WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Sunday, July 28, 2013

Hiểu được Kinh Lăng Già quá khó nhờ ngủ thấy mộng.

Kinh Lăng Già
Kinh nầy Đức Phật thuyết trên núi Lăng Già chung quanh có biển bao bọc nên lấy tên núi đặt tên kinh.
Kinh đọc rất khó hiểu nếu chúng ta chưa biết gì về Duy Thức Học.
Duy Thức Học dạy mỗi chúng ta có 8 thức là Alaigia thức, mạt na thức,ý thức, nhản thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức.Nhiệm vụ của 8 thức nầy được tóm gọn trong một bài kệ  nầy :
                  “Anh em tám chú một chàng si
                        Duy có ý thức rất linh ly
                   Năm người ngoài cữa lo buôn bán
                       Làm chủ trong nhà đệ bát y”
Chàng si là mạt na thức, tiếng Phạn gọi manas,có công năng truyền các pháp hiện hành vào Tàng Thức và đưa chủng tử từ Tàng Thức ra hiện hành.
.Thức thứ tám còn có tên  là Tàng Thức.
Ý thức nương vào mạt na thức khởi tác dụng phân biệt pháp trần.Thức nầy rất lanh lẹ và khôn ngoan hơn hết. Nó phân biệt, tính toán, làm thiện, làm ác. Duy Thức Học gọi nó là ” Công thì nó hơn hết còn tội thì nó đứng đầu. Nó chấp có Ngã và có Pháp.
Năm người ngoài cữa là năm thức : nhản thức, nh̃i thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức
Đệ bát y là thức thứ tám gọi là Alaigia hay Adana trong Kinh Lăng Nghiêm
                                " Thức Adana rất vi tế
                                 Tập khí lưu hành như nước dốc
                                  E lầm chấp chân hay phi chân
                                  Nên ta thường không giảng đến "
Thức nầy chứa chủng tử của các pháp.Mạt na thức lấy thức nầy làm TA.
Thức nầy làm ông chủ. Khi chúng hửu tình chết thì nó đi sau cùng và khi đầu thai thì nó đi trước.

Trong thời gian tôi chưa đọc Kinh nầy, rất nhiều lần tôi ngủ thấy mộng mình
  • Đang ở trên cao nhìn xuống thấy biển mênh mông vắng lặng dưới một bầu trời rất đẹp.
  • Đang ngồi trên bải cát nhìn thấy biển phẳng lặng rất đẹp.Tôi khởi tác ý thích thú thì lập tức biển nổi sóng lớn xô vào bờ trùm phủ lên thân tôi làm tôi hoảng sợ rồi tỉnh mộng.
Sau nầy khi đọc hiểu Kinh Lăng Già tôi mới biết rõ biển chính là biển Tàng Thức có tên là Alaigia.
Lý do biển nổi sóng được cắt nghĩa trong bài kệ nầy trích trong Duy Thức Học.
                    “ Biển tàng thức rất là sâu rộng
            Gió 4 duyên căn, cảnh, chủng tử và tác ý
      Một phen thổi vào thì sóng 7 thức nhấp nhô nổi dậy.”

Tổ Bồ Đề là tổ thứ nhất tại Trung Hoa đã đem kinh nầy từ Ấn Độ trao cho đệ tử đầu tiên là Huệ Khả và nói : “Xứ nầy có 4 quyển kinh Lăng Già có thể dùng ấn tâm Sau đó Huệ Khả trở thành T̉ổ thứ nhì. Kinh lăng Già thuộc loại Thiền Học Đốn Ngộ.
Những chương đầu của Kinh Lăng Già Đức Phật chỉ cho chúng ta nhận ra được bản tâm thanh tịnh bất sanh bất diệt của mình mà theo Duy Thức Học gọi là Như Lai Tàng.
Khi chưa nhận thấy được Như Lai Tàng thi phải theo Tàng Thức trôi lăn.
Tàng ThứcTâm bất giác còn gọi là vô minh hoặc gọi cái không biết mà tất cả hửu tình đều cảm thấy mình lúc nào cũng có.
Khi chúng ta tưởng biết một điều gì thì luôn luôn vẫn có những điều khác chúng ta chưa biết hoặc không biết.Cái biết luôn luôn có kèm theo cái  không biết.Cái không biết là ông chủ.
Thân căn của chúng hửu tình và cảnh giới sinh sống là bóng của cái không biết tức là bóng cuả Tàng Thức . Khi noí tới bóng thì liền nghĩ đến gương. Ở đây gương là Như Lai Tàng .
 Khi chúng hửu tình chưa thấy được Như Lai Tàng nên phải theo Tàng Thức hay vô minh khởi vọng tưởng để sinh sống, học hỏi tìm chân lý.
Đức Phật dạy bài kệ :
                “ Nếu nói lời chơn thật
                 Tâm họ chẳng chơn thật
                 Ví như làn sóng biển
                 Như bóng gương, mộng huyển
                 Tất cả cùng lúc hiện
                 Cảnh giới, tâm cũng như thế.
                 …………………………….”
        ( Kinh Lăng Già –Trang 35 -HT Thích Duy Lực dịch 1994 )

Phần cuối của Kinh Đức Phật dạy “ tội phước ăn thịt và chẳng ăn thịt”
Ngài Hàm Thị , năm 1644 có viết một bài Tổng Luận sớ giải dẫn dắt chúng ta vượt qua những chỗ khó hiểu để trèo lên được đỉnh núi Lăng Già.
Mỗi một câu trong bài sớ giải là một đề tài thiền. Thí dụ câu sau đây :

Cõi Phật và ứng thân đều y nơi trí chiếu mà có sai biệt. Như gương sáng tuỳ vật mà hiện hình đẹp xấu. Cái rỗng sáng vô tướng vốn là lặng lẽ.”
        ( Kinh Lăng Già  Tâm Ấn –Trang 15 -HT Thích Thanh Tư dịch 1987 )

Hoà Thượng Thanh Từ viết trong  trang “Lời người dịch”:
“Độc giả thông được bài Tổng Luận coi như nắm được yếu chỉ bộ Kinh Lăng Già”
        ( Kinh Lăng Già Tâm Ấn - HT Thích Thanh Tư dịch 1975 )

Nhưng yếu chỉ của Kinh Lăng Già theo ý kiến của ngài SUZUKI tóm gọn trong những câu nầy.

Chúa thành Lăng Già tên là Ravana hỏi Đức Phật.
“ Xin Đức Thế Tôn nói cho con biết cái thể tâm chứng đạo của Đức Thế Tôn  như thế nào? ”
Đức Phật trả lời :
“ Đấy cũng như hình ảnh của chính mình phản chiếu trong gương hay bóng của mình trong nước, hay trong ánh trăng, hay nhìn thấy bóng mình trong ánh đèn, hay nghe tiếng dội trong thung lủng. Người ta nắm níu lấy những cái bóng phân biệt của chính mình mà chủ trương phân biệt pháp và phi pháp, tiếp tục phân biệt nên không bao giờ đạt được tịch lặng.Tịch lặng nghĩa là nhất thể và nhất thể tạo ra tam ma địa tối thương.”

Đức Phật dạy cách vào niết bàn nhanh chóng như sau.
  " Nầy Mahamati ( tức Đại Huệ Bồ Tát ), Lấy ý thức làm nguyên nhân và làm chỗ y cứ, bảy thức sinh khởi......
Khi ý thức bị vứt bỏ thì 7 thức cũng bị vứt bỏ. Cho nên ta bảo rằng ta không vào Niết Bàn bằng phương tiện hửu, hành và các đặc tướng; Ta vào Niết Bàn khi cái thức do phân biệt tạo ra tiêu diệt"
( Kinh Lăng Già dịch Phạn ngữ ra Anh ngữ bởi Daisetz Teitaro Suzuki
Sa môn Thích Chơn Thiện dịch Anh Việt, trang 266 ấn bản 1998 )