WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, January 20, 2012

HOC THIỀN THEO 10 BỨC TRANH CHĂN TRÂU


 Theo kinh nghiệm của người vẽ logo nầy khi nói đến tu Phật thì người ta hay nói đến Thiền.Sự thật không phải vậy.Muốn tu Phật phải học Kinh Phật trước tiên để xem Đức Phật dạy như thế nào.
Sau một thời gian suy ngẫm mau hay lâu năm những lời Phật dạy trong Kinh Bắc Tông và Nam Tông sẽ thấy rõ mình không có tâm.Khi thấy mình không có tâm thì cảnh giới chung quanh cũng không có.Tất cả đều do nhân và duyên từ nơi hư không phối hợp nên xuất hịên, biến đổi vô thường trong một thời gian cực ngắn như sát na hoặc dài lâu vài chục triệu năm... rồi tan biến trong hư không.
Trong Kinh Lăng Già,Chúa Thành Lăng Già hỏi Đức Phật: " Bạch Thế Tôn, xin nói cho con biết cái thể tâm chứng của Thế Tôn như thế nào ? "
Đức Thế Tôn trả lời:" Giống như nhìn thấy bóng mình trong gương,trong nước,trong ánh trăng ,trong ánh đèn".
Khi nói bóng trong gương,trăng trong nước thì không còn tranh luận thật hay không thật vì là bóng khi đủ duyên thì hiện,hết duyên thì mất.
Hiểu được ý nầy thì đi đứng,nằm ngồi nói năng,la hét đều ở trong Thiền . Trong Ngộ Tánh Luận của Tổ  Bồ Đề Đạt Ma có ghi.
Nếu người biết lục căn chẵng thiệt,ngũ uẩn giả danh,tìm khắp thân thể quyết không chỗ nhứt định,người nầy hiểu lời Phật dạy….Người tỏ được lời nầy thì đi đứng nằm ngồi đều là thiền định
Khi tư duy và sự hiểu biết thâm nhập được vào trình độ nầy thì người tu không còn để ý phân biệt chính trị ,tổ quốc hay quê hương nữa ; sống từ bi thương xót.Đó là hạnh của Bồ Tát  mang bị gậy vào chợ như tranh vẽ số 10.

updated  19-Nov-2012.
                                             Tư duy cho thấy mình là Tịnh
                                             Tinh tợ như gương rộng bao la
                                              Còn thân tứ đại là gương nhỏ
                                              Đối diện hai gương hiện bóng ra
                                              Bóng hiện ra, đó là tâm, thân ,cảnh
                                              Tâm, cảnh, thân, gương ở trong ta
                                              Tịnh chẵng tự biết mình là tịnh
                                              Nhờ  thân là  gương mới tỏ được như vầy.
                                              Khi gương thân không có bóng cảnh trần
                                              Trong gương Tịnh bóng tâm không hiện
                                              Bóng tâm không hiện là Định, Định là vô tâm.

Đây là công thức được tìm thấy nhờ nghiền ngẩm Kinh Lăng Già , Kinh Lăng Nghiêm và Kinh Đại Bát Niết Bàn .
                                                                    -------------------

                            Chứng Đạo Ca của Thiền Sư Huyền Giác ( 665-713 )
                 Trích ra từ câu 179 tới câu 182 . 
                                              Tâm là căn, pháp là trần,
                                              Thẩy đều ngấn bụi ám gương trong,
                                              Bao giờ ngấn hết gương trong lại,
                                              Tâm pháp cùng quên tánh rõ chân.
                                                
                                           .