WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Sunday, July 28, 2013

Hiểu được Kinh Lăng Già quá khó nhờ ngủ thấy mộng.

Kinh Lăng Già
Kinh nầy Đức Phật thuyết trên núi Lăng Già chung quanh có biển bao bọc nên lấy tên núi đặt tên kinh.
Kinh đọc rất khó hiểu nếu chúng ta chưa biết gì về Duy Thức Học.
Duy Thức Học dạy mỗi chúng ta có 8 thức là Alaigia thức, mạt na thức,ý thức, nhản thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.Nhiệm vụ của 8 thức nầy được tóm gọn trong một bài kệ  nầy :
                  “Anh em tám chú một chàng si
                        Duy có ý thức rất linh ly
                   Năm người ngoài cữa lo buôn bán
                       Làm chủ trong nhà đệ bát y”
Chàng si là mạt na thức, tiếng Phạn gọi manas,có công năng truyền các pháp hiện hành vào Tàng Thức và đưa chủng tử từ Tàng Thức ra hiện hành.
.Thức thứ tám còn có tên  là Tàng Thức.
Ý thức nương vào mạt na thức khởi tác dụng phân biệt pháp trần.Thức nầy rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết. Nó phân biệt, tính toán, làm thiện, làm ác. Duy Thức Học gọi nó là ” Công thì nó hơn hết còn tội thì nó đứng đầu. Nó chấp có Ngã và có Pháp.
Năm người ngoài cữa là năm thức : nhản thức, nh̃i thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức
Đệ bát y là thức thứ tám gọi là Alaigia hay Adana trong Kinh Lăng Nghiêm
                                " Thức Adana rất vi tế
                                 Tập khí lưu hành như nước dốc
                                  E lầm chấp chân hay phi chân
                                  Nên ta thường không giảng đến "
Thức nầy chứa chủng tử của các pháp.Mạt na thức lấy thức nầy làm TA.
Thức nầy làm ông chủ. Khi chúng hửu tình chết thì nó đi sau cùng và khi đầu thai thì nó đi trước.

Trong thời gian tôi chưa đọc Kinh nầy, rất nhiều lần tôi ngủ thấy mộng mình
  • Đang ở trên cao nhìn xuống thấy biển mênh mông vắng lặng dưới một bầu trời rất đẹp.
  • Đang ngồi trên bải cát nhìn thấy biển phẳng lặng rất đẹp.Tôi khởi tác ý thích thú thì lập tức biển nổi sóng lớn xô vào bờ trùm phủ lên thân tôi làm tôi hoảng sợ rồi tỉnh mộng.
Sau nầy khi đọc hiểu Kinh Lăng Già tôi mới biết rõ biển chính là biển Tàng Thức có tên là Alaigia.
Lý do biển nổi sóng được cắt nghĩa trong bài kệ nầy trích trong Duy Thức Học.
                    “ Biển tàng thức rất là sâu rộng
            Gió 4 duyên căn, cảnh, chủng tử và tác ý
      Một phen thổi vào thì sóng 7 thức nhấp nhô nổi dậy.”

Tổ Bồ Đề là tổ thứ nhất tại Trung Hoa đã đem kinh nầy từ Ấn Độ trao cho đệ tử đầu tiên là Huệ Khả và nói : “Xứ nầy có 4 quyển kinh Lăng Già có thể dùng ấn tâm Sau đó Huệ Khả trở thành T̉ổ thứ nhì. Kinh lăng Già thuộc loại Thiền Học Đốn Ngộ.
Những chương đầu của Kinh Lăng Già Đức Phật chỉ cho chúng ta nhận ra được bản tâm thanh tịnh bất sanh bất diệt của mình mà theo Duy Thức Học gọi là Như Lai Tàng.
Khi chưa nhận thấy được Như Lai Tàng thi phải theo Tàng Thức trôi lăn.
Tàng ThứcTâm bất giác còn gọi là vô minh hoặc gọi cái không biết mà tất cả hửu tình đều cảm thấy mình lúc nào cũng có.
Khi chúng ta tưởng biết một điều gì thì luôn luôn vẫn có những điều khác chúng ta chưa biết hoặc không biết.Cái biết luôn luôn có kèm theo cái  không biết.Cái không biết là ông chủ.
Thân căn của chúng hửu tình và cảnh giới sinh sống là bóng của cái không biết tức là bóng cuả Tàng Thức . Khi noí tới bóng thì liền nghĩ đến gương. Ở đây gương là Như Lai Tàng .
 Khi chúng hửu tình chưa thấy được Như Lai Tàng nên phải theo Tàng Thức hay vô minh khởi vọng tưởng để sinh sống, học hỏi tìm chân lý.
Đức Phật dạy bài kệ :
                “ Nếu nói lời chơn thật
                 Tâm họ chẳng chơn thật
                 Ví như làn sóng biển
                 Như bóng gương, mộng huyển
                 Tất cả cùng lúc hiện
                 Cảnh giới, tâm cũng như thế.
                 …………………………….”
        ( Kinh Lăng Già –Trang 35 -HT Thích Duy Lực dịch 1994 )

Phần cuối của Kinh Đức Phật dạy “ tội phước ăn thịt và chẳng ăn thịt”
Ngài Hàm Thị , năm 1644 có viết một bài Tổng Luận sớ giải dẫn dắt chúng ta vượt qua những chỗ khó hiểu để trèo lên được đỉnh núi Lăng Già.
Mỗi một câu trong bài sớ giải là một đề tài thiền. Thí dụ câu sau đây :

Cõi Phật và ứng thân đều y nơi trí chiếu mà có sai biệt. Như gương sáng tuỳ vật mà hiện hình đẹp xấu. Cái rỗng sáng vô tướng vốn là lặng lẽ.”
        ( Kinh Lăng Già  Tâm Ấn –Trang 15 -HT Thích Thanh Tư dịch 1987 )

Hoà Thượng Thanh Từ viết trong  trang “Lời người dịch”:
“Độc giả thông được bài Tổng Luận coi như nắm được yếu chỉ bộ Kinh Lăng Già”
        ( Kinh Lăng Già Tâm Ấn - HT Thích Thanh Tư dịch 1975 )

Nhưng yếu chỉ của Kinh Lăng Già theo ý kiến của ngài SUZUKI tóm gọn trong những câu nầy.

Chúa thành Lăng Già tên là Ravana hỏi Đức Phật.
“ Xin Đức Thế Tôn nói cho con biết cái thể tâm chứng đạo của Đức Thế Tôn  như thế nào? ”
Đức Phật trả lời :
“ Đấy cũng như hình ảnh của chính mình phản chiếu trong gương hay bóng của mình trong nước, hay trong ánh trăng, hay nhìn thấy bóng mình trong ánh đèn, hay nghe tiếng dội trong thung lủng. Người ta nắm níu lấy những cái bóng phân biệt của chính mình mà chủ trương phân biệt pháp và phi pháp, tiếp tục phân biệt nên không bao giờ đạt được tịch lặng.Tịch lặng nghĩa là nhất thể và nhất thể tạo ra tam ma địa tối thương.”

Đức Phật dạy cách vào niết bàn nhanh chóng như sau.
  " Nầy Mahamati ( tức Đại Huệ Bồ Tát ), Lấy ý thức làm nguyên nhân và làm chỗ y cứ, bảy thức sinh khởi......
Khi ý thức bị vứt bỏ thì 7 thức cũng bị vứt bỏ. Cho nên ta bảo rằng ta không vào Niết Bàn bằng phương tiện hửu, hành và các đặc tướng; Ta vào Niết Bàn khi cái thức do phân biệt tạo ra tiêu diệt"
( Kinh Lăng Già dịch Phạn ngữ ra Anh ngữ bởi Daisetz Teitaro Suzuki
Sa môn Thích Chơn Thiện dịch Anh Việt, trang 266 ấn bản 1998 )




Thursday, July 11, 2013

ĐỨC THÁNH LINH !

Trước khi Chúa Cứu Thế Jêsus thăng thiên, thì giờ từ giã môn đệ để trở về cùng Ðức Chúa Trời là Cha nơi thiên quốc sắp đến. Dĩ nhiên lúc này các môn đồ của Ngài bối rối lắm, lo âu lắm vì họ sẽ cô đơn khi xa Thầy mình ! Chúa biết hết nên Ngài nói với họ: 
“Ta lại sẽ nài xin Cha, Ngài sẽ ban cho các ngươi một Ðấng Yên-Ủi khác, để ở với các ngươi đời đời, tức là Thần Lẽ Thật mà thế gian không thể nhận lãnh được, vì chẳng thấy và chẳng biết Ngài; nhưng các ngươi biết Ngài, vì Ngài vẫn ở với các ngươi và sẽ ở trong các ngươi “
Giăng 14:16-17

Thật vậy, khi Ðức Chúa Jêsus thăng thiên rồi, chừng mươi ngày sau thì Ðức Thánh Linh giáng lâm và các môn đồ cô đơn, nhút nhát, lo âu, sợ sệt… đã được:

- Ban Ðấng Giúp Ðỡ: “Ta đi là ích lợi cho các ngươi; vì nếu ta không đi, Ðấng Yên Ủi sẽ không đến cùng các ngươi đâu; song nếu ta đi, thì ta sẽ sai Ngài đến”. Giăng 16:7

- Ban Quyền Năng Chứng Ðạo: “để các ngươi làm chứng về ta, vì các ngươi đã ở cùng ta lúc ban đầu vậy”. Giăng 15:16-17
- Ban Ðấng Nhắc Nhở: “sẽ khiến thế gian tự cáo về tội lỗi, về sự công bình và sự phán xét”. Giăng 15: 26-27

- Ban Ðấng Hướng Dẫn: “lúc nào Thần Lẽ Thật đến, thì Ngài dẫn các ngươi vào mọi lẽ thật…”. Giăng 16:13

Các môn đồ đầy dẫy Thánh Linh từ hơn 2000 năm trước và những người hiện nay tin nhận Ðức Chúa Jêsus làm Cứu Chúa đời mình cũng được đầy dẫy Thánh linh như vậy.
Vậy, Ðức Thánh Linh có phải là Chúa Hằng Hữu không ?
Theo niềm tin của Cơ Đốc Nhân thì Đức Thánh Linh là Chúa Hằng Hữu Ngôi Thứ Ba. Ngôi Thứ Nhứt là Chúa Cha, Ngài là Ðức Chúa Trời và Ngôi Thứ Hai là Chúa Con, Ngài là Ðức Chúa Jêsus.
MS Huỳnh Văn Công
Hòa Lan

Wednesday, July 10, 2013

Chùa Chân Nguyên tại sa mạc California năm 2010

                                     KINH DIỆU PHÁP LIÊN HOA - Phẩm Phổ Môn
“ Nếu có chúng sanh cung kính lễ lạy Quán Thế Âm Bồ Tát thời phước đức chẳng luống mất. Cho nên chúng sanh đều phải thọ trì danh hiệu Quán Thế Âm Bồ Tát.”
Ngài Vô Tận Ý Bồ Tát bạch Phật rằng : “ Thế Tôn ! Quán Thế Âm Bồ Tát dạo đi trong cõi Ta Bà như thế nào ? Sức phương tiện việc đó như thế nào ?
Phật bảo Vô Tận Ý Bồ Tát : Thiện nam tử  ! Nếu có chúng sanh trong quốc độ nào đáng dùng thân Phật đặng độ thoát, thời Quán Thế Âm liền hiện thân Phật mà vì đó nói pháp.

                            **************************************
                   KINH LĂNG NGHIÊM – Quyển thứ sáu 
             Phương pháp tu chứng của Bồ Tát Quán Thế Âm.
“ Bấy giờ Quán Thế Âm Bồ Tát liền từ chỗ ngồi đứng dậy, đảnh lễ chân Phật và bạch :
“ Bạch Thế Tôn ! Tôi nhớ vô số hằng sa kiếp về trước, có Đức Phật xuất hiện ra đời tên là Quán Thế Âm.Tôi theo Phật đó phát bồ đề tâm. Đức Phật dạy tôi từ “ văn, tư,
 tu ” vào Tam Ma Địa.
- Các tiếng động ở ngoài vào căn tai.
- Vào rồi mất. Sinh rồi diệt như mọi vật ở đời.
- Tâm mình vẫn không động, không để ý thức phân biệt theo, chạy theo tiếng động.
- Tiếng động vào tai rồi mất theo lẽ sinh diệt. Tâm mình vẫn không động, vắng lặng. Vì có phân biệt cái động mới có phân biệt cái tĩnh trái với cái động.
-  Không phân biệt động, tĩnh thì không còn năng, sở. Tịch diệt hiện tiền.

Bạch Thế Tôn !  Bởi tôi cúng dường Đức Quán Thế Âm Như Lai, nhờ Phật dạy tôi tu pháp “ như huyễn văn huân văn tu kim cương tam muội” với Phật đồng một từ lực, khiến thân tôi thành 32 ứng vào các quốc độ.

                            **************************************
          Một đọan tŕich ra từ trang Web http://phapthi.net

“ Hôm ấy là chủ nhật 29.11. 2009 tại vùng sa mạc Victorville, miền nam tiểu bang California. Hàng chục Phật tử đã chụp hình, đã quay phim được tượng đức Quán Thế Âm Bồ Tát hiện hào quang.
Bà con miệt Little Saigon vẫn gọi Thiền Viện Chân Nguyên bằng cái tên “Chùa Sa Mạc” vì Thiền Viện nằm giữa sa mạc mênh mông, như chạm được với vô cùng, nhất là về đêm. Đêm về ngửa mặt nhìn trời, trùng trùng diệu vợi, triệu triệu sao băng. Băng, băng và băng. Chừng như nghe được tiếng rít vì vèo của gió. Ánh sáng xẹt. Nhưng kìa, sư ông viện trưởng vẫn điềm nhiên hòa mình cùng gió, cùng cái lạnh êm buốt. Băng, băng và băng. Ngàn cánh sao băng, băng và băng. Tôi thấy sao băng. Tôi cám cảnh cái lạnh băng buốt của vị sư già bình thản kham chịu, để cố công gầy dựng cho được một thiền viện mang tên Chân Nguyên.

Cảnh chùa sa mạc giữa đêm khuya vô cùng, vô tận. Tối thui. Như hòa mình cùng vũ trụ. Như chìm vào giữa khôn cùng của đất trời. Chỉ còn lại những vì sao băng. Tôi chịu, không hiểu tại sao ở giữa chốn hoang vu này lại được nhìn thấy nhiều sao băng đến thế.
Hôm 29/11/2009, Chùa Sa Mạc có lễ vía Đức Quán Thế Âm. Phật tử cả miền Nam California hẹn nhau về lễ, khá đông. San Diego, Little Saigon, Los Angeles con Phật hùn mướn xe buýt đi chung nhưng đa số tự lái xe và thường đi cả gia đình. Lâu lắm tôi mới nhìn thấy cảnh “bụi mịt trời” như ngày nào ở Ban mê thuột, cái xứ buồn muôn thuở. Chùa Sa Mạc nằm chênh vênh giữa khoảng đất hoang sơ mênh mông, đường vào chùa vẫn còn là đất nên bụi tung mù mịt.
Chùa vẫn sơ nguyên và dường như công trình trong hơn mười năm tu tạo cũng vẫn chậm rãi, khắc phục từng bước một bởi quy định địa phương và nhân lực phụ giúp chưa đủ nhiều, nếu không muốn nói là chưa có ai, để Thiền Viện được thành nơi có đầy đủ tiện nghi bình thường, để sinh hoạt, tu tập.….”