Vài suy nghỉ về hoạt đông định chuẩn trong thời kinh tế toàn cầu
Trong mấy thập niên vừa qua ,nhiều quốc gia trong khu vực Đông Nam Á và Thái Bình Dương lần lượt gia nhập vào tổ chức mậu dịch quốc tế hay WTO trong khi tiềm năng sản xuất tại các quốc gia này còn phụ thuộc vào đầu tư nước ngoài .Hoạt động định chuẩn (standardization) nói chung tại các quốc gia nói trên tuy có phát triển nhiều so với thập niên 60-70 nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp thời cho các mặt hàng xuất cảng ngày càng trở nên đa dạng. Sự áp dụng tiêu chuẩn vào sản xuất chưa chặc chẻ , giới sản xuất còn chạy theo lợi nhuận, chưa xem chất lượng như là mục tiêu của sản xuất và đạo đức của công ty đồng thời cũng là uy tín của quốc gia .
Trong bối cảnh đó , các nước đang phát triển đặc biệt là các tổ chức hay Viện Định Chuẩn ( Organization or Institute for Standardization) theo thiển ý, cần đặc biết chú ý đến các hoạt đông sau đây :
-Soạn thảo tiêu chuẩn;
-Kiểm tra;
-Trắc nghiệm;
-Thông tin và quảng bá;
-Tổ chúc nhân sự và lương bổng
-Kết luận
Trên thị trường Bắc Mỹ và Âu châu, từ hai thập niên vừa qua, hàng hóa xuất cảng từ các nước Đông Nam Á mang nhản hiệu "Made in..." càng ngày càng nhiều , từ giầy dép, quần áo,bàn ghế tủ giường, đồ mỹ nghệ sơn mài, đồ chơi trẻ em ...và cả thức ăn như nước mắm, tôm cá đông lạnh, v.v ....
Tất nhiên muốn bán được hàng thì phẩm chất của sản phẩm phải đạt tiêu chuẩn của các nước tiêu thụ. Do đó chắc chắn hàng xuất cảng phải có tiêu chuẩn riêng - nói chung là cao hơn - so với tiêu chuẩn "nội địa" cho cùng một sản phẩm. Ngoài ra những đòi hỏi phẩm chất của từng nước ,từng khu vực lại có phần khác nhau .Ta cứ nhìn xe gắn máy Honda của Nhật Bản bán tại Bắc Mỹ có thiết kế ,mẫu mã khác hơn là khi bán sang Việt Nam hay Châu Âu. Chính vì tính đa dạng và phức tạp của thị trường tòan cầu, nên vai trò của Viện Định chuẩn tổng hợp của nhiều ban ngành trong bộ máy kinh tế toàn nước sẽ giúp cho giới sản xuất đáp ứng được những đòi hỏi về sản phẩm của họ về mẫu mã ,phẩm chất hầu có thể cạnh tranh với những hàng cùng loại của các nước khác
Vấn đề kiểm tra rất là phức tạp vì rất khó mà kiểm tra hết và toàn diện. Trường hợp sữa bột có chất melamine của Trung Quốc vừa qua là một đơn cử. Trong nền kinh tế thị trường thị việc chạy theo lợi nhuận vẫn là ưu tiên , nên vấn đề quan trọng là các nhà sản xuất có áp tiêu chuẩn quốc gia một cách chặc chẻ và xem phẩm chất sản phẩm là đạo đức của công ty hay không? .Kẹo pastille Valda ,fromage La vache qui rit, bánh Lu mà tôi biết từ 50 năm trước vẫn được người tiêu thụ yêu thích khắp năm châu!
Với sự mở cửa toàn bộ của thị trường thế giới, sự cạnh tranh gắt gao,và sự thay đổi nhanh chóng của sản phẩm thì cơ sở trắc nghiệm của các cơ quan định chuẩn (gọi tắt là cơ sở trắc nghiệm) khó có thể đáp ứng kịp thời. Ngoài việc công nhận và xử dụng kết quả của các cơ quan khoa học , các phòng thí nghiệm các trường đại học , các cơ sở trắc nghiệm còn phải khuyến khích và hợp tác với các phòng thí nghiệm tư nhân có khả năng về nhân sự và trang bị. Thêm vào đó sự hợp tác giữa các tổ chức định chuẩn quốc gia trong vùng như Nhật bản ,Trung Quốc, Đại Hàn, Đài Loan, TháiLan, Singapore.. càng lúc càng trở nên cấp thiết khi phải tham gia vào các cuộc tranh luận quan trọng liên quan đến sản xuất , phẩm chất và xuất cảng...
Trong thời đại mà điện toán , và viển thông rất phổ cặp, các cơ quan định chuẩn nên có trên mạng để cập nhật và phổ biến tin tức cùng gây sự hiểu biết về chất lượng sản phẩm đến quần chúng . Chương trình giáo dục các cấp cần có thêm môn học về định chuẩn để mọi người có ý thức rằng định chuẩn là điều thiết yếu chứ không phải là một "trở ngại". Tóm lại , đến một lúc nào đó, chúng ta đều phải đồng ý và nhìn nhận phẩm chất là tinh hoa của sản phẩm nhằm bảo vệ cho sức khỏe , làm ngon miệng người ăn , làm hài lòng người tiêu thụ ,và gây uy tín cho quốc gia dân tộc.
Qua vài suy nghĩ trên , ta thấy vai trò của cơ quan định chuẩn rất quan trọng và cũng không kém nặng nề. Để có thể hoàn thành trọng trách đó , chánh phủ cần mạnh dạng cải tổ cơ quan này. Ta không dám so sánh các cơ quan hay Viện định chuẩn trong khu vực Đông Nam Á với National Bureau of Stadards(NBS) của Hoa Kỳ với cả 500 tiến sỉ, hàng ngàn MS và BS và một cơ sở trắc nghiệm khổng lồ ở Maryland (Virginia) cộng thêm một số phòng thì nghiệm tư nhân vệ tinh trải khắp nước Mỹ. Nhưng tối thiểu tổ chức định chuẩn trong vùng Đông Nam Á phải có một nhân lực quy tụ nhiều chuyên viên, giáo sư có khả năng .Và muốn được như vậy , các tổ chức này cần có quy chế tự trị về điều hành , lương bổng và phúc lợi cho nhân viên thì mới mong đạt được kết quả thỏa đáng.
Nói cách khác, tham gia vào thị trường thế giới WTO, với sự cạnh tranh gay gắt về phẩm chất của sản phẩm của các nước tiên tiến mà giới sản xuất đả đi vào qui củ và việc định chuẩn đả được phát triển từ lâu , các quốc gia mới gia nhập WTO cần sớm và mạnh dạng cải tổ cơ cấu định chuẩn của mình hầu tránh những hậu quả tai hại như của Trung Quốc , mà những sữa sai chỉ có tính cách vá víu.
Vũ Ninh / Toronto Oct.17,2008