi là metal-halide lamp 5000 watt.Nếu dùng loại đèn nầy thì hời gian đốt khung rất nhanh hơn dùng các loại đèn khác như pulse xenon,carbon-arc,mercury vapor lamp.

       DEVELOPING SCREENS 
       Picture number 8
      Spray gently water on the both sides of screens and let them stand about ½ minute.
        Then use fine jet of warm water to wash out everything on the both sides of screens until there is no more wet emulsion left on screens.
        Hand screens against the light to check whether the washout areas are open as required or not.

      BLOCKING OUT PINHOLES        
    Let screens drip for one or two minutes and dry them between newsprint papers.
    Use the compress air to blow out any wet areas of the screens. 

UPDATE Agust- 29-2015.
TỰ LÀM KHUNG IN - CREATING YOUR OWN SCREENS.
Lưới làm khung có thể là lụa tơ tằm, nylon, polyester, polyester mạ kim loại, thép không rĩ, đồng phôt pho gọi là phosphobronze.
Vào thời kỳ mới phát minh cách in vải sợi bằng khung,người ta dùng lụa tơ tằm làm lưới khung..Do đó mới có cái tên in khung luạ goị là silk screen printing.
Ngày nay lụa tơ tằm được thay bằng lưới nylon hoặc polyester lâu mòn, lâu đứt, đàn hồi tốt hơn và rẽ tiền hơn lụa tơ tằm.
Lướị dệt bằng sơi liên tục không gían đoạn được gọi là monofilament hoặc sợi do nhìều xơ nhỏ se kết lại gọi là multifilament.
Loại lưới dệt bằng multifilament có khuyết điểm mực in kẹt lại trong xơ khó chùi sạch, mau mòn,hình in ra thô không đẹp.Chỉ nên dùng lại lưới nầy khi  chung ta muốn in lớp mực dày.
1 - Cách nhận diện và chọn  lưới.
Trên mặt hàng lưới dệt bằng monofilament, nhà sản xuất phải in 3 chi tiết chính:tên của sợi lưới là gì và hai con số kẹp với nhau.Thí dụ polyester 173/55 .Qui ước nầy cho người xữ dụng biết mỗi inch có 173 lổ và độ lớn của sợi dệt lưới là 55 denier.Con số đầu nếu càng lớn thì lổ càng nhỏ.Thí dụ lưới 230 có lổ nhỏ hơn lưới 110; lưới 305 có lổ nhỏ hơn lưới 230.
Dùng chữ lổ (holes) thay cho chữ sợi (threads)để dễ nhớ hơn nếu không chuyên môn về ngành dệt vải sợi.
Con số thứ nhì càng lớn thì sơi dệt có đường kính lớn theo.Sợi 75 denier to hơn sợi 55 denier.

Lưới màu trắng 180, màu cam 400, màu vàng 230


Trên mặt hàng lưới dệt bằng xơ multifilament thì ký hiệu được viết theo cách khác như sau.Thí dụ lưới 10X, 10XX, 10XXX. Càng nhiều chữ X thì sợi càng to. Lưới 6XX có 74 lổ /in, lưới 16XX có157 lổ /in, lưới 21XX có 300 lổ /in.
Lưới 10XX tương đương với lưới polyester 110-125.
Lưới bằng kim loại.Loại lưới mạ kim loại dệt bằng sợi polyester gọi là metallized polyester có tráng mặt ngoài một lớp kim loại không rĩ có độ chà mòn rất cao.Muốn xử dụng loại lưới nầy cần phải làm đúng theo hướng dẫn của nhà sản xuất
Còn loại lưới dệt bằng sơị kim loại thì dùng để in trên sành sứ và mạch địên tử.Lưới có ưu điểm mực xuyên qua đầy đủ nên nét in rõ đẹp.Khi in xong muốn tái xử dụng  phải đốt nhanh qua ngọn lữa của khí đốt.

* Tuỳ theo hình vẽ hay hình chụp bằng máy ảnh, chúng ta chọn lưới có lổ thích hợp.Nếu không chọn tốt khi in bức hình sẽ có hiện tượng gọi là Moiré nghĩa là có những đường ngắn nằm nghiêng.
* Nếu bức hình cần in mực plastisol glitters thì chọn lưới 25-40
* Nếu bức hình cần in mực plastisol puff, plastisol metallics thì chọn lưới 70-86
* Nếu bức hình cần in màu fluorescent thì chọn lưới 109 , 110 , 175 hoặc 180 vì mực fluorescent có hạt lớn hơn loại mực thường.
* Những búc hình in bằng mực thường không có gì đặc biệt thì chọn lưới 158,160, 175, 180.
* Đối với hình chụp bằng máy ảnh hay hình có haftone cần phải in bằng mực haftone hay mực four colors prosess thì đặt dương bản lên lưới rồi xoay dương bản có đèn rọi phía dưới kiểm soát nếu không thấy có Moiré thì chọn lưới đó.
Haftone là tập hợp những chấm có nhiều cở nhỏ và lớn có màu đậm hoặc lợt gọi là dotcấu tạo nên bức hình.Vùng có chấm lớn thì màu đậm vùng có chấm nhỏ thì màu lợt. Số lượng chấm được đo bằng lpi nghĩa là lines per inch..Nhìn bằng mắt trần chỗ nào có 85 lpi thì thấy chổ đó liên tục không có dot.Theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy nếu thấy hình có từ 10-90% haftone thì chọn lưới có lổ 230, 305
2 – Chọn vật liệu làm khung và cách căng lưới.
Vật liệu làm khung là gổ hoặc kim loại, hợp kim mhôm.
Khung làm bằng gổ có ưu điểm dễ thực hiện,giá rẽ và rất phổ thông nhưng có khuyết điểm bị mo cong.Sau vài lần in lưới gỉam sức căng làm cho sự lấy dấu goị làregistration của các khung in chồng lên  khung đầu tiên khó khăn, mất thì giờ và không chính xác.
Chỉ nên xử dụng loại khung làm bằng gổ khi in 2-3 màu và khi tài chánh còn quá eo hẹp.
Để chống sự mo cong và ngấm nước hoặc ngấm dầu , khung gổ phải được nhúng trong vẹc ni .Nếu tự mình ráp khung thì bốn góc phải trét keo epoxy và đóng đinh 3 cái đinh để khung vững chắc.
Gổ làm khung tùy thuộc nơi sinh sống của chủ xí nghiệp.Tại USA người ta dùng gổ white pine,gổ spruce,gổ mahogany.

Nếu chọn gổ tốt, và làm đúng như trên, khung gổ theo kinh nghiệm của người viết bài nầy đã từng tự làm lấy trên 300 khung gổ gồm nhiều cở rất lớn, lớn, trung bình, nhỏ và thật nhỏ đã xài từ 8-10 năm vẫn không mo cong hay mục rã.Trong thời gian nầy chỉ thay đổi lưới khung mà thôi.
Ở những quốc gia còn nghèo thiếu nhiều phương tiện nên xử dụng khung làm bằng gổ.

 * Cách căng lưới không có máy căng ( Without Stretching Apparatus).
 -  Khung làm bằng gổ. Dụng cụ cần phải có : đồng hồ đo sức căng gọi làtensiometer,máy tạo hơi sép gọi la air compressor,dụng cụ đóng staples, keo epoxy, một cuộn nệp vải polyester hay nylon rộng khoãng 5/8 in,đinh staples,bàn có một rảnh dài và rộng khõang 5/16 in, một nệp sắt tráng kẽm dài và dày khoảng 4/16 in.



Đây là hình vẽ phương pháp căng vải khung tự mình sáng chế.
Kéo vải khung cho thật căng.Ép sắt chận vải vào
rảnh sâu bằng búa sắt.Tách rời vật nâng khung.
Hạ  từ từ khung xuống mặt bàn .Lấy một vật nặng chận khung.
Bôi keo epoxy trên vải thành khung rôi xịt activator.
 Dán vải lưới vào một đầu khung bằng keo epoxy rồi gá đầu đó vào một vật có chiều cao tự chọn để nâng khung.
Keó vải lưới cho thật căng rồi chận lưới cho thật chắc vào trong một rảnh sâu bằng một cái nệp sắt 
Hạ từ từ khung xuống mặt bàn. Lấy vật nặng đặt trên thành khung cho nằm sát với mặt bàn.
Dùng tension meter đo độ căng trước khi bôi keo epoxy. Nếu thấy độ căng còn yếu thì lấy nệp sắt ra rồi dựng khung cao thêm.


Tension meter

Trải keo epoxy lên thành khung có lưới và xịt activator.
Tiếp tục làm như vậy cho hai thành khung còn lại.
Nếu muốn khung không bị tróc keo khi xài lâu thì cần kẹp thêm trên 4 thành khung nệp vải nylon màu trắng có đóng staples. Xem hình chụp khung đã làm xong.


Đây là hình chụp khung gỗ
căng theo phương pháp mô tả trên.

CÒN TIẾP