Khi vải vừa được in xong được chuyển vào máy sấy đặt bên cạnh máy in. Máy sấy (dryer) được vận hành bằng điện và khí đốṭ (Hình 9).Ống thoạt khí rất lớn phải xuyên thủng qua mái nhà.
|
Bên trái là máy in tự động không gắn computer. Bên phải là máy in tự động có gắn computer. |
V - NHỮNG LOẠI MỰC DÙNG IN BÔNG BẤNG KHUNG VẢI .
(INKS USED FOR TEXTILE SCREEN PRINTING)
Có 2 loại mực dùng in vải sợi,loại tan trong dầu gọi plastisol và loại tan trong H20 gọi là water base inks.
Cần lưu ý mực in vải khác với thuốc nhuộm vải goị là dyestuff.
Thuốc nhuộm nếu muốn dùng in trên vải thì phải pha trộn với chất keo thành dạng sền sệt có độ nhảo viscosity thích hợp tuỳ theo vải khung gọi là mesh count rồi mới in lên vải được.Tuỳ theo loại thuốc nhuộm,công thức cần phải pha trộn them vào đó một số hóa chất khác nữa.
Còn mực in thì luôn luôn ở trạng thái sền sệt hoặc nhão có công thức căn bản như sau.
Plastisol base hoặc Water base + bột màu gọi là pigment concentrate à mực in
PLASTISOL– là chất nhựa Polyvinyl Chloride viết tắt PVC ở trạng thái phân tán gọi là dispersion có hạt rất nhỏ cở từ 0.5 tới 2 microns trộn chung với chất làm mềm gọi là plasticizer.Chất làm mềm được xử dụng nhiều nhất có tên là phthalate.
Chất plastisol trộn với plasticizer được gọi là base có đặc tính kết hợp các hột bột màu pigments thành một màng mỏng liên tục và bám chặt vào mặt vải khi in.
Sau khi in xong,mực plastisol phải được cho chạy qua máy sấy bằng hơi nóng trong một thời gian theo qui định.
Khi bị hấp nóng trong lúc di chuyển không ngừng trong máy sấy,chất plastisol trở nên mềm ra và phồng lên trong chất plasticizer rồi hút hết chất plasticizer bọc quanh.Khi chất plasticizer bị hút hết thì các hạt plastisol mới dính vào nhau tạo ra một màng đều đặn và bám dính vào vải in.
Cơ chế nầy xãy trang ở nhiệt độ thích hợp từ 300-350 *F trong 3 phút . Đây là một điểm quan trong mà chuyên viên phải ghi nhớ thuộc lòng khi điều chỉnh nhiệt độ máy sấy và tốc độ băng tải chạy xuyên qua lò sấy trước khi cho lệnh máy in khởi sự hoạt động.Các chất pha trộn trong mực plastisol sẽ bắt đâu sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 400 *F và sẽ gây độc hại cho công nhân.
Trong công thức căn bản nêu trên tùy theo tình huống,có thể pha têm vào đó chất độn filler,chất khuếch tán extender chất ổn định đối với ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ gọi là stabilizer to light and heat.
Các loại mực chế tạo từ plastisol base.
* Plastisol puff mực sẽ phồng lên sau khi chạy qua máy sấy ở nhiệt độ thích hợp 310-330*F.
* Plastisol haftone. Mực phải có đặc tính quan trọng thứ nhất là độ trong suốt goi là transparency nghĩa là ánh sáng khi xuyên qua mực không bị phân tán.Lý tưởng nhất là ánh sáng xuyên qua lớp mức ,chạm vào vải rồi dội trở ra theo đường thẳng.Đặc tính thứ hai cần phải là có độ bóng láng gọi là gloss.Loại mực nầy dùng in những bức hình chụp bằng máy ảnh,gồm có 4 màu gọi là “ Four colors process” .Đó là magenta,yellow,cyan và black.
* Plastisol fast fusion dùng in những loại vải cần phải sấy ở nhiệt độ thấp 270*F như acrylic và nylon rất mỏng để không bị cháy hoặc co rút..
* Plastisol heat transfers dùng in trên giấy rồi giấy được in qua vải bằng sức ép 40-45 PSI và nhiệt độ 375*F như dùng bàn ủi tay hoặc bàn ép nóng.Giấy phải là loại đặc biệt không hút ẩm và có lớp sáp để có thể lột được dễ dàng sau khi ép vào vải.
* Plastisol fluorescent dùng in những màu sáng nổi.Nhóm nầy plastisol trộn với organic fluorescent pigments
* Plastisol phosphorescent dùng in những màu ban đêm dưới ánh đèn sẽ phát quang.
* Plastisol sparkle,Plastisol glitters,Plastisol shimmers,Plastsol metallics dùng in những hình vẽ có chớp sáng như kim lọai.Mực thuộc nhóm nầy sấy ở nhiệt độ thấp nên phải dùng loại Plastisol fast fusion.base.
* Plastisol discharge.Có một số màu của vải đã nhuộm ,chúng ta có thể bóc ra bằng cách in một lớp plastisol discharge.Sau khi in ,lớp nầy được làm khô sơ sài rồi chúng ta in chồng lên đó những màu khác.Phương pháp nầy áp dụng cho những loaị vải nhuộm màu đen hoặc màu quá đậm.
Mực hòa tan trong nước- Water baseed inks
Mực hòa tan trong nước gọi là water based inks dùng cho kỹ nghệ in vải sợi đã xuất hiện tại USA từ lâu có thể nói 50-60 năm rồi. Riêng tại bang California vì có luật ngăn cấm gây ô nhiểm nên các nhà sản xuất water based inks đã tìm đủ moị cách để nghiên cứu cải tiến sản phẩm của họ mong có nhiều cơ sở in vải sợi mua xử dụng..Cấu tạo của water based ink là hổn hợp chất keo dính (binder) ở độ pH cao, tan được trong H20 goị là alkali soluble resin trộn với chất chống mốc meo, chất extender, chất thickener, chất retardant ngăn ngừa khô quá nhanh và pigments.
Kể từ năm 2009 theo kết quả đã xử dụng tại xí nghiệp, người viết bài nầy nhận xét water based inks của Matsui Shikiso Chemical Co. Japan gần đạt độ hòan chỉnh về xử dụng tiện lợi và màu sắc đẹp hơn những công ty khác.
Trong vòng 12 năm nay, để đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường đã có thêm một loại base hoà tan trong nước gọi là Water discharge base.
Water discharge base .
Discharge là phản ứng hóa học xóa bỏ màu của thuốc đã nhuộm vải.Phản ứng sẽ xãy ra khi trộn base với một hóa chất bột màu trắng tên là ZFS ( zinc formaldehyde sulfoxylate ) rồi in lên vải màu ở nhiệt độ 180*F. Chỉ có màu của một số thuốc nhuộm vải được xóa bỏ mà thôi. Do đó trước khi xử dụng discharge base phải tham khảo tài liệu của nhà cung cấp sản phẩm đã nhuộm những màu đậm như màu đen, màu navy, màu burgundy. Nếu không có hòan cảnh để tham khảo tài liệu thì chỉ cần tự mình thực hiện trắc nghiệm tại cơ xưởng.
VI - RECLAIMING SCREENS.REMOVING PLASTIC OR PAPER TAPES : Soak screens with water for a while as shown the picture,then pill out tapes slowly.
REMOVING INKS : Brush ink remover over the both sides of screens and then wash them out with cold water
REMOVING STENCIL AND HAZE. Spray stencil remover on both sides of screen.Depending on the stencil hardness, after 2-5 minutes wash stencil out by strong pressure water.
If stubborn hazes show up on screen , brush alkaline haze remover on them then blow them out by pressure water.
DEGREASING SCREEN.Brush degreaser detergent on both sides of screen, then blow them out with spray water.This process is important. If the screen is still dirty, the coated stencil won’t adhere firmly to the screen and then it will break down in the printing phase.
Trong tập tài liệu nầy có những đê tài như sau.
CHƯƠNG I - MỞ XƯỞNG IN
BÔNG BĂNG KHUNG VẢI
CHƯƠNG II -KHUNG DÙNG IN
BÔNG VẢI SỢI
CHƯƠNG III-TRÁNG KEO
EMULSION TRÊN KHUNG DÙNG IN BÔNG
CHƯƠNG IV-TÌM HIỂU KEO EMULSION
VÀ SENSITIZERS
CHƯƠNG V- RỌI HÌNH +
ĐỐT KHUNG HÌNH + RỬA HÌNH
CHƯƠNG VI- CÁC LOẠI MỰC
IN
CHƯƠNG VII- IN BĂNG TAY
CHƯƠNG VIII- IN BĂNG MÁYTỰ
ĐÔNG
CHƯƠNG IX- KIỂM TRA CHẤT
LƯỢNG.
CHƯƠNG X-PHỤC HỒI
KHUNG ĐÃ IN XONG.
CHƯƠNG XI- IN NHỮNG MẶT
HÀNG CAO SU.
CHƯƠNG XII-TÓM LƯỢC BẰNG TIẾNG ANH.