WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Thursday, September 27, 2012

NHỮNG GÌ TÔI ĐÃ THUỘC LÒNG TRONG KINH THÁNH ?

WHAT I LEARNED BY HEART IN THE HOLY BIBLE ?                                        
 Kinh Thánh.
Sự Cầu Nguyện là hơi thở và Kinh thánh là thức ăn, thức uống tâm linh của Cơ đốc nhân; chính  Đức Chúa Jêsus xác nhận điều đó :
 * " 1- Bấy giờ, Đức Thánh Linh đưa Đức Chúa Jêsus đến nơi đồng vắng, đặng chịu ma quỉ cám dỗ. 2- Ngài đã kiêng ăn bốn mươi ngày bốn mươi đêm rồi, sau thì đói. 3- Quỉ cám dỗ đến gần Ngài, mà nói rằng: Nếu ngươi phải là Con Đức Chúa Trời, thì hãy khiến đá nầy trở nên bánh đi. 4- Đức Chúa Jêsus đáp: Có lời chép rằng: Người ta sống chẳng phải chỉ nhờ bánh mà thôi, song nhờ mọi lời nói ra từ miệng Đức Chúa Trời. "( Ma-thi-ơ 4 - 4 )
 và tuyệt điễm của thức ăn, thức uống này là chính Chúa Cứu Thế Jêsus vì tại đền thờ thành Giê-ru-sa-lem , trước sự vô tín của người  Israel , Ngài công bố :
* “ 30 - Chúng bèn nói rằng: Thế thì thầy làm phép lạ gì, để cho chúng tôi thấy và tin? Thầy làm công việc gì? 31- Tổ phụ chúng ta đã ăn ma-na trong đồng vắng, theo như lời chép rằng: Ngài đã ban cho họ ăn bánh từ trên trời xuống. 
32 - Đức Chúa Jêsus đáp rằng: Quả thật, quả thật, ta nói cùng các ngươi, Môi-se chưa hề cho các ngươi bánh từ trên trời đâu; nhưng Cha ta ban cho các ngươi bánh thật, là bánh từ trên trời xuống. 33- Bởi chưng bánh Đức Chúa Trời là bánh từ trên trời giáng xuống, ban sự sống cho thế gian. 34 - Chúng thưa rằng: Lạy Chúa, xin ban bánh đó cho chúng tôi luôn luôn! 35 -Đức Chúa Jêsus phán rằng: Ta là bánh của sự sống; ai đến cùng ta chẳng hề đói, và ai tin ta chẳng hề khát. 36 - Nhưng ta đã nói: Các ngươi đã thấy ta, mà chẳng tin. 37 - Phàm những kẻ Cha cho ta sẽ đến cùng ta, kẻ đến cùng ta thì ta không bỏ ra ngoài đâu. 38 - Vì ta từ trên trời xuống, chẳng phải để làm theo ý ta, nhưng làm theo ý Đấng đã sai ta đến. 39 - Vả, ý muốn của Đấng đã sai ta đến, là hễ sự gì Ngài đã ban cho ta, thì ta chớ làm mất, nhưng ta phải làm cho sống lại nơi ngày sau rốt. 40 - Đây là ý muốn của Cha ta, phàm ai nhìn Con và tin Con, thì được sự sống đời đời; còn ta, ta sẽ làm cho kẻ ấy sống lại nơi ngày sau rốt.”( Giăng 6 : 30 – 40 )

* “ 37- Ngày cuối cùng là ngày rất quan trọng của kỳ lễ, Đức Chúa Giê-xu đứng dậy, và công bố rằng:Nếu người nào khát, hãy đến với Ta mà uống. 38 - Người nào tin Ta, thì những sông nước sự sống sẽ tuôn tràn từ lòng mình, đúng như Kinh Thánh đã nói.39 - Ngài nói điều nầy chỉ về Thánh Linh mà những người tin Ngài sẽ nhận được; bởi Thánh Linh chưa giáng xuống, vì Đức Chúa Giê-xu chưa được tôn vinh.” (  Giăng 7 : 37-39 )
I - Kinh Thánh Là Lời Ðức Chúa Trời : 
11-Khải thị từ Đức Chúa Trời :
Kinh thánh khởi đầu bằng Ngũ thư của Môi-se viết từ khoảng 3800 năm trước thời đại chúng ta và trước  thời Đức Chúa Jêsus hành đạo khoảng 1800 năm.
Ngoài sứ điệp thánh từ  Đức Chúa Trời là Cha, lời  Đức Chúa Jêsus  giảng dạy thường luôn được  trích dẫn từ Kinh Thánh Cựu ước :
* ” 14- Vào giữa kỳ lễ, Đức Chúa Giê-xu đi lên đền thờ, và dạy dỗ. 15 -Những người Do Thái rất kinh ngạc, nói rằng: “Người nầy chưa từng học, làm sao lại biết được Kinh Thánh?” 16 Đức Chúa Giê-xu đáp: “Điều Ta dạy không phải của riêng Ta, nhưng của Đấng đã sai Ta đến. 17- Nếu ai sẵn lòng làm theo ý muốn của Đức Chúa Trời, thì sẽ biết lời Ta dạy đến từ Đức Chúa Trời hay Ta tự nói theo ý mình. 18- Người nào tự nói theo ý mình, thì tìm vinh quang cho riêng mình, nhưng ai tìm vinh quang cho Đấng đã sai mình là người chân thật, trong người ấy không có điều gì bất chính.”  ( Giăng 7 : 14 – 24 )
a - Sứ đồ Phi-e-rơ tuyên xưng đức tin :

* " 68 - Si-môn Phi-e-rơ thưa rằng: Lạy Chúa, chúng tôi đi theo ai ? Chúa có những lời của sự sống đời đời; 69 -  chúng tôi đã tin, và nhận biết rằng Chúa là Đấng Thánh của Đức Chúa Trời." (Giăng 6 : 68 )

... và dạy dỗ tín hữu khi hành đạo :

* " 12 - Bởi vậy cho nên, dầu anh em biết rõ ràng và chắc chắn trong lẽ thật hiện đây, tôi cũng sẽ nhắc lại những điều đó cho anh em chẳng thôi. 13 - Nhưng tôi còn ở trong nhà tạm nầy bao lâu, thì coi sự lấy lời răn bảo mà tỉnh thức anh em, là bổn phận của tôi vậy; 14-  vì tôi biết tôi phải vội lìa nhà tạm nầy, như Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta đã bảo cho tôi. 15- Nhưng tôi ân cần rằng sau khi tôi đi, anh em có thể hằng nhớ điều tôi đã nói.

16 - Vả, khi chúng tôi đã làm cho anh em biết quyền phép và sự đến của Đức Chúa Jêsus Christ chúng ta, thì chẳng phải là theo những chuyện khéo đặt để, bèn là chính mắt chúng tôi đã ngó thấy sự oai nghiêm Ngài. 17 - Vì Ngài đã nhận lãnh sự tôn trọng vinh hiển từ nơi Đức Chúa Trời, Cha Ngài, khi Đấng tôn nghiêm rất cao phán cùng Ngài rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường.” 18-  Chính chúng tôi cũng từng nghe tiếng ấy đến từ trời, lúc chúng tôi ở với Ngài trên hòn núi thánh. 19 - Nhân đó, chúng tôi càng tin lời các đấng tiên tri chắc chắn hơn, anh em nên chú ý lời đó, như cái đèn soi sáng trong nơi tối tăm, cho đến chừng nào ban ngày lộ ra, và sao mai mọc trong lòng anh em. 20 - Trước hết, phải biết rõ rằng chẳng có lời tiên tri nào trong Kinh thánh lấy ý riêng giải nghĩa được. 21-  Vì chẳng hề có lời tiên tri nào là bởi ý một người nào mà ra, nhưng ấy là bởi Đức Thánh Linh cảm động mà người ta đã nói bởi Đức Chúa Trời. ( II Phi-e-rơ 1 : 12 - 21 ).



b - Sứ đồ Phao-lô là người giử trọn luật Do thái giáo và tuân phục trọn vẹn Kinh Thánh Cựu ước, đã tự biện cho mình khi bị những người theo Do-thái-giáo bắt giử tại thành Giê-ru-sa-lem...:

* " 1- Hỡi các anh các cha, hãy nghe điều tôi đương nói với để binh vực mình. 2 - Khi chúng nghe người nói tiếng Hê-bơ-rơ, thì càng chăm chỉ bội phần. Người bèn nói rằng: 3-Tôi là người Giu-đa, sanh tại thành Tạt-sơ, trong xứ Si-li-si, nhưng nuôi tại đây, trong thành nầy, học nơi chân Ga-ma-li-ên, đúng theo trong luật pháp của tổ phụ chúng ta. Vốn tôi đầy lòng sốt sắng vì Đức Chúa Trời, cũng như các ngươi hôm nay vậy. 4 - Tôi từng bắt bớ phe nầy cho đến chết, bất kỳ đàn ông đàn bà, đều xiềng lại và bỏ tù: 5 - Về điều đó, thầy cả thượng phẩm cùng cả hội đồng trưởng lão đều làm chứng cho tôi; vì bởi những người đó mà tôi nhận được các thơ gởi cho anh em thành Đa-mách, là nơi tôi toan đi, đặng bắt trói những người ở đó dẫn về thành Giê-ru-sa-lem để xử phạt.

6-  Vả, lúc tôi đương đi đường, gần đến thành Đa-mách, độ ban trưa, thình lình có ánh sáng lớn, từ trên trời giáng xuống, soi sáng chung quanh mình tôi. 7 - Tôi té xuống đất, và nghe có tiếng phán cùng tôi rằng: Hỡi Sau-lơ, Sau-lơ, làm sao ngươi bắt bớ ta? 8 - Tôi trả lời rằng: Lạy Chúa, Chúa là ai? Ngài phán: Ta là Jêsus ở Na-xa-rét mà ngươi đương bắt bớ đây. 9 -Những kẻ đi với tôi thấy ánh sáng rõ ràng, nhưng chẳng nghe tiếng của Đấng phán cùng tôi. 10 -Tôi bèn thưa: Lạy Chúa, tôi phải làm chi? Chúa đáp rằng: Hãy chờ dậy, đi đến thành Đa-mách, ở đó người ta sẽ nói mọi điều đã truyền cho ngươi làm. 11- Bởi cớ sự chói lói của ánh sáng đó, thì tôi chẳng thấy được, nên những kẻ cùng đi nắm tay dắt tôi đến thành Đa-mách "

                                                                       ( Công vụ các sứ đồ 22 : 1 - 11 )


...và  sau này dạy dỗ môn đệ trẻ tuổi của mình là Ti-mô-thê:
* “ 14- Về phần con, hãy đứng vững trong những sự con đã đem lòng tin chắc mà học và nhận lấy, vì biết con đã học những điều đó với ai, 15- và từ khi con còn thơ ấu đã biết Kinh thánh vốn có thể khiến con khôn ngoan để được cứu bởi đức tin trong Đức Chúa Jêsus Christ. 16 - Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn. Nguyên bổn rằng: Cả Kinh-thánh đều chịu Đức Chúa Trời hà hơi vào có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, 17-  hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.  ( II Ti-mô-thê  3 :14 – 17  )
Kinh thánh chép về những sự khải thị của Ðức Chúa Trời , các ý chỉ của Ngài cho loài người trong các thế hệ và thời đại tiếp nối nhau , trọng điểm là sự giáng sanh của Ðức Chúa Cứu thế Jêsus và sự hiện hữu của Ðức Chúa Thánh Linh.
Do thái giáo và Cơ đốc giáo tin rằng Kinh thánh là khải thị của Ðức Chúa Trời nhằm tỏ rỏ mục đích của Ngài vì vậy Kinh thánh được xem là Lời Của Ðức Chúa Trời..

12-Các tác giả Kinh thánh :
Bốn mươi ( 40 ) tác giả Kinh thánh chỉ giữ vai trò ký thuật lại những gì Ðức Chúa Trời truyền đạt , hướng dẫn nhưng họ  hông mất lối văn riêng của mình.Các tác giả được linh hứng từ Ðức Thánh Linh nhưng không phải viết như các cái máy vì :
“ Ðức Thánh Linh  ở đâu thì sự tự do cũng ở đó “  ( I Cô-rinh-tô 3 : 17 ).
Kinh Thánh do nhiều nguời viết khác nhau , trải qua thời đại khác nhau nhưng có tính duy nhứt . Lời văn có thể là văn xuôi hay thi ca là lời loài người viết cho loài người đặc biệt là dân Israel và các nước láng giềng phía đông  bờ  Ðịa Trung Hải ,vùng  Palestin như trung tâm của Cựu thế giới ; vì vậy:
- Kinh Thánh Cựu ước được viết bằng cổ ngữ Hi-bá-lai ( Hebrew ) là tiếng nói của dân Israel, nền tảng của Do-thái giáo, Cơ đồc giáo và sau này Hồi giáo cũng áp dụng.
Do-thái giáo và hồi giáo chỉ tin vào Kinh Thánh Cựu ước vì họ tôn thờ độc thần .   
- Kinh Thánh Tân ước được viết bằng cổ ngữ Hi-lạp rất thông dụng trong thời thịnh trị của đế quốc La-mã nhưng thỉnh thoảng có vài sách viết bằng cổ ngữ Aramaic, một ngôn ngữ cũng  thường được xử dụng tại Palestin  đương thời  Ðức Chúa Jêsus; là nền tảng đức tin của Cơ-đốc-giáo.
Hai thế kỷ I và II , đầu kỷ nguyên, Cơ-đốc giáo bị các hoàng đế La mã bắt bớ dữ dội nhưng Kinh Thánh Cựu ước được  tự do lưu truyền trong đền thờ và nhà hội vì đế quốc La mã có đường lối hòa hoản với văn hóa và tôn giáo địa phương ; trái lại họ xem  Cơ đốc giáo là tôn giáo chủ trương chống lại Do-thái giáo và chống lại sự cai trị của đế quốc La-mã , nên tiên khởi bị tiêu diệt !  ( bên dưới thành phố La mã hằng triệu bộ xương của những người tuận đạo vẫn còn ).
Dù  Cơ đốc giáo bị bách hại dữ dội nhưng ngay thế kỷ thứ I va đầu thế kỷ thứ II, các sứ đồ hoặc các nhà viết sử như Ma-thi-ơ, Phi-e-rơ, Giăng, Phao-lô , Mác, Lu-ca viết các sách phúc âm , thư tín và tiên tri.
Bắt đầu thế kỷ thứ III , Cơ đốc giáo phát triển và vì nhu cầu khẩn thiết của Giáo- hội nên các bản dịch Kinh Thánh Cựu Ứớc được dịch từ Hy-bá-lai sang Hy lạp rồi trọn bộ Kinh thánh Cựu ước và  Tân ước được dịch sang tiếng La-tinh, từ đó dịch sang nhiều thứ tiếng khác.
II- Kinh Thánh trải qua các thời đại :
21- Sự thành hình Kinh thánh :
Kinh thánh là tên chỉ một bộ sách khá dày gồm 2 phần Cựu ước và Tân ước , thực hiện  trong vòng 2.000 năm, bắt đầu là Sáng thế ký do Môi se , lãnh tụ vĩ đại đưa dân Israel đang làm  nô lệ ở  Ai-cập về miền Đất hứa viết khoảng 1800 BC ( trước kỷ nguyên ) và chấm dứt là Khài huyền do Sứ đồ Giăng còn được gọi là Sứ đồ được Chúa Jêsus yêu thương viết khoảng 100 AC ( trong kỷ nguyên )
Để thuận tiện cho việc tham khảo, vào thế kỷ thứ XIII, Stephen Langton, một giảng viên tại Viện Đại Học Paris đã chia mỗi sách trong Kinh Thánh thành nhiều chương. ( Sau khi rời công việc giảng dạy tại đại học, Stephen Langton đã trở thành Tổng Giám Mục tại Canterbury và  tạ thế vào năm 1228. )
Phong Trào Cải Chánh diễn ra vào thế kỷ thứ XVI và sau đó  Robert Stephanus, một nhà in Kinh Thánh tại Genève, Thụy Sĩ đã phân chia mỗi chương trong Kinh Thánh thành nhiều câu.  Phương pháp này đã được áp dụng lần đầu tiên trong bản in Kinh Thánh Tân Ước tiếng Hi Lạp tại Genève vào năm 1551. Kể từ đó, việc tham khảo và nghiên cứu Kinh Thánh được dễ dàng hơn, như vậy trọn bộ Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước được phân chia :
- Cựu ước có 39 quyển,     929 chương,      33.214 câu.
- Tân ước có 27 quyển,      260 chương,        7.959 câu.
- Cộng lại có  66 quyển, 1.189 chương ,      41.173 câu.
- Quyển ( sách ) và các chương dài ngắn khác nhau :
- Sách Giu đe ngắn nhứt, không có chương , chỉ có 29 câu.
- Sách Thi thiên dài nhứt có 150 chương và chương 119 dài nhứt có 176 câu.
22- Tên gọi :
Kinh Thánh hay Thánh Kinh trong Việt ngữ được dịch theo  từ Holy Bible trong Anh ngữ.
Chữ  Bible có nguồn từ chữ Biblia trong tiếng La tinh ( chữ Biblia trong tiếng La tinh lại theo nguồn từ chữ  biblos trong tiếng Hi-lạp . Chữ biblos là từ ngữ chỉ phần mềm bên trong  của cây papyrus là nguyên liệu được người Ai-cập chế biến làm giấy vì vậy chữ biblios cũng có nghĩa là  “ giấy / chỉ thảo  ).
Ngày xưa  giấy được cuộn tròn cho nên từ ngữ này còn gọi là “ quyển  “ hay “sách “.  Vào thế kỷ thứ IV chữ Sacra được thêm vào bên sau  từ ngữ Biblia thành ra Biblia Sacra  có nghĩa là
“ Những Sách Thánh “ ,  đây là  một từ ngữ chỉ về số nhiều,có nghĩa là những cuốn sách, thư viện thánh ; trong Kinh Thánh Cựu Ước, tiên tri Ða-ni-ên cũng gọi như vậy :.
* “ 1- Năm đầu Đa-ri-út, con trai A-suê-ru, về dòng người Mê-đi, đã được lập làm vua trị nước người Canh-đê; 2-  đương năm đầu về triều người, ta, Đa-ni-ên, bởi các sách biết rằng số năm mà lời Đức Giê-hô-va đã phán cùng đấng tiên tri Giê-rê-mi, để cho trọn sự hoang vu thành Giê-ru-sa-lem, là bảy mươi năm. 3 - Ta để mặt hướng về Chúa là Đức Chúa Trời, lấy sự khấn nguyện, nài xin, với sự kiêng ăn, mặc bao gai, đội tro mà tìm. “ ( Ða-ni-ên 9 : 2 )

Hiện nay, thế giới không còn lưu giữ bất cứ một nguyên bản trọn bộ Kinh thánh nào vì Cựu ước được người Israel gìn giữ cẫn thận từ các bảng đá, gạch nung, da thú vật, chỉ thảo ( papyrus )...không được phổ biến ra khỏi khuôn viên đền thờ ( temple ) hay nhà hội ( synagogue ) nhưng sau qua nhiều trận chiến và dân sự bị lưu đày, các cơn động đất nên Kinh Thánh Cựu ước nguyên bản cũng khó gìn giữ , đã thất lạc… nhưng với khoa khảo cổ tiến bộ ngày nay nhiều bản văn nguyên thủy hoặc từng phần lần lượt được tìm thấy  như sách tiên tri Ế-Sai, Ha-Ghê ( lưu trử ở Bảo tàng viện Giê- ru- sa-lem và Nữu - ước ).
Dù không còn trọn vẹn các bản văn chính của Kinh Thánh nhưng nhiều bản sao tìm được còn nguyên vẹn, rất đáng tin cậy  có thể gọi là bản cổ sao như :
a-Sinaiticus:  bản này có từ thế kỷ thứ IV viết trên da linh dương , được tìm thấy năm 1859 tại dòng tu Catherine trên núi Si-nai hiện giữ tại Bảo tàng viện Luân đôn .
b-Vaticanus: bản này có từ thế kỷ thứ IV viết trên da bò non để tại thư viện tại thành La-mã bởi Giáo hoàng Nicolas V ( 1447-1455. )
c-Alexandrius: bản này có từ thế kỷ thứ V do Trưởng lão Cyril dâng lên vua Charles I năm 1627 , hiện giữ tại bảo tàng viện Luân-đôn .
23- Kinh Thánh trên thế giới :
 Martin Luther đã dịch Kinh Thánh từ bản Vulgate ra tiếng Ðức nhằm mục đích cho mọi người đọc được, Kinh Thánh Tân Ước  được dịch  và xuất bản năm 1522, trọn bộ Kinh Thánh xuất bản năm 1532, sau đó sửa chữa lại năm 1532. Bộ Kinh Thánh tiếng Ðức giúp nhiều trong việc cải chánh giáo hội và cũng từ đó là niềm hứng khởi  để dịch ra các ngôn ngữ khác như Thụy điển, Hòa lan, Ðan mạch, Phần lan,Ái nhỉ lan…
- Trước tiên Kinh Thánh được dịch ra từng sách hay từng phần sau đó  Kinh Thánh trọn bộ  được dịch  và in :
- Pháp 1.487 , Ý  1.532 , Ðức 1.532 , Anh 1.535 , Thụy điển 1.541 , Hòa lan 1.560, Thụy sĩ 1.560, Ai nhỉ lan 1.584 ,Tây ban nha 1.602, Phần lan 1.642, Ân độ 1.834, Trung hoa 1.834, Việt nam 1.926, Ai-lao 1.930, Campuchia ( Tân ước) 1.934 …
- Hội dịch Kinh Thánh Wijcliffe chủ trương bất cứ thổ ngữ nào có trên 5000 người xử dụng thì ít nhất  phải có quyển Tân ước và từng phần hay vài sách của Cựu ước.( John Wycliffe là người dịch trọn bộ Kinh Thánh , bắt đầu từ năm 1382 sau 22 năm đã hoàn tất ).
Hiện nay trong thư viện của Thánh Thơ Công Hội có trọn bộ Kinh Thánh hoặc từng phần Kinh Thánh dịch ra hơn  một ngàn ba trăm ( 1.300 ) thứ tiếng khác nhau.

24- Kinh Thánh Việt nam :
Tiền bán thế kỷ thứ XVI , Thiên- Chúa-Giáo được truyền đến Việt nam, các tu sĩ dòng Jesuite ( dòng Tên ) đã dành nhiều thì giờ tìm hiểu văn hóa, tập quán của dân Việt-nam. Những nhà ngôn ngữ học là các giáo sĩ này nhận thấy chữ Nôm khó học nên đã nghĩ đến một phương pháp mới cho việc truyền giáo được hiệu quả . Mẫu tự La Tinh được dùng  để ghi âm tiếng Việt Nam :
- Trước tiên, Linh mục Gaspard de Amaral đã soạn cuốn Tự điển Việt Nam – Bồ-đào-nha bằng chữ Quốc Ngữ.
- Tiếp theo, Linh mục Antoine de Barbosa soạn  cuốn Tự điển Bồ-đào-nha -Việt Nam.
- Về sau , dựa vào 2 cuốn tự điển trên, Linh mục Alexandre de Rhodes hệ thống lại và soạn ra bộ Tự điển Việt Nam – Bồ-đào-nha – La Tinh ( 1651 )
Lối viết và đọc này, từ đầu thế kỷ XIX được thông dụng trong dân gian , trong hành chánh và học đường nên thay thế hẳn chữ Nôm , còn được gọi là chữ Quốc Ngữ. 
Mặc dầu chữ Quốc Ngữ được phát minh  từ năm 1651 nhưng gần 200 năm sau (1872), Giáo Hội Công Giáo  Việt Nam mới phát hành những phần Kinh Thánh rời rạc đầu tiên bằng Việt Ngữ. Suốt gần 100  năm kế tiếp, các bản dịch Kinh Thánh Việt Ngữ của Giáo Hội Công Giáo chỉ nhằm phục vụ cho hàng giáo phẩm, chứ không phổ biến rộng rãi cho giáo dân vì Thiên Chúa Giáo không khuyến khích tín hữu đọc và học Kinh Thánh, mãi cho đến Cộng đồng Vatican II (1963), Giáo Hội Công Giáo Việt Nam mới thực hiện những nỗ lực đáng kể để phiên dịch và phổ biến Kinh Thánh bằng Việt Ngữ.
Căn cứ trên những tài liệu từ Giáo Hội Công Giáo, Hội Thánh  Tin Lành, và của Thánh Kinh Hội Liên Hiệp (United Bible Societies – UBS), Kinh Thánh Việt Ngữ được phiên dịch và xuất bản , có thể sơ lược như sau:
a- Những bản dịch Kinh Thánh của Giáo hội Công Giáo Việt-Nam :
-  Vào năm 1872, Giáo Hội Công Giáo xuất bản một cuốn sách hướng dẫn về giáo nghi, trong đó có dịch một số sách Phúc Âm trong Kinh Thánh. Cuốn sách trên được phát hành tại Bangkok, Thái Lan vào năm 1872.
Năm 1913-1914, Giáo Hội Công Giáo đã xuất bản Thánh Kinh Cựu Ước và đến năm 1916 xuất bản Kinh thánh Tân Ước ; cả hai đều in song ngữ, một bên là chữ Việt, một bên là chữ La Tinh theo bản Vulgate, bản dịch do Linh mục Albert Schlicklin thực hiện. ( Bản Vulgate, là bản Kinh Thánh được Vatican chính thức công nhận ) và các giáo sĩ thuộc Hội Thừa Sai Paris (Société des Missions Étrangères de Paris) tại Hong Kong phát hành.
Linh mục Albert Schlicklin thường được các học giả Công giáo Việt Nam gọi là Cố Chính Linh
- Năm 1925, Giáo Hội Công Giáo xuất bản cuốn Các Sách Phúc Âm, do Linh Mục Marcos Gisper Forcadell thực hiện.
- Năm 1961, một bản dịch Thánh Kinh Tân Ước toàn bộ khác được các tu sĩ Dòng Ða Minh xuất bản tại Sài Gòn.
- Năm 1962, Thánh Tâm Biệt Thư tại Ðà Lạt đã xuất bản Ngũ Kinh Môi Se, Thi Thiên và Thánh Kinh Tân Ước do Linh mục Gérard Gagnon thực hiện.
- Năm 1963, Thánh Tâm Biệt Thư tại Ðà Lạt lại tiếp tục xuất bản những phần còn lại của Thánh Kinh Cựu Ước gồm những sách từ Giô Suê cho đến sách Gióp và các sách tiên tri từ Ê-sai cho đến Malachi. Những sách nầy cũng do Linh mục Gérard Gagnon thực hiện.
- Năm 1969, nhà xuất bản Ðức Mẹ tại Sài Gòn phát hành Thánh Kinh Tân Ước do Linh mục Nguyễn Thế Thuấn phiên dịch và năm 1970, Linh mục Trần Hữu Thanh đã sửa chữa lại bản dịch của Linh mục Nguyễn Thế Thuấn cho phổ cập lại với giọng văn hiện đại và xuất bản cuốn Thánh Kinh Tân Ước nầy để xử dụng trong Nha Tuyên Úy Công Giáo của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
- Năm 1976, toàn bộ Kinh Thánh do Linh mục Nguyễn Thế Thuấn dịch đã được phổ biến tại Sài Gòn. Phần Tân Ước trong bản dịch này được phiên dịch từ nguyên văn Hy Lạp. Tuy nhiên, do tình hình chính trị tại Việt Nam không thuận lợi cho việc xuất bản Kinh Thánh , nên năm 1980, các linh mục dòng Chúa Cứu Thế tại La Verne, California , Hoa kỳ đã cho xuất bản toàn bộ bản dịch Kinh Thánh này.
- Năm 1971, nhà xuất bản Ra Khơi tại Sài Gòn đã phát hành Kinh Thánh toàn bộ do Linh mục Trần Ðức Huân thực hiện, với sự giúp đỡ của một Ủy Ban Phiên Dịch. Ủy ban nầy đặt dưới sự hướng dẩn và kiểm soát của Giám mục Trương Cao Ðại.
- Cũng vào đầu thập niên 1980, Giáo hội Công Giáo phát hành bản dịch Kinh Thánh Tân Ước do Hồng Y Trịnh Văn Căn thực hiện, tại Hà Nội. Bản dịch này được Cộng Ðồng Công Giáo Việt Nam tái bản lần thứ nhất vào năm 1985 tại Orange County,California,Hoa kỳ.
- Năm 1994, Tòa Tổng Giám Mục tại Thành Phố Hồ Chí Minh đã xuất bản 30.000 Thánh Kinh Tân Ước. Công trình này được thực hiện bởi Linh mục Hoàng Ðắc Ánh và Linh mục Trần Phúc Nhân. Việc xuất bản Kinh Thánh do cơ quan Thánh Kinh Hội Quốc Tế (IBS) bảo trợ.
-Năm 1998 Tòa  Tổng Giám Mục Thành Phố Hồ Chí Minh xuất bản một bản dịch Kinh Thánh toàn bộ  với nhiều dịch giả.
b- Những bản dịch Kinh Thánh của Hội Thánh Tin Lành Việt-Nam:
Tin Lành được truyền bá vào Việt Nam rất trể do sự ngăn chận của thực dân Pháp nhưng một số sách Phúc Âm đã được dịch ra Việt Ngữ từ trước với mục đích chuẩn bị cho công việc truyền giáo.
- Năm 1890, Jean Bonnet, Giáo Sư của Trường Ngôn Ngữ Ðông Phương tại Paris (Paris School of Oriental Languages), đã dịch Phúc Âm Lu-Ca sang tiếng Việt. Khi dịch Phúc Âm Lu-Ca, Giáo sư Bonnet đã dùng bản Kinh Thánh Pháp Văn Ostervald để dịch.
Sau khi dịch xong, Phúc Âm Lu- Ca đã được Thánh Kinh Hội Anh Quốc (British & Foreign Bible Society – BFBS) xuất bản tại Paris. Năm 1898, Phúc Âm Lu-Ca tái bản lần đầu tiên.
- Năm 1899, Thánh Kinh Hội Anh Quốc (BFBS) cho xuất bản Phúc Âm Mác tại Singapore.
- Năm 1900, Thánh Kinh Hội Anh Quốc (BFBS) xuất bản Phúc Âm Giăng và đến năm 1903 lại xuất bản sách Công Vụ Các Sứ Ðồ tại Paris. Hai bản dịch nầy do Walter James, nhân viên của Thánh Kinh Hội Anh Quốc, thực hiện.
- Năm 1913, Giáo sĩ P.M. Hosler thuộc Hội Truyền Giáo Phúc Âm Liên Hiệp (CM&A) đã dịch lại Phúc Âm Mác ra chữ Nôm. Bản dịch nầy được xuất bản năm 1913 tại Ngô Châu (Wuchow), thuộc tỉnh Quảng Tây, Trung Hoa.
Năm 1911 Tin lành được phép truyền giáo ở Việt nam và  các nhà lãnh đạo Hội Thánh Tin Lành đã bắt đầu cho phiên dịch toàn bộ Kinh Thánh sang tiếng Việt. Trong khi chờ đợi trọn bộ Kinh Thánh được dịch đầy đủ, từng phần Kinh Thánh  nào dịch xong liền được xuất bản :
- Năm 1917, Thánh Kinh Hội đã xuất bản  Phúc Âm Mác tại Hà Nội , đây là phần Kinh Thánh đầu tiên của Hội Thánh Tin lành xuất bản tại Việt Nam.
- Năm 1918, Thánh Kinh Hội xuất bản Phúc Âm Giăng và sách Công Vụ tại Thượng Hải, Trung Quốc.
- Năm 1919, lại tiếp tục xuất bản Phúc Âm Ma-thi-ơ.
- Năm 1922, xuất bàn sách Sáng thế Ký, Xuất Ê-díp-tô Ký, Lu-ca; tái bản Phúc Âm Ma-thi-ơ; đồng thời tái bản  ba sách Phúc Âm Mác, Phúc Âm Giăng và Công Vụ đã được sửa chữa.
- Năm 1923, Thánh Kinh Hội Anh Quốc xuất bản  Kinh Thánh Tân Ước tại Hà Nội.
- Toàn bộ Kinh Thánh được thực hiện xong vào năm 1925 và xuất bản vào năm 1926 tại Thượng Hải, Trung Hoa sau đó được liên tục tái bản nhiều lần.
Bản dịch này ngày nay gọi là bản Kinh Thánh Truyền Thống do một nhóm học giả gồm có cụ Phan Khôi, ông bà Giáo sĩ William C. Cadman, Giáo sĩ John D. Olsen với sự giúp đỡ của các cụ Trần Văn Dõng ( sinh viên trường Cao Ðẳng Ðông Dương ) cụ Tú Phúc và vài học giả khác nhưng  người phiên dịch chính thức là cụ Phan Khôi , một học giả Việt nam nổi tiếng đương thời.
Công trình dịch thuật này kéo dài gần 10 năm, bắt đầu từ năm 1916 đến năm 1926, các tín hữu Tin Lành Việt Nam đã có bộ Kinh Thánh đầu tiên bằng ngôn ngữ của mình.
Ngót 20 năm, dưới chế độ cộng sản , nhu cầu về Kinh Thánh rất cần thiết nhưng Giáo hội Tin lành không được phép tái bản ; nhưng từ ngoại quốc, Hội Thánh Tin lành Việt Nam tại Ấu, Úc Châu và Hoa kỳ đã nhiều lần xuất bản , sau đó bí mật đưa về Việt Nam.
-Năm 1995 Bộ Kinh Thánh Truyền Thống  được phép tái bản tại Ðà nẳng với sự hổ trợ của Thánh Kinh Hội Liên Hiệp (UBS). Ðây là lần đầu tiên của Giáo Hội Tin Lành Việt Nam được phép in và phát hành Kinh Thánh dưới chế độ cộng sản Việt Nam và tiếp theo năm 2004 được phép xuất bản thên lần nửa.
Trong suốt 76 năm qua ( 1926 -2012), bản dịch bộ Kinh Thánh Truyền Thống nầy được tái bản nhiều lần tại Anh Quốc, Hồng Kông, Hoa Kỳ, Ðức, Ðại Hàn và Việt Nam… Ðây là bản Kinh Thánh Việt Ngữ được ấn hành và xử dụng rộng rãi nhất hiện nay; dù  không có số liệu chính thức nhưng ước tính mỗi lần tái bản Kinh Thánh từ 5.000 – 10.000 cuốn , ít nhất phát hành cũng được vài trăm ngàn cuốn ? Có lẽ đây là cuốn sách Việt Ngữ được phát hành nhiều nhất từ trước đến nay ở Việt Nam vậy.
- Năm 1994,  Mục sư Tiến sĩ Lê Hoàng Phu, Mục sư Lê Vĩnh Thạch, Mục sư Nguyễn Xuân Hồng, ông Nguyễn Văn Nha cùng một số các vị khác dịch  toàn bộ Thánh Kinh Cựu ước và Tân ước đã được Thánh Kinh Hội Quốc Tế (International Bible Society – IBS) và Văn Phẩm Nguồn Sống phát hành  tại Anaheim, California , Hoa kỳ gọi là  bộ  Kinh Thánh Hiện Ðại.
- Năm 1987, Vietnamese Bible Inc. được thành lập tại Midland, Texas, một Ủy Ban Phiên Dịch  gồm có các Mục sư Lê Hoàng Phu, Võ Ngọc Thiên Ân, Trần Ðào, Nguyễn Hữu Cương, Mai Hữu Phước, Nguyễn Minh Thắng, Nguyễn Xuân Hà , bà Phạm Xuân và đến  năm 2002 đã phát hành  bản dịch toàn bộ gọi là  Kinh Thánh Bản Dịch Mới.
Năm 2010, cũng tại Việt nam  bộ quyển Kinh Thánh Truyền Thống  được một Ủy ban hiệu đính  và phát hành lần đầu tiên 10.000 quyển.
c- Nỗ lực thực hiện  một  bản dịch Kinh Thánh thống nhứt :
- Năm 1973, Thánh Kinh Hội Quốc Tế đã tổ chức một khóa huấn luyện cho các nhân viên phiên dịch Kinh Thánh tại Ðà Lạt.
Ðại diện của Hội Thánh Tin Lành và Giáo Hội Công Giáo đã đến tham dự. Các đại biểu đã bàn thảo về một đề án phiên dịch Kinh Thánh dựa theo khuôn mẫu bản dịch Giê-ru-sa-lem là bản dịch mà cả hai giáo hội Công Giáo và Tin Lành cùng phối hợp thực hiện.
Năm 1974, Mục sư Nguyễn Thỉ và Mục sư Trần Ðào đại diện cho Hội Thánh Tin Lành Việt Nam bàn thảo với quí Linh mục Hoàng Ðắc Ánh và Linh mục Trần Phúc Nhân về những đường lối và nguyên tắc thực hiện. Rất tiếc, biến cố 30/4/1975 xảy ra, các Mục sư Nguyễn Thỉ và Trần Ðào ra đi, hai Linh mục Công Giáo ở lại tiếp tục dự án phiên dịch Kinh Thánh. Năm 1985 Thánh Kinh Tân Ước được dịch xong và đã được Tòa Tổng Giám Mục Giáo Phận Thành Phố Hồ Chí Minh phát hành vào năm 1994 với sự hổ trợ của Thánh Kinh Hội Liên Hiệp (UBS).
Hiện nay, ngoài các dự án phiên dịch Kinh Thánh sang Việt Ngữ vẫn được tiếp tục do các Ủy ban phiên dịch. Dù một học giả hay một ủy ban dịch Kinh Thánh thì ít nhứt những học giả này phải am tường cổ ngữ Hi- bá-lai , Hi-lạp, La-tinh  lại giỏi Anh , Pháp và Hoa ngữ. Vì vậy, bất cứ bản dịch nào cũng phải theo đúng nguyên văn các bản cổ sao  và các tài liệu mới tìm được, được nghiên cứu chấp thuận. Nguyên ý của bản văn không thay đổi và nếu có thay đổi là thay đổi  theo ngôn ngữ ,văn chương đương thời cho người đọc dễ hiểu mả thôi ! 
III- Nội dung Kinh Thánh :
31- Kinh Thánh Cựu Ước:
Khởi nguyên với ký thuật về việc sáng tạo vũ trụ, mô tả sự sa ngã của loài người khỏi mối tương giao với Đức Chúa Trời. Đây chính là nguyên nhân khiến con người phải sống  đau khổ trong hiện tại và linh hồn bị hư mất trong cõi đời đời.
Kinh Thánh thuật lại việc Đức Chúa Trời chọn dân Israel làm tuyển dân; Ngài hứa với dân này Đấng Cứu Thế sẽ đến khôi phục lại mối tương giao giữa Đức Chúa Trời và loài người.
Thực hành ý định  Đức Chúa Trời chọn Áp-ra-ham và từ dòng dõi Áp-ra-ham, Chúa xây dựng nuớc Israel bằng cách huấn luyện họ tại Ai Cập rồi đưa họ trở về Đất hứa, ban cho họ luật pháp,  đất đai và giúp họ lập quốc.
Cựu Ước tiếp tục với việc ghi lại lịch sử quốc gia Israel : thời kỳ thành lập, thời kỳ hưng thịnh, thời kỳ suy vong, những sứ điệp Đức Chúa Trời dạy dỗ dân tộc này, những lời hứa về sự cứu chuộc, và những lời tiên tri về Đấng Cứu Thế.
32- Kinh Thánh Tân Ước :
Tường thuật lại, ít nhất 300  lời tiên tri  trong Cựu Ước đã được ứng nghiệm trong cuộc đời của  Đấng Cứu Thế là Đức Chúa Jêsus tại thế.
Các sách Phúc Âm ghi lại sự giáng sinh , cuộc đời , chức vụ , sự hy sinh thân mình cho nhân loại, sự sống lại, sự thăng thiên, sự giáng lâm của Đức Thánh Linh và lời hứa tái lâm của Đức Chúa Jêsus.
Kinh Thánh  Tân Ước cũng ghi lại sự thành lập và phát triển của cộng đồng Cơ Đốc Giáo  trong thế kỷ thứ nhất, những hoạt động của hội thánh trong việc thực hiện mạng lệnh của Đấng Cứu Thế , loan báo tin mừng cứu rỗi cho mọi dân tộc trên đất.
Các nhà lãnh đạo hội thánh đầu tiên cũng đã giải thích và trình bày những yếu tố căn bản trong niềm tin Cơ Đốc, ý nghĩa của việc tin Chúa, nếp sống của người tin Chúa, những thách thức trong cuộc đời theo Chúa, niềm hy vọng về sự tái lâm, và viễn ảnh về cuộc sống phước hạnh trong vương quốc của Đức Chúa Trời.
33-Kinh Thánh và ứng dụng :
Trọn bộ Kinh Thánh Cựu ước và Tân ước đã được phổ biến hơn hai ngàn năm.  Rất nhiều công trình nghiên cứu, phân tích, phê bình Kinh Thánh đã được thực hiện. Nhiều học giả đã dành trọn đời nghiên cứu Kinh Thánh, giảng dạy trong các trường Trung cấp, Cao đẳng , Đại học, Biên soạn Thánh Kinh tự điển, Tự điển thần học; tuy nhiên không ai dám xưng nhận mình đã hiểu toàn bộ Kinh Thánh.
Phê bình Kinh Thánh là khả năng và quyền chính đáng của lý trí của mọi người, nhưng người chân chính dù có tin hay không tin vào mặc khải của  Đức Chúa Trời và sự toàn hảo của
Kinh Thánh cũng không nên bỏ lỡ cơ hội nghiên cứu bản văn và nội dung của Kinh Thánh một cách kỹ lưỡng.
Nhiều người lầm tưởng Kinh Thánh  là một bộ sách nghiên cứu hay viết về lịch sữ , khoa học…thực ra Kinh Thánh  đã được  trước tác từ 3.600 - 2.000 năm trước có nhiều văn thơ , biểu tượng đương thời nên không thể xử dụng như các biên niên sử hay sách về khoa học hiện nay...nhưng không vì thế lịch sử hay khoa học phủ nhận những sự thật trong Kinh thánh , đó là những sự thật đã được kiểm chứng.
Lịch sử và ngành khảo cổ học càng đối chiếu càng khám phá về sự thật của lịch sữ; những khám phá khảo cổ cảng làm cho Kinh Thánh càng đáng được tín nhiệm và tin cậy thêm hơn.
Mục đích Đức Chúa Trời mặc khải và phổ biến Kinh Thánh cho loài người không phải để nghiên cứu nhưng để áp dụng vào đời sống thực tế cho đời này và đời sống của linh hồn trong cỏi vĩnh hằng.
Kinh Thánh giúp cho mỗi người biết chương trình của Đức Chúa Trời dành cho nhân loại, vị trí của mỗi người trong chương trình đó, và làm thế nào để mỗi cá nhân sống đúng với mục đích mà Đức Chúa Trời đã tạo dựng mình.  Kinh Thánh khuyến khích người đọc và học để áp dụng những nguyên tắc được dạy dỗ trong Kinh Thánh vào cuộc sống ngỏ hầu kinh nghiệm những ơn phước mà Đức Chúa Trời đã hứa và chắc chắn ban cho.
                                                          *************
Tóm lại, vì tin rằng Kinh Thánh là Sự Khải Thị và Lời  Ðức Chúa Trời nên dù trong ngôn ngữ nào, cũng được cố gắng dịch phiên dịch chính xác để bảo tồn thẫm quyền và ý nghĩa của Lời Chúa. Lời Chúa chứa đựng những câu giải đáp thiêng liêng cho những nhu cầu tâm linh.Chẳng những Kinh Thánh đem lại ánh sáng của Ðức Chúa Trời cho những người chưa có niềm tin, còn sống trong bóng tối thấy được Chúa Cứu Thế Jêsus, là Ðấng chắc chắn  đem lại sự sống dư dật và vĩnh phước cho những người hư mất.Cơ Ðốc Giáo được phát triển nhanh chóng bởi Kinh Thánh vì đã được Cơ Ðốc Nhân và Hội Thánh  khắp nơi xử dụng để giảng, dạy và đào luyện môn đồ cho Chúa Hằng Hữu.
Từ bộ Kinh Thánh có biết bao nhiêu điều hữu ích nhưng  thiết yếu hơn hết là bày tỏ tình yêu thương của Chúa Hằng Hữu, là Ðức Chúa Trời Ba Ngôi,là  Ðấng Sáng Tạo với loài người :
* "- 16 Vì Đức Chúa Trời yêu thương thế gian, đến nỗi đã ban Con một của Ngài, hầu cho hễ ai tin Con ấy không bị hư mất mà được sự sống đời đời.
17- Vả, Đức Chúa Trời đã sai Con Ngài xuống thế gian, chẳng phải để đoán xét thế gian đâu, nhưng hầu cho thế gian nhờ Con ấy mà được cứu. 18- Ai tin Ngài thì chẳng bị đoán xét đâu; ai không tin thì đã bị đoán xét rồi, vì không tin đến danh Con một Đức Chúa Trời. 19 -Vả, sự đoán xét đó là như vầy: Sự sáng đã đến thế gian, mà người ta ưa sự tối tăm hơn sự sáng, vì việc làm của họ là xấu xa. 20- Bởi vì phàm ai làm ác thì ghét sự sáng và không đến cùng sự sáng, e rằng công việc của mình phải trách móc chăng. 21- Nhưng kẻ nào làm theo lẽ thật thì đến cùng sự sáng, hầu cho các việc của mình được bày tỏ ra, vì đã làm trong Đức Chúa Trời" . (  G iăng 3 : 16 - 21 ).                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                  
MS Hùynh Văn Công
Hòa Lan                                                                                        
Sept – 25 - 2012
========================


KHÔNG HẸN TRƯỚC NHƯNG VẪN GP NHAU
Cám ơn anh Hẹ cho bài viết của tôi vào cả 2 blogs...
Từ ngày liên lạc với anh, tôi thấy có nhiều điều hợp nhau về vấn đề sống đạo;không ngẩu nhiên vì tuổi ấu thơ rồi thiếu niên và thanh niên chúng ta gặp nhau trong suy nghĩ về Đạo Làm Người.
Chúng ta đọc những quyển sách về đạo, về luân lý , về lịch sử và những sách khoa học, giáo khoa, sách dạy làm người.... Mẹ tôi mất sớm nhưng Ba và các anh chị tôi hài lòng, các con cháu rất kính trọng.
Chúng ta hợp nhau đến nổi kẻ trước người sau, thậm chí khi được gọi động viên nhập ngủ ; anh Hẹ cũng như tôi trước, khoá học trước sau khá lâu( khóa 19, 20, 20 phụ & 21) nhưng cùng những Sĩ quan trực tiếp hướng dẫn khóa sinh như Tr/uý Trần Văn Ba ( Đại  Đội Trưỡng), Th/úy Ông Văn Chính..Anh Hẹ khóa 19 tôi khóa 21 .
Tôi theo giai đoạn I nửa chửng thỉ Trung Uý Ba giài ngủ trở về dạy học ở Chấu đốc.Thiếu Úy Chính thay chức vụ Đại Đội Trưởng.Lễ bàn giao gần 200 khoá sinh không cầm được nước mắt tiển người đi.Sồng có tình, có nghĩa, không hành hạ khóa sinh như nhiều người khác nhưng khóa sinh học giỏi.
Tôi và bạn Thành Tâm (Canada ) hết giai đoạn I về Quân nhu nhưng thủ khoa khoá  21 tên là Phạm Xuân Hồng thuộc đại đội tôi.
Về kỷ thuật anh giúp tôi phổ biến những hiểu biết về Niềm Tin, rất cám ơn anh.
Blog Viện Quốc Gia Định Chuẩn tới giờ này có hơn 12.333 lượt mở xem, con số không ít ? Blog Trung Tâm Khảo Sát Kỷ Thuật  Quân Nhu cũng có hơn 3924 lượt mở xem, việc anh làm rất hữu ích.
Trong khả năng của tôi, anh thấy góp phần được như thế nào, xin cố gắng.
Hunh Văn Công