WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Tuesday, June 4, 2013

Ngài Văn Thù nghe lời Đức Phật đi thăm ngài Duy Ma Cật bị bịnh


                                       -------------------------------
Trưởng giả Duy Ma Cật là một cư sĩ tại gia đang bị bịnh thầm nghĩ rằng :
Nay ta bịnh nằm ờ giường,Thế Tôn là đấng đại từ, lẽ đâu không đoái lòng thương xót.
Phật biết ý ông lền bảo các đại đệ tử đến thăm ngài Duy Ma Cật. Nhưng tất cả đại đệ tử Xá Lợi Phất, Mục Kiều Liên, Đại Ca Diếp,Tu Bồ Đề, Phú Lâu Na, Ma Ha Ca Chiên Diên, A Na Luật, Ưu Bà Ly, La Hầu La, Anan, Bồ Tát Di Lặc, Đồng Tử Quang Nghiêm, Bồ Tát Trì Thế,Trưởng Giả Tử Thiện Đức đều từ chối với lý do  “ không kham lảnh nổi.”

Lúc bấy giờ Phật bảo Văn Thù Sư Lợi :
- Ông đi đến thăm bịnh ông Duy Ma Cật.
Văn Thù Sư Lợi bạch Phật :
-          Bạch Thế Tôn, bực thương nhơn kia khó bề đối đáp, vì ông ấy rất thông đạt thật tướng, khéo nói pháp mầu, trí tuệ vô ngại, biện tài thông suốt, rõ thấu phương pháp tu trì của tất cả Bồ Tát, thâm nhập kho tạng bí mật của chư Phật, hàng phục các ma, thần thông tự tại và trí tuệ phương tiện đều đặng rốt ráo. Tuy thế, con xin vưng thánh chỉ của Phật đến thăm bịnh ông.

Bấy giờ Văn Thù Sư Lợi cùng các Bồ tát, Đại Đệ Tử và các hàng Thiên Nhơn cung kính đi vào đại thành Tỳ La Dy.
Lúc ấy, trưởng giả Duy Ma Cật thầm nghĩ : Nay đây ngài Văn Thù Sư Lợi cùng đại chúng đồng đến viếng thăm, liền dùng thần thông làm cho căn nhà trống rổng, không có vật chi và cũng không có thị giả, chỉ để một chiếc giường cho ông nằm bịnh.

Khi ngài Văn Thù bước vào nhà , ông Duy Ma Cật chào rằng :
Quý hóa thay ngài Văn Thù mới đến. Tướng không đến mà đến, tướng không thấy mà thấy.

Ngài Văn Thù nói :
Phải đấy cư sĩNếu đã đến tức là không đến nếu đã đi tức là không đi . Vi sao ? Đến không từ đâu đến, đi không đến nơi đâu, hễ có thấy tức là không thấy.- Thôi việc ấy hãy để đó.-

̣̣̣( Trích từ Kinh Duy Ma Cật - Hoà Thượng Thích Huệ Hưng dịch và in năm 1951 tại Chùa Tuyền Lâm , 265 Đường Lục Tỉnh Chợ Lớn.)