WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, May 25, 2012

GẶP LẠI BẠN CÙNG SỞ Ở TUỔI CUỐI ĐỜI

 Tới mức ăn thua

Dòng sông nào rồi cũng xuôi về biển cả. Có những dòng sông chảy êm đềm giữa đồng bằng phì nhiêu ,vườn cây ăn trái xanh tươi ,giữa ruộng lúa bạc ngàn.Có dòng sông lên gềnh xuống thác trước khi đổ ra biển tắp rác rưởi vào hai bên bờ để còn giữ lại con nước trong mát. Những dòng chảy cũng có thể chia sẽ nhau , hợp lưu để cùng ra biển cả .
                                             ---------------------------------
Vài năm trước tôi gọi thăm anh Lê tấn Lộc, bào huynh của giám đốc Lê tấn Kiệt tức nhà văn Kiệt Tấn,thì đúng lúc anh đạt tuổi “thất thập cổ lai hy”,anh cười trả lời tôi “tới mức ăn thua”.Đả mấy năm rồi tôi chưa có dịp nói chuyện với anh để xem anh chạy nước rút ra sao.Nhưng qua những emails anh gởi cho tôi ,thì thấy anh vẫn sung mản nào sinh hoạt của “lính già”,có cả album sexy yoga.Vậy ,tuổi vàng vùng Québec, Canada sinh hoạt tốt.Còn các vị tuổi hạt của gia đình VQGĐC ở nơi khác thì sao?
 Vừa qua nhà văn Kiệt Tấn gởi tặng tôi quyển “Người em xóm học”,sách được in tại Việt Nam ,kèm  một lá thơ trả lời tôi .Trong thơ ông cũng cho biết qua về sức khoẽ,sinh hoạt văn chương  và đặc biệt về cái nhìn đời ,và dòng đời khi đả qua tuổi “thất thập cổ lai hy”.Trong thư có đoạn ông viết :”có bài tiểu luận Thích Giả Ngộ anh đọc chơi đở buồn .Có ý kiến gì không? Từ trước đến giờ tôi viết với giọng văn bởn cợt cũng là theo nghĩa ấy.Đại khái ,tôi quan niệm : ở đời chuyện gì cũng quan trọng .Nhưng nghỉ cho cùng ,cũng chẳng có gì quan trọng .Anh nghỉ sao ? Nhìn lại thấm thoát đả “thất thập cổ lai hy”.Tưởng chừng như mới hôm qua ,lần đầu tiên lên máy bay vèo vèo qua Xứ Tuyết  du học.Québec,rồi Paris,rồi Saigon,cuối cùng cắm dùi ở Paris .Biết bao nước đả chảy qua cầu.Và cũng biết bao “người tình bỏ ta đi như những dòng sông nhỏ”Đa mang chi nữa tình mây nước? Để mặc sương sa bạc mái đầu”.
Ngồi kiểm điểm lại các thành viên trong gia đình VQGĐC ở tuổi “thất thập cổ lai hy “ cũng bộn,và tuổi đôn quân cũng không kém.”Lẩm cẩm” tôi ghi nhận chung chung ,và để từng vị bổ túc phần mình tạo thành một bức tranh đầy màu sắc ,sinh động .
1-Không nghe ông Tổng giám đốc Phí Minh Tâm nói về mình,nhưng qua những sinh hoạt hội đoàn,thay mặt bạn bè thăm thầy củ viếng mộ cô Ký. Ở vào thế hệ chúng ta trải qua bao biến cố của đất nước và những khó khăn của bản thân,nhưng ông đã hái được quả chín ngọt liệmtình thầy trò” trên đỉnh cao của cây “đức hạnh” mà hiếm có người vớtới. Ông đi hành hương xứ Phật,viếng Dharmasala ,được gặp Đức Đạt Lai Lạt Ma ,về thăm quê hương Việt Nam .Tất cả cho thấy ông Tổng còn kiện khương,mừng cho ông .Đầu tàu có mạnh thì các toa mới có thể chất thêm năng lượng.     
                                                             
Từ trái sang phải.
TGĐ Phí Minh Tâm , Đặng Trung Ngôn , Dương Hiễn Hẹ,
                                   Nguyễn Võ Tiếp , Vũ Văn Thượng , Trần Thị Vi                                    
2- Ông phụ tá Lê Dư Khánh may mắn trên đường tìm tự do và đã được định cư tại Canada từ năm 1979 ,nơi ông đã du học trong thập niên 60 .Ông đả làm việc cho chính phủ Québec từ năm 1981 cho đến ngày nghỉ hưu (6-2006) .Là một thanh tra trong nhiều năm khiến ngòi bút của ông Phụ tá Giám Đốc Phát Triển Định Chuẩn đã sâu sắc càng trở nên chắc nịch. Tuy nhiên, nay về già ông thích giao lưu bạn bè với tình cảm rất chân thật ,thích du lịch đến những nơi chưa biết. Ông và gia đình hiện sống hạnh phúc tại Gatineau, Québec,Canada.


Từ trái sang phải.
Lê Dư Khánh , Vũ Văn Ninh , Đinh Nguyên Trình Giang ,
Nguyễn Văn Tĩnh , Trần Đình Ánh , Hồng Thị Phi Yến .
( Đnh Nguyên Trình Giang đội mủ do Dương Hiễn Hẹ vẽ và in
 tại  Sundance Graphics Inc / Orange County / USA )
         
3- Ông chánh sự vụ Đinh Nguyên Trình Giang,người tôi rất mến mộ từ lúc khi còn là tân binh của VĐC ở 30 Gia Long .Tính ông xề xòa chẳng làm ai mích lòng .Ngoài nghề viết tiêu chuẩn ,ông còn là tay cao thủ trong môn xì phé,mà Bộ Kinh Tế ai cũng biết tiếng.Ông có tướng đi rất giống cố Tổng thống Ngô Đình Diệm,nhưng cung quan lộ không biết vì sao không phất ? hay ông không màn danh lợi ,an phận phục vụ tại VĐC. Vào tuổi “thất thập cổ lai hy” ,bạn bè rất mừng khi lần đầu nhận được ảnh ông gởi qua email,ông trông khoẽ mạnh , thon thon và  trẻ ra .Về già ông nghiên cứu môn dưởng sinh ,tự giúp mình và giúp nhiều người tại NaUy ,nơi ông và gia đình sinh sống. Trong liên lạc ,sở trường của ông là làm “vè”.Nhắc đến ông Giang là nhắc đến một người bạn dễ tính ,buông bỏ mọi chấp chước ,và cười “Hì” một tiếng mọi sự đâu vào đấy.
4- Kỷ sư Dương Hiển Hẹ,trưởng phòng thí nghiệm vật liệu nhẹ gồm vải sợi,giấy và cao su .Dưới trướng kỷ sư Hẹ có anh Đặng Khải Nghĩa và tôi .Sau 1975 có cô Lê thị ngọc Sương ,kỷ sư hóa học vào thực tập.Kỷ sư Hẹ gốc nhà binh ,thêm tính tình điềm đạm ,giỏi về kỷ thuật nên được chúng tôi kính nể và chấp hành nghiêm chỉnh. Kỹ sư Hẹ trước khi  được chuyển về phục vụ tại VQGĐC là một sĩ quan trừ bị khóa 19 Trường Bộ Binh Thủ Đức,đã từng đảm nhận rất lâu công việc làm của trưởng phòng Quân Trang Dụng thuộc Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu / QLVNCH đồn trú tại số 4 đường Đồn đất ,Quận Nhứt Saigon .

Trong thời gian phục vụ cho Quân Nhu,anh đã được đề cử đi tu nghiệp một lần tại Yokohama Japan (1968) và hai lần (1970,1973) tại US Army Natick Laboratories.Mass để học hỏi kỹ thuật vá cách thức nghiên cứu cải tiến áp dụng về bộ môn vải sợi gồm có nhuộm vải,in bông ngụy trang và những phương pháp trắc nghiệm kiểm tra chất lượng sãn phẫm hoàn tất.

Sau này ra hải ngoại,anh em VQGĐC nối lại liên lạc thân thiết cũng nhờ anh và anh Khánh .Kỷ sư Hẹ là người làm việc không mệt mỏi,công ty anh làm việc rất trọng dụng anh do kỷ năng của anh rất cao.Nay đả qua tuổi “thất thập cổ lai hy “ anh vẫn say mê học hỏi về computer .Anh hiện là chủ biên của hai websites ,một của VQGĐC ,một của TTKTQN.Anh đăng những bài thấy mang lại lợi lạc cho mọi người , ngoài ra anh cũng phổ biến những kỷ thuật in ấn mà anh đả nghiên cứu và áp dụng cho công ty anh làm việc trong nhiều năm tại California, Hoa Kỳ. Kỷ sư Hẹ còn là người tu tập khá sâu sắc về Phật giáo, lẫn Thiên chúa giáo.Có lẽ hai người con anh thụ hưởng gene của anh ,nên đổ đạt PhD cả.Kỷ sư Hẹ xứng danh chiến sỉ già kiên cường .
4- Kỷ sư Nguyển Vỏ Tiếp trong mọi trao đổi điện thư với bạn bè trong  gia đình VQGĐC đều ký Tiếp/già  66 cho năm nay 2012,để tự nhắc nhở mình phải đạt được những mục tiêu đề ra ? Có lẽ KS Tiếp là một trong số ít thân hữu sinh hoạt các hội đoàn thường xuyên, anh chị đi du lịch rất nhiều và sắp đi cruise Alaska và không quên rũ bạn bè cùng đi cho vui.Cuộc sống gia đình KS Tiếp rất hạnh phúc ,con cái đều thành danh ,nên không nghe nói đến hưu trí ,nhưng vẫn có đủ điều kiện sống thoải mái.Mừng cho KS Tiếp có nhiều hạnh phúc và năng lượng trong cuộc chạy đua “tới mức ăn thua”.
Từ trái sang phải.
Trần Quốc Dũng , Trương Thị Như Thủy , Đinh Văn Tân ,
Quản Thanh Thuỷ , Cao Ngọc Tú , Tôn Thất Tuệ
                                                                                  
5- Phó tiến sỉ Quản Thanh Thủy,một trong số ít người ổn định sớm cuộc sống nơi xứ người sau năm 75 .Chị đả là công chức của chính phủ Canada vào năm 1981 .Mươi năm sau đó không muốn bị thuyên chuyển xa gia đình ,chị bỏ việc để học computer và đả trở thành consultant trong nghành hoàn toàn mới mẽ với nghành học mà chị đả có học vị cao.Nói qua quá trình vượt thắng trong cuộc sống để chúng ta thấy chị là người đáng nễ .Tính tình hiền hòa ,mến bạn ,tuổi còn trẻ chưa nghe chị nói đến hưu trí.Con đường trước mặt thật thênh thang.
6- Phó tiến sỉ vất lý địa cầu Đinh Văn Tân ,mà tôi được gặp lại tại Canada sau năm 75.Tính tình hiền hòa hay cười hơn nói.Từ ngày gia đình VQGĐC nối kết trên mạng ,thỉnh thoảng anh mới email ,anh thích gọi điện thoại nói chuyện thích hơn vì được nghe nhau nói,nghe được tiếng nói giọng cười.Anh là người đa năng ,để sinh sống anh đả làm trong phòng thí nghiệm về nhuộm vải sợi,sau kiêm cả khâu sản xuất.Anh sợ ở nhà buồn và công việc cũng không mệt ,nên anh trù về hưu năm tới  .Cô con gái cưng lấy chồng bên Houston, Texas .Anh chị Tân bán nhà mua condo để khỏi bận tâm săn sóc nhà cửa , cào tuyết vào mùa đông ,và rảnh tay đi du lịch hay bay xuống Mỹ thăm con.Anh còn trẻ đường dẫn đến “mức ăn thua’ còn dài , nên không nghe anh nhắc đến.Khi đọc trang thư này ,xin anh viết bổ xung kế hoạch cho năm tháng “tuổi hạc”nhe.
7- Kỷ sư Đặng Trung Ngôn ,một kỷ sư trẻ và bảnh trai vào cùng một số kỷ sư và chuyên viên khác nhằm tăng cường nhân lực trong sự phát triển của VQGĐC.Sau khi liên lạc được ,biết anh đả làm việc trong nghành điện trong nhiều năm , sau này ra làm địa ốc tại California .Anh vốn người giao thiệp rộng ,vui vẽ nên dễ thành công trong nghề địa ốc. Anh chị thích đi du lịch ,sang cả Ai Cập xem kim tự tháp và xác ướp.Năm 2009 anh chị sang chơi Canada , chúng tôi có gặp anh chị. Kỷ sư Ngôn còn trẻ chưa tới tuổi về hưu ,nên không cần chạy nước rút .Các tay lực sỉ chuyên nghiệp chỉ chạy rút khi còn một hai “lap” cuối.
8- Kỷ sư Nguyễn Văn Tĩnh, tự Tĩnh râu .Trẻ đẹp trai thêm râu mép ,nên lập gia đình sớm hơn các bạn cùng trang lứa. Tôi may mắn được anh nhờ làm đại diện trong tiệc cưới .Gián đoạn một thời gian dài ,khi liên lạc lại biết anh và gia đình định cư tại Bỉ quốc .Vài năm đầu khó khăn anh vượt qua ,và làm việc trong nghành engineering về khoan dầu cho đến nay. Năm 2008 anh và gia đình đi một vòng Bắc Mỹ ,anh ghé Toronto ở chơi với gia đình tôi vài hôm .Tại Toronto anh chị  cũng có dịp gặp chị Thanh Thủy.Tại Montreal  anh chị được gặp anh chị Khánh-Cúc, anh chị Yến –Ngân , anh chị Tân-Lan.Vừa qua ,cô con gái út lên đại học, vào trường Y-Khoa ,anh nói còn phải cày thêm vài năm nữa mới nghỉ đến hưu.Anh Tĩnh cũng đang ở dạng chạy cầm chừng .Ba cháu lớn đả ra trường và đi làm ,nhà cửa khang trang ,hai anh chị đều làm việc ,cuộc sống thênh thang trước mặt.
9- Chuyên viên Đặng Khải Nghĩa ,người to lớn khoẽ mạnh,mỗi lần chơi bóng chuyền ngoài sân  Phòng thí nghiệm của Viện tại Khu Kỷ Nghệ Biên Hòa ,nếu ở team đối thủ thì phải ra hết từng công lực để ‘barrer” hay phải xuống tấn để đở cú đập banh của anh.
Trước khi được thuyên chuyển về VQGĐC, anh cũng là một sĩ quan trừ bị thuộc Cục Quân Nhu QLVNCH , đã làm việc rất lâu năm chuyên về bộ môn cao su,nhựa dẽo tại phòng Quân Trang Dụng của Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu và cũng đã được đề cử đi tu nghiệp tại US Army Natick Laboratories,Mass vào năm 1973 .
Anh lớn tuổi hơn tôi ,nên nay ở Pháp ,anh chắc đả có nhiều kinh nghiệm trong cuộc chạy nước rút .Anh Hẹ là bạn thân của anh Nghĩa ,có dịp liên lạc với anh Nghĩa cho thân hữu gởi lời thăm hỏi và rất mong nhận được thư của anh Nghĩa .
10- Chuyên viên Trần Đình Ánh,  một trong những tay chơi bóng chuyền cự phách của Phòng thí nghiệm,anh chơi cờ tướng cũng giỏi.Vắng bóng gian hồ ,khi thân hữu nhận qua điện thư hình ảnh anh và gia đình ,mừng quá. Sống tại hải ngoại ,anh nay là chuyên viên sữa computer,nghe anh Hẹ có lần yêu cầu anh viết kinh nghiệm nghề nghiệp để post lên website của VQGĐC  cho thế hệ đi sau học hỏi. Anh Ánh viết truyện rất hay ,bạn bè mong nhận được những bài viết của anh. Anh Ánh là một chiến sỉ trẻ của Viện ,nên có thể relax trước khi vào những “lap” cuối.
11- Kỷ sư Hồng Thị Phi Yến, người ăn nói nhỏ nhẹ lịch sự, tôi có duyên may gặp chị rất sớm tại Toronto. Khi tôi vừa từ Montreal dọn về Toronto tháng 7, 1981,thì một hôm đang đi bộ trên đường College gần đến đường University ,thì nghe ai gọi tên mình .Nhìn lại thì xe chị cặp xát lề,thế là hai cha con tôi phải lên xe để anh Ngân đưa về nhà chơi,lúc đó gia đình anh chị Yến-Ngân đang ở apartment  trong một building trên đường Wellesley .Sau đó không lâu gia đình chị dời về Montreal ,chị đi học lại để lấy lại bằng . Chị Yến sau đó làm việc cho công ty mỹ phẩm nổi tiếng tại Montreal  .Sau này ,tôi chỉ có dịp gặp lại chị trong đám cưới của hai cháu Giao Châu và Khiêm, con của anh chị Khánh.
Trong những dịp anh chi Tĩnh,và anh chị Tiếp-Thu sang Montreal  năm 2008 và 2009 bạn bè đều nhận được hình ảnh thì biết anh chị Yến-Ngân vẫn hạnh phúc.Bạn bè rất mong nhận được thư chị để nghe chị kể kế hoạch sống hưu trí của anh chị.
12- Chuyên viên Trần Thị Vi,người bạn đồng môn và đồng nghiệp,làm việc chung tại văn phòng Viện tại 30 Gia Long,Saigon.Khi tôi tu nghiệp tại Hoa Kỳ thì nhà tôi sanh cháu Thi tháng 6,1971 thì chị cũng sắp lâm bồn,nên nhờ tôi mua dùm một thùng gồm nhiều chai sữa và núm vú và cả máy hấp chai dùng cho trẻ sơ sinh .Nhờ vậy tôi mới biết và mua ngay hai thùng gởi bưu điện về cho nhà tôi ,để chị Vi ghé lấy.Một kỷ niệm tôi nhớ mãi.Anh chị Quí-Vi và ba cháu dọn về Toronto khoãng năm 1988-89 tôi không nhớ rõ.Chị là người năng động ,lúc nào cũng thích học hỏi, làm việc.Học lại ,nhưng công việc trong phòng thí nghiệm y-khoa chị không thích,ra buôn bán kẹt thiếu nhân lực.Chị sang Mỹ làm việc bao nhiêu năm . Nay ba cháu gái đều có gia đình , anh Quí đả hưu trí và chị cũng đả hưu trí năm ngoái.Vừa qua trong một điện thư ,chị cho bạn bè biết ,chị đang lo dọn về Toronto sống bên anh ,các con và cháu ngoại .Đối với cuộc sống, chị Vi có góp ý cho bài viết của tôi “một ngày của tuổi già”, chị viết “tôi sống rất thoải mái,muốn ăn thì ăn,muốn ngủ thì ngủ.Tôi rất yêu đời”.  
13- Sư huynh Tôn Thất Tuệ,người mà tôi không được gần gủi nên không biết nhiều về anh .Biết anh  qua những hoạt động thời sinh viên.Sau này sinh sống ở hải ngoại ,một lần anh gởi cho bài viết “gói măng khô” ,qua đó biết anh một thời gian khổ sau 75. Vừa qua khi nói đến anh  ,anh Giang viết “anh Tuệ nay đả gác kiếm”chắc anh Giang muốn nói thời gian anh Tuệ còn trong chính quyền trước khi về VQGĐC.Khi chị Như Thủy và ông xả đến thăm anh Tuệ tại tư trang ,mà chị Như Thủy có gởi ảnh cho bạn bè.Trông anh còn tráng kiện như một ẩn sỉ giữa không gian thoát tục.Xin anh cho bạn bè biết qua cuộc sống của anh khi qua tuổi “thất thập cổ lai hy”để bức tranh chung thêm hoàn chỉnh.
14-Chuyên viên Trương Thị Như Thủy, chị là bạn đồng môn với tôi ,nhưng khi chị vào làm việc cho Phòng thí nghiệm VQGĐC tại Biên Hòa ,không lâu thì đi tu nghiệp tại Hoa Kỳ.Chị bị kẹt do biến cố 30/4/75,chị ở lại Mỹ.Làm việc và lập gia đình. Tôi còn nhớ ,anh Khánh sang Mỹ và đến thăm gia đình chị.Nhờ anh Khánh cho biết ,chúng tôi có biên thiệp thăm hỏi vào dịp cuối năm  và chị đả hồi đáp kèm ảnh gia đình ,năm đó cảc cháu còn bé , thế mà mấy năm vừa qua các cháu đả đổ đạt và thành gia thất .Thật là hạnh phúc. Được biết chị làm việc trong phòng thí nghiệm của một bịnh viện gần nhà .Vừa qua ,chị bị té cần giải phẩu , nay chắc đả bình phục và đi làm lại ? .Chị Như Thủy còn trẻ hơn chúng tôi,những người  gần đến “mức ăn thua” mới chạy nước rút, chị có quyền thư thả, thong dong khi mà các cháu đả thành đạt cả rồi.
15- Anh Cao Ngọc Tú, nhân viên hành chánh kỳ cựu của VQGĐC ,mà anh Tiếp gọi anh Tú là niên trưởng , một danh xưng rất chính xác. Quê anh Tú ở Hóc Môn ,anh có chiếc Lambretta , mà vừa qua về Việt Nam tôi thấy Lambretta vẫn là phương tiện giao thông công cộng trên vài tuyến đường ngắn.Từ  2008 khi có sự giao tiếp giữa các thân hữu của Viện,được biết anh chị Tú ở San Jose, California .Anh chị vẩn khoẽ và thỉnh thoảng về thăm Việt Nam . Anh chị Khánh ,anh chị Tiếp Thu,anh chị Ngôn đều đả có dịp gặp và ăn cơm với anh Tú. Anh Tú có lẽ không quen dùng computer ,nên không được đọc thư anh viét.Nhưng người bản chất khoẽ mạnh , thành thật ,chăc chắn đời sống hậu 70 của anh Tú chắc êm đềm ,hạnh phúc.
16- Chuyên viên Bùi Tường Loan ,cũng là bạn đồng môn của tôi, chị đi Mỹ vào  giữa tháng 4/75 và định cư tại Virginia .Cô Loan đi vào ổn định rất sớm,về công ăn việc làm và đời sống.Cô làm việc trong phòng thí nghiệm của một nhà máy lọc nước. Rổi rảnh cô đi ghi học thêm về điện toán và lấy được BS.Khi chị Vi dời nhà xuống Toronto ,cô sang Toronto thăm, chúng tôi ,cô Thanh Thủy và chị Vi đón tiếp.Mừng vui gặp lại cố nhân.Sau đó mấy năm cô và gia đình đi hành hương các chùa của Toronto, chúng tôi lại có dịp gặp cô, và lần gặp gần nhất là trong đám cưới của cháu Giao Châu,con gái cưng  anh chị Khánh tại Montreal. Sau đó chúng tôi không được tin gì từ cô Bùi tường Loan.Chị Như Thủy ở gần cho chúng tôi gởi lời thăm cô Loan .
 17- Sư huynh Vũ Văn Thượng  ,người cùng họ với tôi ,nhưng vì xa xôi cách trở ,người làm ở văn phòng trung ương 31 Hàn Thuyên , kẻ làm ở Phòng thí nghiệm nên không có dịp gặp nhau ,biết nhau.Nhưng cuối năm vừa qua , về thăm Việt Nam sau 10 năm kể từ chuyến về lần trước. Rất may , anh chị Thượng cũng từ Pháp về, liên lạc được với anh .Anh chị rất nhiệt tình ,rũ chúng tôi đến thăm Dinh Độc Lập sau đó cùng ăn cơm với nhau , hôm đó có cả anh Trần quốc Dũng .Thật là cảm động và hạnh phúc vô cùng .36 năm  hơn nữa đời người ,gặp được nhau là một duyên lành quí hiếm. Sau đó , chúng tôi còn được gặp anh Thượng hai lần nữa để hàn huyên cho thỏa lòng . Cám ơn anh Thượng ,người đả cho tình bạn nồng ấm ,mà hơi ấm vẫn tiếp tục sưởi ấm tim tôi.Về già ,các cháu đả thành gia thất, anh chị đi lại thường xuyên Pháp và Việt Nam,anh trải nghiệm ra sao ,xin viết để chia sẽ cùng thân hữu.
18- Kỷ sư Trần Quốc Dũng  ,người có duyên với tôi .Ngay từ thời ở Phòng thí nghiệm của Viện tại Khu Kỷ Nghẹ Biên Hòa , anh đả đặt nickname cho tôi “Xì ke man” ,có lẽ vậy mà sống ở Gia Nã Đại 32 năm ,xứ bơ sữa và thịt rẽ hơn rau thế mà tôi ròm hoàn ròm. Khi nhắc lại kỷ niệm củ ,anh không quên nhắc lại những trận đánh bóng chuyền đầy hào hứng giữa những khuôn mặt đầy thân thương ngày nào.
Trước Tết Tây vừa qua ,chúng tôi về thăm quê hương ,điều làm chúng tôi hạnh phúc nhất vẫn là dịp gặp lại anh Dũng và anh Thượng .Về Việt Nam ,quê hương mình nhưng thú thật việc di chuyển dù không xa nhưng mình thấy khó khăn ,e-dè. Đi taxi thì mắc,xe bus khó xử dụng,vì tên đường mới mình không rành .Còn đi xe ôm thì sợ tai nạn.Anh Dũng làm việc trên Hốc Môn xa trung tâm Saigon ,và sau giờ làm việc Saigon kẹt xe kinh khủng. Nên chỉ được gặp anh và ăn cơm với anh một lần ,còn thì phải hàn huyên qua điện thoại .Mình là dân Saigon mà sau ba thập kỷ , trở về mình thấy mình lạc lỏng  ngay trên quê hương mình.
Mừng anh Dũng vẫn có công ăn việc làm tốt,đúng khả năng chuyên môn của mình . Anh là người có nhiều tài năng ,ngoài nghề nghiệp chuyên môn , anh viết lách rất hay ,có nghiên cứu.Thông thạo ngoại ngử Anh-Pháp và cả Hán văn .Anh còn trẻ còn trong tuổi còn làm việc , chưa nghỉ đến hưu trí hay tu tập ,nhưng vừa qua bài viết của anh về “các giáo phái Phật giáo tại Miền Tây Nam Bộ” đả được đón nhận nhiệt tình ,và đả được post lên website của VQGĐC.Khi rảnh,xin anh viết về ý hướng của anh về cuộc sống sau tuổi hưu trí
19- Chuyên viên Vũ Văn Ninh, một trong những người may mắn thủy chung với Viện Quốc Gia Định Chuẩn từ những ngày đầu khi văn phòng Viện còn ở 30 Gia Long ,nhưng khi văn phòng trung ương dời về  31 Hàn Thuyên thì Phòng thí Ngiệm cũng bắt đầu hoạt động .Năm 1973 tôi được Viện đề cử đi tu nghiệp tại Hòa Lan.
.Vì làm việc trong Phòng thí nghiệm “công nghiệp nhẹ”,nên  tôi ít có dịp gần gủi với quý anh chị làm việc tại văn phòng trung ương.Tôi may mắn sống sót trên đường vượt biên ,được tàu Cap Anamur vớt,và được Canada nhận cho định cư từ tháng 8 -1980,và nhà tôi và hai cháu Thi và Thiện sang đoàn tụ năm 1984.
Quý bạn cùng làm chung với tôi tại Biên Hòa như anh Nghĩa,anh Hẹ... nhận xét tôi là người vui tính, thuỷ chung , hoà hợp với mọi người nếu không muốn nói là ba phải. 
Cuộc sống gia đình và bản thân may mắn qua hơn ba thập kỷ được tốt đẹp trên quê hương Canada ,thanh bình ,bao dung và đầy nhân ái, mà tôi luôn mang ân nặng trong lòng .
                                                                          
Góp ý cho bài viết của tôi “ thọ ân và báo ân”, anh Khánh đả viết “Chuyện vượt biển thì bao giờ cũng là chuyện đau lòng, dù có thành công hay thất bại . Chúng mình may mắn tới nơi là coi như đã được Trời Phật phù hộ rồi, còn sống ra làm sao thì một phần cũng tùy vào duyên số .
Tôi rất tâm đắc với ý kiến của anh Khánh đặc biệt về “duyên số” mà danh từ Phật học hay nói là “nghiệp” .Nhìn lại dòng đời đả chảy qua tôi nghiệm ra “tác động của nghiệp “ trên đời sống khá rõ nét. Nhưng tôi cũng học được trong giáo pháp tu là chuyển nghiệp” ,nên luôn cố gắng tu tập giữ thân-khẩu-ý thanh tịnh để tạo nghiệp thiện khiến những quả xấu trong tiền nghiệp khi trổ sanh trở nên nhẹ bớt, thiện nghiệp trong tiền nghiệp nở hoa đơm trái trở thành hoa đẹp hơn trái ngọt hơn.
Về đời sống đến “mức ăn thua “,tôi thổ lộ trong bài viết “một ngày của tuổi già. “Tôi nghỉ dòng đòi làm bằng nhiều ngày nối tiếp nhau mà trôi đi,và nó sẽ ngừng khi thành tố của một ngày tan rã.Nếu một ngày sống vui,hạnh phúc và thánh thiện ,mà ngày đó là ngày cuối cùng , thì năng lượng của nó sẽ đủ mạnh đi vào sự tái sanh tốt đẹp trong vòng luân hồi.”

Tưởng nhớ những bạn thân thương đã lìa đời
                                                                                                             
Khi nhớ và viết về những khuôn mặt thân thương cùng làm việc tại cơ quan VQGĐC ,tôi không khỏi bùi ngùi thương tiếc những bông hoa tài năng ,đức hạnh đả theo lũ lớn về sớm yên nghỉ trong lòng biển Mẹ  bao la lúc nào cũng sẳn sàng ôm tất cả các con trở về, đó là Giám đốc Phòng thí nghiệm KS Nguyễn Hữu Độ, Trưởng phòng thí nghiệm hóa KS Mai Xuân Cảnh, KS Nguyển Văn Quới, anh Bùi Văn Cảnh, anh Nguyễn Văn Tốt, bác Trần Tình,Ngọc Xuân , ..

Thương và nhớ đến các bạn kỷ sư,chuyên viên còn chưa liên lạc được.Cầu mong các nguồn nước của tất cả các dòng sông lớn nhỏ tìm về ,hợp lưu mà hạnh phúc xuôi về biển Mẹ.
Ninh  Vũ / Toronto / Canada                                                  
May-23-2012

                                                                                                                      

Tuesday, May 22, 2012

CÁCH TẠO ĐỒNG HỒ DIGITAL THEO JAVASCRIPT

CREATING A JAVASCRIPT DIGITAL CLOCK
Chép bảng html nầy vào notepad rồi mở browser sẽ thấy xuất hiện một digital clock
như hình phía dưới trang nầy.

Có nhiều cách viết javaScript để tạo đồng hồ digital.
1- Cách thứ nhất
* Trước tiên tạo một object gọi là new Date( ) chứa đựng năm và thời gian hiện tại trong computer của chúng ta rồi tồn trử trong var now hoặc var localTime hoặc
var currentTime
* Tiếp theo từ nơi tồn trử var now chúng ta rút ra năm,tháng,ngày,giờ,phút và giây bằng 
cách viết var year = now.getYear( ) hoặc var year = localTime.getYear( ) hoặc var=currentTime.getYear().
* Kết hợp năm,tháng,ngày,giờ,phút và giây rồi tồn trử trong var t
* Viết một function có tên tuỳ ý chọn chẵng hạn như  function dongHo( ),
function clock( ),function showTime( ),function displayTime( ) v.v...
* Vì muốn cho đồng hồ phải chạy từng giây nên phải có setTimeout hoặc setInterval cho function.
Thi du setTimeout( ”….( )” ,1000 )
* Muốn cho những gì đã chứa trong var t xuất hịên thì dùng DOM method.
* Cách đếm thứ tự theo quy định của JavaScript , tháng Jan là số zero,tháng Feb là số 1  nên viết var month=now.getMonths()+1
Đây là ngày và giờ  bắt đầu viết trang nầy   

Nếu muốn ghi thêm những chữ giờ, phút và giây thì viết trong script tag như sau.
var t = year +"-"+month +"-" +date+" " +hours+"giờ"+" "+minutes+"phút"+" "+seconds+"giây";
Phải có chữ br chứa trong tags ở giữa dấu "...".Nhưng Blogger không cho hiện ra.
Biết cách viết JavaScript nầy và cách viết JavaScript tạo slide show
sẽ làm được tờ lịch đồng hồ đang chạy bên cạnh.


2- Cách thứ hai.
Cách nầy làm xuất hịên ngày giờ có chữ AM hoặc PM kèm theo nên có phần hơi phức tạp nhưng không khó hiểu.
Chép bảng html nầy vào notepad rồi mở browser sẽ thấy xuất hiện
 như hình dưới đây.



Trong bản html nầy có thể thay đổi chút ít như sau nếu muốn.Kết quả vẫn giống nhau.

var change;
var hours = now.getHours() ;
 if(hours >11){change = 'PM';}//nếu giờ lớn hơn 11 chọn chữ PM
 
else{change= 'AM';}//còn không lớn hơn thì chọn AM
 
if(hours == 0){hours = '12';}//khi operator tìm thấy giờ bằng zero thì chọn giờ là 12
 
else if (hours >12){hours = hours -12;}//còn nếu giờ lớn hơn 12 thì giờ trừ 12
var minutes = now.getMinutes();
 
if(minutes <10){minutes = '0' + minutes;}//nếu nhỏ hơn 10 thì phải có số zero phía trước
var seconds = now.getSeconds();
 
if(seconds <10){seconds = '0' + seconds;}


Ghi chú cách xử dụng if ….else.
if (điều kiện nêu ra) { nếu điều kiện nêu ra đúng nghĩa là true thì ra lệnh code phải thi hành như thế nầy }.
else { nếu điều kiện nêu ra không đúng nghĩa là false thì ra lệnh code phải thi hành như thế nây }.
Viết điều kiện trong dấu (….) còn code phải thi hành viết trong dấu {….}

Thí dụ trong script tag viết.
var x1=10
var x2=10
if (x1==x2) {alert(”Hello friends”)}
else {alert(“Chào bạn”)}
Trường hợp nầy sẽ thấy xuất hiện Hello friends vì operator tìm thấy điều kiện  nêu ra đúng.
Nếu thay đổi var x1=10 var x2=15 sẽ xuất hiện Chào bạn vì operator tìm thấy điều kiện nêu ra sai.

Friday, May 4, 2012

CÁC MÔN PHÁI PHẬT GIÁO TẠI NAM KỲ LỤC TỈNH VIỆT NAM


Mối liên hệ giữa Ngài Đoàn Minh Huyên và Ngài  Huỳnh Phú Sổ chừng như đơn giản nhưng khó trả lời ngắn gọn.Có thể nói ba tôn giáo chịu ảnh hưởng giáo pháp vô vi của Phật Thích Ca và thuyết Mạt thế luận (eschatology) với khái niệm Phật tương lai (Maitreya) mà các giáo phái nhỏ thời Minh Thanh ở Trung Quốc vận dụng thuyết giảng.Các tín đồ của các giáo phái nầy tin rằng sẽ có một vị Phật tương lai giáng trần, vị Phật nầy sẽ xóa tất cả và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.Nói rõ hơn là Phật Di Lặc sẽ thay Phật Thích Ca hóa độ chúng sanh.Tín ngưỡng thờ Phật Di Lặc có từ thời Lục Triều, nhưng phổ biến rộng rãi vào thời Minh Thanh.Các tu sĩ trình độ học vấn cao hay thượng lưu trong xã hội được gọi chung là Long Hoa Hội.Phái Đại Thừa Viên Đốn (Trung Quốc) truyền bá Long Hoa Kinh và theo kinh nầy thì có năm loại hình Long Hoa Hội: Thánh Ảnh Long Hoa Hội, Tam Phật Long Hoa Hội, Thiên Thượng Long Hoa Hội, Địa Hạ Long Hoa Hội và Nhân Gian Trung Thiên Long Hoa Hội.Tiên Thiên đạo ở Tân Gia Ba cho rằng Tam Phật là Phật Thích Ca, Phật Di Lặc và Nhiên Đăng Phật.Ba vị Phật nầy thiết Long Hoa Hội ở trên trời c̀òn những tín đồ thiết Long Hoa hội ở dưới trần.Việc truyền đạt thông tin hoặc giáo lý từ trên trời xuống trần của hai Long Hoa hội nầy qua cầu cơ hay thường được gọi là phù kê.

Môt số nhà nghiên cứu về tôn giáo cho rằng Bửu Sơn Kỳ Hương chịu nhiều ảnh hưởng của đạo Minh Sư ở Trung Quốc.Đạo Minh Sư phổ biến rộng rãi vào giữa thế kỷ thứ 17 khi phong trào Phản Thanh phục Minh sôi nổi với Bạch Liên giáo, Thiên Địa hội, Bát Quái giáo, Thiếu Lâm tự, Minh sư Phật đường v.v.Có thể nói đạo Minh Sư là một hội kín dưới hình thức tôn giáo trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đạo nầy đề cao thuyết Phật Di Lặc cứu thế dưới hình thức một Minh vương.Đạo Minh Sư tự cho là là Tào Khê chính giáo nhưng không truyền tâm ấn theo lệ cổ mà truyền Tổ ấn cho các đệ tử thuần thành.Khi nhà Thanh đàn áp Thái Bình Thiên Quốc và các giáo phái chống đối (1850-1864) thì các rất nhiều tu sĩ đạo Minh Sư lánh nạn sang các nước Đông Nam Á dù rằng đạo này có thiết lập nhiều chùa ở nước ngoài trước đó, riêng tại Việt Nam thì đạo nầy truyền bá giáo lý vào thời Tự Đức. Trưởng lão Đông Sơ từ Trung Quốc sang lập Chiếu Minh Phật đường ở Chợ Lớn. Phật đường nầy được coi là cơ sở đầu tiên của đạo Minh Sư ở Nam Bộ,rồi khi Pháp chiếm Nam Bộ (1863) lão sư đến Hà Tiên lập Quảng Tế Phật đường. Trần Đạo Quan, đệ tử của trưởng lão Đông Sơ, lập ra Vĩnh Tế phật đường ở Chợ Đệm.Gần như đồng thời với trưởng lão Đông Sơ, nhánh thứ hai do lão sư Trương Đạo Tân lập Vân Nam Phật đường trên núi Cù Mông (Quy Nhơn).Cuối thế kỷ thứ 19, đại đệ tử của Trương lão sư làTrương Đạo Nguyên (Lưu Minh) từ Quy Nhơn vào Nam Bộ hoằng hóa đạo Minh Sư tại Gò Công (Đông Nam Phật đường, Vạn Bửu Phật đường), Mỹ Tho, Bến Tre.Ở Cần Thơ có Nam Nhã Phật đường do Long Khê lão sư (học trò của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) trụ trì, ông đã cùng Bùi Hữu Sanh soạn Đạo Nam kinh vừa phổ biến giáo lý vừa hô hào Duy Tân, chống Pháp.Khẩu hiệu Phản Minh phục Thanh ở Trung Quốc được đổi thành Bài Pháp phục Nam ở Việt Nam.

Xin được nói thêm, trước khi đạo Minh Sư du nhập vào Việt Nam, việc nấu nướng những món chay của dân Nam kỳ Lục tỉnh rất giản đơn, nhưng từ khi có mặt các chùa Tàu (chùa của đạo Minh Sư) các tín đồ Phật giáo bổn xứ đã học hỏi cách làm các món chay ở các chùa nầy để làm phong phú thêm ẩm thực chay tịnh của mình.Một việc khác nữa là tín đồ đạo Minh Sư có phong trào thu lượm bất cứ các giấy tờ có chữ Nho (chữ Hán) đem về chùa đốt khiến cho các chùa Tàu lại không có kinh văn chữ Nho tại chùa.Đây là cách chuyển giao thông tin trá hình qua mặt giới cầm quyền thời bấy giờ.

Trong bối cảnh xã hội đầy sôi động nầy từ trong những lưu dân khai phá phương Nam đã có ba đạo giáo mới được có cùng nền tảng ý thức trọng ân đất nước được khai sáng, vào khoảng giữa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đó là là Bửu Sơn Kỳ Hương (bắt đầu khai đạo vào khoảng năm 1850), Tứ Ân Hiếu Nghĩa (ra đời khoảng 1870) và Phật Giáo Hòa Hảo (phát triển mạnh mẽ từ 1939).

Đạo Bửu Sơn Kỳ Hương do Ngài Đoàn Minh Huyên (1807-1856) khai sáng, được dân chúng tôn là đức Phật thầy, hoặc trang trọng hơn là Đoàn Phật Sư .Trên trang thờ của người tu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không thờ hình tượng của một vị Phật nào hết mà chỉ treo một bức ‘trần điều’ (bức trần đỏ, màu mận chín).Đó là một khổ vải hoặc đệm buồm kéo lên sau trang thờ để vọng tưởng các bậc trên mà người ta vọng tưởng.
            Mắt nhìn trần đỏ niệm Di Đà
            Nguyện vái thân nầy khỏi đọa sa
            Muôn đạo hồng quang oai đức Phật
            Soi đường minh thiện đến Long Hoa
                                                (Sấm nguyện)
hay:
            …Bây giờ xin chớ hơn thua
            Thìn lòng tưởng Phật tìm chùa nghe kinh
               Có lòng bức trần cũng linh
            Chẳng cần có cốt có hình làm chi
                                                (Ông Đạo Thành)

Điều nầy cho thấy Bửu Sơn Kỳ Hương chủ về vô vi (không câu nệ hình thức, nghi thức), chủ trương pháp môn Tu Nhơn Học Phật hay nói đúng ra là tu tập Thiền-Tịnh-Mật  tùy duyên hóa độ.Ngoài ra Bửu Sơn Kỳ Hương tụ kết ba điều trọng yếu của Phật giáo truyền thống là Giới-Định-Tuệ.Giới là phép tắc phải giữ đối vời chính đạo, không phạm những điều xấu, không làm điều ác.Định là thiền tịnh để quên đi lạc thú ở đời và diệt trừ ham muốn, rập trung tư tưởng để thấu đạt đạo lý.Tuệ là hiểu thấu vô thường và khổ não, diệt trừ khổ não thì thấy được Phật tính.Bửu Sơn Kỳ Hương khuyên ta trọng bốn ân lớn: ân đất nước, ân cha mẹ, ân đồng bào nhân loại, và ân tam bảo Phật-Pháp-Tăng.Nhìn chung Bửu Sơn Kỳ Hương trì niệm theo Thiền tông, hành xử theo Nho giáo, luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo, hiển dương oai lực của Phật với những ấn quyết, bùa chú của Mật tông.Người đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ tu tại gia,không xuống tóc, không ăn chay, không mặc cà sa, không chuông mõ, không thờ tượng Phật, trở thành tu sĩ, cư sĩ mà không cần xuất thế.Tại mỗi nhà, ngoài bàn thờ ông bà, còn có ngôi thờ tam bảo ở trên đó có bức trần điều.

Tôn danh đức Phật thầy Tây An có từ khi ‘tu sĩ lang thang’ Đoàn Minh Huyên rời bỏ mái hiên đình Tòng Sơn (nay là xã Mỹ An Hưng A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) vào mùa thu năm Kỷ Dậu (1849) đi Trà Dư, Kiến Thạnh (nay là xã Long Kiến, An Giang) chửa bệnh thời khí cứu dân và truyền đạo.Chánh quyền nghi ông là gian đạo sĩ hoạt động chánh trị nên bắt giam.Sau đó phải thả ông ra và buộc ông phải quy y Phật Giáo (phái Lâm Tế) và tu tại chùa Tây An dưới chân núi Sam (Châu Đốc).Các đại đệ tử của đức Phật thầy thường được nhân dân gọi là ‘đạo’, chẳng hạn như đạo Ngoạn, đạo Xuyến, đạo Thành (Quản cơ Trần Văn Thành, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng Linh-Bảy Thưa (1867-1873)).

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa do Ngô Lợi (1832-1890) khai sáng. Ông còn được gọi là NămThiếp về sau được tín đồ tôn là đức Bổn Sư.Tuy vẫn Tu Nhơn Học Phật, nhưng tu nhơn được thể hiện qua việc kính thờ và phụng sự ‘tứ đại trọng ân’ là đất, nước, gió, lửa; và ‘tứ trọng ân’ tương tự như Bửu Sơn Kỳ Hương.Hai chữ ‘Hiếu Nghĩa’ là hiếu thảo với ông bà tổ tiên và nghĩa vụ đối với đất nước, đồng bào và nhân loại. Tứ Ân Hiếu Nghĩa lại trọng nghi thức và hình tượng.Tứ Ân Hiếu Nghĩa lập nhiều đình, chùa, miếu và thờ nhiều hình tượng được dân chúng tôn sùng ngưởng vọng (chẳng hạn như Quan Công…).Tuy vậy tấm trần điều vẫn được đặt ở vị trí cao nhất.

Tứ Ân Hiếu Nghĩa chịu ảnh hưởng Lâm Tế tông và Thiên Thai tông, điều nầy thể hiện rỏ nét qua những kinh giảng.Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa trì tụng thường xuyên Di Đà kinh, Phổ Môn kinh, Bát Dương kinh, Kim Cang thọ mạng kinh, Bồ khuyết Tâm kinh; riêng đối với tín đồ mới nhập đạo hay hiểu biết còn hạn hẹp thì chỉ cần tụng Linh sơn hội thượng kinh.Chú niệm và ấn pháp Mật tông cũng được tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa trì niệm, tu tập theo lời khuyên của đức Bổn Sư:
            Đàn, ấn, chú là pháp chư Phật
            Người làm theo sẽ được hộ trì

Tứ Ân Hiếu Nghĩa tu nhân theo quan niệm của Nho giáo, sửa mình theo đạo làm người (nhân đạo) mà đạo làm người gần gũi với đạo trời (thiên đạo); luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo.Tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa phải thuộc Tâm ấn kinh, Đạo cổ kinh, Tam mao chơn kinh.

Đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa ra đời khoảng thập niên 70 của thế kỷ 19 ở vùng Thất Sơn.Năm 1877 Ngô Lợi kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp ở Cai Lậy (Định Tường, nay là Tiền Giang).Cuộc khởi nghĩa thất bại, ông lui về núi Tượng cùng các tín đồ lập thôn ấp tại Thất Sơn.Các đệ tử kề cận đức Bổn Sư được gọi là ông Trò, hàng giáo vị kế tiếp là các ông Gánh.Mỗi ông Gánh đảm nhiệm một nhóm đạo.Mỗi gánh có một chùa gọi là Tam Bửu tự.

Nối tiếp truyền thống tu tập hành đạo của Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật Giáo Hòa Hảo do Ngài Huỳnh Phú Sổ (1920-1947), ban đầu được dân chúng gọi là ông Đạo Xẻn sau đó là đức Huỳnh Giáo chủ, khai sáng tại làng Hòa Hảo (trước thuộc tỉnh Châu Đốc, nay thuộc huyện Phú Tân tỉnh An Giang).Tự nhận Phật Giáo Hòa Hảo là một tông phái của Phật giáo.Tương tự như Bửu Sơn Kỳ Hương Phật Giáo Hòa Hảo không chủ trương xây chùa làm nơi cầu kinh, thờ phụng giáo chủ vì những tín đồ đều là tại gia cư sĩ học phật tu nhơn.Phần giáo lý của Phật Giáo Hòa Hảo chủ yếu nằm trong các bài kệ, sấm giảng bằng văn vần do Ngài Huỳnh Phú Sổ soạn trong khoảng năm từ 1939-1945, đa số nằm trong các quyển như Khuyên người đời tu niệm (1939), Kệ dân của người Khùng (1939), Sấm giảng (1939), Giác mê tâm kệ (1939),Khuyến thiện (1941) và Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền (1945) bằng văn xuôi.

Trong quyển Những điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền, Ngài Huỳnh Phú Sổ viết: “Từ trước chúng ta thờ ‘Trần Điều’ là di tích của đức Phật Thầy Tây An để lại.Nhưng gần đây có kẻ thờ thần Trần Điều, tự xưng là tông phái với chúng ta làm sái phép, sái tôn chỉ của đức Phật, nên toàn thể trong đạo đổi lại là màu dà.”, do đó tại nhà của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tấm trần dà và chân dung đức Huỳnh Giáo chủ được treo trang trọng nơi bàn thờ tổ tiên.Ngày nay có nhiều nhà tín đồ không treo tấm trần dà mà thay bằng hàng lục tự ‘Nam Mô A Di Đà Phật’.Lục tự này tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thường niệm, đọc sấm giảng khi tĩnh tâm.Bàn thông thiên (hay thường được gọi là bàn thiên) của họ khác với người không đạo.Nơi bàn thông thiên có một bình bông và ba chung nước lã.Ba chung tượng trưng cho Phật, Pháp, Tăng; còn nước lã tượng trưng cho lòng trong sạch.Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thể hiện lòng trọng ân đất nước với tấm lòng dấn thân mạnh mẽ trong những năm giữa thập kỷ 1940.

            Để tạm kết sơ lược về ba tông phái Phật giáo được khai sáng tại vùng đất Nam kỳ Lục tỉnh và khuyên người đời tu hành, xin được chép lại mấy câu trong thập thủ liên hoàn Riêng chiếm non Bồng mà mười bài thơ này tương truyền do ông Đạo Lãnh được Phật Thầy sai viết ra:
            Nước kinh rửa sạch lòng trần tục
            Phù phật dành dưng kẻ thiện duyên
            Sáu ngả quỷ tăng đều chỉ bảo
            Ba đường tội phước khắp răn truyền
                                                (Riêng chiếm non Bồng)   

Kỹ Sư Trần Quốc Dũng
Mỹ Tho / VN