Mối liên hệ giữa Ngài Đoàn Minh Huyên và Ngài Huỳnh Phú Sổ chừng như đơn giản nhưng
khó trả lời ngắn gọn.Có thể nói ba tôn giáo chịu ảnh hưởng giáo pháp vô vi của
Phật Thích Ca và thuyết Mạt thế luận (eschatology) với khái niệm Phật tương lai
(Maitreya) mà các giáo phái nhỏ thời Minh Thanh ở Trung Quốc vận dụng thuyết
giảng.Các tín đồ của các giáo phái nầy tin rằng sẽ có một vị Phật tương lai
giáng trần, vị Phật nầy sẽ xóa tất cả và xây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.Nói
rõ hơn là Phật Di Lặc sẽ thay Phật Thích Ca hóa độ chúng sanh.Tín ngưỡng thờ
Phật Di Lặc có từ thời Lục Triều, nhưng phổ biến rộng rãi vào thời Minh
Thanh.Các tu sĩ trình độ học vấn cao hay thượng lưu trong xã hội được gọi chung
là Long Hoa Hội.Phái Đại Thừa Viên Đốn (Trung Quốc) truyền bá Long Hoa Kinh và
theo kinh nầy thì có năm loại hình Long Hoa Hội: Thánh Ảnh Long Hoa Hội, Tam
Phật Long Hoa Hội, Thiên Thượng Long Hoa Hội, Địa Hạ Long Hoa Hội và Nhân Gian
Trung Thiên Long Hoa Hội.Tiên Thiên đạo ở Tân Gia Ba cho rằng Tam Phật là Phật
Thích Ca, Phật Di Lặc và Nhiên Đăng Phật.Ba vị Phật nầy thiết Long Hoa Hội ở
trên trời c̀òn những tín đồ thiết Long Hoa hội ở dưới trần.Việc truyền đạt thông
tin hoặc giáo lý từ trên trời xuống trần của hai Long Hoa hội nầy qua cầu cơ
hay thường được gọi là phù
kê.
Môt số nhà nghiên cứu về tôn giáo cho rằng Bửu Sơn Kỳ Hương chịu nhiều ảnh hưởng
của đạo Minh Sư ở Trung Quốc.Đạo
Minh Sư phổ biến rộng rãi vào giữa thế kỷ thứ 17 khi phong trào Phản Thanh phục
Minh sôi nổi với Bạch Liên giáo, Thiên Địa hội, Bát Quái giáo, Thiếu Lâm tự,
Minh sư Phật đường v.v.Có thể nói đạo Minh Sư là một hội kín dưới hình thức tôn
giáo trong hoàn cảnh xã hội Trung Quốc lúc bấy giờ. Đạo nầy đề cao thuyết
Phật Di Lặc cứu thế dưới hình thức một Minh vương.Đạo Minh Sư tự cho là là Tào
Khê chính giáo nhưng không truyền tâm ấn theo lệ cổ mà truyền Tổ ấn cho các đệ
tử thuần thành.Khi nhà Thanh đàn áp Thái Bình Thiên Quốc và các giáo phái chống
đối (1850-1864) thì các rất nhiều tu sĩ đạo Minh Sư lánh nạn sang các nước Đông
Nam Á dù rằng đạo này có thiết lập nhiều chùa ở nước ngoài trước đó, riêng tại
Việt Nam thì đạo nầy truyền bá giáo lý vào thời Tự Đức. Trưởng lão Đông Sơ từ
Trung Quốc sang lập Chiếu Minh Phật đường ở Chợ Lớn. Phật đường nầy được coi là
cơ sở đầu tiên của đạo Minh Sư ở Nam Bộ,rồi khi Pháp chiếm Nam Bộ (1863) lão sư
đến Hà Tiên lập Quảng Tế Phật đường. Trần Đạo Quan, đệ tử của trưởng lão Đông
Sơ, lập ra Vĩnh Tế phật đường ở Chợ Đệm.Gần như đồng thời với trưởng lão Đông
Sơ, nhánh thứ hai do lão sư Trương Đạo Tân lập Vân Nam Phật đường trên núi Cù
Mông (Quy Nhơn).Cuối thế kỷ thứ 19, đại đệ tử của Trương lão sư làTrương Đạo
Nguyên (Lưu Minh) từ Quy Nhơn vào Nam Bộ hoằng hóa đạo Minh Sư tại Gò Công
(Đông Nam Phật đường, Vạn Bửu Phật đường), Mỹ Tho, Bến Tre.Ở Cần Thơ có Nam Nhã
Phật đường do Long Khê lão sư (học trò của Thủ khoa Bùi Hữu Nghĩa) trụ trì, ông
đã cùng Bùi Hữu Sanh soạn Đạo Nam kinh vừa phổ biến giáo lý vừa hô hào Duy Tân,
chống Pháp.Khẩu hiệu Phản
Minh phục Thanh ở Trung Quốc
được đổi thành Bài
Pháp phục Nam ở Việt Nam.
Xin được nói thêm, trước khi đạo Minh Sư du
nhập vào Việt Nam, việc nấu nướng những món chay của dân Nam kỳ Lục tỉnh rất
giản đơn, nhưng từ khi có mặt các chùa Tàu (chùa của đạo Minh Sư) các tín đồ
Phật giáo bổn xứ đã học hỏi cách làm các món chay ở các chùa nầy để làm phong
phú thêm ẩm thực chay tịnh của mình.Một việc khác nữa là tín đồ đạo Minh Sư có
phong trào thu lượm bất cứ các giấy tờ có chữ Nho (chữ Hán) đem về chùa đốt
khiến cho các chùa Tàu lại không có kinh văn chữ Nho tại chùa.Đây là cách
chuyển giao thông tin trá hình qua mặt giới cầm quyền thời bấy giờ.
Trong bối cảnh xã hội đầy sôi động nầy từ trong những lưu dân
khai phá phương Nam đã có ba đạo giáo mới được có cùng nền tảng ý thức trọng ân
đất nước được khai sáng, vào khoảng giữa sau thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20, đó là
là Bửu Sơn Kỳ Hương (bắt đầu khai
đạo vào khoảng năm 1850), Tứ Ân Hiếu
Nghĩa (ra đời khoảng 1870) và Phật
Giáo Hòa Hảo (phát triển mạnh mẽ từ 1939).
Đạo Bửu
Sơn Kỳ Hương do Ngài Đoàn Minh Huyên (1807-1856) khai sáng,
được dân chúng tôn là đức Phật thầy, hoặc trang trọng hơn là Đoàn Phật Sư .Trên
trang thờ của người tu đạo Bửu Sơn Kỳ Hương không thờ hình tượng của một vị
Phật nào hết mà chỉ treo một bức ‘trần điều’ (bức trần đỏ, màu mận chín).Đó là
một khổ vải hoặc đệm buồm kéo lên sau trang thờ để vọng tưởng các bậc trên mà
người ta vọng tưởng.
Mắt nhìn trần đỏ niệm Di
Đà
Nguyện vái thân nầy khỏi đọa sa
Muôn đạo hồng quang oai đức Phật
Soi đường minh thiện đến Long
Hoa
(Sấm nguyện)
hay:
…Bây giờ xin chớ hơn thua
Thìn lòng tưởng Phật tìm chùa
nghe kinh
Có lòng bức trần cũng linh
Chẳng cần có cốt có hình làm chi
(Ông Đạo Thành)
Điều nầy cho thấy Bửu Sơn Kỳ Hương chủ về vô vi (không câu nệ hình thức, nghi thức),
chủ trương pháp môn Tu
Nhơn Học Phật hay nói đúng ra
là tu tập Thiền-Tịnh-Mật và tùy duyên hóa độ.Ngoài ra Bửu Sơn Kỳ Hương tụ kết ba điều trọng
yếu của Phật giáo truyền thống là Giới-Định-Tuệ.Giới
là phép tắc phải giữ đối vời chính đạo, không phạm những điều xấu, không làm
điều ác.Định là thiền tịnh để quên đi lạc thú ở đời và diệt trừ ham muốn, rập
trung tư tưởng để thấu đạt đạo lý.Tuệ là hiểu thấu vô thường và khổ não, diệt
trừ khổ não thì thấy được Phật tính.Bửu
Sơn Kỳ Hương khuyên ta trọng bốn ân lớn: ân đất nước, ân cha mẹ, ân đồng
bào nhân loại, và ân tam bảo Phật-Pháp-Tăng.Nhìn
chung Bửu Sơn Kỳ Hương trì niệm theo
Thiền tông, hành xử theo Nho giáo, luyện tinh, khí, thần theo Lão giáo, hiển
dương oai lực của Phật với những ấn quyết, bùa chú của Mật tông.Người đạo Bửu Sơn Kỳ Hương chỉ tu tại gia,không
xuống tóc, không ăn chay, không mặc cà sa, không chuông mõ, không thờ tượng
Phật, trở thành tu sĩ, cư sĩ mà không cần xuất thế.Tại mỗi nhà, ngoài bàn thờ
ông bà, còn có ngôi thờ tam bảo ở trên đó có bức trần điều.
Tôn danh đức Phật thầy Tây An có từ khi ‘tu sĩ lang thang’ Đoàn Minh Huyên rời bỏ mái hiên đình Tòng Sơn (nay là xã Mỹ An Hưng
A, huyện Lấp Vò, Đồng Tháp) vào mùa thu năm Kỷ Dậu (1849) đi Trà Dư, Kiến Thạnh
(nay là xã Long Kiến, An Giang) chửa bệnh thời khí cứu dân và truyền đạo.Chánh
quyền nghi ông là gian đạo sĩ hoạt động chánh trị nên bắt giam.Sau đó phải thả
ông ra và buộc ông phải quy y Phật Giáo (phái Lâm Tế) và tu tại chùa Tây An dưới chân núi Sam (Châu Đốc).Các đại đệ tử của đức
Phật thầy thường được nhân dân gọi là ‘đạo’, chẳng hạn như đạo Ngoạn, đạo
Xuyến, đạo Thành (Quản cơ Trần Văn Thành, người lãnh đạo cuộc khởi nghĩa Láng
Linh-Bảy Thưa (1867-1873)).
Đạo Tứ Ân
Hiếu Nghĩa do Ngô Lợi (1832-1890) khai sáng. Ông còn được gọi là NămThiếp về sau được tín đồ tôn là đức Bổn Sư.Tuy vẫn Tu Nhơn Học Phật, nhưng tu
nhơn được thể hiện qua việc kính thờ và phụng sự ‘tứ đại trọng ân’ là đất, nước, gió, lửa; và ‘tứ
trọng ân’ tương tự như Bửu Sơn Kỳ Hương.Hai
chữ ‘Hiếu Nghĩa’ là hiếu thảo với ông bà tổ tiên và nghĩa vụ đối với đất nước,
đồng bào và nhân loại. Tứ Ân Hiếu Nghĩa lại trọng nghi thức và hình tượng.Tứ Ân
Hiếu Nghĩa lập nhiều đình, chùa, miếu và thờ nhiều hình tượng được dân chúng
tôn sùng ngưởng vọng (chẳng hạn như Quan Công…).Tuy vậy tấm trần điều vẫn được
đặt ở vị trí cao nhất.
Tứ Ân
Hiếu Nghĩa chịu ảnh hưởng Lâm Tế tông và Thiên Thai tông, điều nầy thể hiện
rỏ nét qua những kinh giảng.Tín đồ Tứ Ân
Hiếu Nghĩa trì tụng thường xuyên Di Đà kinh, Phổ Môn kinh, Bát Dương kinh,
Kim Cang thọ mạng kinh, Bồ khuyết Tâm kinh; riêng đối với tín đồ mới nhập đạo
hay hiểu biết còn hạn hẹp thì chỉ cần tụng Linh sơn hội thượng kinh.Chú niệm và
ấn pháp Mật tông cũng được tín đồ Tứ Ân
Hiếu Nghĩa trì niệm, tu tập theo lời khuyên của đức Bổn Sư:
Đàn, ấn, chú là pháp chư
Phật
Người làm theo sẽ được hộ trì
Tứ Ân
Hiếu Nghĩa tu nhân theo quan niệm của Nho giáo, sửa mình theo đạo làm người
(nhân đạo) mà đạo làm người gần gũi với đạo trời (thiên đạo); luyện tinh, khí,
thần theo Lão giáo.Tín đồ Tứ Ân Hiếu
Nghĩa phải thuộc Tâm ấn kinh, Đạo cổ kinh, Tam mao chơn kinh.
Đạo Tứ
Ân Hiếu Nghĩa ra đời khoảng thập niên 70 của thế kỷ 19 ở vùng Thất Sơn.Năm 1877 Ngô Lợi kêu gọi dân
chúng nổi lên chống Pháp ở Cai Lậy (Định Tường, nay là Tiền Giang).Cuộc khởi
nghĩa thất bại, ông lui về núi Tượng cùng các tín đồ lập thôn ấp tại Thất
Sơn.Các đệ tử kề cận đức Bổn Sư được gọi là ông Trò, hàng giáo vị kế tiếp là
các ông Gánh.Mỗi ông Gánh đảm nhiệm một nhóm đạo.Mỗi gánh có một chùa gọi là
Tam Bửu tự.
Nối tiếp truyền thống tu tập hành đạo của Bửu Sơn Kỳ Hương, Phật
Giáo Hòa Hảo do Ngài Huỳnh Phú Sổ (1920-1947), ban đầu được
dân chúng gọi là ông Đạo Xẻn sau đó là đức Huỳnh Giáo chủ, khai sáng tại làng Hòa Hảo (trước thuộc tỉnh Châu Đốc, nay
thuộc huyện Phú Tân tỉnh An Giang).Tự nhận Phật Giáo Hòa Hảo là một tông phái
của Phật giáo.Tương tự như Bửu Sơn Kỳ
Hương Phật Giáo Hòa Hảo không chủ trương xây chùa làm nơi cầu kinh, thờ
phụng giáo chủ vì những tín đồ đều là tại gia cư sĩ học phật tu nhơn.Phần giáo
lý của Phật Giáo Hòa Hảo chủ yếu nằm trong các bài kệ, sấm giảng bằng văn vần
do Ngài Huỳnh Phú Sổ soạn trong
khoảng năm từ 1939-1945, đa số nằm trong các quyển như Khuyên người đời tu niệm (1939), Kệ dân của người Khùng (1939), Sấm giảng (1939), Giác mê tâm kệ (1939),Khuyến thiện (1941) và Những điều sơ lược cần biết của
kẻ tu hiền (1945) bằng văn
xuôi.
Trong quyển Những
điều sơ lược cần biết của kẻ tu hiền, Ngài Huỳnh Phú Sổ viết: “Từ trước chúng ta thờ ‘Trần Điều’ là di tích
của đức Phật Thầy Tây An để
lại.Nhưng gần đây có kẻ thờ thần Trần Điều, tự xưng là tông phái với chúng ta
làm sái phép, sái tôn chỉ của đức Phật, nên toàn thể trong đạo đổi lại là màu
dà.”, do đó tại nhà của tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo tấm trần dà và chân dung đức Huỳnh Giáo chủ được treo trang trọng
nơi bàn thờ tổ tiên.Ngày nay có nhiều nhà tín đồ không treo tấm trần dà mà thay
bằng hàng lục tự ‘Nam Mô A Di Đà Phật’.Lục tự này tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thường niệm, đọc sấm giảng khi tĩnh tâm.Bàn thông
thiên (hay thường được gọi là bàn thiên) của họ khác với người không đạo.Nơi
bàn thông thiên có một bình bông và ba chung nước lã.Ba chung tượng trưng cho
Phật, Pháp, Tăng; còn nước lã tượng trưng cho lòng trong sạch.Tín đồ Phật Giáo Hòa Hảo thể hiện lòng trọng
ân đất nước với tấm lòng dấn thân mạnh mẽ trong những năm giữa thập kỷ 1940.
Để tạm kết sơ lược về ba tông
phái Phật giáo được khai sáng tại vùng đất Nam
kỳ Lục tỉnh và khuyên người đời tu hành, xin được chép lại mấy câu trong
thập thủ liên hoàn Riêng
chiếm non Bồng mà mười bài
thơ này tương truyền do ông Đạo Lãnh được Phật Thầy sai viết ra:
Phù phật dành dưng kẻ thiện
duyên
Sáu ngả quỷ tăng đều chỉ bảo
Ba đường tội phước khắp răn
truyền
(Riêng chiếm non Bồng)
Kỹ Sư Trần Quốc Dũng
Mỹ Tho / VN