Quá khứ quên đi , Tâm an lạc.
Vạn sự không ngoài Quả-Nhân-Duyên.
Mỗi mỗi hành vi là Tạo Tác,
là nhân, là duyên cho Quả hiện tiền .
Xuân Hiền / 3 / Feb / 2012
“ - Đạo không lối vào, tạm gọi lả Không môn bên Thiền Tông, khác Hữu môn của Tịnh Độ.
- Rừng "vô minh" dày đặc của chúng sinh, Phật tạm mượn phương tiện (ngôn ngữ, văn tự) để tỏ bày (khai thị).
- Nếu thấy rồi (giải ngộ) thì bỏ phương tiện để bắt "con cá trơn trợt" đi, không khéo còn tiếc rẻ "kiến thức kinh sách"bấy lâu nghiền ngẫm", bỏ đi tiếc quá thì khác nào "ôm nơm bỏ cá"?!.
- Tập niệm Phật lả vừa được "khai thị" vừa ra công "nơm cá".
- Lục Tổ Huệ Năng dốt đặc chữ nghĩa mà sao làm tổ ?, cho nên cùng nhau cẩn thận nhắc nhở nhau không khéo lấy công lao tụng đọc kinh sách thành sự nghiệp tu tập thì.....có được không?.
Vậy bỏ hết kinh sách, đừng tụng đọc thì sẽ ra sao ?, củng không ổn nữa vì :
"Y kinh giải thích oan cho tam thế chư Phật
Lìa kinh nhất tự đồng ma thuyết".
- Chính vì thế Phật có thuyết một lần làm cho bao người chới với, trong số đó có tôi. là :
"Ta thuyết pháp 49 năm mà chưa nói một lời"
Trời ! Phât mở gần 500 hội thuyết pháp và kinh sách nhiều như lá rừng mà nói là :"chưa nói một lời" ?.
- Các bạn có thấy học và tu theo Phật đâu có dễ. Thôi ù ù cạt cạt như tôi niệm Phật chắc ăn hơn!.
Vốn liếng Phật học của tôi võn vẹn chỉ có thế, bạn có muốn hỏi thêm tôi không biết kiếm ở đâu ra.
Chỉ xin được dự thính từ nay. Xin chúc lành và chào các bạn
Hà Thảnh Long Thái /Toronto / Canada ”
Kinh Pháp Bảo Đàn
Ngài Minh Trực Thiền Sư Chùa Tam Tông Miếu Saigon / VN dịch năm 1944.
Trang 79. Ngài Lục Tổ Huệ Năng dạy:
“ Người không có hai hạng,pháp không có hai thứ.Tánh ngộ mê ( sáng tối ) khác nhau,chỗ thấy hiểu có mau chậm.Người mê niệm Phật cầu vãng sanh về cõi Tây Phương,người ngộ tự tịnh tâm mình.Sở dĩ Phật nói : Tâm mình tịnh,tức là cõi Phật tịnh. ………Người phàm mê muội,chẵng tỏ tánh mình,không biết cõi Tịnh Độ trong thân,nên mới nguyện Đông nguyện Tây.Còn người giác ngộ dầu ở chỗ nào,tâm địa cũng một mực thanh tịnh tự nhiên.Sở dĩ Phật nói :Tuỳ cái chỗ trụ mà tâm thường được an lac̣.”