WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Thursday, June 20, 2013

Tại sao Sa Môn Bắc Tông Đại Thừa phải ăn chay trường .

      Để có giải đáp chúng ta phải tìm đọc Kinh Phật. Kinh Phật có rất nhiều và được chia hai phái là Kinh Nam TôngKinh Bắc Tông.
Phái Bắc Tông tìm đọc kinh Nam Tông nhưng phái Nam Tông không chấp nhận kinh của phái Bắc Tông.
 Lokaksema (147 - ?) người Ấn Độ là sa môn đầu tiên đem Kinh Đại Thừa quảng bá rộng rãi tại Trung Hoa. Ngài đã dịch hơn 20 kinh Đại Thừa làm nền tản xây dựng Đại Thừa Phật Giáo cho Trung Hoa.
Danh từ Đại ThừaTiểu Thừa xuất hiện rõ rệt trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa do ngaì Dharmaraksha dịch từ Phạn ngữ sang Hoa ngữ vào những năm 286 AD.
Nhưng bản dịch vào năm 406 AD của ngài Kumarajiva ( Cưu Ma La Thập ) được ưa chuộng hơn hết.
Trong Kinh Đại Bát Niết Bàn Đức Phật cũng có nhiều lần nhắc tới đến hai chữ đại thừa.
Phái Bắc Tông tự nhận mình là Đại Thừa (Great Vehicle) nghĩa là cổ xe lớn chở nhiều ngườị và gọi tông phái khác là Tiểu Thừa ( little vehicle) nghĩa là cổ xe nhỏ như phân biệt trong Kinh Diệu Pháp Liên Hoa.

Khi Đức Phật bắt đầu thuyết kinh Diệu Pháp Liên Hoa trong núi Kỳ Xà Quật có 5 ngàn người liền từ chỗ ngồi đứng dậy lễ Phật rồi lui về. Đức Thế Tôn yên lặng không ngăn cản.(Xem phẩm Phương Tiện Kinh Pháp Hoa trang 65-Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dịch, ấn loát năm 1960).

Kinh Diệu Pháp Liên Hoa -  HT Thích Trí Tịnh dịch
Phẩm Tín Giải , trang 163 .
" Vì sao từ xưa đến nay chúng con thật là phật tử mà chỉ ưa pháp tiểu thừanếu chúng con có tâm ham đại thừa thời Phật vì chúng con mà nói pháp đại thừa. Ở trong kinh nầy chỉ nói pháp nhưt thừa. Lúc xưa đức Phật ở trước Bồ Tát chê trách Thanh Văn ham pháp tiểu thừa"
(Chúng con là những ai ? Là Tu Bồ Đề, Đại Ca Chiên Diên, Đại Ca Diếp và Đại Mục Kiều Liên )

Phẩm Như Lai Thọ Lượng , trang 413 :
Các thiện nam tử ! Như lai thấy những chúng sanh ưa nơi pháp tiểu thừa, đức mỏng tội nặng. Phật vì người đó nói : Ta lúc trẻ xuất gia đặng đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, nhưng thiệt, từ ta thành Phật nhẫn lại, lâu xa dường ấy, chỉ dùng phương tiện giáo hóa chúng sanh, khiến vào Phật đạo, nên nói như thế. “

Kinh Đại Bát Niết Bàn - Tập I - HT Thích Trí Tịnh dịch
Phẩm Phạm Hạnh.
Phật dạy :
  • Trang 504 – “ Rời niệm ưa sanh tử mà ưa thích đại thừa đại Niết Bàn đầy đủ pháp thân đặng các tam muội vào nơi biển lớn trí huệ rất sâu”
  • Trang 505 –“ Do nhơn duyên nầy khiến tất cả chúng sanh trọn nên đại thừa, trụ nơi đại thừa, bất thối đại thưà, bất động chuyển thừa, kim cang toà thừa. Chẳng cầu Thanh Văn Duyên Gíac, chỉ hồi hướng nơi Phật thừa vô thượng.“

        Kinh Đại Bát Niết Bàn có 4 bản dịch sanscrit-chinese.
Bản dịch Kinh Đại Bát Niết Bàn đầu tiên và ngắn nhất của Ngài Faxian và ngài Buddhabhadra xuất hiện vào năm 418.

                             Ăn chay hay ăn mặn.

 Sa Môn Thích Tử của phái Bắc Tông tất cả đều biết rõ những lời dạy trong Kinh Đại Bát Niết Bàn và Kinh Lăng Già nên phải ăn chay trường mới dám mặc áo Sa Môn .

                           Phẩm Tứ Tướng - Kinh Đại Bát Niết Bàn
                           Tập I , trang 123 - HT Thích Trí Tịnh dịch
                            --------------------------------------------------------

Ca Diếp bạch Phật : “Đức Như Lai nếu chế không được ăn ngư nhục, thời những thứ sữa, bơ, dầu, v.v…và các thứ y phục kiều xa gia, đồ bằng da thú, ngọc ngà, bồn chậu bằng vàng bạc, cũng đều chẳng nên dùng ”

Phật dạy :Nầy Ca Diếp ! Chẳng nên có kiến chấp đồng với bọn loã thể ngoại đạo kia. Bao nhiêu cấm giới của Như Lai chế ra đều có dị ý. Vì dị ý nên cho ăn ba thứ tịnh nhục. Vì dị ý nên cấm ăn mười thứ thịt. Vì dị ý nên cấm tất cả thứ thịt đều không được ăn, dầu là thịt của con vật tự chết.

Nầy Ca Diếp ! Từ nay Như Lai cấm các đệ tử không được ăn tất cả thứ thịt.

Nầy Ca Diếp, Người mà ăn thịt, hoặc đi đứng nằm ngồi, chúng sanh nào nghe đến hơi thịt thời kinh sợ. Ví như người ở gần sư tử, đi đến đâu , mọi người nghe mùi hôi của sư tử đều kinh sợ. Như người ăn tỏi, không ai dám gần người ấy vì tanh mùi tỏi. Kẻ ăn thịt cũng vậy, tất cả chúng sanh nghe hơi thịt, thảy đều kinh sợ, nghĩ đến sự chết, các loài cá trạnh , muông thú cùng chim chóc,  đều chạy tránh xa, đều có quan niệm rằng người ấy là kẻ hại ta. Vì thế nên Bồ Tát không ăn thịt, vì độ chúng sanh mà thị hiện ăn thịt. Dầu thị hiện ăn thịt mà thật ra thời không có ăn.

Sau khi Như Lai nhập niết bàn, các bực tứ quả Thánh nhơn đều lần lượt nhập niết bàn.
Sau khi chánh pháp diệt, trong thời tượng pháp, sẽ có các tỳ kheo in tuồng trì luật, ít đọc tụng kinh, tham ưa ăn uống, lo bồi bổ thân thể, y phục mặc trên thân thô xấu hôi dơ, hình dung tiều tụy không có oai đức, chăn nuôi bò dê, vác củi gánh cỏ, tóc râu để dài, dầu mặc cà sa mà như thợ săn, dầu ngó xuống đi chậm rả̃i mà như mèo rình chuột. Thường tự xướng rằng ta chứng được quả A La Hán, mang nhiều bịnh khổ nằm lăn trên phẩn uế, ngoài thời hiện ra tướng hiền thiện, trong thì đầy lòng tham sân như bà la môn, thọ phép câm, thiệt chẳng phải Sa môn mà hiện tướng Sa môn, tà kiến xí thạnh,chê bai chánh pháp. Những người như vậy phá hoại giới luật chánh hạnh oai nghi của Như Lai chế và quả của Như Lai nói.

Họ rời pháp thanh tịnh và làm hư hoại giáo pháp thậm thâm bí mật. Họ theo ý riêng, nói ngược với kinh luật rằng đức Phật cho phép chúng tôi ăn thịt. Họ đều tự xưng là Sa môn Thích tử.

Nầy Ca Diếp !  Bấy giờ có hàng Sa môn chứa thóc, nhận lấy thịt cá, tự tay nấu ăn, cầm xách bình dầ ăn, cùng giày dép bằng da và lọng báu, thân cận quốc vương ,quan lớn, nhà giàu sang, xem tướng, coi sao, siêng học nghề thuốc, chứa nuôi tôi tớ, vàng bạc bảy báu, các thứ dưa trái, học tập các nghề : nghề vẽ, nghề nắn, làm sách dạy học, gieo trồng, chú thuật, chế thuốc, đờn ca xướng hát, hương hoa trang điểm, cờ bạc, học các nghề thợ.

Nếu có tỳ kheo nào hay tránh lìa các việc ác như trên, nên nói người ấy thật là đệ tử của Như Lai.

Ca Diếp bạch Phật : Bạch Thế Tôn  !  Các Tỳ  kheo, Ty kheo ni, Ưu bà tắc, Ưu bà di, nhơn người khác giúp mà sống. Lúc khất thực nếu đặng món ăn lộn với thịt phải làm cách nào để ăn đúng với pháp thanh tịnh

Phật dạy : Nầy Ca Diếp ! Nên lấy nước rửa sạch thịt rồi hảy ăn. Nếu đồ̀ đựng bị thịt làm dơ, chỉ làm cho không có vị thịt thời cho phép được dùng không tội. Nếu thấy thức ăn có nhiều thịt thời không được nhận. Tất cả thứ thịt đều không được ăn. Người ăn thịt thời phải tội.

Nay Như Lai xướng điều chế đoạn nhục như vậy, nếu giảng rộng thời không thể hết. Giờ niết bàn gần đến nên phải nói lược.

                                        --------------------------------------------


                Kinh Lăng Già Tâm Ấn – Sa môn Gunabhadra dịch Phạn Hán
                             Hoà Thượng Thích Thanh Từ dịch Hán Việt
                Ấn loát năm 1987- Phẩm  Nhất Thiết Phật Ngữ Tâm -Trang 403
(  Lăng Già - Lankara - là tên núi. Núi nằm tại biển Nam là chỗ ở của Dạ Xoa. Bởi vua Dạ Xoa thỉnh Phật thuyết pháp trên núi nên lấy tên núi đặt tên kinh. )
                  Đại Huệ thỉnh hỏi tội phước ăn thịt và chẳng ăn thịt.

Bồ tát Đại Huệ nói kệ hỏi rôi, lại bạch Phật : Cúi mong Thế Tôn vì chúng con nói lỗi ác ăn thịt và công đức chẳng ăn thịt……

Phật bảo Đại Huệ ! Lành thay, lành thay, lắng nghe, lắng nghe, khéo suy nghĩ đó, tôi sẽ vì ông nói.
Đại Huệ bạch Phật : Xin vâng thọ giáo.
Phật bảo Đại Huệ : Có vô lượng nhơn duyên không nên ăn thịt. Song ta vì ông lược nói. Nghĩa là tất cả chúng sanh từ trước tới nay nhơn duyên lần lượt thường làm lục thân, vì tưởng người thân không nên ăn thịt. Thịt lừa, loa, lạc đà, chồn, chó, trâu, ngựa, người, thú v.v…,vì người hàng thịt bán lẫn lộn chẳng nên ăn thịt. Vì phần hơi chẳng sạch được sanh trưởng, chẳng nên ăn thịt, vì chúng sanh ngửi mùi thảy sanh kinh sợ như Chiên Đà La và Đàm bà v.v…,chó thấy óan ghét sợ hải sủa vang, chẳng nên ăn thịt.
Lại vì khiến người tu hành từ tâm chẳng sanh, chẳng nên ăn thịt. Vì kẻ phàm phu tham đắm ăn đồ hôi hám bất tịnh, không được tiếng tốt, chẳng nên ăn thịt. Vì khiến chú thuật không thành tựu, chẳng nên ăn thịt. Vì người sát sanh thấy hình khởi thức đắm trước mùi vị, chẳng nên ăn thịt. Vì người ăn thịt kia chư thiên bỏ đi, không nên ăn thịt.Vì khiến miêng hôi hám, không nên ăn thịt. Vì nhiều mộng dử, không nên ăn thịt. Vì khiến ăn uống không tiết độ, chẳng nên ăn thịt. Vì khiến người tu hành chẳng sanh nhàm lìa, không nên ăn thịt.
Ta thường nói rằng: Phàm có ăn uống nên khởi tưởng như ăn thịt con, khởi tưởng như uống thuốc, không nên ăn thịt. Cho ăn thịt hẳn là vô lý vậy.

                                           -----------------------------------


Sơ lược tiểu sử Hoà Thượng Thích Trí Tịnh ( Trích trong Hương Sen Vạn Đức - Thôn Di Đà )
Hòa thượng pháp danh là Thiện Chánh, tự Trí Tịnh, pháp hiệu Hân Tịnh, húy Nhựt Bình, thuộc dòng Lâm Tế Gia Phổ đời thứ 41. Là đệ tử của Cố Hòa Thượng: thượng Thiện hạ Quang, khai sơn chùa Vạn Linh ở núi Cấm, Châu Đốc. Hòa thượng thế danh là Nguyễn Văn Bình, sanh ngày 17 tháng 10 năm 1917 (ngày 02 tháng 09 năm Đinh Tỵ), tại xã Mỹ An Hưng (Cái Tàu Thượng), huyện Châu Thành, tỉnh Sa Đéc (Đồng Tháp)………………………..
Với hoài bão truyền đăng tục diệm, hoằng dương chánh pháp, kiến tạo Già Lam, Hòa Thượng được Phật tử cung thỉnh về ngôi chùa cổ kinh không người thừa kế trên một vùng đất hoang vu vắng vẻ ít người đi lại, tọa lạc tại ấp Bình Đức, xã Tâm Bình, quận Thủ Đức, phường Tam Phú, quận Thủ Đức, TPHCM. Nơi đây, Hòa Thượng khai sơn tạo dựng Già Lam, lấy tên là Vạn Đức. Lần lần, do uy tín và đạo đức của Hòa Thượng, Tăng Ni quy tụ về cất chùa am chung quanh, biến nơi này thành một đạo tràng lớn mà hiện nay, nói đến đạo tràng Vạn Đức ai ai cũng đều biết.
Năm 1955, với chí nguyện hoằng dương tịnh Độ, hướng dẫn chúng sanh đời mạt pháp, Hòa Thượng thành lập Cực Lạc Liên Hữu, khuyến tấn người niệm Phật, cầu vãng sanh Tịnh Độ. Cực Lạc Liên Hữu được Hòa Thượng khai hóa đã khơi dậy phong trào tu tập, khuyến tấn hành giả tín hướng chỉ quy Tịnh Độ. Hòa Thượng là vị Tổ Sư đương thời chấn hưng Tịnh Tông trong tòa nhà Phật Giáo Việt Nam. Hòa Thượng rất quán triệt Thánh điển, tinh tường y dược Đông Phương, Tăng Ni, Phật tử Việt Nam thấm nhuần được kinh điển Đại Thừa phần lớn do công trình dịch thuật của Hòa Thượng. “