CHIÊM BAO VÀ PHÁP TU TRONG KINH NIẾT BÀN
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN TẤP 2
Dịch giả :
Hòa Thượng Thích Trí Tịnh
Chùa Vạn Đức, Thủ Đức
Sa môn Thích
Đăng Quang Chùa Hái Tuệ
Saigon
ấn tống Phật Lịch 2510
----------------------
1-Trang 44.
Nầy Thíên Nam Tử ! Ta chẳng thấy trong 12 bộ kinh có kinh nào lià được các ác lậu như kinh đại thừa Đại Bát Niết Bàn.
2-Trang 45.
Kinh Đại Niết Bàn có vô lương công -đức...Nếu đọc tụng và biên
chép thi trong chiêm bao nếu thấy tượng Phật, biển lớn, mặt
trời, mặt trăng , thấy Cha Mẹ, thấy bông hoa, thấy bạch tượng, ḅach
mã v.v....thi biết Như Lai nhận sự cúng dường của ngươi đó nên không nghĩ
điều ác, thích thực hành điều lành.
Nầy Thíên
Nam Tử ! Kinh Đại Bát Niết Bàn có vô lượng vô số công đức không
thể nghí bàn như vậy, nay ông phải tin lấy lờì của Phật.
3-Trang 48.
Đạị Bồ Tát dầu thấy thân nầy đâỳ nhơ nhớp nhưng vì muốn thọ trì kinh Đại Niễt Bàn nên vần giử gin nuôi dữơng thân.
4-Trang 301. Quả báo hiện thời.Tâm từ có thần thông.
Vì Bồ Tát đã trải qua vô lượng vô biên đời tu tập̣
từ
bi thương xót chúng sanh nên không khổ cũng không giận.
Nầy Thiện nam tử ! Đây là quả báo nói về đời hiện tại.
Ta nhở thuở xưa sanh trong nhà Bà La Môn tại thành Phú Đơn Na có quốc
vương Ca La Phú tuổi trẻ hung dữ, ngạo mạng và say đắm ngũ dục.
Vì muốn độ ch́úng sinh nên ta ngồi thiền ở ngoài thành. Lúc đó quốc vương va thể nữ ra
ngoài thành dạo chơi. Các thể nữ bó vua chạy tới chỗ ta ngồi thiền. Ta liền thuyết
pháp cho họ bỏ tham dục.
Quốc Vương đi tìm thấy thế nữ ngồi quì chung quanh ta bằng tức giận cắt hai tai của ta nhưng nhan sắc của ta không biến đổi. Quốc vương tức giận nóí " Ta sẽ thí nghiệm xem dung sắc biến đôi hay chẳng biến đ̉ổi. " Nói xong quốc vương liền thẻo mũi, chặt tay, chặt chân của ta.
Lúc đó Tứ Thiên Vương liền làm mưa cát, mưa đá. Quốc vương sợ
hải quì trước ta xin sám hối. Ta nói trong lòng tôi không sân hận cũng
không say đắm.
Quốc vương nói lam sao biết Đại Đức không sân hận?
Ta liền phát thệ :" Nếu tôi thiệt không sân hận thì thân tôi bình phục như cũ ". Phát nguyện vừa xong thân thể ta liển bình phục.
5-Trang 521.
Nầy Thíện Nam Tử ! Trong có sáu căn, ngòai có sáu trần; căn trần hoà hiệp sanh ra sáu thức. Sáu thức nầy theo nhân duyên mà có tên.
Nhơn nơi nhãn căn, sắc trần, ánh sáng và tác ý thì gọi là nhãn thức. Do bốn thứ hòa hợp sanh ra nhãn thức nên ta nói nhãn thức, ý thức tất cả đêu như huyễn vì trước không có nay mới có rồi trở lại không.
6-Thực Hành Bốn Pháp Thiền Định.
Nầy Anan ! Ông hoỉ sau khi Phật
nhập Niết Bàn nương gì để trụ ?
Phải nương pháp Tứ Niệm Xứ mà trụ.
Quán sát tánh tương của thân đồng như hư không gọi là thân niệm xứ.
Quán sát sự cảm thọ chẳng ớ trong chẳng ở ngoài chẳng ở chận giữa gọi là thọ niệm xứ.
Quán sát tâm chí có danh tự, tãnh danh tự rời rạc gọi là tâm niệm xứ.
Quán sát pháp thiện chẳng thể được, pháp bất thiện cũng chẳng thể được gọi là pháp nịêm xứ.
Tât cả người tu hành phải nương theo pháp tứ niệm xứ mà trụ.
7-Phẩm Di Giáo-Trang 564.
Các người nên biết pháp Đại Niết Bàn nầy là bảo tạng Kim Cang thường , lạc, ngã, tịnh hoàn toàn viên mãn của tất cả chư
Phật. Tất cả chư Phật đều ở nơi pháp Đại Niết Bàn nầy mà nhập Niết Bàn. Pháp nầy là pháp tối hậu rốt ráo chí lý cùng tột
không thiếu sót. Chư Phật đều
phóng xả thân mạng nơi đây, do đó nên gọi
là Đại Niết Bàn.
Người chưa thoát khỏi sự
thống khổ trong ba cõi phải sớm
cầu giải thoát. Phải lo sợ
chốn ngũ trược ái dục nầy, một khi mất thân người rất khó được
lại, trọn đời phải thường soi
xét. Khó lấy tình để cầu thoát khỏi quỉ vô thường.
Phải thương xót chúng sanh,
chớ giết hại dầu là côn trùng nhỏ nhít.
Thân nghiệp thanh tịnh thường sanh cõi tốt đẹp. Khẩu nghiệp thanh
tịnh xa lìa những lỗi ác . Chớ ăn thịt, chớ uống rượu.
Điều phục con rắn tâm cho nó vào đạo
quả.
Phải suy nghĩ kỹ nghiệp nhơn thiện ác cảm
báo tốt xấu. Nhơn quả trong ba đời tuần
hoàn chẳng mất, như bóng theo hình. Đời nầy
luống qua về sau ăn năn không
kịp.
Giờ Niết Bàn đã đến, ta tóm tắt dạy bảo như
vậy.