ĐỨC PHẬT THỊ HIỆN NHẬP NIẾT BÀN
TẠI RƯNG CÂY TA LA SONG THỌ ẤN ĐỘ
-----------------
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN-CUỐN 1 VÀ
2
HT Thích
Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt
1-Phẩm Tựa-Trang 15.
Như vậy, tôi nghe : một lúc nọ, đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật ở tại
rừng Ta-La Song-Thọ nơi thành Câu-Thi-Na (1), cùng với tám
mươi ức trăm ngàn vị đại Tỳ-Kheo.
Bấy giờ nhằm ngày rằm
tháng hai vào lúc sáng sớm sắp nhập niết-bàn, đức Phật dùng thần lực vang ra tiếng lớn thấu khắp các nơi, suốt
đến trời Hửu-đãnh (2) theo từng ngôn-ngữ của mỗi loài mà bảo rằng : “ Đưc
Như-Lai Vô-Thượng-Đẳng, Chánh-giác thương mến che chở chúng-sanh, là ngôi nhà to rộng cho chúng sanh, về nương, xem chúng-sanh đồng như La-Hầu-La.
Đấng Đại-Giác Thế-Tôn sắp nhập Niết-bàn, tất cả chúng-sanh nếu
có chổ nghi nay đều nên bạch hỏi, củng là lần hỏi cuối cùng !
2-Phẩm Di Giáo-Trang
564.
Các người nên biết pháp Đại Niết
Bàn nầy là bảo tạng Kim Cang thường , lạc, ngã, tịnh hoàn toàn viên mãn của tất cả chư Phật. Tất cả chư Phật đều
ở nơi pháp Đại Niết Bàn nầy mà nhập Niết Bàn. Pháp
nầy là pháp tối hậu rốt ráo chí lý cùng
tột không thiếu sót. Chư Phật đều phóng xả thân mạng
nơi đây, do đó nên gọi là Đại Niết Bàn.
Người chưa thoát khỏi sự
thống khổ trong ba cõi phải sớm cầu giải thoát. Phải lo sợ chốn ngũ trược ái dục nầy,
một khi mất thân người rất khó được lại, trọn đời phải thường soi xét. Khó lấy tình để cầu thoát khỏi quỉ vô
thường.
Phải thương xót chúng sanh, chớ giết hại dầu là côn trùng nhỏ nhít.
Thân nghiệp thanh tịnh thường
sanh cõi tốt đẹp. Khẩu nghiệp thanh tịnh xa lìa những lỗi ác . Chớ ăn thịt, chớ uống rượu.
Điều phục con rắn tâm cho nó vào đạo quả.
Phải suy nghĩ kỹ
nghiệp nhơn thiện ác cảm báo tốt xấu.
Nhơn quả trong ba đời tuần hoàn chẳng mất, như bóng theo hình. Đời nầy
luống qua về sau ăn năn không kịp.
Giờ Niết Bàn đã đến, ta tóm
tắt dạy bảo như vậy.
3-Phẩm Ưng Tận Hườn Nguyên-Trang
581
Đức Thế Tôn nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong,
lại bảo đại chúng : “ Ta dùng Ma Ha Bát Nhã xem khắp ba cõi tất cả nhơn pháp
hữu tình vô tình thảy đều rốt ráo,
không hệ phược, không giải thoát, không chủ, không y, không thể
nhiếp trì, chẳng ra ba cõi, chẳng vào các
cõi, bổn lai thanh tịnh không cấu nhơ,
không phiền não, đồng như hư không, chẳng bình đẳng chẳng
phải chẳng bình đẳng, dứt hết những động niệm tư tưởng tâm thức. Pháp tướng như vậy gọi là Đại Niết Bàn, thấy rõ được pháp tướng nầy
thời gọi là giải thoát, phàm phu chẳng thấy biết thời gọi là vô minh.
Nói xong Đức Phật lại
nhập thiền định siêu việt xuất sơ
thiền nhập tam thiền nhẫn
đến nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhẫn đến nhập sơ thiền.
Nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong, Đức
Thế Tôn lại bảo đại chúng :
“ Ta dùng Phật nhãn xem
khắp ba cõi tất cả các pháp, thể tánh của vô minh vốn
là giải thoát, tìm khắp mười phương trọn không thể được.
Vì cội gốc đã không
nên nhánh lá thảy đều giải thoát. Vì vô minh giải thoát nên
hành đến lão tử đều được giải thoát. Do đây nên ngày nay ta an trụ thường tịnh diệt quang gọi
là Đại Niết Bàn”.
Sau khi ba lần thuận nghịch nhập
các thiền định cùng phổ cáo đại chúng, đức Thế Tôn nằm nghiêng bên hữu trên giường thất bảo : Gối đầu phương bắc, chưn chỉ thẳng phương
Nam, mặt hướng về phương Tây, lưng day qua phương Đông.
Bốn phía giường, tám cây Ta
La chia làm bốn cặp : Một cặp phương Tây ở trước mặt Như Lai, một cặp phương Đông che sau lưng Như Lai, một cặp phương Bắc che trên đầu Như Lai, một cặp phương Nam đứng phía chưn Như Lai.
Lúc đó đúng giữa
đêm Đức Như Lai nằm trên giừơng thất bảo trong rừng Ta
La nhập tứ thiền yên lặng
mà Bát Niết Bàn.
Liền đó bốn cặp cây
Ta La : Cặp hướng Đông, cặp hướng Tây ngọn
bốn cây hiệp làm một tàng, cặp hướng Nam, cặp hướng Bắc ngọn bốn cây hiệp làm một tàng, che giừơng thất
bảo trùm trên thân Như Lai.