TRÁNG KEO EMULSION KHUNG VAỈ LƯỚI DÙNG
IN BÔNG
I- Tẩy sạch chất nhờn (Degreasing
screens).
1- Khung mới mua hay mới làm xong.
Đối với những
khung mới làm xong hay mới mua về, vì sợi dệt vải lưới có chứa chất
chống cọ xát ( abrasion resistance) hoặc dầu mở hay chất sáp bám
sâu nên phải dùng một chất nhám sền sệt ( paste) có hạt rất mịn
18-20 microns gọi là abrader để chà xát trên 2 mặt vải
khung. Sau đó xịt nước cho sạch abrader rồi chà detergent trên
2 mặt khung và xịt nược bằng voì áp suất bắt đầu từ trên cùng
xuống tận cùng. Nhớ xịt nước sạch cả 4 thành khung nữa vì khi xịt
sạch detergent trên vải khung chất dơ trên thành khung chắc chắn văn vaò
vải khung.
2- Khung cũ (Reclaimed screens)
Đối với khung
cũ không cần xử dụng abrader. Cần chú ý
đến những vết dơ goị là haze và những vết stencil khó
xóa sạch.Trong trường hợp nầy phải dùng hóa chất gọi là haze
remover.
Sau khi xóa
hết những vết haze mới chà detergent và xịt
sạch với vòi nước có áp suất mạnh.Cần lưu ý có những loai haze
remover rất mạnh nếu chà vaò khung mà không xịt nước rửa ngay
thì vải khung sẽ đứt rách.
Hiên nay công
ty ULANO có một hoá chất tên là Ulanogel 23
Abrader/Degreaser có đặc tính vừa xóa sạch haze vừa
tẩy sạch chất dầu mở .
II-Làm khô khung (Drying screens).
(Screens are
very wet after degreasing step. Dry them as shown in picture in a clean and ventilate
area.)
Sau
khi tẩy sạch khung với detergent (degreasing step) |
III-Tráng khung (Coating
screens).
( Photographic Emulsion + Scoop coater + Coating techniques)
1-EMULSION
Ngày nay trong emulsion tuỳ
công thức của nhà sản xuất, có khoảng 50% nước. Phần còn lại là polymer như polyvinyl
alcohol (PVA), polyvinyl acetate (PVAc), chất độn, chất khuyếch tán
dispersions, plasticizers, wetting agents, defoamers, flow agents, và
thuốc nhuộm (màu lá cây, màu đỏ, màu tím, màu cam.)
Ngày xưa
khi chưa có polymer, người ta chọn gelatin làm emulsion.
Gelatin lấy
từ collagen của da và xương thú vật theo phương pháp
thuỷ giải ( hydrolyse).
Lớp
tráng emulsion trên khung vải sau khi khô gọi là stencil hay film.Chất
tạo ra stencil bám dính trên khung vải chính là polymer
hay gelatin.
Sau khi
nước bốc hơi hết những chất chứa trong emulsion kết
dính với nhau theo lực vật lý( physical bond) nên stencil vẫn
còn tan rã được trong nước.
2-SENSITIZER rất cần phai có để trộn với emulsion.
Dưới tác
kićh của ánh sáng UV, polymer hay gelatin của
stencil sẽ cross-link với bichromates làm
stencil không còn
tan rã trong nước nữa.
Mấu chót làm cho stencil sau khi khô không tan rã trong nước chính
là cross-linking
process.
Cross-linking
chỉ xãy ra trong stencil hay film khi có một hóa chất bị ánh sáng UV
tác kích. Gọi hóa chất đó là sensitizer.
Ngày xưa trước1965, người
ta dùng potassium
bichromate làm sensitizer.
Khi chưa có polymer dùng gelatin làm emulsion thi
nhuộm emulsion màu tuỳ ý để dể tìm pinholes khi tráng khung vải.
Vậy nếu chúng ta là sinh viên đang học nghề
muốn tự chế lấy photographic emulsion, có
thể dựa vào công thức như sau rồi tự mình điều chỉnh lấy tuỳ theo
độ tinh khiết của hóa chất.Nếu
dùng quá nhiều potassium bichromate,stencil sẽ dòn dể bể nát.
150 grs gelatin + 1400 cc H2O + 145 grs potassium bichromate + red dye
Muốn chọn bichromate potassium làm sensitizer thì chọn trong nhóm muối kim loại (metal salt group) gồm có aluminum, chromium, zinc, titanium, zirconium, tin, and iron.
Chromium compound oxyt
hóa PVA, làm cross-link với PVA.Nhưng hexavalent chromium (CrVI) gây ung thư
nên người ta đã phải nghiên cứu tìm loại sensitizer
gọi là organic compounds để thay thế.
Organic compounds đã được tìm ra và hiện
đang xử dụng là benzene diazonium
salt và Styryl Basolium Quaternary thay thế
bichromates nên phẩm chất của Diazo
Emulsions ngày
nay có ưu điểm và xử dụng tiện lợi.
Ngoài ra chúng ta cũng không muốn xử dụng bichromate nữa vì độc hại mặc dầu thời gian exposure time của bichromate stencil ngắn hớn diazo stencil.
Làm thế nào chúng ta có thể chọn được
một loại emulsion tốt và giá thấp nhất ?
Qua nhiều năm trong nghề, người viết bài
nầy đã làm trắc nghiệm xử dụng rất nhiều mẫu của các nhà cung cấp
để chọn emulsion phù hợp với hòan cảnh đang có của cơ sở sãn xuất
lúc bấy giờ.
Thông thường khi mua emulsion nhà
sản xuất sẽ gửi cho chúng ta một lọ nhỏ màu sậm đựng sensitizer và
một hủ bằng plastic có dung tích một gallon đựng emulsion nhuộm
màu xanh lá cây hay màu đỏ, màu tím.
Đổ nước cất ( distilled water )
vào gần đầy lọ sensitizer, lắc bằng tay cho tan hết
rồi đổ vào hủ emulsion và khuấy trộn cho thật đều.
Sau khi trộn xong, phải để emulsion sạch hết bong bóng( bubbles)
trong khoảng vài giờ mới bắt đầu xử dụng.
Chú ý. Sau khi hòa tan sensitizer không nên để lâu quá 2 tiếng đồng hồ ( for longer than 2 hours)
Polyvinyl acetate thì khán nước( water-resistant), còn polyvinyl alcohol thì khán dung môi (solvent-resistant). Nếu emulsion được pha trộn cả hai hóa chất nầy với nhau thì được rất nhiều khách hàng ưa chuộng.
Emulsion nếu chứa ít chất độn (inert filler) thì khi khô sẽ co rút nhiều, tạo ra nhiều pinholes cho nên cần phải pha thêm chất độn trên 35 phần trăm. Nhưng emulsion có nhiều chất độn thì thời gian đốt khung (exposure time) lâu hơn.
Trước năm 1980,
người ta dùng hoá chất benzene
diazonium salt làm sensitizer nên
gọi Diazo emulsions .
Ngày nay có thể thay
thế diazo bằng hóa chất Styryl Basolium Quaternary
salt nên gọi SBQ-based
emulsions.
Styryl Basolium Quaternary còn
có tên là Stilbenium quarternized
(SBQ).
Sự nối kết hóa học của
SBQ với polyvinyl alcohol( PVA)do University of Tokyo Japan đã nghiên
cứu thực hiện thành công từ năm 1980 .Sau đó nhiều công
ty đem áp dụng thành quả nầy chế tạo emulsions cho công
nghiệp in bông vải sơ
3-Scoop coater.
Chọn scoop coater có chiều dàì thích hợp với bề rộng của khung
thường xử dụng.
Khung có kích thước
20x24 inches thì dùng coater dài 16 inches .
Coater dài10 inches chỉ
trán được 9 inches rộng .
Mỗi coater có 2 lưỡi trán (coating edges or
coating lips) có đường kính khác nhau.
Muốn có lớp tráng ( stencil ) dày thì dùng
lưỡi có đường kính lớn.
4-Thực
hành tráng khung.
Đối với
khâu nầy, người mới học việc cảm thấy rất lúng túng nhưng nếu có
người hướng dẫn đứng bên cạnh thì sẽ thấy rất dể sau khi
thực tập vài lần.
- Rót emulsion vào scoop coater ở mức 1/2-2/3.
-Tùy theo khung nhỏ hay lớn,chúng ta chọn một cái giá (stand or support) hay cái bàn vửng chắc có độ cao vừa tầm cho mình.
-Tay trái cầm thành khung. Dựng mặt trong của
khung (phần chứa mực) nằm dưới một góc nghiêng trên cái giá hay cái
bàn.
-Tay phải
cầm chính giữa scoop coater.Cố gắng giử emulsion trong scoop
coater nằm ngang và tiếp xúc với lưới
khung.
- Kéo scoop
coater lên tới đỉnh khung với tốc độ đều, không do dự
và chậm.Khi gần tới đỉnh khung bức nhanh scoop
coater ra khỏi khung.
- Chú ý khi
bức scoop coater ra khỏi khung phải nghiêng coater ra
ngoài để emulsion chảy trở lại scoop coater.( emulsion rolls back to the
scoop coater)
- Tiếp tục
làm giống như trên cho phần còn lại của khung.
Left
hand holds the screen laying an small angle on a stand or a
support with the inner side of the screen kept
side down .Right hand holds the center of the scoop
coater and tilts it against the fabric from the bottom of
the screen.Try to keep always the emulsion horizontal and contact with
the fabric.Pull the scoop coater slowly without hesitation on
the fabric up to the top of the screen. Then quickly tilt the
scoop coater outward and put it back on the table.Do the same way on the
inner side of the screen. |
IV-Phơi và tồn trử khung đã tráng keo ( Drying wet coated screens and storage)
Hình
số 1 bên trái cho thấy cách phơi khung sau khi tráng lớp đầu tiên. |
Sau khi tráng xong 2 mặt khung, chúng ta
phơi khung trên giá (rack) như hình chụp.
Lưu ý đặt mặt trong của khung nằm trên; tức là mặt sẽ chứa squeezee ( squeezee side up) để cho emulsion chảy xuống mặt dưới làm cho mặt dưới có lớp trán dày thêm, mạnh thêm và bóng láng thêm.(This technique will give the print side a smooth surface, a heavier and stronger coat ) và cũng rất lý tưởng khi chúng ta đốt khung (ideal for screen exposure to UV light).
Phòng
phơi khung phải có ẩm độ dưới 50 %, nhiệt độ bình thường, không có
buị bặm, thoáng khi để hơi nước của lớp tráng
thoát ra mau hơn.
Nếu ẩm độ quá cao, H2O trong không khí sẽ ngăn
cách không cho polymer tiếp xúc với sensitizer làm cho stencil sẽ có
rất nhiều pinholes.
Sau khi lớp tráng đầu tiên khô, theo
kinh nghiệm của người viết bài nầy nên tráng thêm một lớp nữa ở mặt
ngoài khung rồi phơi mặt đó nằm trên , mặt trong khung nằm dưới
(squeezee side down) để ngăn ngừa pinholes. Xem hình số 2.