Khóa đàn anh gắn alpha cho khóa đàn em |
Ai trong
chúng ta
, khi đã một lần được huấn luyện tại Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức
đều có ít nhiều kỹ niệm không quên . Tôi dù chỉ được thụ huấn giai
đoạn 1 khoa 24 năm 1966 ở trường , nhưng đối với tôi trường đả mở ra trong tôi bao nhiêu
kỹ niệm và kinh nghiệm bổ xung cho tôi về tình huynh đệ, tính kiên
nhẩn , sự chịu đựng cho suốt những năm tháng của cuộc sống sau
khi rời trường sang học chuyên môn , ra đơn vị , biệt phái về Viện Định Chuẩn và sống tha phương
cho đến ngày nay.
Nhìn lại những hình ảnh cũ của Trường Sĩ Quan Bộ Binh Thủ Đức trong bài
viết "Niềm vui quân trường" của Nguyễn thừa Bình , lòng tôi
vô cùng xúc động và những kỹ niệm vui buồn của mấy tháng ở quân
trường lại hiện về rất rõ.
Tôi cũng có những niềm vui ngay những
ngày đầu vào quân trường. Xúng xính trong bộ đồ trận , lúng túng
chỉnh quai nón sắt , cột dây giầy sao cho đúng cách . Học cách trải
drap giường để làm lại cho ngay ngắn trước khi chạy ra sân tập họp . Ra
tập họp phải đúng giờ không thì bị phạt "hít đất". Sáng nào cũng điểm tâm với bánh mì với
chuối già , cơm nhà bàn thường xuyên , thỉnh thoảng mới ăn cơm câu lạc
bộ,học tập và tập quân sự suốt ngày .Có lúc ở bải ngồi nghe sĩ
quan huấn luyện giảng ,dưới ánh nắng thiêu đốt mà ngủ thiếp đi hồi
nào . Dù vậy, khi được thăm viếng , người yêu của tôi khen tôi trông
rắn rỏi beau trai hơn , tôi nhìn ánh mắt nàng thì tôi cũng nhận
ra đó là những lời khen chân thật . Lúc nào nàng cũng là một trong
số ít người bịn rịn chia tay tôi trước khi rời khỏi khu thăm viếng .
Nhắc tới nàng tôi thấy nhớ thương nàng
nhiều. Lúc nào nàng cũng không bỏ một buổi đi thăm trường Bộ Binh và
cả bên trường Quân Cụ . Khi tôi ra trường sắp đổi ra đơn vị , nàng bịn
rịn báo tin mẹ nàng muốn tôi phải tiến tới , nếu không thì phải gả
nàng cho người đang đi hỏi nàng. Chúng tôi rất khổ tâm vì hoàn cảnh
của tôi trước mắt chưa có hướng đi cho bản thân làm sao gánh thêm trên
vai gia đình của riêng mình ? Chúng tôi đi chơi với nhau vài ngày sau
đó và nàng cũng cảm thông với suy nghỉ của tôi " người lữ hành
cô độc". Chúng tôi không còn gặp nhau nữa từ ngày tôi ra đơn vị .
Bẳng đi mấy năm sau , người anh họ của
nàng cũng là bạn làm việc chung với tôi ở Phòng thí nghiệm đất đai
,khu Quarry Biên Hòa cho tôi biết tin buồn chồng nàng là sĩ quan nhảy dù tốt nghiệp Trường Vỏ Bị Đà Lạt đả tử trận . Hình
ảnh người thiếu phụ trẻ để tang chồng trong thời chiến đả làm tôi đau buốt tâm can .
Dù chỉ sống với nhau chung trong một trung đội,khi tôi được chuyển sang trường Quân Cụ,
thì Nguyễn Tự Lập người bạn cùng trung đội nằm giường đối diện với tôi còn ở lại quân trường và sau khi mản khóa ,anh
được thuyên chuyển về đơn vị địa phương quân ở Ba Xuyên . Lập có gia
đình trước tôi ,nên hể có phép là về Saigon thăm cha mẹ và người vợ
trẻ. Ngày tôi được biệt phái về Viện
Định Chuẩn ,lúc trụ sở còn ở số 30 Gia Long ,thì Lập có ghé
chơi .Chúng tôi đi ăn với nhau ,và Lập hứa tháng sau về sẽ ghé gặp
tôi .
Tháng này rồi lại tháng khác , tôi nóng
lòng ghé nhà bố mẹ của Lập thì ôi bạn Lập bạn không còn nữa
,sao lại như thế được ? Lập đi lấy lương về cho đơn vị và ghe bị
phục kích , anh đả ra đi khi người vợ sắp sanh .Tôi bùi ngùi thắp nén
hương cho anh ở nghĩa trang Biên Hòa . Nay vật đổi sao dời , không biết
mộ anh còn đó không ,nhưng tôi vẫn thương tưởng và nguyện cầu cho vợ
con anh an bình và anh linh của anh đả siêu thoát ,những đau buồn ngang
trái của kiếp người đả tan loảng vào hư không .
Làm trai lớn lên trong chiến tranh ,những
ngày tháng nhập ngủ và ra đơn vị đả cho tôi mục kích bao nhiêu thảm
trạng của chiến tranh . Tôi đả khóc cho thân phận mình và cho thân
phận quê hương trước những điêu tàn đổ nát ,những chia ly tang tóc.
Trong cái bé nhỏ của kiếp người , tôi
chỉ biết tu tập để tự chữa cho những vết thương của chính mình và
góp lời kinh thoa dịu đau thương của bạn bè , đồng bào tôi còn trên
quê hương hay trôi dạt khắp bốn phương trời.
Ninh Vu / Toronto,Feb 22,2013
================================
Trích trong “ Niềm Vui Quân Trường “
Của Nguyễn Thừa Bình
“ Trong Trường Bộ Binh Thủ Ðức, từ Cổng Số I đi vào, qua khỏi Ðồn Quân Cảnh 301 một đoạn, nằm phía tay phải là dãy nhà Nữ Quân Nhân. Mấy cô Nữ Quân Nhân ở đâu không biết, chứ ở đây các SVSQ coi chừng bị “ăn thịt”, bị “nuốt” như chơi. Anh em cứ bảo nhau“chốn ấy hang hùm, chớ mó tay”. Có ai nghĩ ra, Trường Bộ Binh Thủ Ðức toàn “đực rựa” mà tôi dám cam đoan, tôi dám “cá” với bất cứ ai không nơi nào trên đất nước Việt Nam Cộng Hòa xài nhiều băng vệ sinh hơn. “Ði Dây Tử Thần”, có nhiều anh em ngán biết mấy. Quân trường, ngán chừng nào, Huấn Luyện Viên lại bắt tập nhiều chừng nấy. Ở Trường Bộ Binh Thủ Ðức, dây tử thần là hai sợi dây thép căng cứng, được treo từ một đồi cao chót vót, chạy qua một hồ nước thăm thẳm phía dưới và tới một cột xi măng xa xa đằng xa. Sinh Viên Sĩ Quan 2 tay cầm 2 cái róc rách, người Huấn Luyện Viên đẩy nhẹ xuống. Gió thổi vù vù nghe rào rào bên tai. Ngọn cờ đỏ phất, mình thả tõm xuống. Có người không lội được. Có người đau mình đau mẩy. Nhưng khốn nạn nhất vẫn là mấy anh bị “thằng nhỏ tao đau quá” mà vừa đi vừa bụm nó lại. Nhìn mặt méo mó, nhăn nhó của họ, anh em với nhau thông cảm hết sức. Nhưng bảo những ông vui tính đừng “cười sằng sặc”, đừng “cười toe toét miệng” thì khó như bắt thang lên hỏi ông trời. Ở Khu Tiếp Tân nằm bên phải Cổng Số I, sát Tuyến B những ngày Chủ Nhật thật ồn ào, thật náo nhiệt và vui thì hết nói. Tiếp Tân là tiếp thân nhân, bè bạn của các Sinh Viên Sĩ Quan không đi phép hay bị cúp phép. Dĩ nhiên, Trường Bộ Binh Thủ Ðức mà những người vào học là những thanh niên tuổi đời còn trẻ trung hung sức. Người thăm nhiều nhất vẫn là những nữ sinh viên, nữ học sinh là những người tình thề non hẹn biển. Mỗi cặp tình nhân chọn cho mình một chốn bình yên mà tâm sự chuyện tình hai đứa mình. Họ rủ nhau cùng hát bài ca Xích Lại Gần Anh Tí Nữa của Mặc Thế Nhân: “xích lại gần anh tí nữa đi em. Sao em ngồi xa anh thế?...Nào có ai đâu mà em ngại, để rồi ngồi xa cách nhau!”.
================================
Nhớ nghĩ về Tr/uý Trần Văn Ba ( Đại Đội Trưỡng), Th/úy Ông Văn Chính
Chúng ta hợp
nhau đến nổi kẻ trước người sau, thậm chí khi được gọi động viên nhập ngủ
; anh Hẹ cũng như tôi trước, khoá học trước sau khá lâu( khóa 19, 20, 20
phụ & 21) nhưng cùng những Sĩ quan trực tiếp hướng dẫn khóa
sinh như Tr/uý Trần Văn Ba ( Đại Đội Trưỡng), Th/úy Ông Văn Chính..Anh Hẹ khóa 19 tôi khóa 21 .
Tôi theo giai đoạn I nửa chửng thỉ Trung Uý Ba giài ngủ trở về dạy
học ở Chấu đốc.Thiếu Úy Chính thay chức vụ Đại Đội Trưởng.Lễ bàn
giao gần 200 khoá sinh không cầm được nước mắt tiển người đi.Sồng có
tình, có nghĩa, không hành hạ khóa sinh như nhiều người khác nhưng khóa sinh
học giỏi.
Tôi và bạn Thành Tâm (Canada ) hết giai đoạn I về Quân nhu nhưng thủ khoa
khoá 21 tên là Phạm Xuân Hồng thuộc đại đội tôi.
MS Huỳnh Văn Công
MS Huỳnh Văn Công
Hòa Lan / 25-Sept-2012
-----------------------------------------------
Do đâu phải học đổi nghề
Buồn buồn, nhớ nhớ, thương thương,
Một đời
trai trẻ bắt đầu từ đây.
Học
khôn nhờ ở quân trường,
Biết cần tiến tới, biết đường thối lui.
He Duong / xuân 2013
Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu - KBC 3052
Công việc đã đảm nhận :
- Viết tiêu chuẩn các mặt
hàng vải vóc,giấy gổ,kim loại,và quân trang dụng
- Thực hiện trắc nghiệm kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn đã sọan thảo của Quân Nhu, tiêu chuẩn Liên Bang Mỹ , tiêu chuẩn Nhật JIS và tiêu chuẩn Pháp .
- Thanh tra sãn xuất
quân trang dụng và thực phẫm với tính cách chuyên viên kỹ thuật.
- Làm hội viên kỹ
thuật trong hội đồng kiểm thâu cùng với Cục Mãi Dịch Quân Đội .
- Hội viên trong hội
đồng sọan thảo tiêu chuẩn quốc gia của Viện Quốc Gia Định Chuẩn
- Viết dự án đặt mua
máy trắc nghiệm hằng năm.
- Thực hiện trắc nghiệm dã chiến bằng cách đề cử sĩ quan chuyên viên tới các đơn vị chiến đấu.
- Tìm hịểu ưu khuyết điểm của quân trang dụng và thực phẫm.để có kế họach cải tiến.
Với nhiệm vụ được giao phó,TTKSKT/QN cần phải có những
sĩ quan có ngành nghề chuyên môn bậc
đại học thông thạo ít nhất một ngoại ngữ Pháp hoặc Anh để tham khảo xử dụng tài liệu kỹ thuật
nước ngoài và bậc trung cấp kỹ thuật.Sau một thời gian phục vụ,các sĩ quan cần được gửi ra nước
ngoài tu nghiệp để có thể đáp ưng kịp với trình độ tiến bộ của thế giới.
nước ngoài và bậc trung cấp kỹ thuật.Sau một thời gian phục vụ,các sĩ quan cần được gửi ra nước
ngoài tu nghiệp để có thể đáp ưng kịp với trình độ tiến bộ của thế giới.
Ba cơ quan sau đây đã giúp TTKSKT/QN trong công tác tu nghiệp
sĩ quan :
- Procurement Test Facility-US Army Agency,Yokohama,Japan
- US Army Natick Laboratories,Natick,Mass.01760,USA
- Defense Personnel Support Center, Philadelphia,USA
Trước năm 1965, Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu đồn trú tại góc đường Lê Đại Hành đối diện Chợ Thiếc gần trường đua Phú Thọ.
Chỉ Huy Trưởng : Đại Úy Đào Nguyên Lãng
Chỉ Huy Phó : Trung Úy Phúc
Phụ trách Hành Chánh : Thiếu Uý Trần Hửu Đồng
Phụ trách Hành Chánh : Thiếu Uý Trần Hửu Đồng
Sĩ quan an ninh : Thiếu Úy Nguyễn Văn Trọng
Huy Hiệu Quân Nhu / QLVNCH Gồm có Thực Phẩm, Quân Trang Dụng, Xăng Dầu và Tiếp Tế Thả Dù |
Trung Tâm có
một phòng thí nghiệm Hóa Học
chuyên môn phân tích thực phẫm theo phương pháp của Viện Pasteur Saigon và một phòng thí nghiệm Quân Trang Dụng phụ trách trắc
nghiệm vải sợi, da, giấy, gổ, cao su và nhựa dẻo plastic nhưng trong
những năm từ 1965 đến 1968 chỉ thực hiện được một số
rất ít trắc nghiệm vải sợi căn bản như độ co kéo,độ phai màu đối
với ánh sáng và sau khi giặt trong máy theo phương pháp của Nhật JIS vì
thiếu thiết bị và phương pháp trắc nghiệm.
Hai phòng
thí nghiệm nầy vào năm 1965 được
điều hành bởi các kỷ sư động viên khóa 12 và khoá 17 SQ/TB Thủ Đức
gồm có :
Phòng Quân Trang Dụng : Thiếu Uý Hồ Hửu Dược-Trưởng Phòng
Thiếu Uý
Nguyễn Văn Tòan,Thiếu Uý Vân, Thiếu Uý Niệm và Chuẩn Uý Võ Văn Thi
Phòng Hóa Học : Thiếu Uý Cao Thái sáo-Trưởng Phòng
Chuẩn Uý
Phạm Văn Hà khoá 17 SQTB/TĐ và Thiếu Uý Tuấn
Đầu mùa xuân năm 1965, có 4 kỹ sư ( Bùi Văn
Mai,Nguyễn Chu Miên,Dương Hiển Hẹ và Vũ Duy Đề ) động viên khóa 19
SQ/TB Thủ Đức là nhân viên của bộ Canh Nông Saigon sau khi hòan tất giai
đọan I được đưa về Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu để học giai
đoạn II chuyên môn Quân Nhu . Sau đó 4
sĩ quan nầy đã tiếp nhận công việc làm của các sĩ quan khóa 12 để các đàn
anh được phép giải ngũ trở về nhiệm sở dân sự cũ là công ty
SICOVINA và Công Ty Dược Khoa Saigon.
Năm 1967 một phái đòan của Procurement Test Facility-US Army
Agency,Yokohama,Japan do giám đốc Hebert
Fukumoto làm trưỡng đòan từ Nhật Bản qua thăm Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu .
Khi về tới
Nhật, phái đòan đã gửi một phúc trình đề nghị US Army Department cung cấp huấn luyện chuyên môn tại Nhật về trắc nghiệm vải sợi
và vật liệu cho các kỷ sư phòng Quân Trang Dụng và trắc nghiệm thực phẩm cho các kỹ sư phòng Hóa Học.
Do đó đầu
năm 1968 ,Thiếu Uý Nguyễn Chu Miên và Thiếu Uý Dương Hiển Hẹ được Chỉ
Huy Trưởng của Trung Tâm là Thiếu Tá Nguyễn
Bá Mười thay thế Đại uý Đào
Nguyên Lãng (Đã thi đậu Tham Vụ Ngoại Giao phải chuyển ngành ) đề
cử qua Nhật thụ huấn lớp “ Materials
Testing Course” tại Phòng Thí Nghiệm Procurement Test Facility-US Army Agency,Yokohama,Japan.(Xem hình
phía dưới.)
Đầu tháng 2 năm1968, Thiếu Uý Phạm Văn Hà và Thiếu Uý Hảo được cử đi học lớp Food Testing.
Áp dụng những gì đã học được tại Nhật, vào mùa thu năm 1968 Thiếu Uý Dương Hiển Hẹ trình Chỉ Huy Trưởng của Trung Tâm lúc bấy giờ là Thiếu Tá Đinh Văn Lai bản dự án liệt kê tên của những máy dùng trắc nghiệm vải sợi, giấy, da, gổ, cao su, nhựa dẻo plastic, giày vải đi rừng và kim loại kể cả phương pháp trắc nghiệm cho mỗi loại mặt hàng để xin Viện Trợ Mỹ.
Áp dụng những gì đã học được tại Nhật, vào mùa thu năm 1968 Thiếu Uý Dương Hiển Hẹ trình Chỉ Huy Trưởng của Trung Tâm lúc bấy giờ là Thiếu Tá Đinh Văn Lai bản dự án liệt kê tên của những máy dùng trắc nghiệm vải sợi, giấy, da, gổ, cao su, nhựa dẻo plastic, giày vải đi rừng và kim loại kể cả phương pháp trắc nghiệm cho mỗi loại mặt hàng để xin Viện Trợ Mỹ.
Trung Tâm từ
chỗ đồn trú có phòng ốc quá nhỏ hẹp tại Phú Thọ (nguyên là tòa
án cũ của Nha Quân Pháp) khi được tin Cố Vấn Mỹ chấp thuận viện trợ
theo dự án , liền được Cục Trưởng
Quân Nhu lúc bâý giờ là Đại Tá Nguyễn
Tử Đóa cho lệnh dời về số 4 đường Đồn Đất Quận Nhứt Saigon
(nguyên là cơ sở cũ của Quân Tiếp Vụ) để có đủ chỗ đặt thêm máy
trắc nghiệm sẽ được gửi qua từ Mỹ quốc.
Năm 1969-1970,Trung Tâm trở thành một cơ
quan có đủ khả năng trắc nghjiệm gần giống như Procurement Test Facility-US Army Agency,Yokohama,Japan.
Trong thời
gian này, chuyên viên phục vụ tại Trung Tâm bắt đầu đông hơn năm 1965 như liệt
kê trong bản danh sách phía dưới.
Cũng trong
thời gian nầy:
US Army
Natick Laboratories,Natick,Mass.01760,USA
và Defense Personnel Support Center,
Philadelphia,USA
có chương
trình tu nghiệp dành cho các sĩ quan chuyên viên phục vụ tại Trung Tâm.
Kỹ sư Phạm Văn Hà phụ trách phòng thí
nghiệm Hóa Học và Kỹ sư Dương Hiển Hẹ phụ trách phòng Quân Trang Dụng từ năm 1965 cho tới ngày 30-3-1975 .Sau đó cả hai cùng với kỷ sư Nguyễn Chu Miên và một số kỹ sư
khác của Trung Tâm được biệt phái trở về lại nhiệm sở cũ.
Kỹ sư Nguyễn Chu Miên được cử đi làm Trưởng
Ty Nông Nghiệp Ba Xuyên,kỹ sư Bùi
Văn Mai được cử làm Trưởng Ty
Nông Nghiệp Tây Ninh,kỹ sư Phạm
Văn Hà được cử làm Chánh Văn
Phòng cho Thứ Trưởng Bộ Canh Nông,kỹ sư Vũ Duy Đề được cử làm Thanh Tra tại Bộ Canh Nông và kỹ sư Dương Hiển Hẹ được tự do chọn về làm việc tại phòng thí
nghiệm vải sợi của Viện Quốc Gia
Định Chuẩn do Phó Tiến sĩ Phí
Minh Tâm làm Tổng Gíam Đốc.
Trung Tá Huỳnh Văn Đôn là Chỉ Huy Trưởng cuối cùng của Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu KBC 3052
Sau ngày 30-4-1975 tất cả sĩ quan Trừ Bị/ QLVNCH bắt buộc phải trình diện
vào trại cải tạo tập trung ngoại trừ cấp bậc Chuẩn Uý và những sĩ
quan đã giải ngũ.
Riêng Thượng Sĩ Chí (xem hình trên) của Trung Tâm được lưu nhiệm để tiếp tục làm công việc của trắc nghiệm viên.
Riêng Thượng Sĩ Chí (xem hình trên) của Trung Tâm được lưu nhiệm để tiếp tục làm công việc của trắc nghiệm viên.
Officers Worked For “ Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu” From 1965-1975
Commanders : Đào Nguyên Lãng , Nguyễn Bá Mười , Đinh Văn Lai
© and
Huỳnh Văn Đôn
Phòng Quân Trang Dụng.
1-Dương Hiển Hẹ 2-Nguyễn Chu Miên 3-Đặng Khải Nghĩa 4-Đỗ Văn
Giao 5-Phan Văn Thuỳ 6-Dương Tấn Lợi 7-Đinh Công Bản 8-Đặng Vũ Định © ̣̣
9-Ái Hồng 10-Trung Úy Thiện 11-Trương Khắc Mẫn 12-Tiền Quốc Cơ13-Nguyễn Văn
Hòa 14-Nguyễn Hữu Danh 15-NguyễnThành Công© 16-Khổng Hưũ Phước
17-Dư Quang Thuấn 18-Phạm Công Trọng 19-Dương Trung Hưng 20-Nguyễn
Trung Hoa 21-Nguyễn Tấn © 22-Nguyễn Văn Linh 23-Đoàn Minh Quan 24-Nguyễn Đắc
Thận
Phòng Thực Phẩm
Vi Sinh
1-Phạm Văn Hà 2-Vũ Duy Đề 3-Bùi Văn Mai 4-Vũ Ngọc
Bình 5-Trần Ngọc Quỳnh 6-Nguyễn Võ Mỹ © 7-Nguyễn Cảnh
Cửu 8-Đặng Đắc Cảm 9-Nguyễn Quốc Ân 10-Phạm Huy Cường 11-Hoàng Tuấn
12-Trần Đình Tương © 13-Nguyễn Thanh Vân 14-Lê Văn Lâm 15-Đại Úy Tuấnṇ© 16-Trung Úy Trúc
Phòng Thanh Tra
1-Võ Văn Thi 2-Trần Ngọc Sơn 3-Nguyễn Đức Hùng© 4-Tôn
Thất Đẩu 5-Võ Hữu Dụng 6-Lê Công Huyện 7-Võ Ngọc Thac̣h 8-Võ Tấn
Quan 9-Lê Gia Lợi © 10-Nguyễn Văn Mười
11-NguyễnTrung Trực 12-Nguyễn Văn Ức 13-Thiếu Úy Hạnh
14-Thiếu Úy Phước
Ph̀òng Hành Chánh
1-Trần Hữu Đồng 2-Nguyễn Văn Trọng 3-Nguyễn Thanh Long
© : deceased
* US Army Advisers for
yearly budget : Major SULLIVAN (Little Rock city of State of Arkansas) and Captain HENRICH (State of Illinois)
Kỹ sư Phạm Văn Hà mặc quân phục Kỹ sư Dương Hiển Hẹ mặc áo choàng trắng phụ trách dạy môn Hóa Học Thực Hành tại Trường Trung Học Tinh Thần trong Biệt Khu Thủ Đô Saigon năm 1972 |
Hinh chụp những sĩ quan chuyên viên trong nhóm đóng góp kiến thức đặt mua máy móc trắc nghiệm hiện đại cho Trung Tâm .
Từ trái sang phải Mặc quân phục : KS Hẹ, đọc sách KS Miên, đứng KS Ái Hồng. Mặc áo chòang trắng : KS Đề, KS Hà |
DANH SÁCH HẠ SĨ QUAN VÀ CÔNG CHỨC CỦA TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU
* Phòng Quân Trang Dụng
1-Thượng Sĩ Chí , 2-Trung Sĩ Hiể̉n ( hoạ sĩ ), 3-Trung Sĩ Kiệt ( hoạ sĩ ) , 4-Ông Mùi ( thợ may)
* Phòng Thực Phẫm Vi Sinh
1-HS Vân ̣© , 2-HS Lâm , 3-HS Ngân , 4-HS Vinh , 5-HS Thành © , 6-HS Thảo , 7-HS Hiền ,
8-TS Báu
* Phòng Hành Chánh
1-HS nhứt Khá © , 2-HS nhứt Kim , 3-TS Viễn , 4-HS nhứt Tuấn , 5-HS nhứt Bảy-1,
6-HS nhứt Bảy-2 , 7-HS nhứt Bạn , 8-HS nhứt Danh , 9-TS Đức , 10-HS Tố , 11-HS nhứt Thảo,
12-HS nhứt Nguyên , 13-TS nhưt Túc , 14-HS nhứt Quý Toàn, 15-HS nhứt Ngọt ,16- Ông Hậu,
17- Bà Tuyết , 18-Ông Phán Trịnh © , 19- Bà Oanh.
* Phòng Thanh Tra : Không có Hạ Sĩ Quan và công chức
Ghi chú © : deceased
THIẾT BỊ TRẮC NGHIỆM CỦA TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU TRƯỚC
NGÀY 30-4-1975 TẠI SỐ 4 ĐƯỜNG ĐỒN ĐẤT QUẬN NHỨT SAIGON.
Textile Testers.
* Tensile Strength Tester : capacity 500kg, made in Japan
* Tensile Strength Tester : capacity 200kg, made in Japan
* Tearing Strength Tester : made in Japan
* Air Permeability Tester : made in Japan
* Washing Colorfastness Tester : made in Japan
* Light Colorfastness Tester, carbon electrode : made in Japan
* Universal Abrasion Tester : made in Japan
* Tensile Strength Tester : capacity 200kg, made in Japan
* Tearing Strength Tester : made in Japan
* Air Permeability Tester : made in Japan
* Washing Colorfastness Tester : made in Japan
* Light Colorfastness Tester, carbon electrode : made in Japan
* Universal Abrasion Tester : made in Japan
* Yarn Twist Tester ; hand operated, made in Japan
* Crockmeter : made by lab TTKS/KT/QN
* Electronic Reflectance Color Matching Machine : made in USA
The machine measures the tristimulus of a sample under a calibrated light source then compares with the tristimulus of the standard sample.
Paper Testers.
* Bursting Strength Tester : made in USA
* Folding Endurance Tester : made in USA
* Brightness and Opacity Tester : made in USA
* Basic Weight Scale : made in USA
Wood Tester
* Wood Moisture Meter With Pin : made in USA
Rubber , Plastics Testers and Specimen Preparation Tools
* Hardness Testers Shore A : made in USA
* Hardness Tester Shore D : made in USA
* Flex Tester( Cut Growth Tester) : made in USA
* Cutting Press : made in USA
Rubber , Plastics Testers and Specimen Preparation Tools
* Hardness Testers Shore A : made in USA
* Hardness Tester Shore D : made in USA
* Flex Tester( Cut Growth Tester) : made in USA
* Cutting Press : made in USA
* Charpy Impact Tester : made in USA.
It is used to break a rigid plastic test specimen
* Dart-drop film Tester : made in USA. It is used to determine the force to break a plaque, sheet, film, pipe, …Dart-drop tester is very popular with many film producers and resin manufacturers.
Metal Testers
* Portable Brinell Hardness Tester : made in USA
* Table Brinell Hardness Tester : made in USA.
* Vickers Hardness Tester : made in USA
* Metallurgical Microscope : made
in USA.
Tưởng nhớ Nguyễn Võ Mỹ / Thiếu Úy / Kỹ Sư Ngành
Thổ Nhưỡng tốt nghiệp tại Pháp Quốc.Giáo Sư Đại Học Nông Nghiệp Cần
Thơ và Đại Học Nông Nghiệp Saigon.
*************
Với tuổi đời mỗi ngày một nhiều theo thời gian
thì trí nhớ của con người cũng mỗi ngày một tàn lụi theo năm tháng. Đó là lẽ
thường tình của luật tạo hóa. Người ta nói, tuổi già thì sống về dĩ vãng, còn
tuổi trẻ thì sống về tương lai. Những sự việc xảy ra ở dĩ vãng, lúc tuổi thanh xuân, cách đây gần 40
năm, thì chi tiết trong trí nhớ có thể sai nhưng những nét chính vẫn không phai
mờ trong tâm khảm. Thời gian của lúc còn trai trẻ, là thời gian của tương lai,
của hy vọng, sức sống còn đang mãnh liệt
tràn đầy, nhìn cuộc đời toàn mầu hồng, và cố gắng vươn lên, thì đây cũng là
thời gian ở trong quân ngũ. Nó là khoảng thời gian quan trọng của cuộc đời, nên
những kỷ niệm vui buồn của thời quân ngũ lúc nào cũng ghi khắc trong tâm tưởng,
thật khó mà quên. Hình ảnh của những ngày luyện tập tại quân trường, hình ảnh
của những ngày sinh hoạt nơi doanh trại, tưởng như mới xảy ra ngày hôm qua.
Trong thời chiến tranh, cũng giống như bao
thanh niên khác, lớp tuổi của tôi và nhiều lớp tuổi khác nhau, được gọi nhập
ngũ khóa 24 Sinh Viên Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức vào cuối năm 1966. Bước vào quân
trường, lớp tuổi của tôi không phải là lớp tuổi chót, nhưng cũng phải là lớp
tuổi trẻ. Tôi đã đi làm, có gia đình và hai con trai. Trình diện tại Quân Vụ
Thị Trấn Saigon, được đưa lên trường Bộ Binh Thủ Đức. Sau khi học hết giai đoạn
một, tôi được thuyên chuyển đến trường Quân Nhu, nằm trong trại Lê Văn Duyệt,
tham dự Khóa 16 Căn Bản Quân Nhu, để học tiếp giai đoạn hai về chuyên môn của
ngành. Khóa 16 Căn Bản Quân Nhu có tất cả 16 người, trong đó có nhà thơ Nguyên
Sa Trần Bích Lan (1), Phạm Quốc Cường
(2) và Trương Văn Thông (3)…. Ở trường Quân Nhu, Khóa 16 có một điểm đặc biệt
là không phải ăn cơm “nhà bàn” mà được tự do ra ngoài ăn, lý do là có một khóa
sinh phải ăn kiêng theo toa bác sĩ mà nhà bếp không thể nấu được. Đa số khóa
sinh về nhà ăn cơm cùng gia đình. Vào đầu tháng 9 năm 1967, mãn khóa thủ khoa,
tôi được bổ nhiệm phục vụ tại Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu. Trung Tâm
đặt ở Toà Án Quân Sự cũ, góc đường Lê Đại Hành và Trần Quốc Toản, ngay bên hông
trường đua Phú Thọ. Trong khi đó, Trần Bích Lan về Chung Sự Vụ ở Thủ Đức, Phạm
Quốc Cường về Cục Quân Nhu và các người khác đều được bổ nhiệm ở các đơn vị
quanh vùng Saigon, chỉ trừ một người được về Huế phụng dưỡng mẹ già vì bà cụ có
người con đã hy sinh cho tổ quốc. Tôi cư ngụ ở Ngã Bảy, khoảng cách từ nhà đến
Trung Tâm không xa, nên rất tiện lợi cho tôi “đi đi về về”. Lúc đó, Chỉ Huy
Trưởng Trung Tâm là Thiếu Tá Nguyễn Bá Mười (4).
Trung Tâm có cổng ra vào ở ngay góc đường Lê
Đại Hành và Trần Quốc Toản. Ngay lối vào là một tòa nhà một tầng, phía sau là
tòa nhà hai tầng. Nơi đây dùng làm văn phòng cho các chuyên viên làm việc.
Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu là một đơn vị kỹ thuật nên quân số hầu hết
là sĩ quan chuyên viên. Tại đây tôi đã gặp các sĩ quan đàn anh như Trần Hữu
Đồng, Võ Văn Thi, Phạm Văn Hà, Trần Ngọc Sơn, Vũ Ngọc Bình, Vũ Duy Đề, Dương
Hiển Hẹ, Nguyễn Võ Mỹ và v.v… Tất cả coi nhau như “huynh đệ chi binh”, dễ mến
và dễ thông cảm nhau, trong đó có cả bạn học cùng lớp với tôi thời trung học.
Người sĩ quan mà tôi muốn nhắc đến là niên
trưởng Nguyễn Võ Mỹ, anh đã hy sinh trong trận tổng công kích của cộng quân vào
dịp Tết Mậu Thân năm 1968. Niên trưởng Nguyễn Võ Mỹ là một người trầm lặng,
tính tình hiền lành, ăn nói nhỏ nhẹ, có nhiều điểm tương đồng với tôi, nên
chúng tôi dễ thân với nhau. Trong những
lúc rảnh rỗi, vào những buổi trưa được nghỉ ngơi hay buổi tối “cấm trại”, chúng
tôi thường tâm tình với nhau về thời cuộc, về cuộc đời, và chia xẻ cho nhau
kinh nghiệm về cuộc sống thời chúng tôi còn đi học bên trời Âu. Chúng tôi chia
nhau từng chiếc bánh ngon, từng ly cà phê đắng và hay rủ nhau đi ăn sáng tại
một quán gần ngay Trung Tâm. Trong những lúc tâm tình, anh cho biết, anh du học
tại Pháp về ngành canh nông; trước khi nhập ngũ, anh là Khoa Trưởng Khoa Nông
Lâm Súc tại Viện Đại Học Cần Thơ, nhưng vì bất đồng ý kiến với giáo sư Phạm
Hoàng Hộ, Viện Trưởng, trong việc lựa chọn mời giáo sư giảng dậy giữa Pháp và
Hoa Kỳ, nên anh bị trả về Bộ Quốc Phòng, và nhập ngũ Khóa 23 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ
Đức, trước khóa 24 khoảng 4 tháng.
Tết Mậu Thân 1968, trong khi mọi người nhộn
nhịp đón xuân thì Bắc quân tấn công Saigon .
Tôi đang ăn tết cùng gia đình bỗng nghe đài phát thanh đọc lệnh của Bộ Quốc
Phòng, yêu cầu tất cả các quân nhân đang nghỉ phép phải về trình diện đơn vị
ngay lập tức. Tôi đến trình diện Trung Tâm qua ngả chợ Thiếc, chứ không đi theo
lối đường Trần Quốc Toản vì trên đường này có tòa cao ốc, mà tôi nghi ngờ có
thể có địch quân ở trên đó. Đi ngang qua khu chợ Thiếc, tôi gặp nhiều sác chết
ngổn ngang nằm ngoài đường, sác thường dân lẫn với thây cộng quân. Vào tới
trại, chúng tôi phải ở luôn tại đây với lệnh “cấm trại” một trăm phần trăm.
Trong thời gian này, Chỉ Huy Phó Trần Hữu Đồng điều hành mọi công việc. Quân số
của Trung Tâm hầu hết là sĩ quan chuyên viên, và trong hoàn cảnh hiểm nguy đến
tính mạng của tất cả các quân nhân trong đơn vị, các sĩ quan cũng phải chia
nhau canh gác doanh trại.
Vào lúc nửa đêm một ngày trong Tết Mậu Thân,
một đêm yên tĩnh bao phủ doanh trại, tôi không nhớ rõ mấy giờ, đang say giấc
ngủ thì đột nhiên nghe tiếng súng nổ liên hồi, tôi bật người dậy, vội lấy súng
cá nhân chạy ra hàng rào phòng thủ. Có lẽ cộng quân đi ngang qua gặp chướng
ngại vật nên bắn vào trại mở đường. Cũng có thể chúng không chủ trương tấn công
doanh trại, nên chúng bắn ào ào một hồi rồi im tiếng súng. Cuộc chạm súng tuy
ngắn ngủi, nhưng rủi thay, anh Nguyễn Võ Mỹ bị thương, mảnh đạn găm ngay ở
trán, tôi không rõ là anh chạy ra hàng rào phòng thủ quá vội vàng, không kịp
mang mũ sắt hay lúc đó là đang phiên gác của anh.
Đến sáng, việc đầu tiên là phải chở anh vào
bệnh viện Bình Dân cấp cứu, vì đây là một bệnh viện ở nơi an toàn trên đường
Phan Thanh Giản và gần Trung Tâm nhất. Ai cũng lưỡng lự tình nguyện đưa anh đến
nhà thương, vì mọi người biết rằng cộng quân còn rải rác đây đó trong các ngõ
ngách ở Saigon-Chợ Lớn. Hơn nữa, tòa cao ốc trên đường Trần Quốc Toản, bên hông
trường đua Phú Thọ, nơi con đường dẫn tới nhà thương Bình Dân cũng còn có cộng
quân lởn vởn ở trên đó; đi qua đây thì thật là nguy hiểm. Thấy anh nằm đau đớn,
tôi thương anh vô chừng và nhìn anh ở trong hoàn cảnh nguy hiểm đến tính mạng,
tôi vừa áy náy phân vân, vừa ngại ngùng lưỡng lự. Trong thời gian này, vợ tôi
đang mang thai đứa con thứ ba. Nhưng tôi nghĩ rằng sống chết là do số mệnh, nếu
đến thời điểm mà mình phải từ giã cõi trần thì ở đâu cũng không an thân. Thế rồi,
tôi quyết định tình nguyện đưa anh đi nhà thương.
Tôi xử dụng quân xa Dodge 4x4, và được giao cho
hai binh sĩ cùng tài xế, chuẩn bị lên đường. Anh Nguyễn Võ Mỹ được đặt trên
băng ca nằm trong lòng xe, hai binh sĩ súng ống lên đạn sẵn sàng, ngồi phía sau
cùng anh. Tôi ngồi phía trước cạnh tài xế. Trong tình huống căng thẳng, tôi
cũng suy nghĩ đến những cách đối đầu và thoát hiểm khi phải chạm địch. Khi xe
nổ máy, tôi nói với người hạ sĩ quan lái xe rằng: Ra khỏi cổng, cậu rồ ga hết
tốc lực nghe! Đường Trần Quốc Toản vắng tanh, xe lao vút về phía trước và qua
khỏi tòa cao ốc bên hông trường đua Phú Thọ một cách an toàn. Xe đi theo đường
Lý Thái Tổ, tới Ngã Bảy, vòng bùng binh rồi quẹo trái qua Phan Thanh Giản đến
bệnh viện Bình Dân. Vừa tời nơi, các y tá đã nhanh chóng đưa anh vào phòng cấp
cứu. Tôi tạm biệt anh và đi tiếp tục đi công tác.
Trước khi lên xe rời doanh trại, tôi cũng nhận
được lệnh ghé Cục Quân Nhu ở trại Lê Văn Duyệt để lấy thêm súng đạn. Là lính
văn phòng, đồn trú tại hậu phương Saigon an toàn, đơn vị chúng tôi chỉ được
trang bị toàn súng cá nhân carbin, không có súng liên thanh, không có lựu đạn.
Tới Cục Quân Nhu, tôi lĩnh một khẩu súng trung liên Bar -súng mới còn dầu mỡ
trong thùng-, mấy thùng lựu đạn và đạn dược. Trở về theo ngã đường Nguyễn Văn
Thoại, rồi vòng theo phía sau khu cư xá Lê Đại Hành, thì xe chúng tôi bị ngay
toán chốt nhảy dù ở đây bắn ngang đầu, bắt ngừng xe và giữ luôn chúng tôi vì họ
nghi ngờ cộng quân giả lính VNCH. Sau gần hai tiếng đồng hồ liên lạc xác nhận,
chúng tôi trở về doanh trại an toàn. Hôm sau, tôi lại được chỉ thị đến Cục Quân
Nhu đón vị Chỉ Huy Trưởng mới, Đại Úy Đinh Văn Lại (5).
Trở lại chuyện anh Nguyễn Võ Mỹ bị thương. Gia
đình anh quen biết rộng. Anh có bào huynh là Nguyễn Võ Diệu, cũng du học bên
Pháp và là một viên chức quan trọng của Việt Nam Thương Tín. Nằm tại bệnh viện
Bình Dân, anh được các bác sĩ và y tá săn sóc chu đáo. Viên đạn ở trong đầu đã
được mổ ra. Anh nằm tại bệnh viện khoảng một tuần thì sức khỏe khả quan và được
bác sĩ cho về nhà. Tôi ghé thăm, anh vui vẻ và mong chóng lành vết thương để
được trở lại Trung Tâm làm việc cùng anh em. Nhưng rồi, “đùng một cái”, tôi
nghe tin anh mất. Tin anh qua đời như sét đánh, bàng hoàng như trong giấc mơ,
thật không thể nào tin được. Cuộc đời thật ngắn ngủi quá! Người nhà của anh cho
biết, anh đi tắm thì bị té, chở vào nhà thương thì qua đời.
Đám táng của anh, có rất nhiều các nhân vật nổi
tiếng trong nhóm liên trường tiễn đưa. Đi sau xe tang, tôi nghe được những câu
trao đổi thương tiếc, những tiếng oán trách người đã trả anh về Bộ Quốc Phòng.
Anh là một sĩ quan gương mẫu, không làm mất lòng ai, anh mất đi để lại sự
thương tiếc cho mọi người.
Một thời gian sau, Trung Tâm được rời về sau
Quốc Hội, bên cạnh Trường Nữ Quân Nhân và Trung Tâm Sản Xuất Quân Trang. Tôi
làm việc tại đó cho đến ngày biệt phái về Bộ Kế Hoạch và Phát Triển Kinh Tế
Quốc Gia, một cơ quan mới thành lập năm 1971. Lúc tôi rời Trung Tâm Khảo Sát Kỹ
Thuật Quân Nhu, Chỉ Huy Trưởng là Thiếu Tá Huỳnh Văn Đôn, hiện cư ngụ tại
Houston, Texas.
Kỹ Sư Hóa Học Phạm Huy Cường
Houston / USA
July / 1 /
2006
Chú
Thích:
(1):
Trần Bích Lan mất tại Nam Cali
(2):
Phạm Quốc Cường mất tại Nam Cali
(3):
Trương Văn Thông là em ruột đương kim Tổng Trưởng Giao Thông Vận Tải
Trương Văn Thuấn thời bấy giờ.
(4):
Khoảng thập niên 1990’s tôi có gặp niên trưởng Trung tá Nguyễn Bá Mười ở Paris .
(5):
Niên trưởng Trung Tá Đinh Văn Lai qua đời tại Bắc Cali.
Quân Nhu QLVNCH Thả Dù Tiếp
Tế Cho Đảo Hoàng Sa Năm 1970
Trích trong hồi ký Theo Cánh Dù Bay
Tác giả Trung Uý Phan Thành Trung, bút
hiệu Nam Thao
Khóa 17 SQTB/TĐ, Khóa 16 Căn
Bản Quân Nhu.
Trung Uy
Phan Thành Trung
" Sau
khi đi học nhảy dù hình như khỏang một
tháng và trải qua sáu lần nhãy ban ngày và một lần nhãy ban đêm, tôi
đậu bằng nhảy dù, rồi trở về đơn vị bắt đầu sống đời lính thực sư…...
Lần
bay thả tiếp tế không vận đầu tiên của 3 anh em chúng tôi gồm chuẩn
uý Thanh, thiếu úy Vinh và tôi. Chuyến bay thả nầy do thiếu úy Vinh (Thầy của tôi lúc tôi còn ở trường Quân Nhu), lúc
đó là chi đội trưởng chi đội 2 chỉ huy và hướng dẫn.
Tôi
còn nhớ đây là chuyến bay thả cho
một đơn vị của quân ta đóng trong vùng Năm Căn Cà Mau………………..
Vào
khoảng đầu hay giữa năm 1970, tôi được đổi ra Đà Nẵng để phụ trách đơn vị tiếp tế thả dù tại vùng
một chiến thuật.
Trong
thời gian nầy miền Trung bị bảo nặng. Đảo Hoàng Sa ngoài khơi Đà
Nẵng cũng không sao tránh khỏi trận bảo nầy. Tàu bè không thể
nào chạy ra để tiếp tế cho anh em địa phương quân trấn giữ ngoài đó.
Trong khi đó số gạo dự trử cho binh
sĩ địa phương đã tụt tới mức báo động.
Chúng
tôi được lệnh khẩn cấp từ Quân Đoàn Một bay ra thả gạo tiếp tế cho Hòang Sa.
Quân Nhu QLVNCH Thả Dù Tiếp
Tế Cho Đảo Hoàng Sa Năm 1970
Trích trong hồi ký Theo Cánh Dù Bay
Tác giả Trung Uý Phan Thành Trung, bút
hiệu Nam Thao
Khóa 17 SQTB/TĐ, Khóa 16 Căn
Bản Quân Nhu.
Trung Uy Phan Thành Trung |
" Sau
khi đi học nhảy dù hình như khỏang một
tháng và trải qua sáu lần nhãy ban ngày và một lần nhãy ban đêm, tôi
đậu bằng nhảy dù, rồi trở về đơn vị bắt đầu sống đời lính thực sư…...
Lần
bay thả tiếp tế không vận đầu tiên của 3 anh em chúng tôi gồm chuẩn
uý Thanh, thiếu úy Vinh và tôi. Chuyến bay thả nầy do thiếu úy Vinh (Thầy của tôi lúc tôi còn ở trường Quân Nhu), lúc
đó là chi đội trưởng chi đội 2 chỉ huy và hướng dẫn.
Tôi
còn nhớ đây là chuyến bay thả cho
một đơn vị của quân ta đóng trong vùng Năm Căn Cà Mau………………..
Vào
khoảng đầu hay giữa năm 1970, tôi được đổi ra Đà Nẵng để phụ trách đơn vị tiếp tế thả dù tại vùng
một chiến thuật.
Trong
thời gian nầy miền Trung bị bảo nặng. Đảo Hoàng Sa ngoài khơi Đà
Nẵng cũng không sao tránh khỏi trận bảo nầy. Tàu bè không thể
nào chạy ra để tiếp tế cho anh em địa phương quân trấn giữ ngoài đó.
Trong khi đó số gạo dự trử cho binh
sĩ địa phương đã tụt tới mức báo động.
Chúng
tôi được lệnh khẩn cấp từ Quân Đoàn Một bay ra thả gạo tiếp tế cho Hòang Sa.
Chiếc C47 rời
Đà Nẵng hướng về hải đảo Hòang Sa.
Đây là lần
đầu tiên tôi đi thả ngoài biển. Tôi nhìn xuống chỉ thấy mây mù và
nước biển. Không biết vì cơn bảo chưa dứt hẳn hay vì có gió mạnh ở
biển khơi, chiếc máy bay C47 cứ trồi lên sụp xuống làm tôi lo ngại.
Phi cơ đã tới
địa điểm thả hàng.Cũng như những lần trước chiếc C47 bay vài vòng
rồi cuối cùng cắm đầu xuống để cho chúng tôi chuẩn bi đẩy hàng ra
khỏi phi cơ.
Lần nầy sao
tôi thấy máy bay cắm đầu xuống quá thấp.Tôi thấy nhiều hòn đảo nằm
gần nhau. Tôi thấy rõ ràng nha cữa phía dưới..Tôi thấy cả nhiều
người đang đứng chờ đợi những kiện hàng gạo mà̉ chúng tôi sắp sữa
thả nữa !
Chiếc C47 vẫn
tiếp tục cắm đầu xuống thấp hơn nữa. Tôi từ lo ngại sang hơi sợ. Tôi
nghĩ chắc nó đi xuống luôn rồi ! Nhưng sau đó đôi giây, nó vọt trở lên. Và chúng tội đẩy được tất cả các kiện hàng gạo ra khoỉ phi cơ.
Tôi nhìn chung quanh coi tình hình anh em ra sao.Tôi thấy mặt mày anh nào cũng xanh dờn. Có lẽ ai cũng tưởng cuộc đời mình đã i đoong rồi !
Thật ra như người lái xe lúc nào cũng biết mình đang làm gì.Còn người ngồi bên cạnh thấy chiếc xe chạy thế nầy thế kia thì trong bụng không yên.Anh Trung Uý phi công cấm đầu máy bay xuống thấp,xuống thấp hơn nữa,anh biết anh đang làm gì. Anh có tự tin va khả năng làm chuyện đó.
Khi về tới phi trường Đà Nẵng, tôi bước lên phòng lái đùa với anh Trung Uý phi công :
- Hồi nãy anh xuống thấp dữ vậy ?
- Tôi tưởng tụi mình rồi đời rồi.
- Tôi phải xuống thấp. Vì nếu không, sợ những kiện hàng của anh sẽ bay xuống biển hết.
Rồi anh anh Trung Uý bắt tay tôi cười :
- Anh về đề nghị anh dũng bội tinh cho tôi đi.
Tôi làm bộ nghiêm trang :
-Ngôi sao đồng hay ngôi sao chì đây ?
Chúng tôi siết tay nhau cười như pháo nổ.
Bổng Hạ Sĩ Lào từ đâu chạy tới cười cươì nói noí :
-Trời ơi lúc sắp thả tôi tưởng máy bay rớt luôn rồi .Trung Uý, Gió sao mạnh dữ quá mà chiếc máy bay vừa chồng chềnh vừa xuống thấp quá chừng. Lần thả nầy thiệt như chết đi sống lại đóTrung Uý ơi ."
..................................................................
Tiếp Tế Không Vận Và Người Lính Nhảy Dù Quân Nhu
" Quân nhân Liên Đội 91 Tiếp Tế Thả Dù đã từng phụ trách thả tiếp tế cho nhiều mặt trận lớn cũng như những cuộc hành quân đặc biệt và bí mật trên chiến trường Kampuchia và Lào trong cuộc chiến tại Việt Nam ngày xưa.
Đời lính tiếp tế thả dù không phải cầm súng đấu với giặc, nhưng có cái thú là giỡn và hồi hộp với tử thần khi khi phải bay thả cho các tiền đồn đang bị giặc bao vây hay trong các chiến trường đang sôi động.
Việc phi cơ thả dù trong các phi vụ tiếp tế không vận bị đối phương bắn và bị bắn rơi ngay tại chiến trường là chuyện không có gì lạ trong cuộc chiến giữa ta và đ̣ich ngày xưa......
Tôi còn nhớ lúc phi cơ bị bắn, tiếng đạn trúng vào thân phi cơ giống như âm thanh của những hòn sỏi ném chọi mạnh vào thân chiếc xe hơi đang chạy lẹ. Có lần lổ đạn bắn chơm chớm chỉ cách chổ Trung Sĩ Dậu và tôi khõang chừng nửa thước.
....................................
Giờ đây thế sự đổi thay.Có kẻ còn người mất,hầu hết ai cũng đã hay đang trở thành già nua.Mỗi người sống mỗi nơi trong một hoàn cảnh chẵng đặng đừng........
Thỉnh thỏang tôi nhớ lại những gương mặt, tiếng nói, tính tình của những anh em quân nhân phục vụ cùng một đơn vị với nhau ngày xưa. Tôi thương những anh em quân nhân có đầy đủ tác phong đáng kính ,tôn trọng kỹ luật và không bao giờ nệ hà với công việc nặng nhọc, hiểm nguy......
Lang thang đồi có một mình
Cơn mê ẩn hiện bóng hình viễn du
Chiều nay trời vẫn âm u
Hắt hiu gió thổi cánh dù bay xa. "
NAM THAO
London - 2008
--------------------------------------------
---------------------------------------------------------------
Tử lộ
Cứ mỗi lần Tết Nguyên Đán đến có bao nhiêu kỷ niệm
khơi dậy , đẹp nhất là những kỷ niệm thời ấu thơ bên cha mẹ anh em đông đủ
,những bộ quần áo mới ,được bao nhiêu là lì xì .Dưới mái ấm gia đình với bao
nhiêu bánh mứt mà tuổi trẻ ai cũng đều mong đến ngày Tết để được ăn thỏa thích
. Nhớ nhất là những đêm thức với bố ngồi canh nồi bánh chưng ,để khi gần sáng
bố vớt bánh ra để ép cho rền bánh và mở một chiếc bánh muội ,chiếc bánh nhỏ để
ăn thử xem mặn lạt thế nào .Sao mà ngon thế ! Có lẽ bánh vừa chín tới và cũng đả thấy đói bụng .
Nhưng khi trưởng thành ,và
khi cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên ác liệt , tôi bị động viên thì tôi
lại nhớ nhất Tết Mậu Thân .Tôi và
các bạn trong đơn vị được phép về với gia đình trong ba ngày Tết ,ba ngày
vui hưởng bên gia đình để đón mừng Năm Mới .
Tôi bị gọi nhập ngủ khóa 24 Trừ Bị SQTĐ
cuối năm 1966.Khi tình hình chiến sự trở nên nặng nề , thì các chuyên viên kỷ sư ,giáo
sư và các nhân viên của các Tòa đại Sứ đều có lệnh nhập ngủ. Trong trung đội
của tôi tại trường Bộ Binh có cả anh H. Trần văn Đôn, em của trung tướng Trần văn Đôn ,đang là tùy viên Tòa Đại Sứ tại
Phillipine đều có lệnh nhập ngủ .
Trong bài viết “Tưởng nhớ Nguyễn vỏ Mỹ”
của KS Phạm huy Cường khóa sinh khóa 24 TĐ và học giai đoạn 2 tại Trung Tâm KSKTQN ,anh cho biết có cả
thẩy 16 người gồm cả GS Trần Bích Lan ,là giáo sư triết của tôi năm
đệ nhất . Anh Cường kể
“ Tết Mậu Thân 1968 ,trong khi mọi người nhộn nhịp đón xuân ,thì Bắc quân tấn
công Saigon, tôi đang ăn Tết cùng gia đình ,bổng nghe đài phát thanh đọc lệnh
của Bộ Quốc Phòng yêu cầu tất cả các quân nhân đang nghỉ phép phải về trình
diện đơn vị ngay lập tức .Tôi đến trình diện Trung Tâm qua ngả chự Thiếc chứ
không đi theo lối đường Trần Quốc Toản ,vì trên đường này có tòa cao ốc ,mà tôi
nghi ngờ có thể có địch quân ở trên đó .Đi ngang qua khu chợ Thiếc ,tôi gặp
nhiều xác chết ngổng ngang nằm ngoài đường , xác thường dân lẫn thây cộng quân
.Vào tới trại ,chúng tôi phải ở luôn tại đây với lệnh “cấm trại” một trăm
phần trăm”.
Cũng như anh Cường ,chúng
tôi cũng nghe radio phát đi lệnh quân nhân phải trình diện tại đơn vị gần
nhất,nên cũng chấp hành và tìm cách đi trình diện .Gần nhà tôi có tôi là
sinh viên sỉ quan Quân Cụ còn có đại úy Dương thuộc công binh ,thiếu úy
Châu quân vận . Đại úy Dương dùng chiếc Honda 90 chở anh Châu và tôi ,và sẽ
bỏ tôi ,nơi gần nhất vào Cục Quân Cụ trên đường Trần Quốc Toản sau đó sẽ
đưa Châu đến đại đội Quân Vận gần trường đua Phú Thọ. Xóm chúng tôi là xóm Lách
gần Chùa Vĩnh Nghiêm .Ba anh em mặc quân phục nhưng bẻ cổ áo vào trong để dấu
lon vào trong cổ. Xe chạy theo đường Yên Đổ về phía đường Lê văn Duyệt để qua
bồn binh và thẳng đường Trần Quốc Toản .Đường xá vắng tanh và vài tiếng súng
bắn ra từ các con hẻm , vài xác người ngả gục trên đường gây không khí chết
chóc rợn người .Xe honda vẫn phóng nhanh để bỏ tôi ở trạm đầu tại cổng
Cục Quân Cụ. Vì có lẽ thiếu quân số ,nên có ai trình diện thì cổng mở nhanh cho
vào ,phần tránh những phát súng từ bên kia đường bắn qua . Chỉ một đoạn đường
khoãng ba cây số mà chúng tôi vừa vượt qua như qua một tử lộ.Thoát chết với một
cảm giác đầy phi lý nhưng không kém phần bí ẩn.
Cũng trên tử lộ này Ks
Cường kể tiếp đã đưa thiếu úy Nguyễn vỏ Mỹ
bị thương ở đầu do trúng đạn của cộng quân từ Trung Tâm KTQN
đến Bịnh Viện Bình Dân “Tôi xử dụng quân xa Dodg4x4 ,và được giao cho hai binh sỉ cùng tài xế ,chuẩn bị lên
đường.Anh Nguyễn võ Mỹ được đặt trên băng ca nằm trong lòng xe,hai binh sỉ súng
ống lên đạn sẳn sàng ,ngồi phía sau cùng anh .Tôi ngồi phía trước cạnh tài xế
.Trong tình huống căng thẳng ,tôi cũng suy nghỉ đến những cách đối đầu và thoát
hiểm khi phải chạm địch. Khi xe nổ máy,tôi nói với người hạ sỉ quan lái xe rằng
: ra khỏi cổng ,cậu rồ hết tốc lực nghe.Đường Trần quốc Toản vắng tanh ,xe lao
vút về phía trước và qua khỏi tòa cao ốc bên hông trường đua Phú Thọ một cách
an toàn ,xe đi theo đường Lý Thái Tổ ,tới ngã bẩy ,vòng bồn binh rồi quẹo trái
qua Phan thanh Giản đến bịnh viện Bình Dân .Vừa tới nơi ,các y tá đả nhanh
chóng đưa anh vào phòng cấp cứu ...Tại bịnh viện Bình Dân ,anh được các bác sỉ
và y tá săn sóc chu đáo .Viên đạn ở trong đầu đả được mổ ra ,anh nằm tại bịnh
viện khoãng một tuần thì sức khoẽ khả quan và được bác sỉ cho về nhà .Tôi ghé
thăm ,anh vui vẽ và mong chóng lành vết thương để được trở lại Trung Tâm làm
việc cùng anh em .Nhưng rồi “đùng một cái” tôi nghe tin anh mất . Tin anh qua
đời như sét đánh ,bàng hoàng như trong giấc mơ ,thật không thể nào tin được
.Cuộc đời thật ngắn ngủi quá! “ Làm sao không đau
buồn thương tiếc khi niên trưởng Nguyễn vỏ Mỹ là người trí thức, tính tình hiền
hậu ,đả từng du học tại Pháp về nghành canh nông ,và trước khi nhập ngủ ,anh là
Khoa Trưởng Khoa Nông Lâm Súc tại Viện Đại Học Cần Thơ.”
Thoát chết trên tử lộ ,về được đơn vị quân vận tại Cần Thơ
, sau đó thiếu úy Châu đổi sang không quân thuộc phi đoàn trực thăng tải thương
tại Pleiku . Mùa hè đỏ lữa 1972,anh về thăm nhà ,chúng tôi có đi nhậu với nhau và nghe anh than chiến
trường ác liệt quá ,đơn vị anh rơi rụng nhiều .Sau đó anh bị tử nạn trong lần tải thương khi trở về đơn vị . Khi đến
viếng anh khi anh về với “hòm gổ cài hoa ‘ ,tôi ngậm ngùi thương tiếc mất đi
thêm một người bạn củng như KS Cường mất đi niên trưởng Nguyễn vỏ Mỹ vậy.
Sau Mậu Thân tôi ra đơn vị
thuộc Sư Đoàn 21 tại Bạc Liêu ,được biệt
phái về ,dọn nhà lên Thanh Đa ,tôi không gặp lại đại úy Dương đả xâm mình lái
chiếc Honda 90 chở tôi và thiếu úy Châu
ngày mùng một Tết Mậu Thân trên “tử lộ” để trình
diện đơn vị mình theo thông báo của Bộ Quốc Phòng . Sau ngày ấy ,chiến sự càng
lúc càng khốc liệt nào mùa hè đỏ lữa ...dẩn đến biến cố 30/4/75 Miền Nam tan tát ,người đi học tập cải
tạo
,kẻ đi kinh tế mới ,làn sóng người vượt biên thật thảm thương ,sống sót được
nhưng như người vừa tĩnh cơn mê ,cầu xin cho anh
Dương và gia đình bình an nơi quê nhà hay ở đâu đó trên thế giới này.
Cuộc chiến vừa qua
trên quê hương dù đả chấm dứt 39 năm ,nhưng những mất mát
vẫn chưa hàn gắn được , con tim vẫn rướm máu mỗi khi nhắc lại. Mong rằng những
chết chóc tức tưởi ,vô lý ,những tan thương đổ nát ,những phân ly tình
người không bao giờ lập lại trên quê hương thân yêu để những thế hệ đi
sau được hạnh phúc ,tâm không vương hận thù và đầy tràn sức sống để xây dựng
quê hương phú cường sánh vai cùng với cộng đồng thế giới văn minh tiến bộ.
Vũ Ninh / Toronto / Canada / Mar- 02-2014
---------------------------------------------------------------
updated 3 - June - 2014
Đây là Blogger mới thành lập ngày 17- May - 2014
chỉ dùng tồn trử kiến thức và kinh nghiệm nghề "Materials Testing,
Textiles Screen Printing và Internet Programming" mà thôi.
UPDATE
August-31-2015
Vì
trang nầy được quý bạn khắp nơi mở xem hầu như hằng ngày nên người viết
tiếp tục update khi nhận được thêm tài liệu của quý bạn cựu Sĩ Quan Trừ
Bị Trường Bộ Binh Thủ Đức QLVNCH.
I- THÀNH LẬP TRƯỜNG
BỘ BINH THỦ ĐỨC.
Thi hành Sắc Lệnh T̉ông Động Viên của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15/7/1951,Chính Phủ Việt Nam thành
lập 2 trường Bộ Binh để đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị :
- Trương Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định tại miền Bắc .
- Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tại Xã Tăng Nhơn Phú
quận Thủ Đức.
Trường Nam
Định chỉ đào tạo được một khoá sĩ quan đầu tiên rồi dời vô miền
Nam Việt Nam nhập chung với trường Thủ
Đức vào năm 1952 để đào tạo khoá 2.
Sinh Viên Sĩ Quan từ khóa 1 tới khoá 5 sau
khi thi tốt nghiệp nếu đủ điểm được mang cấp bậc Thiếu Uý.Từ khóa 6 về sau, Sinh Viên Sĩ Quan tốt nghiệp mang
cấp bậc Chuẩn Uý.
* Năm
1955,
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đổi tên là Liên
Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm các trường:1-Trường Bộ Binh, 2-Trường Thiết
Giáp, 3-Trường Pháo Binh, 4-Trường Công Binh, 5-Trường Truyền Tin, 6-Trường
Thông Vận Binh, 7- Trường Quân Chánh.
* Tháng 7 năm 1964, Trường
Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi tên một lần nữa là Trường Bộ Binh.
Người viết bài nầy nhập học
khoá 19 năm 1964,lúc đó trường còn mang tên là Liên Trường Võ Khoa Thủ
Đức và Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Chỉ Huy Trưởng.
Trước năm 1968, mỗi năm trường chỉ đào tạo một khóa.
Sau năm 1968, trường đào tạo mỗi năm 2 khoá.Mỗi khóa mang 2 con
số.Thí dụ 1/68, 2/68, 1/71, 4/72 …
Theo tài liệu được phổ biến trên
websites,trường đã đào tạo được khoãng 80 ngàn
sĩ quan trừ bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra,trường còn phụ trách
huấn luyện quân sự căn bản cho các Nha Sĩ, Dược Sĩ và Bác Sĩ để thành Sĩ Quan Trưng Tập phục
vụ cho Quân Y , Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa.
II- CÁC MÔN HỌC TẠI
TRƯỜNG BỘ BINH .
Víêt theo ký ức cá nhân của các bạn tốt
nghiệp cùng khoá 19 SQTB/TĐ (1964-1965) : Nguyễn Chu Miên (VN), Bùi Văn
Mai(VN), Vũ Duy Đề(Montreal,Canada), Dương Hiển Hẹ(CA,USA) và Nguyễn Duy
Khiêm(CA,USA) .
Đã được
phối kiểm với:
* Vũ Tuấṇ( Quân Đòan I), SVSQ khoá 1/70,hiện
cư ngụ tại Yokohama,Japan và quý niên trưởng khóa 6/SQ/TBTĐ :
*Niên trưởng Cao Ngọc Tú( San Jose, California,USA) đã phục
vụ tại Trường Bộ Binh Thủ Đức từ
1961 đến 1965,phụ trách các khóa 13, 15, 17 và 19. Trước khi được giãi ngủ về phục vụ tại
Viện Quốc Gia Định Chuẩn, niên trưởng Tú là Trung Đội Trưởng trung
đội Fulro chỉ biết nói tiếng Pháp, thuộc khoá 19.
*Niên trưởng Nguyễn Quang Luyện(Houston,Tx,USA)
đã phục vụ tại Trung Tâm Sãn Xuất Quân Trang, Cục Quân Nhu QLVNCH.
*Bộ binh căn-bản :
học bắn và bảo trì vũ khí cá-nhân súng lục,súng Garant M1, súng
Carbine, súng Thompson, vũ-khí cộng-đồng như súng trung liên Bar, súng
đại-liên 30, súng phóng lựu đạn,kỹ thuật ném lựu đạn, cá nhân
chiến-đấu, đội hình tác chiến và phục kích, bò dưới hỏa lực, địa hình,
đọc bản đồ,xử dụng la bàn boussole , chấm tọa độ, hành quân ban đêm,đu
giây tử thần, tâm lý chiến.
* Bộ-binh
trung-cấp : súng cối 60 ly, 81 ly, thêm vũ khí
M16, M72 ,M79 súng phóng hỏa-tiễn, đại liên mới 40,vượt sông,
chiến-thuật, pháo-binh, quân-pháp.
III– KÝ ỨC CỦA MỘT SỐ SĨ QUAN ĐÃ THỤ HUÂN TẠI TRƯỜNG BỘ BINH.
1- KHÓA 1/71
Tôi nhìn chung quanh coi tình hình anh em ra sao.Tôi thấy mặt mày anh nào cũng xanh dờn. Có lẽ ai cũng tưởng cuộc đời mình đã i đoong rồi !
Thật ra như người lái xe lúc nào cũng biết mình đang làm gì.Còn người ngồi bên cạnh thấy chiếc xe chạy thế nầy thế kia thì trong bụng không yên.Anh Trung Uý phi công cấm đầu máy bay xuống thấp,xuống thấp hơn nữa,anh biết anh đang làm gì. Anh có tự tin va khả năng làm chuyện đó.
Khi về tới phi trường Đà Nẵng, tôi bước lên phòng lái đùa với anh Trung Uý phi công :
- Hồi nãy anh xuống thấp dữ vậy ?
- Tôi tưởng tụi mình rồi đời rồi.
- Tôi phải xuống thấp. Vì nếu không, sợ những kiện hàng của anh sẽ bay xuống biển hết.
Rồi anh anh Trung Uý bắt tay tôi cười :
- Anh về đề nghị anh dũng bội tinh cho tôi đi.
Tôi làm bộ nghiêm trang :
-Ngôi sao đồng hay ngôi sao chì đây ?
Chúng tôi siết tay nhau cười như pháo nổ.
Bổng Hạ Sĩ Lào từ đâu chạy tới cười cươì nói noí :
-Trời ơi lúc sắp thả tôi tưởng máy bay rớt luôn rồi .Trung Uý, Gió sao mạnh dữ quá mà chiếc máy bay vừa chồng chềnh vừa xuống thấp quá chừng. Lần thả nầy thiệt như chết đi sống lại đóTrung Uý ơi ."
..................................................................
Tiếp Tế Không Vận Và Người Lính Nhảy Dù Quân Nhu
" Quân nhân Liên Đội 91 Tiếp Tế Thả Dù đã từng phụ trách thả tiếp tế cho nhiều mặt trận lớn cũng như những cuộc hành quân đặc biệt và bí mật trên chiến trường Kampuchia và Lào trong cuộc chiến tại Việt Nam ngày xưa.
Đời lính tiếp tế thả dù không phải cầm súng đấu với giặc, nhưng có cái thú là giỡn và hồi hộp với tử thần khi khi phải bay thả cho các tiền đồn đang bị giặc bao vây hay trong các chiến trường đang sôi động.
Việc phi cơ thả dù trong các phi vụ tiếp tế không vận bị đối phương bắn và bị bắn rơi ngay tại chiến trường là chuyện không có gì lạ trong cuộc chiến giữa ta và đ̣ich ngày xưa......
Tôi còn nhớ lúc phi cơ bị bắn, tiếng đạn trúng vào thân phi cơ giống như âm thanh của những hòn sỏi ném chọi mạnh vào thân chiếc xe hơi đang chạy lẹ. Có lần lổ đạn bắn chơm chớm chỉ cách chổ Trung Sĩ Dậu và tôi khõang chừng nửa thước.
....................................
Giờ đây thế sự đổi thay.Có kẻ còn người mất,hầu hết ai cũng đã hay đang trở thành già nua.Mỗi người sống mỗi nơi trong một hoàn cảnh chẵng đặng đừng........
Thỉnh thỏang tôi nhớ lại những gương mặt, tiếng nói, tính tình của những anh em quân nhân phục vụ cùng một đơn vị với nhau ngày xưa. Tôi thương những anh em quân nhân có đầy đủ tác phong đáng kính ,tôn trọng kỹ luật và không bao giờ nệ hà với công việc nặng nhọc, hiểm nguy......
Lang thang đồi có một mình
Cơn mê ẩn hiện bóng hình viễn du
Chiều nay trời vẫn âm u
Hắt hiu gió thổi cánh dù bay xa. "
NAM THAO
London - 2008
--------------------------------------------
---------------------------------------------------------------
Tử lộ
Cứ mỗi lần Tết Nguyên Đán đến có bao nhiêu kỷ niệm
khơi dậy , đẹp nhất là những kỷ niệm thời ấu thơ bên cha mẹ anh em đông đủ
,những bộ quần áo mới ,được bao nhiêu là lì xì .Dưới mái ấm gia đình với bao
nhiêu bánh mứt mà tuổi trẻ ai cũng đều mong đến ngày Tết để được ăn thỏa thích
. Nhớ nhất là những đêm thức với bố ngồi canh nồi bánh chưng ,để khi gần sáng
bố vớt bánh ra để ép cho rền bánh và mở một chiếc bánh muội ,chiếc bánh nhỏ để
ăn thử xem mặn lạt thế nào .Sao mà ngon thế ! Có lẽ bánh vừa chín tới và cũng đả thấy đói bụng .
Nhưng khi trưởng thành ,và
khi cuộc chiến tranh Việt Nam trở nên ác liệt , tôi bị động viên thì tôi
lại nhớ nhất Tết Mậu Thân .Tôi và
các bạn trong đơn vị được phép về với gia đình trong ba ngày Tết ,ba ngày
vui hưởng bên gia đình để đón mừng Năm Mới .
Tôi bị gọi nhập ngủ khóa 24 Trừ Bị SQTĐ
cuối năm 1966.Khi tình hình chiến sự trở nên nặng nề , thì các chuyên viên kỷ sư ,giáo
sư và các nhân viên của các Tòa đại Sứ đều có lệnh nhập ngủ. Trong trung đội
của tôi tại trường Bộ Binh có cả anh H. Trần văn Đôn, em của trung tướng Trần văn Đôn ,đang là tùy viên Tòa Đại Sứ tại
Phillipine đều có lệnh nhập ngủ .
Trong bài viết “Tưởng nhớ Nguyễn vỏ Mỹ”
của KS Phạm huy Cường khóa sinh khóa 24 TĐ và học giai đoạn 2 tại Trung Tâm KSKTQN ,anh cho biết có cả
thẩy 16 người gồm cả GS Trần Bích Lan ,là giáo sư triết của tôi năm
đệ nhất . Anh Cường kể
“ Tết Mậu Thân 1968 ,trong khi mọi người nhộn nhịp đón xuân ,thì Bắc quân tấn
công Saigon, tôi đang ăn Tết cùng gia đình ,bổng nghe đài phát thanh đọc lệnh
của Bộ Quốc Phòng yêu cầu tất cả các quân nhân đang nghỉ phép phải về trình
diện đơn vị ngay lập tức .Tôi đến trình diện Trung Tâm qua ngả chự Thiếc chứ
không đi theo lối đường Trần Quốc Toản ,vì trên đường này có tòa cao ốc ,mà tôi
nghi ngờ có thể có địch quân ở trên đó .Đi ngang qua khu chợ Thiếc ,tôi gặp
nhiều xác chết ngổng ngang nằm ngoài đường , xác thường dân lẫn thây cộng quân
.Vào tới trại ,chúng tôi phải ở luôn tại đây với lệnh “cấm trại” một trăm
phần trăm”.
Cũng như anh Cường ,chúng
tôi cũng nghe radio phát đi lệnh quân nhân phải trình diện tại đơn vị gần
nhất,nên cũng chấp hành và tìm cách đi trình diện .Gần nhà tôi có tôi là
sinh viên sỉ quan Quân Cụ còn có đại úy Dương thuộc công binh ,thiếu úy
Châu quân vận . Đại úy Dương dùng chiếc Honda 90 chở anh Châu và tôi ,và sẽ
bỏ tôi ,nơi gần nhất vào Cục Quân Cụ trên đường Trần Quốc Toản sau đó sẽ
đưa Châu đến đại đội Quân Vận gần trường đua Phú Thọ. Xóm chúng tôi là xóm Lách
gần Chùa Vĩnh Nghiêm .Ba anh em mặc quân phục nhưng bẻ cổ áo vào trong để dấu
lon vào trong cổ. Xe chạy theo đường Yên Đổ về phía đường Lê văn Duyệt để qua
bồn binh và thẳng đường Trần Quốc Toản .Đường xá vắng tanh và vài tiếng súng
bắn ra từ các con hẻm , vài xác người ngả gục trên đường gây không khí chết
chóc rợn người .Xe honda vẫn phóng nhanh để bỏ tôi ở trạm đầu tại cổng
Cục Quân Cụ. Vì có lẽ thiếu quân số ,nên có ai trình diện thì cổng mở nhanh cho
vào ,phần tránh những phát súng từ bên kia đường bắn qua . Chỉ một đoạn đường
khoãng ba cây số mà chúng tôi vừa vượt qua như qua một tử lộ.Thoát chết với một
cảm giác đầy phi lý nhưng không kém phần bí ẩn.
Cũng trên tử lộ này Ks
Cường kể tiếp đã đưa thiếu úy Nguyễn vỏ Mỹ
bị thương ở đầu do trúng đạn của cộng quân từ Trung Tâm KTQN
đến Bịnh Viện Bình Dân “Tôi xử dụng quân xa Dodg4x4 ,và được giao cho hai binh sỉ cùng tài xế ,chuẩn bị lên
đường.Anh Nguyễn võ Mỹ được đặt trên băng ca nằm trong lòng xe,hai binh sỉ súng
ống lên đạn sẳn sàng ,ngồi phía sau cùng anh .Tôi ngồi phía trước cạnh tài xế
.Trong tình huống căng thẳng ,tôi cũng suy nghỉ đến những cách đối đầu và thoát
hiểm khi phải chạm địch. Khi xe nổ máy,tôi nói với người hạ sỉ quan lái xe rằng
: ra khỏi cổng ,cậu rồ hết tốc lực nghe.Đường Trần quốc Toản vắng tanh ,xe lao
vút về phía trước và qua khỏi tòa cao ốc bên hông trường đua Phú Thọ một cách
an toàn ,xe đi theo đường Lý Thái Tổ ,tới ngã bẩy ,vòng bồn binh rồi quẹo trái
qua Phan thanh Giản đến bịnh viện Bình Dân .Vừa tới nơi ,các y tá đả nhanh
chóng đưa anh vào phòng cấp cứu ...Tại bịnh viện Bình Dân ,anh được các bác sỉ
và y tá săn sóc chu đáo .Viên đạn ở trong đầu đả được mổ ra ,anh nằm tại bịnh
viện khoãng một tuần thì sức khoẽ khả quan và được bác sỉ cho về nhà .Tôi ghé
thăm ,anh vui vẽ và mong chóng lành vết thương để được trở lại Trung Tâm làm
việc cùng anh em .Nhưng rồi “đùng một cái” tôi nghe tin anh mất . Tin anh qua
đời như sét đánh ,bàng hoàng như trong giấc mơ ,thật không thể nào tin được
.Cuộc đời thật ngắn ngủi quá! “ Làm sao không đau
buồn thương tiếc khi niên trưởng Nguyễn vỏ Mỹ là người trí thức, tính tình hiền
hậu ,đả từng du học tại Pháp về nghành canh nông ,và trước khi nhập ngủ ,anh là
Khoa Trưởng Khoa Nông Lâm Súc tại Viện Đại Học Cần Thơ.”
Thoát chết trên tử lộ ,về được đơn vị quân vận tại Cần Thơ
, sau đó thiếu úy Châu đổi sang không quân thuộc phi đoàn trực thăng tải thương
tại Pleiku . Mùa hè đỏ lữa 1972,anh về thăm nhà ,chúng tôi có đi nhậu với nhau và nghe anh than chiến
trường ác liệt quá ,đơn vị anh rơi rụng nhiều .Sau đó anh bị tử nạn trong lần tải thương khi trở về đơn vị . Khi đến
viếng anh khi anh về với “hòm gổ cài hoa ‘ ,tôi ngậm ngùi thương tiếc mất đi
thêm một người bạn củng như KS Cường mất đi niên trưởng Nguyễn vỏ Mỹ vậy.
Sau Mậu Thân tôi ra đơn vị
thuộc Sư Đoàn 21 tại Bạc Liêu ,được biệt
phái về ,dọn nhà lên Thanh Đa ,tôi không gặp lại đại úy Dương đả xâm mình lái
chiếc Honda 90 chở tôi và thiếu úy Châu
ngày mùng một Tết Mậu Thân trên “tử lộ” để trình
diện đơn vị mình theo thông báo của Bộ Quốc Phòng . Sau ngày ấy ,chiến sự càng
lúc càng khốc liệt nào mùa hè đỏ lữa ...dẩn đến biến cố 30/4/75 Miền Nam tan tát ,người đi học tập cải
tạo
,kẻ đi kinh tế mới ,làn sóng người vượt biên thật thảm thương ,sống sót được
nhưng như người vừa tĩnh cơn mê ,cầu xin cho anh
Dương và gia đình bình an nơi quê nhà hay ở đâu đó trên thế giới này.
Cuộc chiến vừa qua
trên quê hương dù đả chấm dứt 39 năm ,nhưng những mất mát
vẫn chưa hàn gắn được , con tim vẫn rướm máu mỗi khi nhắc lại. Mong rằng những
chết chóc tức tưởi ,vô lý ,những tan thương đổ nát ,những phân ly tình
người không bao giờ lập lại trên quê hương thân yêu để những thế hệ đi
sau được hạnh phúc ,tâm không vương hận thù và đầy tràn sức sống để xây dựng
quê hương phú cường sánh vai cùng với cộng đồng thế giới văn minh tiến bộ.
Vũ Ninh / Toronto / Canada / Mar- 02-2014
---------------------------------------------------------------
updated 3 - June - 2014
updated 3 - June - 2014
Đây là Blogger mới thành lập ngày 17- May - 2014 chỉ dùng tồn trử kiến thức và kinh nghiệm nghề "Materials Testing, Textiles Screen Printing và Internet Programming" mà thôi. |
UPDATE
August-31-2015
Vì
trang nầy được quý bạn khắp nơi mở xem hầu như hằng ngày nên người viết
tiếp tục update khi nhận được thêm tài liệu của quý bạn cựu Sĩ Quan Trừ
Bị Trường Bộ Binh Thủ Đức QLVNCH.
I- THÀNH LẬP TRƯỜNG
BỘ BINH THỦ ĐỨC.
Thi hành Sắc Lệnh T̉ông Động Viên của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15/7/1951,Chính Phủ Việt Nam thành
lập 2 trường Bộ Binh để đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị :
- Trương Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định tại miền Bắc .
- Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tại Xã Tăng Nhơn Phú quận Thủ Đức.
Trường Nam
Định chỉ đào tạo được một khoá sĩ quan đầu tiên rồi dời vô miền
Nam Việt Nam nhập chung với trường Thủ
Đức vào năm 1952 để đào tạo khoá 2.
Sinh Viên Sĩ Quan từ khóa 1 tới khoá 5 sau
khi thi tốt nghiệp nếu đủ điểm được mang cấp bậc Thiếu Uý.Từ khóa 6 về sau, Sinh Viên Sĩ Quan tốt nghiệp mang
cấp bậc Chuẩn Uý.
* Năm
1955,
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đổi tên là Liên
Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm các trường:1-Trường Bộ Binh, 2-Trường Thiết
Giáp, 3-Trường Pháo Binh, 4-Trường Công Binh, 5-Trường Truyền Tin, 6-Trường
Thông Vận Binh, 7- Trường Quân Chánh.
* Tháng 7 năm 1964, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi tên một lần nữa là Trường Bộ Binh.
* Tháng 7 năm 1964, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi tên một lần nữa là Trường Bộ Binh.
Người viết bài nầy nhập học
khoá 19 năm 1964,lúc đó trường còn mang tên là Liên Trường Võ Khoa Thủ
Đức và Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Chỉ Huy Trưởng.
Trước năm 1968, mỗi năm trường chỉ đào tạo một khóa.
Sau năm 1968, trường đào tạo mỗi năm 2 khoá.Mỗi khóa mang 2 con
số.Thí dụ 1/68, 2/68, 1/71, 4/72 …
Theo tài liệu được phổ biến trên
websites,trường đã đào tạo được khoãng 80 ngàn
sĩ quan trừ bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra,trường còn phụ trách
huấn luyện quân sự căn bản cho các Nha Sĩ, Dược Sĩ và Bác Sĩ để thành Sĩ Quan Trưng Tập phục
vụ cho Quân Y , Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa.
II- CÁC MÔN HỌC TẠI
TRƯỜNG BỘ BINH .
Víêt theo ký ức cá nhân của các bạn tốt
nghiệp cùng khoá 19 SQTB/TĐ (1964-1965) : Nguyễn Chu Miên (VN), Bùi Văn
Mai(VN), Vũ Duy Đề(Montreal,Canada), Dương Hiển Hẹ(CA,USA) và Nguyễn Duy
Khiêm(CA,USA) .
Đã được
phối kiểm với:
* Vũ Tuấṇ( Quân Đòan I), SVSQ khoá 1/70,hiện
cư ngụ tại Yokohama,Japan và quý niên trưởng khóa 6/SQ/TBTĐ :
*Niên trưởng Cao Ngọc Tú( San Jose, California,USA) đã phục
vụ tại Trường Bộ Binh Thủ Đức từ
1961 đến 1965,phụ trách các khóa 13, 15, 17 và 19. Trước khi được giãi ngủ về phục vụ tại
Viện Quốc Gia Định Chuẩn, niên trưởng Tú là Trung Đội Trưởng trung
đội Fulro chỉ biết nói tiếng Pháp, thuộc khoá 19.
*Niên trưởng Nguyễn Quang Luyện(Houston,Tx,USA)
đã phục vụ tại Trung Tâm Sãn Xuất Quân Trang, Cục Quân Nhu QLVNCH.
*Bộ binh căn-bản :
học bắn và bảo trì vũ khí cá-nhân súng lục,súng Garant M1, súng
Carbine, súng Thompson, vũ-khí cộng-đồng như súng trung liên Bar, súng
đại-liên 30, súng phóng lựu đạn,kỹ thuật ném lựu đạn, cá nhân
chiến-đấu, đội hình tác chiến và phục kích, bò dưới hỏa lực, địa hình,
đọc bản đồ,xử dụng la bàn boussole , chấm tọa độ, hành quân ban đêm,đu
giây tử thần, tâm lý chiến.
* Bộ-binh trung-cấp : súng cối 60 ly, 81 ly, thêm vũ khí M16, M72 ,M79 súng phóng hỏa-tiễn, đại liên mới 40,vượt sông, chiến-thuật, pháo-binh, quân-pháp.
* Bộ-binh trung-cấp : súng cối 60 ly, 81 ly, thêm vũ khí M16, M72 ,M79 súng phóng hỏa-tiễn, đại liên mới 40,vượt sông, chiến-thuật, pháo-binh, quân-pháp.
III– KÝ ỨC CỦA MỘT SỐ SĨ QUAN ĐÃ THỤ HUÂN TẠI TRƯỜNG BỘ BINH.
1- KHÓA 1/71
Nhớ Về Quân Trường B.B Thủ Đức
Phan Ni Tấn (Nhảy Dù) . Viết tặng quí vị cựu SVSQ Thủ Ðức .
“ ……………………………….…………………………..
Học hết một năm Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, ngành SPCN
(Scient, Physic, Chemistry, Natural), qua năm thứ hai tự nhiên tôi đâm ra… ngu
ngu. Cũng vì cái “ngu ngu” này mà từ trên Ðại Học tôi rớt xuống, thành lính
biên thùy trấn núi sông. Tháng Tư năm 1971 nhờ mảnh bằng Quân Sự Học Ðường, khi
nhập ngũ tôi cứ việc đi thẳng vào trường Bộ Binh Thủ Ðức mà không cần phải trải
qua 3 tháng huấn luyện căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung như
nhiều Tân Khoá Sinh khác.”
…………………………
“Ðể phân biệt các khoá học đàn anh với đàn em, Khóa Sinh
phải đeo bản tên của mình trên túi áo. Như khóa 24 mang bản tên nền đen chữ
vàng, khóa 7/68 mang nền trắng chữ đỏ, khóa Sĩ Quan Ðặc Biệt 6/69 mang nền đen
chữ đỏ; còn khóa tôi, 1/71 thì nền xanh dương chữ trắng v.v… Mang tâm trạng thư
sinh đang tự do phơi phới ngoài đời mà đặt chân vào quân trường thì bất cứ hình
ảnh nào trước mắt, ngó qua cũng thấy lạ, thấy khó chịu, thấy nhớ nhà, thấy rầu
muốn chết. Trại lính, tuyến, giao thông hào Nhà thương, bệnh xá, hàng rào, băng
ca Vũng nước, lùm cỏ, bụi hoa Những ngày đầu mới ngó qua, sầu liền.”
……………………………….
“Hằng ngày, sau khi ăn sáng bằng bánh mì và chuối xứ, chúng
tôi có hai địa điểm để đi học. Hoặc học tại Ðại Giảng Ðường (nhà tiền chế) hoặc
tại bãi. Mỗi lần Ðại đội đi học bãi thì có một Tiểu Ðội Súng Nặng lên phiên nai
lưng ra mà vác súng, đạn Ðại liên 30, Chân ba càng, Súng chống tăng M72, Súng
phóng lựu M79, Cối 81 ly gồm nồng súng, đạn cối và bàn tiếp hậu. Những thằng to
xác còn kêu ca huống hồ mấy thằng ốm yếu, nhỏ con, vác vũ khí mà mặt nhăn như
khỉ ăn ớt. Thằng thì vác chân ba càng Thằng vác đạn, thằng vác nồng trẹo vai
Một thằng nỗi cộc sủa dai: “Mẹ. Ðường ra bãi sáng nay dài quá cha !”
……………………..
“Ðường ra bãi phải đi qua cổng số 9 ở tuyến D. Cách tuyến
này khoảng 2 cây số là đồn Bến Nọc dựng sát bên cầu Bến Nọc. Cầu bằng gỗ không
quá 10 thước bắt ngang qua con suối, tuy giản dị nhưng rất nổi tiếng vì có lần
ban đêm Việt Cộng mò về gài mìn gây thương vong cho một số SVSQ khóa 25 của nhà
thơ Thành Tôn và nhạc sĩ Vũ Thành An tại cầu này.
Cầu, xưa Việt Cộng gài mìn Làm bao nhiêu mạng bỏ mình tại
đây Giờ nghe như gỗ than vay Khóc hồn ai chảy máu day vết cầu…………………….
Phan Ni Tấn (Nhảy Dù) . Viết tặng quí vị cựu SVSQ Thủ Ðức .
“ ……………………………….…………………………..
Học hết một năm Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, ngành SPCN
(Scient, Physic, Chemistry, Natural), qua năm thứ hai tự nhiên tôi đâm ra… ngu
ngu. Cũng vì cái “ngu ngu” này mà từ trên Ðại Học tôi rớt xuống, thành lính
biên thùy trấn núi sông. Tháng Tư năm 1971 nhờ mảnh bằng Quân Sự Học Ðường, khi
nhập ngũ tôi cứ việc đi thẳng vào trường Bộ Binh Thủ Ðức mà không cần phải trải
qua 3 tháng huấn luyện căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung như
nhiều Tân Khoá Sinh khác.”
…………………………
“Ðể phân biệt các khoá học đàn anh với đàn em, Khóa Sinh
phải đeo bản tên của mình trên túi áo. Như khóa 24 mang bản tên nền đen chữ
vàng, khóa 7/68 mang nền trắng chữ đỏ, khóa Sĩ Quan Ðặc Biệt 6/69 mang nền đen
chữ đỏ; còn khóa tôi, 1/71 thì nền xanh dương chữ trắng v.v… Mang tâm trạng thư
sinh đang tự do phơi phới ngoài đời mà đặt chân vào quân trường thì bất cứ hình
ảnh nào trước mắt, ngó qua cũng thấy lạ, thấy khó chịu, thấy nhớ nhà, thấy rầu
muốn chết. Trại lính, tuyến, giao thông hào Nhà thương, bệnh xá, hàng rào, băng
ca Vũng nước, lùm cỏ, bụi hoa Những ngày đầu mới ngó qua, sầu liền.”
……………………………….
“Hằng ngày, sau khi ăn sáng bằng bánh mì và chuối xứ, chúng
tôi có hai địa điểm để đi học. Hoặc học tại Ðại Giảng Ðường (nhà tiền chế) hoặc
tại bãi. Mỗi lần Ðại đội đi học bãi thì có một Tiểu Ðội Súng Nặng lên phiên nai
lưng ra mà vác súng, đạn Ðại liên 30, Chân ba càng, Súng chống tăng M72, Súng
phóng lựu M79, Cối 81 ly gồm nồng súng, đạn cối và bàn tiếp hậu. Những thằng to
xác còn kêu ca huống hồ mấy thằng ốm yếu, nhỏ con, vác vũ khí mà mặt nhăn như
khỉ ăn ớt. Thằng thì vác chân ba càng Thằng vác đạn, thằng vác nồng trẹo vai
Một thằng nỗi cộc sủa dai: “Mẹ. Ðường ra bãi sáng nay dài quá cha !”
……………………..
“Ðường ra bãi phải đi qua cổng số 9 ở tuyến D. Cách tuyến
này khoảng 2 cây số là đồn Bến Nọc dựng sát bên cầu Bến Nọc. Cầu bằng gỗ không
quá 10 thước bắt ngang qua con suối, tuy giản dị nhưng rất nổi tiếng vì có lần
ban đêm Việt Cộng mò về gài mìn gây thương vong cho một số SVSQ khóa 25 của nhà
thơ Thành Tôn và nhạc sĩ Vũ Thành An tại cầu này.
Cầu, xưa Việt Cộng gài mìn Làm bao nhiêu mạng bỏ mình tại
đây Giờ nghe như gỗ than vay Khóc hồn ai chảy máu day vết cầu…………………….
…………………………………………………………”
“Có bữa chúng tôi ra bãi bắn học xử dụng súng nặng như Ðại
Liên M30, M72, súng Cối 80 ly, Ðại Bác 105 ly không giựt và ném lựu đạn M26.
Những loại vũ khí hạng nặng ác ôn này hình như thứ nào tôi cũng xử dụng một
cách rất ư là… bết bát. Thấy thằng bạn đứng thế thủ, kê khẩu M72 lên vai nhắm
bắn xe tăng, biết là nó trúng rùa nhưng tôi vẫn bái phục, móc gói Bastos xanh
chia cho nó một điếu.
Trưa hừng hực nắng lăn quăn Ra bãi tập bắn xe tăng lật lìa
Bắn khu tử giác, bắn bia Mà cứ tưởng bắn từng tia nắng thù.
………………………………………”
“Chín tuần qua một cái vù Thằng nào thằng nấy như tù được
tha Thằng thì ngồi thở hắt ra Thằng thì sướng tít như là gặp tiên
Sau đó, Tân Khóa
Sinh được làm lễ gắn Alpha tại Vũ đình trường, hãnh diện trở thành Sinh Viên Sĩ
Quan trường Bộ Binh Trừ Bị Thủ Ðức.
Hôm nay lễ gắn Alpha
Diện đồ tiểu lễ mình ra xếp hàng Vũ đình trường nắng chang chang Mà sao mình
vẫn thấy man mác trời
Lúc này, SVSQ không phải bồng súng chạy nữa, mà đi đứng
thong thả hơn, oai phong lẫm liệt hơn và có quyền tới phiên đi… bắt nạt đàn em.
Huynh trưởng mà em! Thi hành trước khiếu nại sau. Còn cơm nhà bàn nhiều anh
chê, ra ăn cơm ngoài ở khu Gia Binh, khu Sinh Hoạt, hoặc khu Thiết Giáp, tuy
tốn tiền nhưng ngon hơn, lại có nhạc để nghe và có các em để… nhìn lén cho đã
thèm.
Giờ thì chê cơm nhà bàn Ăn cơm ghi sổ có màn khá hơn Lại
được nghe nhạc xình xang Nhất là được hỏi: “Dạ, chàng dùng chi?”
Thực vậy, lính tráng học tập lâu ngày được phép xuống khu
gia binh chơi vừa thấy nhà cửa, quán xá đèn đuốc tùm lum, nhất là nhát thấy
bóng hồng ai mà không nôn nao, háo hức.
Có xuống chơi khu gia binh Mới thấy quán xá rất tình, rất
thơ Ðèn đóm dìu dịu, mờ mờ Còn mấy con nhỏ đẹp mơ đẹp màng
Bất cứ khóa huấn luyện quân sự nào hầu như cũng đều có các
bạn ngoài Trung vào học. Những vị này thường tụ thành một nhóm chơi chung với
nhau. Trong phòng tôi có hai anh Quảng Nam hiền lành, nẫu nẹc, sau lễ gắn Alpha
về xù xì tâm sự với nhau. Tôi nằm nhắm mắt làm bộ ngủ, nhưng tò mò lóng tai
nghe mà cười thầm trong bụng. Ðại khái như (xin ghi bằng thơ) :
– Ra trường mầy đi
lính chi? – Nhất định là lính Rằn Ri. Còn mầy? – Tao thì Quân Cảnh, tối ngày –
Tìm ba thằng lính như mầy, nhốt chơi
Ngoài ra, Ðại Ðội 21 còn có những vị khoa bản, trí thức mà
tôi mạn phép liệt kê dưới đây: 1- Anh Nguyễn Quốc Trụ, Cao học Bang Giao Quốc Tế, Giảng viên Ðại Học Hòa Hảo, sau cùng
là Giảng viên trường Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt. Anh gốc Bắc chung Trung đội
với tôi. Sau 75, trong tù cải tạo Trảng Lớn anh Trụ đã cải lý với Chính Trị
Viên Việt Cộng rồi Chính Ủy VC khiến chúng nó cứng họng đâm ra thù ghét anh.
Kết quả anh Trụ bị nhốt conex lâu ngày. Cuối cùng chúng đưa anh ra tòa, bị buộc
tội phản động, chống chế độ và bị xử bắn. 2- Anh Võ Duy Thưởng, cựu lãnh tụ Sinh Viên Luật
Khoa, sau là nhân viên Trung Ương Tình Báo, chức vụ sau cùng là Thứ Trưởng Bộ
Tư Pháp QLVNCH. Hiện sống ở California. 3- Anh Ðoàn Kỉnh, sinh viên Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, lãnh tụ Sinh Viên tranh đấu
rất nổi tiếng. Hiện ở đâu bên Arkansas. Tôi còn nhớ năm 1969, sau nhiều lần
Sinh viên Học sinh phối hợp xuống đường tập thể, một buổi trưa, Ðoàn Kỉnh, Phạm Quang Phước,
Trần Văn Quí, Trần Nhật Nam và tôi âm thầm đèo nhau trên 3 chiếc Honda tới Quốc Hội biểu tình. Sau
khi quan sát tình hình, bất thần Ðoàn Kỉnh và Phạm Quang Phước xô ngã hàng rào sắt, chạy ùa vô tới trước cửa Quốc Hội
ngồi xuống, giăng biểu ngữ. Sáng ngày hôm sau báo chí hùa nhau đăng tải tin tức
giựt gân bằng những tít lớn như : Lãnh Tụ Sinh Viên Ðoàn Kỉnh đơn thương độc mã xông vào
Quốc Hội hoặc Lãnh Tụ Sinh Viên Ðoàn Kỉnh bị đánh ngất xĩu trước Quốc Hội, chở đi mất tích… Năm 1980 tại
trại tỵ nạn Leam Sing, Thái Lan tôi có đọc một bài báo phỏng vấn cựu sinh viên Ðoàn Kỉnh về vai trò lãnh tụ sinh viên
của anh trong quá khứ đã được anh bày tỏ sự hối tiếc muộn màng. 4- Ðoàn Ðình Ðông Hải, một cái tên nghe mênh mông
như… đường vào biển Triết. Tên như người, rất lập dị. Cũng vì hay lừng khừng,
lãng đãng hướng vào nội tâm mà Hải thường hay bị phạt và nằm phòng kỷ luật đều
chi. Sau này, một vị cựu Sĩ quan Cán bộ Ðại đội 21 nhắc tôi mới nhớ thêm Trương Nhị Ðông (Quân Cụ), hiện ở VN. Phùng Ngọc Thịnh (Quân Cảnh), hiện ở Ðà Lạt
hoạt động trong ngành Du Lịch. Lê Phát Ðược (Pháo Binh) đi diện H.O qua Mỹ năm 1995 v.v…”
KHOÁ 1/70
Vũ Tuấn phục vụ tại
Sư Đòan I,Trung Đòan I,Tiểu Đoan 3 .Trong trận Hạ Lào bị thương mảnh
đạn pháo kích ở đầu và thân tại căn cứ Lolo, được một binh sĩ đồng
đội cỏng tới một cái trãng thả khói trắng, ôm càng máy bay trực
thăng ,được xạ thủ đại liên Mỹ kéo vào trong máy bay đem về Lai Khê
rồi chuyển về Đông Hà viết.
“ Tôi là Vũ Tuấn hiện
cư ngụ tại Yokohana,Japan, cựu SVSQ khóa 1/70 Trường Bộ Binh Thủ Đức,
học giai đoạn I tại Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung, học giai đọan II
tại trường Bộ BinhThủ Đức.Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Bá, Đại Đội Trưởng là Đại Úy Đức thuộc Đại
Đội 16,Tiểu Đòan I, KBC 4100.
Tôi đã được huấn luyện
đầy đủ cách xử dụng các vủ khí mới thời bấy giờ để ra chiến
trường.
SVSQ của Đại Đội tôi sau khi tốt nghiệp Chuẩn Úy đa số đi
học phi công lái trực thăng.
Năm 1964, tôi là một cậu
bé 15 tuổi đang học Trung Học thường đi theo chị tôi lên Liên Trường Võ
Khoa Thủ Đức thăm anh rễ tôi là SVSQ Dương Hiển Hẹ nhập ngủ khóa 19.
Có một kỹ niệm tôi còn nhớ mãi lúc rời Trường Võ Bị ra
về thì trời sắp tối, chị tôi lúc đó đang mang thai cháu trai đầu
lòng nhưng may quá gặp kịp chuyến xe Lambretta
ba bánh chở khách cuối cùng đườngThủ Đức Saigon.Trên đường về ,tôi
thấy cảnh vật vắng tanh,dọc hai bên đường xếp đầy những ống cống
ciment có đường kính rộng cả mét đang chờ chôn lấp để thoát nước mưa
đọng làm hư hỏng xa lộ.
Nhớ lại quá khứ, tôi thấy quả thật miền Nam VN lúc đó là
thời v̀ang son không bao giờ có thể tìm lại nữa.Tiếc thương thời đó
vô cùng,tiếc thương những bạn của tôi đã bỏ mình trong chiến tranh
quá khứ.
Kể chuyện trận
chiến Khe Sanh năm 1971.
Tháng 8-70 tôi ra trường về sư đoàn
I, trung đoàn I, tiểu đoàn 3 do trung tá Võ Toàn làmTiểu ĐoànTrưởng.
Đầu năm 71,chúng tôi được lệnh hành
quân sang Hạ Lào. Đến Khe Sanh buổi chiều
, trực thăng bốc chúng tôi qua biên giới, ở đó khoảng tuần lễ để lục soát kho
tàng và các nơi tiếp liệu xăng nhớt của địch dùng cho chiến xa chạy dọc
theo đường mòn HCM.
Sau đó trực thăng bốc chúng tôi
lên căn cứ hỏa lực LOLO để xây dựng
lại căn cứ dưới làn đạn pháo kích 130 ly của địch, pháo nhiều đến nỗi tôi
thấy Trung úy Tuấn tay thì moi đất
đào hầm tay thì cầm xẻng che đầu,trực thăng tải thương tiếp tế đều không thể
xuống được,lớp đói khát, lớp bị thương rên la bên những xác chết bắt đầu thối.Trung
tá Toàn gọi tôi lên bảo mang trung đội viễn thám qua đồi bên cạnh
canh chừng delo VC cách đó khoảng 4cs đường chim bay.Thật may mắn cho chúng
tôi, qua đồi này không bị pháo kích nữa…
Chúng tôi ở đồi nầy khoãng 10
ngày thì được lệnh của tiểu đoàn trưởng gọi trở về căn cứ LOLO.
Trong rừng chúng tôi tìm đường
về tới Căn Cứ mất 4-5 ngày.Khi về gần tới căn cứ LOLO, tôi nghe qua máy truyền tin tiểu đòan trưởng kêu gọi rút
lui xuống đồi và nghe tiếng reo hò của địch “HÀNG SỐNG CHỐNG CHẾT”.
Trung đội tôi là trung đội
cuối cùng của Tiểu Đoàn 3 chạy tụt xuống một cái dốc, băng qua một
gìòng suối để chạy tới một cái TRÃNG.
Trung đội tôi chạy trước,Tiểu
Đoàn 4 chạy sau trong lúc địch pháo kích.
Tôi bị trúng thương ở đầu và thân bởi
mảnh đạn.Một binh sĩ của tôi liền cỏng tôi chạy lên dốc tới một cái
Trãng khác nghe có tiếng máy bay trực thăng và có thả khói trắng. Tôi
thấy có 2 chiếc trực thăng vừa tắt máy đáp xuống.Phi công Mỹ đưa tay
vẩy chúng tôi.Tôi lấy hết sức minh chạy tới ôm ngay càng máy bay đúng
lúc máy bay cất cánh.Viên xạ thủ đại liên người Mỹ thấy đầu tôi bị thương,
kéo ngay tôi vào trong máy bay đem về Khe Sanh rồi sau đó chuyển về
Đông Hà.
NHẮN TIN.
Kính gửi Quý bạn thuộc tiểu đòan 3,Chỉ Huy bởi Trung Tá
Võ Tòan.
Hiện nay ai còn còn
sống sót xin hãy liên lạc với Vũ Tuấn theo địa chỉ email tuanhue_203@yahoo.com
hoăc hehienduong@yahoo.com .
Vũ Tuấn hiện nay đã về hưu tại Japan, vẫn còn nhớ thương
Quý Bạn Đồng Đội và rất muốn nhiệt tình gửi lời cám ơn chân thật
tới Quý Bạn đã cùng che chở nhau trong một trận chiến khốc liệt của
Lịch Sữ VN cận đại khó quên.
Vũ Tuấn kính cẩn dâng lời cầu nguyên siêu thăng Lạc Cảnh
cho những bạn đã hy sinh trong tṛân chiến nầy .
Vũ Tuấn nhiệt tình biết ơn Vị Xạ Thủ đại liên người Mỹ
đã kéo Vũ Tuấn vào trong máy bay.
KHÓA 4/72
Nguyễn Võ Tiếp/Kỹ Sư Cơ Khí/ biệt phái
Viện Quốc Gia Định Chuẩn viết:
Trường Bộ
Binh Thủ Đức đã r̀en luyện nhiều cấp chỉ huy cho chiến trường VN trong
tinh thân hửu : " Huynh Đệ. ..Chi Binh"
KHOÁ
7 TRƯNG TẬP QUÂN Y
Đinh Xuân Dũng/Bác Sĩ Y Khoa viết :
Tôi Đinh Xuân Dũng Khoá 7 Trưng Tập Quân Y Quân
Lực VNCH ( Khoá Y Khoa Sài Gòn 1965 ) chỉ học hai tháng quân sự tại Quân Trường
Bộ Binh Thủ Đức mang lon Trung Úy đi học .
Updated 11-Feb-2017
Khoá 7/68
Bùi Ngọc Hồng
sinh viên sĩ quan khoá 7/68 ,còn nhớ Trung đội trưỡng là Thiếu uý
Phạm Văn Hải, Đại đội trưỡng là Đại Úy
Vinh.
Sau khi tốt nghiệp cuối năm
1968,được đưa về Tiểu Đoàn 91 Biệt
Kích Dù, đóng tại Nha Trang do Đại tá Phạm Huấn chỉ huy.
Đầu năm 1970 đi hành quân tại quận Đức Dục tỉnh Quảng Nam, rồi sau
đó đi hành quân tại Campuchia.Năm 1971, đi hành quân tại An Khê.
Năm 1972 đổi qua Đại Đội 6 Trinh Sát Dù, đi hành quân tại Long Khánh.
Cuối năm 1973, đi hành quân tại Quảng Trị và đóng đồn tại đó cho
đến khi đầu hàng tại chỗ tháng ba năm 1974.
Được cho về nhà một tháng rồi bắt
buộc đi trình diện cải tạo tại quận Đức Dục, quận Kỳ Sơn và cuối cùng tại quận An Điềm tỉnh Quảng Nam trong 7
năm.
Qua rồi một thuở xuân xanh.
Cuốn theo thác lũ chiến tranh tương tàn.
Nay già, mất bạn... ly hương.
Hỏi cùng máu Việt, ai xui hận thù ?
Cấp bậc sau cùng của Bùi Ngọc
Hồng là Đại uý, hiện đang cư ngụ tại bang California Hoa Kỳ,là em rể của Henry Dương.
updated ngày 12-Apr-2017.
Khoá 25 SQTB/TĐ
Tôi gốc
làng LaQua đến 11 đời ( thình thình như cái đình La Qua) quê cha dưới thành tinh Quảng Nam nửa cây số, thời Pháp là vùng xôi
đậu.
Ba tôi
qua sông Phú Chiêm bị ca-nô Pháp từ Hội
An lên rượt bắn ghe chìm , ông ta cứu được mấy người nhưng đến người cuối
cùng thì đuối sức nên chết cả hai, năm đó ba tôi 32 tuổi còn tôi 10 tuổi (1951) .
Mẹ tôi lúc đó 30 tuổi làm ruộng nuôi 3 đứa con ( em gái tôi lên 6, em trai 1 tuổi
) cho đến lúc chúng tôi trưởng thành và có gia đình đó là nhờ sự chịu khó và
cưc khổ vô bờ bến của mẹ tôi. Khi mẹ tôi mất 1999 tôi viết dâng mẹ tôi lời Hiếu Niệm trước khi về nơi an nghỉ cuối
cùng ( tôi kèm theo sau đây khi nào rảnh anh đọc sẽ rõ hơn vì hơi dài)
Tôi gỏ đầu
trẻ chỉ được 12 năm trong đó có 3 năm lính, Mậu thân mới ra trường khoá
25 SQTB Thủ Đức,ra trường đậu 5/2000
tân SQ nên về nắm trung đội giữ Bạch Dinh Vũng Tàu.
Năm 1970 được đi học lái máy bay A37 ở Mỹ nhưng có lệnh biệt phái nên từ
chối, chứ đi thì không biết bây giờ ra sao.
Ở Cải
tạo về nhờ bà xã cần cù buôn bán vĩa hè nên 5 cháu đều có Đại học, nay có gia
đình riêng cả nên v/c tôi giao lại nhà ở ĐN cho mấy cháu để về quê sống với
mảnh vườn nhỏ của cha mẹ để lại, còn chú em thì trước kia quân cảnh nên đã đi
diện HO, đang ở Washington DC.
HIẾU NIỆM
..............................
Thế là
hết từ nay mãi mãi
Chẳng bao
giờ thấy lại bóng thân
Mẹ ơi con
cháu xa gần
Về nhà
vắng mẹ buồn dâng chừng nào
Vườn rau
sau đâu nào bóng mẹ
Cải trước
nhà vắng bóng lom khom
Cỏ lên
chẳng thấy Mẹ làm
Trông rau
diếp cá lòng càng nhớ thương
Con xin
nguyện khắc xương tạc dạ
Công sinh
thành kiêm cả công Ba
Mẹ vừa
làm Mẹ làm Cha
Công ơn
của mẹ như là đại dương
Con xin
đốt nén hương quì lạy
Khấn văn
nầy bày tỏ ơn sâu
Mẹ ơi con
cháu về sau
Làm sao
trả được ơn dày thế kia.
Trăm lạy
Mẹ trăm ngàn lay Mẹ
Hiếu tử Nguyễn Đình Tri
Ngày tiển biệt Mẹ 10/02/1999
--------------------
UPDATED Ngày 26-3-2019
Bạn Hòa mến !
Trái đất
vẫn nhỏ và sau 50 năm chúng ta lại gặp nhau dù trong không gian ảo (
email) nhưng là sự thật về những ngày cùng vai mang ba-lô, tay cầm súng
trường nặng chịch, khi đi, khi chạy theo nhịp quân hành hành, lúc lê
thê lếch thếch nhưng " cố gắng" hết lòng vì tương lai
" Tổ Quốc-Danh
Dự-Trách Nhiệm " và
gần hơn hết là bị phạt hít đất/nhảy xổm...nhưng may mắn, chúng ta cùng
Đại đội 10 và Đại đội trưởng là Trung úy Trần Văn Ba, người hiền hòa và với khóa sinh
nhiều tính huấn luyện hơn huấn nhục vì vậy chúng ta ít bị vất vã quá sức
trong chương trình thụ huấn ? Huynh đệ chi binh là đây ?
Đại đội
10, có 4 trung đội thì tôi ở Trung đội 37 nhiều khóa sinh lớn tuổi.
Tôi sinh 1940 lớn hơn Hòa 2 tuổi, lập gia đình lúc 23 tuổi , mới có một trai vừa 4
tháng thì cha đi vắng ngót 16 năm (10 năm lính + 5 năm 1/2 tù không
tội, vì vậy khi vượt biên ngày 28-09-1981 cháu theo sát tôi và mẹ
cùng 3 em của cháu đến đoàn tụ 08-04-1984)
Đang sống nghề
dạy học được 3 niên học rưởi, được động viện từ Khóa 19,hoản về
rồi được gọi Khóa 20 hoản về gọi Khóa 20 phụ lại hoản về...
mộn dạy của mình người khác nhận, trở về chỉ dạy thay các thầy/cô nghỉ phép,
thì giờ còn lại làm bất cứ việc gì đó, rất linh tinh...khi Ban Giám
Học thấy cần!
Khóa 21 lại gọi và hoản về; thôi thì viết ít
chữ gọi là đơn xin nhập ngủ, đơn được chấp thuận.
Khóa này đông hơn hết từ 20
khóa đã qua của Trường Bộ Binh và kéo dài đến 13 tháng.Sau giai đoạn
I, tôi được xếp hạng thứ 3 trong 37 Sinh viên sĩ quan chuyển về Trường
Quân Nhu học chuyên môn trong Trại Lê Văn Duyệt - Sài gòn.
Tôi là Công / trung đội 37 còn
Công/trung đội 39: người cùng bạn
Hòa thao vợt thể lực do Binh Chủng Dù thực nghiệm; nếu tôi nhớ không lầm Công
này là Huấn luyện viên thể dục trung cấp; dù sao Công nào khi
bạn đồng khoá hỏi râm ran khi vừa lên giường ngủ vào mỗi tối:
Công ơi ! ngủ chưa ? Cứ trả lời gọn:Ngủ rồi ! thì không còn bị mè
nheo gì tiếp theo nửa.
Cái giá phải trả
về tinh thần vệ quốc của chúng ta đắt quá?
Gia đình
bạn sau 15 năm mới trùng phùng...cũng may bạn có chí khí, đến
phần đất lạ vẫn vươn lên và sau đó lo cho con dù chúng thất học với
bọn khỉ ( mà học với chúng được gì ? ) rồi cũng nên danh nên phận! Chúng
ta xong vai trò làm cha và con cháu bây giờ hết sức nể phục ba mẹ chúng...được
giáo dục sau này ở Âu - Mỹ.
Trong hội ngộ
gia đình, 4 con chúng tôi: Sơn-Hà -Việt-Nam và tiểu gia đình
chúng nó muốn Ba-Mẹ kể chuyện xưa và nghe xong le lưỡi: nếu là tụi con
không biết giải quyết làm sao ?
Giải quyết làm
sao ? Cứ bước tới! Nếu có niềm tin, cứ đi khi đến bên bờ vực thẩm
Thiên sứ của Chúa Hằng Hữu sẽ nhắc qua, cuộc đời Ba-Mẹ là vậy!
Đầu tháng
10-2015 này, ngày 03 tôi đi vào 3/4 thế kỷ và các con cháu tôi, hiện
nay nảy nở đến 16 người với 3 thế hệ",chúng vui lắm, đòi làm
tiệc lớn nhưng tôi cười: đông đủ con cháu là ba vui chứ tiệc tùng
gì;cần dành nhiều thị giờ ôn cố tri tân vã lại mới 23-03-2013 vừa qua
các con đã tổ chức "Kỷ niệm 50 năm Ba-Mẹ cưới nhau"đã đủ
lắm rồi!
Bên Hoa kỳ, bạn
còn gặp được nhiều bạn đồng khóa, đồng nơi thụ huấn chứ đất Hòa
lan nhỏ như tiểu bang nhỏ bên Hoa kỳ có độ mươi ngàn người Việt nam nhưng
sống rải rác các nơi...chúng tôi lập Hôi Quân Cán Chính mỗi năm họp mặt 1 lần
chỉ vì người Việt nam luôn tìm đến nhau.
Anh Đỗ Kim Bảng
sinh năm 1932 lớn hơn tôi 8 tuổi và lớn hơn bạn 10 tuổi.Anh ấy cũng có
những năm " tù không tội " nên bây giờ yếu đau là lẽ dỉ
nhiên.Qua nhưng ngày tù, dù ít năm hay nhiều năm vết hằn vẫn thật sâu.Liên
lạc với anh, xin chuyển cho lời thăm.
Bạn cứ tiếp tục
công việc là phải, cho cơ thể hoạt động và tuổi thọ không lú lẫn ! Tôi hồi
hưu từ 2005 nhưng mỗi ngày đều chăm sóc vườn rau đủ thức ăn tươi
và không bón phân hóa học-nếu ngồi yên thì tuổi thọ sớm chấm dứt lắm.Tuổi
này chúng ta làm không vì nhu cầu tiền bạc nửa nhưng giúp cơ thể
vận động rất tốt.Nhiều người hỏi tôi làm thế nào vẫn còn khỏe ? trả lời
: làm việc !
Đọc email bạn
víêt, cãm động lắm nhất là bài viết
về Đà nẳng.Chứng nhân lịch sữ phải lên tiếng, còn mấy tay viết sử ngồi
ghế bành, nghe người thuật lại làm sao đúng cho được, dẫu học vị của
họ đầy đủ?
Thật đáng
nghiêng mình kính phục Đại úy Ông
Văn Chính, người
huấn luyện nghiêm khắc nhưng xứng đáng với khí tiết trọn vẹn.
Cám ơn bạn
về tin vị Trung đội trưởng
rồi Đại đội trưởng đội 10 khóa 21 này :
" Ðại Úy Ông Văn Chính.
Ông Chính về sau là Ðại Úy Chính
làm Phòng 3 Quân Ðoàn I còn tôi làm Văn Phòng Tư Lịnh.
Anh em thỉnh thoảng vẫn gặp nhau
ngắn ngủi tại CLB/QÐI ăn sáng. Sau nầy tôi hỏi một người bà con của ổng cũng là
bạn học của tôi thì được cho biết ổng bị VC xử bắn vì
vẫn hoạt động chống VC sau 1975. Xin đứng nghiêm
kính cẩn chào người anh hùng Ông Văn Chính. Khi ở QÐI mặc dù
tôi không có nhiều thì giờ nhưng ông Chính và tôi rất thân nhau và hay nhắc về
những ngày ở trường Bộ Binh Thủ đức.
Thật đáng
nghiêng mình kính phục Đại úy Ông Văn Chính, người huấn luyện nghiêm khắc nhưng
xứng đáng với khí tiết trọn vẹn."
Cám ơn bạn
Hòa và rổi rảnh viết cho nhau.
Thân chúc
gia đình mạnh khỏe, an vui !
Huỳnh Văn Công / Hoà
Lan
“Có bữa chúng tôi ra bãi bắn học xử dụng súng nặng như Ðại
Liên M30, M72, súng Cối 80 ly, Ðại Bác 105 ly không giựt và ném lựu đạn M26.
Những loại vũ khí hạng nặng ác ôn này hình như thứ nào tôi cũng xử dụng một
cách rất ư là… bết bát. Thấy thằng bạn đứng thế thủ, kê khẩu M72 lên vai nhắm
bắn xe tăng, biết là nó trúng rùa nhưng tôi vẫn bái phục, móc gói Bastos xanh
chia cho nó một điếu.
Trưa hừng hực nắng lăn quăn Ra bãi tập bắn xe tăng lật lìa
Bắn khu tử giác, bắn bia Mà cứ tưởng bắn từng tia nắng thù.
………………………………………”
“Chín tuần qua một cái vù Thằng nào thằng nấy như tù được
tha Thằng thì ngồi thở hắt ra Thằng thì sướng tít như là gặp tiên
Sau đó, Tân Khóa
Sinh được làm lễ gắn Alpha tại Vũ đình trường, hãnh diện trở thành Sinh Viên Sĩ
Quan trường Bộ Binh Trừ Bị Thủ Ðức.
Hôm nay lễ gắn Alpha
Diện đồ tiểu lễ mình ra xếp hàng Vũ đình trường nắng chang chang Mà sao mình
vẫn thấy man mác trời
Lúc này, SVSQ không phải bồng súng chạy nữa, mà đi đứng
thong thả hơn, oai phong lẫm liệt hơn và có quyền tới phiên đi… bắt nạt đàn em.
Huynh trưởng mà em! Thi hành trước khiếu nại sau. Còn cơm nhà bàn nhiều anh
chê, ra ăn cơm ngoài ở khu Gia Binh, khu Sinh Hoạt, hoặc khu Thiết Giáp, tuy
tốn tiền nhưng ngon hơn, lại có nhạc để nghe và có các em để… nhìn lén cho đã
thèm.
Giờ thì chê cơm nhà bàn Ăn cơm ghi sổ có màn khá hơn Lại
được nghe nhạc xình xang Nhất là được hỏi: “Dạ, chàng dùng chi?”
Thực vậy, lính tráng học tập lâu ngày được phép xuống khu
gia binh chơi vừa thấy nhà cửa, quán xá đèn đuốc tùm lum, nhất là nhát thấy
bóng hồng ai mà không nôn nao, háo hức.
Có xuống chơi khu gia binh Mới thấy quán xá rất tình, rất
thơ Ðèn đóm dìu dịu, mờ mờ Còn mấy con nhỏ đẹp mơ đẹp màng
Bất cứ khóa huấn luyện quân sự nào hầu như cũng đều có các
bạn ngoài Trung vào học. Những vị này thường tụ thành một nhóm chơi chung với
nhau. Trong phòng tôi có hai anh Quảng Nam hiền lành, nẫu nẹc, sau lễ gắn Alpha
về xù xì tâm sự với nhau. Tôi nằm nhắm mắt làm bộ ngủ, nhưng tò mò lóng tai
nghe mà cười thầm trong bụng. Ðại khái như (xin ghi bằng thơ) :
– Ra trường mầy đi
lính chi? – Nhất định là lính Rằn Ri. Còn mầy? – Tao thì Quân Cảnh, tối ngày –
Tìm ba thằng lính như mầy, nhốt chơi
Ngoài ra, Ðại Ðội 21 còn có những vị khoa bản, trí thức mà
tôi mạn phép liệt kê dưới đây: 1- Anh Nguyễn Quốc Trụ, Cao học Bang Giao Quốc Tế, Giảng viên Ðại Học Hòa Hảo, sau cùng
là Giảng viên trường Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt. Anh gốc Bắc chung Trung đội
với tôi. Sau 75, trong tù cải tạo Trảng Lớn anh Trụ đã cải lý với Chính Trị
Viên Việt Cộng rồi Chính Ủy VC khiến chúng nó cứng họng đâm ra thù ghét anh.
Kết quả anh Trụ bị nhốt conex lâu ngày. Cuối cùng chúng đưa anh ra tòa, bị buộc
tội phản động, chống chế độ và bị xử bắn. 2- Anh Võ Duy Thưởng, cựu lãnh tụ Sinh Viên Luật
Khoa, sau là nhân viên Trung Ương Tình Báo, chức vụ sau cùng là Thứ Trưởng Bộ
Tư Pháp QLVNCH. Hiện sống ở California. 3- Anh Ðoàn Kỉnh, sinh viên Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, lãnh tụ Sinh Viên tranh đấu
rất nổi tiếng. Hiện ở đâu bên Arkansas. Tôi còn nhớ năm 1969, sau nhiều lần
Sinh viên Học sinh phối hợp xuống đường tập thể, một buổi trưa, Ðoàn Kỉnh, Phạm Quang Phước,
Trần Văn Quí, Trần Nhật Nam và tôi âm thầm đèo nhau trên 3 chiếc Honda tới Quốc Hội biểu tình. Sau
khi quan sát tình hình, bất thần Ðoàn Kỉnh và Phạm Quang Phước xô ngã hàng rào sắt, chạy ùa vô tới trước cửa Quốc Hội
ngồi xuống, giăng biểu ngữ. Sáng ngày hôm sau báo chí hùa nhau đăng tải tin tức
giựt gân bằng những tít lớn như : Lãnh Tụ Sinh Viên Ðoàn Kỉnh đơn thương độc mã xông vào
Quốc Hội hoặc Lãnh Tụ Sinh Viên Ðoàn Kỉnh bị đánh ngất xĩu trước Quốc Hội, chở đi mất tích… Năm 1980 tại
trại tỵ nạn Leam Sing, Thái Lan tôi có đọc một bài báo phỏng vấn cựu sinh viên Ðoàn Kỉnh về vai trò lãnh tụ sinh viên
của anh trong quá khứ đã được anh bày tỏ sự hối tiếc muộn màng. 4- Ðoàn Ðình Ðông Hải, một cái tên nghe mênh mông
như… đường vào biển Triết. Tên như người, rất lập dị. Cũng vì hay lừng khừng,
lãng đãng hướng vào nội tâm mà Hải thường hay bị phạt và nằm phòng kỷ luật đều
chi. Sau này, một vị cựu Sĩ quan Cán bộ Ðại đội 21 nhắc tôi mới nhớ thêm Trương Nhị Ðông (Quân Cụ), hiện ở VN. Phùng Ngọc Thịnh (Quân Cảnh), hiện ở Ðà Lạt
hoạt động trong ngành Du Lịch. Lê Phát Ðược (Pháo Binh) đi diện H.O qua Mỹ năm 1995 v.v…”
KHOÁ 1/70
Vũ Tuấn phục vụ tại
Sư Đòan I,Trung Đòan I,Tiểu Đoan 3 .Trong trận Hạ Lào bị thương mảnh
đạn pháo kích ở đầu và thân tại căn cứ Lolo, được một binh sĩ đồng
đội cỏng tới một cái trãng thả khói trắng, ôm càng máy bay trực
thăng ,được xạ thủ đại liên Mỹ kéo vào trong máy bay đem về Lai Khê
rồi chuyển về Đông Hà viết.
“ Tôi là Vũ Tuấn hiện
cư ngụ tại Yokohana,Japan, cựu SVSQ khóa 1/70 Trường Bộ Binh Thủ Đức,
học giai đoạn I tại Trung tâm Huấn Luyện Quang Trung, học giai đọan II
tại trường Bộ BinhThủ Đức.Trung Đội Trưởng là Thiếu Úy Bá, Đại Đội Trưởng là Đại Úy Đức thuộc Đại
Đội 16,Tiểu Đòan I, KBC 4100.
Tôi đã được huấn luyện
đầy đủ cách xử dụng các vủ khí mới thời bấy giờ để ra chiến
trường.
SVSQ của Đại Đội tôi sau khi tốt nghiệp Chuẩn Úy đa số đi
học phi công lái trực thăng.
Năm 1964, tôi là một cậu
bé 15 tuổi đang học Trung Học thường đi theo chị tôi lên Liên Trường Võ
Khoa Thủ Đức thăm anh rễ tôi là SVSQ Dương Hiển Hẹ nhập ngủ khóa 19.
Có một kỹ niệm tôi còn nhớ mãi lúc rời Trường Võ Bị ra
về thì trời sắp tối, chị tôi lúc đó đang mang thai cháu trai đầu
lòng nhưng may quá gặp kịp chuyến xe Lambretta
ba bánh chở khách cuối cùng đườngThủ Đức Saigon.Trên đường về ,tôi
thấy cảnh vật vắng tanh,dọc hai bên đường xếp đầy những ống cống
ciment có đường kính rộng cả mét đang chờ chôn lấp để thoát nước mưa
đọng làm hư hỏng xa lộ.
Nhớ lại quá khứ, tôi thấy quả thật miền Nam VN lúc đó là
thời v̀ang son không bao giờ có thể tìm lại nữa.Tiếc thương thời đó
vô cùng,tiếc thương những bạn của tôi đã bỏ mình trong chiến tranh
quá khứ.
Kể chuyện trận
chiến Khe Sanh năm 1971.
Tháng 8-70 tôi ra trường về sư đoàn
I, trung đoàn I, tiểu đoàn 3 do trung tá Võ Toàn làmTiểu ĐoànTrưởng.
Đầu năm 71,chúng tôi được lệnh hành
quân sang Hạ Lào. Đến Khe Sanh buổi chiều
, trực thăng bốc chúng tôi qua biên giới, ở đó khoảng tuần lễ để lục soát kho
tàng và các nơi tiếp liệu xăng nhớt của địch dùng cho chiến xa chạy dọc
theo đường mòn HCM.
Sau đó trực thăng bốc chúng tôi
lên căn cứ hỏa lực LOLO để xây dựng
lại căn cứ dưới làn đạn pháo kích 130 ly của địch, pháo nhiều đến nỗi tôi
thấy Trung úy Tuấn tay thì moi đất
đào hầm tay thì cầm xẻng che đầu,trực thăng tải thương tiếp tế đều không thể
xuống được,lớp đói khát, lớp bị thương rên la bên những xác chết bắt đầu thối.Trung
tá Toàn gọi tôi lên bảo mang trung đội viễn thám qua đồi bên cạnh
canh chừng delo VC cách đó khoảng 4cs đường chim bay.Thật may mắn cho chúng
tôi, qua đồi này không bị pháo kích nữa…
Chúng tôi ở đồi nầy khoãng 10
ngày thì được lệnh của tiểu đoàn trưởng gọi trở về căn cứ LOLO.
Trong rừng chúng tôi tìm đường
về tới Căn Cứ mất 4-5 ngày.Khi về gần tới căn cứ LOLO, tôi nghe qua máy truyền tin tiểu đòan trưởng kêu gọi rút
lui xuống đồi và nghe tiếng reo hò của địch “HÀNG SỐNG CHỐNG CHẾT”.
Trung đội tôi là trung đội
cuối cùng của Tiểu Đoàn 3 chạy tụt xuống một cái dốc, băng qua một
gìòng suối để chạy tới một cái TRÃNG.
Trung đội tôi chạy trước,Tiểu
Đoàn 4 chạy sau trong lúc địch pháo kích.
Tôi bị trúng thương ở đầu và thân bởi
mảnh đạn.Một binh sĩ của tôi liền cỏng tôi chạy lên dốc tới một cái
Trãng khác nghe có tiếng máy bay trực thăng và có thả khói trắng. Tôi
thấy có 2 chiếc trực thăng vừa tắt máy đáp xuống.Phi công Mỹ đưa tay
vẩy chúng tôi.Tôi lấy hết sức minh chạy tới ôm ngay càng máy bay đúng
lúc máy bay cất cánh.Viên xạ thủ đại liên người Mỹ thấy đầu tôi bị thương,
kéo ngay tôi vào trong máy bay đem về Khe Sanh rồi sau đó chuyển về
Đông Hà.
NHẮN TIN.
Kính gửi Quý bạn thuộc tiểu đòan 3,Chỉ Huy bởi Trung Tá
Võ Tòan.
Hiện nay ai còn còn
sống sót xin hãy liên lạc với Vũ Tuấn theo địa chỉ email tuanhue_203@yahoo.com
hoăc hehienduong@yahoo.com .
Vũ Tuấn hiện nay đã về hưu tại Japan, vẫn còn nhớ thương
Quý Bạn Đồng Đội và rất muốn nhiệt tình gửi lời cám ơn chân thật
tới Quý Bạn đã cùng che chở nhau trong một trận chiến khốc liệt của
Lịch Sữ VN cận đại khó quên.
Vũ Tuấn kính cẩn dâng lời cầu nguyên siêu thăng Lạc Cảnh
cho những bạn đã hy sinh trong tṛân chiến nầy .
Vũ Tuấn nhiệt tình biết ơn Vị Xạ Thủ đại liên người Mỹ
đã kéo Vũ Tuấn vào trong máy bay.
KHÓA 4/72
Nguyễn Võ Tiếp/Kỹ Sư Cơ Khí/ biệt phái
Viện Quốc Gia Định Chuẩn viết:
Trường Bộ
Binh Thủ Đức đã r̀en luyện nhiều cấp chỉ huy cho chiến trường VN trong
tinh thân hửu : " Huynh Đệ. ..Chi Binh"
KHOÁ
7 TRƯNG TẬP QUÂN Y
Đinh Xuân Dũng/Bác Sĩ Y Khoa viết :
Tôi Đinh Xuân Dũng Khoá 7 Trưng Tập Quân Y Quân
Lực VNCH ( Khoá Y Khoa Sài Gòn 1965 ) chỉ học hai tháng quân sự tại Quân Trường
Bộ Binh Thủ Đức mang lon Trung Úy đi học .
Updated 11-Feb-2017
Updated 11-Feb-2017
Khoá 7/68
Bùi Ngọc Hồng
sinh viên sĩ quan khoá 7/68 ,còn nhớ Trung đội trưỡng là Thiếu uý
Phạm Văn Hải, Đại đội trưỡng là Đại Úy
Vinh.
Sau khi tốt nghiệp cuối năm
1968,được đưa về Tiểu Đoàn 91 Biệt
Kích Dù, đóng tại Nha Trang do Đại tá Phạm Huấn chỉ huy.
Đầu năm 1970 đi hành quân tại quận Đức Dục tỉnh Quảng Nam, rồi sau
đó đi hành quân tại Campuchia.Năm 1971, đi hành quân tại An Khê.
Năm 1972 đổi qua Đại Đội 6 Trinh Sát Dù, đi hành quân tại Long Khánh.
Cuối năm 1973, đi hành quân tại Quảng Trị và đóng đồn tại đó cho
đến khi đầu hàng tại chỗ tháng ba năm 1974.
Được cho về nhà một tháng rồi bắt
buộc đi trình diện cải tạo tại quận Đức Dục, quận Kỳ Sơn và cuối cùng tại quận An Điềm tỉnh Quảng Nam trong 7
năm.
Qua rồi một thuở xuân xanh.
Cuốn theo thác lũ chiến tranh tương tàn.
Nay già, mất bạn... ly hương.
Hỏi cùng máu Việt, ai xui hận thù ?
Cấp bậc sau cùng của Bùi Ngọc
Hồng là Đại uý, hiện đang cư ngụ tại bang California Hoa Kỳ,là em rể của Henry Dương.
updated ngày 12-Apr-2017.
updated ngày 12-Apr-2017.
Khoá 25 SQTB/TĐ
Tôi gốc
làng LaQua đến 11 đời ( thình thình như cái đình La Qua) quê cha dưới thành tinh Quảng Nam nửa cây số, thời Pháp là vùng xôi
đậu.
Ba tôi
qua sông Phú Chiêm bị ca-nô Pháp từ Hội
An lên rượt bắn ghe chìm , ông ta cứu được mấy người nhưng đến người cuối
cùng thì đuối sức nên chết cả hai, năm đó ba tôi 32 tuổi còn tôi 10 tuổi (1951) .
Mẹ tôi lúc đó 30 tuổi làm ruộng nuôi 3 đứa con ( em gái tôi lên 6, em trai 1 tuổi
) cho đến lúc chúng tôi trưởng thành và có gia đình đó là nhờ sự chịu khó và
cưc khổ vô bờ bến của mẹ tôi. Khi mẹ tôi mất 1999 tôi viết dâng mẹ tôi lời Hiếu Niệm trước khi về nơi an nghỉ cuối
cùng ( tôi kèm theo sau đây khi nào rảnh anh đọc sẽ rõ hơn vì hơi dài)
Tôi gỏ đầu
trẻ chỉ được 12 năm trong đó có 3 năm lính, Mậu thân mới ra trường khoá
25 SQTB Thủ Đức,ra trường đậu 5/2000
tân SQ nên về nắm trung đội giữ Bạch Dinh Vũng Tàu.
Năm 1970 được đi học lái máy bay A37 ở Mỹ nhưng có lệnh biệt phái nên từ
chối, chứ đi thì không biết bây giờ ra sao.
Ở Cải
tạo về nhờ bà xã cần cù buôn bán vĩa hè nên 5 cháu đều có Đại học, nay có gia
đình riêng cả nên v/c tôi giao lại nhà ở ĐN cho mấy cháu để về quê sống với
mảnh vườn nhỏ của cha mẹ để lại, còn chú em thì trước kia quân cảnh nên đã đi
diện HO, đang ở Washington DC.
HIẾU NIỆM
..............................
Thế là
hết từ nay mãi mãi
Chẳng bao
giờ thấy lại bóng thân
Mẹ ơi con
cháu xa gần
Về nhà
vắng mẹ buồn dâng chừng nào
Vườn rau
sau đâu nào bóng mẹ
Cải trước
nhà vắng bóng lom khom
Cỏ lên
chẳng thấy Mẹ làm
Trông rau
diếp cá lòng càng nhớ thương
Con xin
nguyện khắc xương tạc dạ
Công sinh
thành kiêm cả công Ba
Mẹ vừa
làm Mẹ làm Cha
Công ơn
của mẹ như là đại dương
Con xin
đốt nén hương quì lạy
Khấn văn
nầy bày tỏ ơn sâu
Mẹ ơi con
cháu về sau
Làm sao
trả được ơn dày thế kia.
Trăm lạy
Mẹ trăm ngàn lay Mẹ
Hiếu tử Nguyễn Đình Tri
Ngày tiển biệt Mẹ 10/02/1999
--------------------
UPDATED Ngày 26-3-2019
--------------------
UPDATED Ngày 26-3-2019
Bạn Hòa mến !
Trái đất
vẫn nhỏ và sau 50 năm chúng ta lại gặp nhau dù trong không gian ảo (
email) nhưng là sự thật về những ngày cùng vai mang ba-lô, tay cầm súng
trường nặng chịch, khi đi, khi chạy theo nhịp quân hành hành, lúc lê
thê lếch thếch nhưng " cố gắng" hết lòng vì tương lai
" Tổ Quốc-Danh
Dự-Trách Nhiệm " và
gần hơn hết là bị phạt hít đất/nhảy xổm...nhưng may mắn, chúng ta cùng
Đại đội 10 và Đại đội trưởng là Trung úy Trần Văn Ba, người hiền hòa và với khóa sinh
nhiều tính huấn luyện hơn huấn nhục vì vậy chúng ta ít bị vất vã quá sức
trong chương trình thụ huấn ? Huynh đệ chi binh là đây ?
Đại đội
10, có 4 trung đội thì tôi ở Trung đội 37 nhiều khóa sinh lớn tuổi.
Tôi sinh 1940 lớn hơn Hòa 2 tuổi, lập gia đình lúc 23 tuổi , mới có một trai vừa 4
tháng thì cha đi vắng ngót 16 năm (10 năm lính + 5 năm 1/2 tù không
tội, vì vậy khi vượt biên ngày 28-09-1981 cháu theo sát tôi và mẹ
cùng 3 em của cháu đến đoàn tụ 08-04-1984)
Đang sống nghề
dạy học được 3 niên học rưởi, được động viện từ Khóa 19,hoản về
rồi được gọi Khóa 20 hoản về gọi Khóa 20 phụ lại hoản về...
mộn dạy của mình người khác nhận, trở về chỉ dạy thay các thầy/cô nghỉ phép,
thì giờ còn lại làm bất cứ việc gì đó, rất linh tinh...khi Ban Giám
Học thấy cần!
Khóa 21 lại gọi và hoản về; thôi thì viết ít
chữ gọi là đơn xin nhập ngủ, đơn được chấp thuận.
Khóa này đông hơn hết từ 20
khóa đã qua của Trường Bộ Binh và kéo dài đến 13 tháng.Sau giai đoạn
I, tôi được xếp hạng thứ 3 trong 37 Sinh viên sĩ quan chuyển về Trường
Quân Nhu học chuyên môn trong Trại Lê Văn Duyệt - Sài gòn.
Tôi là Công / trung đội 37 còn
Công/trung đội 39: người cùng bạn
Hòa thao vợt thể lực do Binh Chủng Dù thực nghiệm; nếu tôi nhớ không lầm Công
này là Huấn luyện viên thể dục trung cấp; dù sao Công nào khi
bạn đồng khoá hỏi râm ran khi vừa lên giường ngủ vào mỗi tối:
Công ơi ! ngủ chưa ? Cứ trả lời gọn:Ngủ rồi ! thì không còn bị mè
nheo gì tiếp theo nửa.
Cái giá phải trả
về tinh thần vệ quốc của chúng ta đắt quá?
Gia đình
bạn sau 15 năm mới trùng phùng...cũng may bạn có chí khí, đến
phần đất lạ vẫn vươn lên và sau đó lo cho con dù chúng thất học với
bọn khỉ ( mà học với chúng được gì ? ) rồi cũng nên danh nên phận! Chúng
ta xong vai trò làm cha và con cháu bây giờ hết sức nể phục ba mẹ chúng...được
giáo dục sau này ở Âu - Mỹ.
Trong hội ngộ
gia đình, 4 con chúng tôi: Sơn-Hà -Việt-Nam và tiểu gia đình
chúng nó muốn Ba-Mẹ kể chuyện xưa và nghe xong le lưỡi: nếu là tụi con
không biết giải quyết làm sao ?
Giải quyết làm
sao ? Cứ bước tới! Nếu có niềm tin, cứ đi khi đến bên bờ vực thẩm
Thiên sứ của Chúa Hằng Hữu sẽ nhắc qua, cuộc đời Ba-Mẹ là vậy!
Đầu tháng
10-2015 này, ngày 03 tôi đi vào 3/4 thế kỷ và các con cháu tôi, hiện
nay nảy nở đến 16 người với 3 thế hệ",chúng vui lắm, đòi làm
tiệc lớn nhưng tôi cười: đông đủ con cháu là ba vui chứ tiệc tùng
gì;cần dành nhiều thị giờ ôn cố tri tân vã lại mới 23-03-2013 vừa qua
các con đã tổ chức "Kỷ niệm 50 năm Ba-Mẹ cưới nhau"đã đủ
lắm rồi!
Bên Hoa kỳ, bạn
còn gặp được nhiều bạn đồng khóa, đồng nơi thụ huấn chứ đất Hòa
lan nhỏ như tiểu bang nhỏ bên Hoa kỳ có độ mươi ngàn người Việt nam nhưng
sống rải rác các nơi...chúng tôi lập Hôi Quân Cán Chính mỗi năm họp mặt 1 lần
chỉ vì người Việt nam luôn tìm đến nhau.
Anh Đỗ Kim Bảng
sinh năm 1932 lớn hơn tôi 8 tuổi và lớn hơn bạn 10 tuổi.Anh ấy cũng có
những năm " tù không tội " nên bây giờ yếu đau là lẽ dỉ
nhiên.Qua nhưng ngày tù, dù ít năm hay nhiều năm vết hằn vẫn thật sâu.Liên
lạc với anh, xin chuyển cho lời thăm.
Bạn cứ tiếp tục
công việc là phải, cho cơ thể hoạt động và tuổi thọ không lú lẫn ! Tôi hồi
hưu từ 2005 nhưng mỗi ngày đều chăm sóc vườn rau đủ thức ăn tươi
và không bón phân hóa học-nếu ngồi yên thì tuổi thọ sớm chấm dứt lắm.Tuổi
này chúng ta làm không vì nhu cầu tiền bạc nửa nhưng giúp cơ thể
vận động rất tốt.Nhiều người hỏi tôi làm thế nào vẫn còn khỏe ? trả lời
: làm việc !
Đọc email bạn
víêt, cãm động lắm nhất là bài viết
về Đà nẳng.Chứng nhân lịch sữ phải lên tiếng, còn mấy tay viết sử ngồi
ghế bành, nghe người thuật lại làm sao đúng cho được, dẫu học vị của
họ đầy đủ?
Thật đáng
nghiêng mình kính phục Đại úy Ông
Văn Chính, người
huấn luyện nghiêm khắc nhưng xứng đáng với khí tiết trọn vẹn.
Cám ơn bạn
về tin vị Trung đội trưởng
rồi Đại đội trưởng đội 10 khóa 21 này :
" Ðại Úy Ông Văn Chính.
Ông Chính về sau là Ðại Úy Chính
làm Phòng 3 Quân Ðoàn I còn tôi làm Văn Phòng Tư Lịnh.
Anh em thỉnh thoảng vẫn gặp nhau
ngắn ngủi tại CLB/QÐI ăn sáng. Sau nầy tôi hỏi một người bà con của ổng cũng là
bạn học của tôi thì được cho biết ổng bị VC xử bắn vì
vẫn hoạt động chống VC sau 1975. Xin đứng nghiêm
kính cẩn chào người anh hùng Ông Văn Chính. Khi ở QÐI mặc dù
tôi không có nhiều thì giờ nhưng ông Chính và tôi rất thân nhau và hay nhắc về
những ngày ở trường Bộ Binh Thủ đức.
Thật đáng
nghiêng mình kính phục Đại úy Ông Văn Chính, người huấn luyện nghiêm khắc nhưng
xứng đáng với khí tiết trọn vẹn."
Cám ơn bạn
Hòa và rổi rảnh viết cho nhau.
Thân chúc
gia đình mạnh khỏe, an vui !
Huỳnh Văn Công / Hoà
Lan