WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Sunday, October 30, 2011

LÀNG TÔI VÙNG QUÊ NHA TRANG, MIỀN TRUNG NƯỚC VIỆT

Trích một phần trong http://www.trandang.net

Kể từ ngày xa quê hương cách đây trên 32 năm, mỗi khi nghe tiếng hát “Làng tôi có cây đa cao ngất từng xanh, có con sông uốn khúc lừng quanh về xuôi ..” thì lòng tôi se thắt lại, với nổi nhớ nhung quê hương tha thiết. Làng tôi cũng có ba cây đa cổ thụ hàng mấy trăm tuổi, không có sông, nhưng có một cái bầu rộng như một dòng sông, cũng uốn khúc bao quanh làng.

Thôn Lạc Lợi của tôi bao vây ở ba mặt chung quanh bởi một con bầu khá rộng lớn, bắt đầu và chấm dứt cũng trong phạm vi của thôn tôi, chạy uốn khúc vòng cung như một con rồng dài cở ba cây số, làm ranh giới thiên nhiên với các thôn Quang Thạnh và Thanh Minh. Còn một mặt kia là một lạch nước chảy khá lớn, như một con sông nhỏ, bắt nguồn từ Suối Cam của Hòn Bà, chảy ngoằn nghèo như một con rắn lượn, là ranh giới thiên nhiên với thôn Gò Cà, và khi đến phạm vi cuối thôn tôi thì nhập vào đuôi bầu, trước khi dòng nước chảy tưới vào cánh đồng Thanh Minh kế cận. Tôi không biết phong thuỷ có linh ứng cho con cháu hay không, tôi không dám khẳng định, tôi chỉ biết chắc chắn rằng, nhờ vị trí địa dư bao quanh bốn bên bởi bầu rộng và mương lớn, mà thôn tôi rất an lành trong mấy cuộc chiến tranh mà tôi từng chứng kiến. Trong thời Tây, nếu các thôn ấp chung quanh bị Tây ruồng bố, đốt phá nhà dân nhiều lần, thì thôn tôi vẫn an lành, chưa hề có lính Tây đến lần nào…………… bởi vì muốn vào được thôn làng tôi, bắt buột phải qua một trong ba cái cầu khá dài - Cầu Bè, Cầu Suối Đăng và Cầu Rọc - không có đường nào khác, mà trong thời trước là ba cái “Cầu tre lắt lẻo, gập ghềnh khó đi”, nếu vô được tới làng mà lở dân rút bớt một nhánh cầu đi, thì coi như không có đường về. Một điều lạ nữa, là cả dòng họ của tôi, sống trong thôn hay nơi khác, không có một gia đình nào bị mất mát nhân mạng hay thương tật trong mấy cuộc chiến vừa qua. Con cháu cho là phúc đức của ông bà.

Ba con đường dẩn vào làng từ ba cái cầu này gặp nhau tại ngả ba trung tâm làng, nơi có một cái đình, một cái miểu rất cổ kính, trang nghiêm, và ngày xưa, trước 1948, còn có một cái điếm canh bằng gạch. Đây là khu vực có địa thế cao nhất trong làng, ngay cả lụt lớn nhất năm ngọ (1923) và năm thìn (1940) nước lụt cũng chỉ mấp mé khu này, trong lúc ngập tới mái nhà ở khu Cầu Rọc.

Miểu, ở ngay cạnh ngả ba đường, trên khu cao ráo nhất làng, rất cổ kính, có lẻ được xây cất trước đình, để thờ các oan hồn, tử sỉ, trên đường nam tiến trong thời chúa Nguyễn. Làng tôi vốn là nơi chiến địa giữa người Việt và Chăm cách đây trên 300 năm. Ngôi miểu có nhiều cổ thụ cả vài ba trăm tuổi. Đặc biệt có cây đa với hai gốc chặp lại thành một cây cao ngất trời. Hai cây sung cổ thụ khác, ngay cổng, hai ba người ôm không hết vòng gốc cây, có nhiều hốc cây, nên nhiều cắc kè sinh sống, nhiều ổ chim chích choè và két. Vào mùa sung chín, sung chín đỏ cây và rụng đầy gốc, lôi cuốn hàng ngàn chim chóc từ rừng bay về, là nơi anh em tôi thường đến bắn chim. Các cây cổ thụ này đã bị ngả chết vì bảo cách đây khoảng 7-8 năm. Ngôi Miểu cũng bị sập và được xây cất lại, nhưng không giữ được vẻ cổ kính của ngày xưa.

Đình làng cũng đã được xây cất từ lâu đời, có lẻ từ thủơ ông tổ của dòng họ tôi đến lập nghiệp cách đây trên 200 năm…..

Vì nhờ bầu mương bao bọc, làng tôi rất an ninh. Đêm trăng vẫn nghe tiếng hát, câu hò trong mùa gặt lúa hay mùa mía làm đường. Khuya khuya, nghe tiếng cối giả gạo để sáng mang gạo ra chợ bán. Vì là một làng bé nhỏ, ai nấy đều quen nhau, biết cả tính nết của nhau. Một câu vè được dân làng mô tả cho mỗi ngừơi dân được truyền tụng vào giữa thập niên 1940s: “Nghe vẽ nghe ve, nghe vè ông Hương Tám, hay đi ăn đám là chú Ba Trà, mỗi chút mỗi la, là bà Hai Tót, chân đi nhảy nhót là chi Bảy Quy, ăn nói sân si là anh Tám Lẻo, hay ưa nhỏng nhẻo là mẹ con Ba, … và đến phần mô tả Má tôi : “Tay đi phe phẩy là chị Mừơi Sâm, chân đi âm thầm là ông Hai Tối, ưa hay nói lối, là …”. Rất tiếc là tôi lúc đó còn quá nhỏ để thuộc hết khoảng 50 câu, mô tả khoảng 50 người lớn trong làng. Có một điều, trong bài vè này không ai dám mô tả Cha tôi. Bởi vì ai ai cũng kính nể Cha.
PhD Trần Đăng Hồng
/ Reading,England /12/14/2007

( Bạn của chủ nhiệm Blogger, lớp 1961-64 )


Saturday, October 22, 2011

TÌNH TRẠNG MẶT TRỜI VÀO THÁNG MAY 2013


Theo nghiên cứu của các khoa học gia vật lý cho biết mặt trời là một khối khí khổng lồ giống hình trái banh đang cháy phát ra ánh sáng và có từ trường bọc quanh.

Để có thể hiểu từ trường của mặt trời, chúng ta hình dung một thỏi nam châm khổng lồ có trục Bắc Nam xuyên qua tâm điểm của mặt trời như hình vẽ kèm bên của Encyclopedia Britannica,Inc.

Cực của nam châm đang chuyển động tuần hòan với chu kỳ là 22 năm nghĩa là cực Bắc sẽ chiếm vị trí của cực Nam sau 11 năm.

Trong mỗi chu kỳ khi nào mặt trời họat động mạnh thì thấy xuất hiện nhiều chấm gọi là sunspots,khi hoạt động yếu thấy ít sunspots.

Năm 2013 thuộc chu kỳ thứ 24 ,mặt trời sẽ họat động mạnh theo dự đóan sẽ xãy ra vào tháng May gây bảo từ trường rất lớn tạo nguy hiểm cho địa cầu.

Dean Pesnell of NASA’s Goddard Space Flight Center in Greenbelt,Md nói:

“Go ahead and mark your calendar for May 2013.But use the pencil”

Theo kết quả nhiên cứu mới nhất cho biết ṣự xuất hịên của sunspots là do sự hoạt động của luồng gọi là jet stream ở trong mặt trời.

Jet stream xuất hiện ở gần cực của mặt trời vào mỗi 11 năm rồi di chuyển chậm xuống đường xích đạo của mặt trời.Khi tới vĩ độ 22 độ thi new cycle sunspot lại xuất hịên.

Hiện nay NASA đã thấy jet stream đang đạt tới vĩ độ gọi là critical latitude cho nên mặt trời sẽ họat động mạnh trong những năm sắp tơi.

Vào khõang cuối năm nay,NASA sẽ phóng lên không gian một Solar Dynamics Observatory có trang bị dụng cụ gọi là helioseismology Sensors để quan sát tâm của mặt trời và sẽ biết thêm về jet stream.

Quý bạn khắp nơi nhớ theo dõi tin tức nầy để biết Pesnell tiên đóan đúng hay không đúng.

Friday, October 21, 2011

HOW TO PRINT 100% POLYESTER OR 100% NYLON


In vải hay aó quần bằng 100% nylon hay 100% polyester hơi khó vì cần phải cẩn thận và chăm sóc nhiều hơn.

Khi in một T-shirt bằng cotton nếu bị hư hỏng thì chỉ mất vài USD nhưng nếu in một chiếc áo lạnh jacket hay áo thể thao bằng nylon hay polyester bị lem luốt thì phải bồi thường hơn 15 lần áo T-shirt cho nên khi chưa có kinh nghiệm thì không ai dám nhận in những mặt hàng nylon hay polyester.

Nylon sẽ co rút nhiều khi sấy,nếu có tráng waterproofing thì mực không dính.

Nếu in nhiều màu thì sẽ có vấn đề sai lệch registration vì nylon co rút sau mỗi lần làm flash cure.

Polyester cũng co rút khi sấy và có vấn đề dye migration hay bleeding làm lem luốt.

Mặc dầu mực dùng in polyester có pha trộn chất blocker nhưng khi gặp nhiệt độ trên 270*F màu trong mực vẫn trốn chạy ra khỏi mực nên gọi dye migration.

Chọn mực in.

Mực cần phải có đủ đặc điểm : opacity,brightness,durability to crocking, no bleeding or no dye migration , good curing,good adhesion.

Nếu mặt hàng là vãi miếng hay loại quần aó rẻ tiền,người viết bài nầy thường dùng mực plastisol trộn đều ( tính theo trọng lượng ) với10 % bonding agent còn được gọi là catalyst hay trộn theo bách phân của nhà cung cấp.Trộn ngay trên khung đang in chứ không cần trộn riêng ở ngoài.

Đối với những mặt hàng đắc tiền và muốn được dùng lâu như jacket thì nên chọn mực chế tạo đặc biệt dành in nylon và in polyester .

Phẫm chất loại mực chế tạo đặc biệt nầy tốt hơn và bền lâu hơn loại mực plastisol thường dùng nên cố nhiên đắc tiền hơn.

Thí dụ Công Ty Union Ink có Nyloc để in nylon nhưng phải trộn thêm với Nylobond-NYBD-9120 Polyester Low Bleed Plastisol để in polyester.

Công Ty ICI-International Coatings Inks có 900 Series Nylon dùng in nylon.Một gallon Navy Blue 906LF giá bán 61USD và phải trộn với 8 oz catalyst gía 19USD

Công ty Willflex có Wilflex Pennant Series dùng in nylon nhiều mesh count khác nhau,Wilflex One-Step Nylon Ink dùng in nylon không có tráng lớp chống thấm nước gọi waterproofing và khi in thì nên trộn thêm 10 % Hugger Catalyst do Wilflex cung cấp cho chắc ăn.

Công Ty QMC có bán loại bonding agent có tên là Nylon Bonding Agent MF-66 dùng trộn với plastisol để in trên nylon jacket có tráng waterproofing

Lưu ý.

Mặc dầu các công ty chế tạo mực xác nhận sãn phẫm của họ đạt tiêu chuẩn hòan toàn nhưng chúng ta nên cẩn thận xin hoặc mua một số lượng rất nhỏ để trắc nghiệm trước nếu thấy tốt ,đạt yêu cầu rồi mới mua nhiều để đưa vào sãn xuất .

Đối với polyester vì thường xãy ra vấn đề dye migration sau khi in một tuần lễ nên cần phải trắc nghiệm trước rồi chờ qua khỏi thời gian đó mới bắt đầu thực hiện sãn xuất.

Rất thường xãy ra những trường hợp khách hàng đem tới xí nghiệp một lô hàng có nhản hiệu ghi rõ bằng vải nylon nhưng khi in cùng một loại mực thì thấy lẫn lộn vài sãn phẫm có màu in khác lạ.Khi xem xét tìm lý do thì mới biết đó là những mặt hàng bằng vãi polyester.

Rắp khung in và khung Hold Down Clamp vào bàn in.

Nếu mặt hàng là áo lạnh jacket nylon với số lượng không nhiều, chúng ta nên in bằng tay thì thuận tiện và dễ kiểm sóat hơn in bằng máy tự động.

Khung Hold Down Clamp rất quan trọng nếu thiếu thì không thể in được .Cần phải gắn khung nầy trước rồi sau đó mới gắn khung in.

Hạ khung Hold Down Clamp trên chiếc áo rồi kéo xung quanh chiếc áo cho chặc ..

Khung Hold Down Clamp làm bằng sắt xung quanh bên trong có dán một lớp plastic hay cao su có khía dọc để có thể chận ép chiếc áo không thể xê dịch.

Thành phần căn bản của khung như hình vẽ.Cần có thêm một cái khoá gắn gần chỗ tay cầm mà trên hình vẽ không thấy.Cái khóa nầy có công dụng giử chặc khung không bung lên được.Gắn khung dính vào bàn trải jacket bằng bảng lề có thuỷ lực hay lò xo tuỳ ý chúng ta tự chọn lấy.

Chúng ta có thể tự chế tạo khung vì mua rất đắc giá khõang 375USD / kích thước18x18 in

Mặt hàng nylon hay polyester phải được sấy chống co rút trước khi in .

Nylon và polyester co rút khi gặp nóng-exposed to heat- cho nên cần phải đươc sấy chống co rút trước khi in.

Trước khi bỏ jackets lên băng tải –conveyor dryer-chạy vào lò sấy ,phải xem xét nhiệt độ của lò sấy để không không làm chảy nylon hay polyester.

Nếu jacket dày cộm thì phải lấy vật liệu đè ép để jacket không bị kẹt và cháy trong lò sấy.

Nếu không muốn sấy trước để chống co rút thì phải hạ nhiệt độ flash cure với điều kịên mực vừa đủ khô khi sờ tay và mực phải bám dính tốt hoặc phải dùng mực ” fast fusion plastisol fusing in 280*F ”

Kỹ thuật in.

Dùng khung in bằng kim loại có độ căng còn tốt nếu có thể.Còn nơi nào không có khung kim loại thì dùng khung gổ có lưới mới căng chưa dùng lần nào.

Qui tắc chung nên giử off-contact ơ mức ít hơn 1/8 in.Độ căng của lưới càng cao thì off-contact sẽ ít.Điều chỉnh off-contact bằng cách ấn ngón tay trỏ ở giữa khung in.

Chọn squeeze có độ cứng 70-80 Shore A và có góc cạnh bén- sharp.

Chú ý điều chỉnh nhiệt độ flash cure và thời gian thích hợp tuỳ theo đặc điểm của mực đang xử dụng và tuỳ theo khoảng cách giữa vải in và lò phát hơi nóng.

Sờ ngón tay vào mực thấy không dính thì biết flash cure đã đạt mức yêu cầu.

Nếu chỉ in một màu thì sau khi làm flash cure, đặt jacket lên băng tải-conveyor dryer- chuyển vào lò sấy.

Nếu in nhiều màu thì sau mỗi lần in phải làm flash cure rôi mới đưa vào lò sấy.

Nhiệt độ lò sấy.

Hầu hết các công ty chế tạo mực đều yêu cầu mực phải được sấy ở nhiệt độ 300-320*F.

Tuy nhiên đối với jacket nylon hay polyester dày cộm, nhiệt độ sấy phải tăng thêm hoặc cho băng tải chạy chậm hơn miển sao lớp mực in đạt được nhiệt độ curing temperature như trên.

Cần chú ý thêm những sãn phẫm nhuộm màu đậm sẽ hấp thu nhiệt nên đạt tới nhiệt độ yêu cầu nhanh chóng hơn những sãn phẫm nhuộm màu lợt.

Mực chỉ đạt được nhiệt độ curing temperature khi phẫm vật in đạt được nhiệt độ đó.

Dùng nhiệt kế non contact laser-pyrometer hay laser- thermometer gọi là ” Quick Temp Non Contact Thermometer ” phóng hạt laser màu đỏ vào lò sấy,vào vãi đang sấy trong lò sẽ biết ngay nhiệt độ rất nhanh. Xem hình chụp ở góc trên.

Xuất hịên ngoài thị trường,áo jacket tuỳ theo cách độn bên trong phân làm 4 loại thông thường là Shell,Fleece, QuiltKasha.Lúc in cũng như lúc sấy jacket luôn luôn rất cẩn thận không cho xê dịch,không để cháy sém,không để bị lem luốt.


Saturday, October 15, 2011

HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA TẠI USA


MỘT ĐỌAN TRONG DI NGÔN CỦA HÒA THƯỢNG TUYÊN HÓA TẠI USA

Sau khi hỏa táng tôi rồi, thì đem tro cốt rải vào hư không. Ngoài ra tôi cũng không muốn làm chuyện gì khác cho tôi cả.

Nhớ là đừng có tạo dựng tháp hay bất cứ đài kỷ niệm nào. Khi tôi đến thì cái gì cũng không có, lúc ra đi, tôi cũng vẫn không muốn chi, tôi không muốn lưu lại dấu vết gì trên thế gian cả.

Tôi đến từ hư không thì tôi trở về hư không.”

JAVASCRIPT GAME-ROCKET ANTI ROCKET FROM 2 MOVING OBJECTS


Trong javaScript nầy chúng ta cho tất cả 4 hình cùng chuyển động đều và cách nhau 250 pixels.

Hình ball gắn trên ship và hình rocket gắn trên saucer..Như vậy chuyển động của ball là chuyển động của ship và chuyển động của rocket là chuyển động của saucer.

Có nhiều cách làm cho hình chuyển động như chúng ta đã biết khi xem Blogger nầy.Trong trường hợp nầy chúng ta áp dụng phương pháp loc++ nghĩa là location increment và viết if(loc>=350){loc=0} để tất cả hình khi di chuyển được 350 pixels thì tự động quay trở về chỗ khởi hành và tiếp tục như vậy hoà̉i nếu chúng ta muốn.

Khi chúng ta click nút FIRE thì tất cả chuyển động của hình đều dừng lại.Hai phi đạn rocket và ball biến mất.

Nếu sau đó muốn tiếp tục trò chơi thì click nút START ; 2 phi đạn liền xuất hịên lại và tiếp tục chuyển động như đã sắp xếp.

Sau khi hiểu rõ phương pháp làm cho hình chuyển động và biết cách áp dụng các hàm số tóan học,chúng ta có thể cho hình chuyển động theo đường sóng sine và cosine, theo parabol,theo đường cong exponential,theo hyperbol,theo đường ellipse,theo vòng tròn, theo đường ngang và dọc ,theo đường chéo.

Tóm lại xử dụng ngôn ngữ của JavaScript chúng ta có thể tạo trò chơi với computer của mình.Theo kinh nghiệm của những người chuyên môn viết Game-sofwares cho biết những trò chơi tạo ra từ JavaScript chậm hơn tạo ra từ ngôn ngữ programming C,C++.

Cái hay và tiện lợi của JavaScript là sau khi viết xong thì Script họat đông được ngay vì nhờ browser có sẵn trong computer hổ trợ.

Còn viết games từ C,C++ thì cần phải được thông qua compiler.

Thursday, October 13, 2011

ROCKET ANTI ROCKET BETWEEN 2 STATIONARY POSTS-JAVASCRIPT GAME

Trong body tag, viết style như sau để hình rocket và hình ball xuất hiện trên 2 objects là saucer và ship đang đứng yên một chỗ.

img ID="ship" style="position:absolute;left:250;top:148;width:120;" src="ship1.gif"

img ID="ball" style="position:absolute;left:250;top:145;width:15" src="ball2.gif"

img ID="rocket" style="position:absolute;left:15;top:180;width:35;" src="rocket1.gif"

img ID="saucer" style ="position:absolute;left:15;top:200;width:85;" src="saucer2.gif"

Trong script tag phải viết theo thứ tự bắt buộc .Nếu viết sai kết quả sẽ khác.Lý do là browser execution theo thứ tự từ top tới bottom.

Quý bạn nên tự mình trắc nghiệm thay đổi vị trí của các vế sẽ thấy rõ kết quả khác nhau.

function fireBall(){

var object1=document.getElementById('ship');

var x=parseInt(object1.style.left);

var y=parseInt(object1.style.top);

var object3=document.getElementById('saucer');

var x=parseInt(object3.style.left);

var y=parseInt(object3.style.top);

var object2=document.getElementById("ball");

object2.style.left=x ;

object2.style.top=y;

var object4=document.getElementById('rocket');

object4.style.left=x;

object4.style.top=y; } ;

Khi click nút FIRE thì hai phi đạn rocket và ball đụng nhau rồi biến mất.Trong function fireBall() nếu sắp xếp không đúng như trên thì saucer và ship bị tấn công lẫn nhau thay vì hai phi đạn đụng nhau.

Friday, October 7, 2011

JAVASCRIPT GAME-HOW TO FIRE A CRUISING WARSHIP FROM A SAUCER

JAVASCRIPT- TRÒ CHƠI PHÁO KÍCH TỪ SAUCER TỚI TÀU CHIẾN ĐANG CHẠY TRÊN BIỂN

Trong JavaScript trò chơi nầy,chúng ta xử dụng̣ tọa độ của đường cong hàm số sine tượng trưng cho sóng biển để cho tàu chiến di chuyển trên đó và dùng tọa độ của đường cong hàm số parabola để quả pháo chuyển động theo đó và theo dỏi tàu chiến lúc tới gần hoặc chạy ra xa.

Nếu muốn phóng một phi đạn từ saucer thì phi đạn phải ở trong saucer.Do đó phải ấn định vị trí chỗ khởi hành và tọa độ di chuyển của phi đạn hoàn toàn giống hệt như của saucer như dưới đây.Cố nhiên trong phần Style/CSS của bảng html trên phải viết thêm img=” ID” của saucer thi hình của saucer mới xuất hiện.

Dùng phương pháp passing data để làm di động cùng một lúc nhiều hình hay nhiều objects khác nhau

function doMove(ID,L,T,ID1,P,Q,ID2,R,S){

var object2=document.getElementById(ID);

object2.style.left=L+'px';

object2.style.top=T+'px';

var object1=document.getElementById(ID1);

object1.style.left=P+'px' ;

object1.style.top=Q+'px';

var object3=document.getElementById(ID2)

object3.style.left=R+'px';

object3.style.top=S+'px';}

var veloc=15 ;

var amp=10 ;

var freq=0.2 ;

var speed=2 ;

var i=0 ;

function passingData(){

a=60+veloc*i ;

b=amp*Math.sin(freq*i*2*Math.PI) ;

x=i*speed ;

y=0.1*i*i*speed ; // phần chữ màu tím giống hệt phần xanh lá cây

c=i*speed ;

d=y=0.1*i*i*speed

doMove('ship',a,b,'ball',x,y,'saucer',c,d) // passing data vào function doMove()

i++;

if(i>=40){i=0}}

JavaScript rất hay nếu dành nhiều thì giờ để thực tập cho môn học nầy sẽ giúp chung ta có tính kiên nhẩn đối với tuổi trẻ và giúp óc họat động tốt rất cần cho người lớn tuổi .

Nếu viết sai hay viết lộn một ký hiệu nhỏ xíu hay dùng không đúng tên theo qui định tiếng Anh thì tòan bộ bài viết không họat động được như ý muốn .Phải mất thì giờ sóat xét lại từng chi tiết .

Sau khi viết xong kiểm sóat vài lần thấy họat động tốt đúng như ý muốn thì copy đem paste vào Microsoft Word.

Những hướng dẫn về trò chơi viết bằng JavaScript thấy xuất hịên rất ít trên Websites.Nếu có chỉ là những hướng dẫn sơ sài không rành mạch hoặc phức tạp cho nên người viết trong Blogger nầy phải tách trò chơi JavaScript ra làm nhiều phần từ đơn giản dễ hiểu làm căn bản rồi đi dần tới phức tạp nhằm mục đích duy nhứt giúp quý bạn thực hiện được mong muốn nhanh chóng..

Bài kế tiếp :* Rocket anti Rocket between 2 stationary posts .

* Rocket anti Rocket from 2 moving objects.

Tuesday, October 4, 2011

HOW TO FIRE A BALL OR ROCKET TO THE SAUCER FLYING IN PARABOLIC PATHWAY JAVASCRIPT

Đây là một trò giải trí với computer viết ra được nhờ dựa vào những kiến thức về javaScript.

JavaScript nầy gồm có 4 phần.

Phần đầu là style thuộc CSS lam cho hình xuất hiện.

Phần thứ haifunction doMove() làm cho hình saucer di động tới lui không ngừng theo đường cong parabol.

Phần thứ bafunction fireBall() dùng để phóng quả banh hay hoả tiển vào saucer đang bay.Muốn quả banh hay hỏa tiển trúng saucer thì phải viết tọa độ di chuyển của saucer phải bằng tọa độ của quả banh lúc chạm vào saucer đang di chuyển.Khi saucer bị quả banh chạm vào thì tự động dừng lại,hết bay được nữa.

Phần thứ tưfunction stop() đưa quả banh và saucer về vị trí tuỳ thích của chúng ta.

Nếu muốn tiếp tục trò chơi như lúc mới bắt đầu thì xoá bỏ function stop () rồi thay vào đó function reset() có code như sau.

function reset(){

object2.style.left=40 ; object1.style.left=0;} // đem saucer và banh về vị trí lúc khởi hành

loc+=1

object2.style.left=5*loc+50;

object2.style.top=0.1*loc*loc

t=setTimeout(reset,100)

if(loc>=50){loc=0} }

Xóa bỏ nút STOP rồi tạo nút RESET giữa span tags,

Quý bạn trẻ chắc chắn thông minh hơn người ngồi viết bài nầy sẽ có thể tự tạo được nhiều trò giải trí với chiếc computer của mình bằng cách vận dụng những kiến thức căn bản về javaScript đã posted trong Blogger Viện Quốc Gia Định Chuẩn VNCH nầy.

Tương lai thuộc về Quý Bạn đó.

Saturday, October 1, 2011

DÙNG JAVASCRIPT ĐỂ TẠO TRÒ CHƠI GỌI LÀ GAME.

Áp dụng những kiến thức đã thu lượm được qua các bài hướng dẫn cách làm hình di động bằng javaScript code đã posted trong Blogger nầy ,chúng ta có thể tự tạo ra trò chơi gọi là game.

Bảng html trên là một thí dụ về game làm cho 3 vật chuyển động theo chiều hướng khác nhau.

Lấy screenshot của 3 hình vẽ kèm trong bảng html rồi tồn trử trong My documents với 3 tên : saucer1.gif, saucer2.gif và chim.gif

1-Nếu thay thế saucer1 bằng quả banh ball cho rơi theo đường parabol và viết lại script như sau thì quả banh sẽ rơi trúng vào saucer2 và con chim đang di chuyển.

function doMove(ID,L,T){

var object1=document.getElementById(ID);

object1.style.left=L+'px';

object1.style.top=T+'px';

var object2=document.getElementById('saucer2');

object2.style.top=Math.floor(Math.random ()*60)

var object3=document.getElementById('chim');

object3.style.left=Math.floor(Math.random()*80)+10;}

var speed=50;

var i=0 ;

function changeSpeed(){

x=0.4*i*speed;

y=2.8*i*i

doMove('ball',x,y) ;

i++ ;

if(i>=10){ i=0 ;} }

function stop(){

if(i=0) ; clearInterval(t) }

2-Nếu đem tốc độ velocity và gia tốc acceleration xử dụng vào sự chuyển động như script dưới đây thi thì tọa độ di chuyển sẽ tiếp tục tăng dần chứ không còn ở trong giới hạn cố định.Muốn dừng lại phải click chữ STOP.

function doMove(ID,L){

var object1=document.getElementById(ID);

object1.style.left=L+'px';

var object2=document.getElementById('saucer2');

object2.style.left=parseInt(object2.style.left)+1+'px';

var object3=document.getElementById('chim');

object3.style.left=Math.floor(Math.random()*20); }

var veloc=60;

var accel=1 ;

var i=0 ;

function changeVeloc(){

veloc=parseInt(veloc)+parseInt(accel); // velocity = velocity+acceleration

x=0.2*i*veloc ;

doMove('saucer1',x) ;

i++ ;

if(i>=12){ i=0 ;} }

function stop(){

if(i=0) ; clearInterval(t) }

Lưu ý.Bài kế tiếp sẽ áp dụng những kiến thức nêu trên để viết một trò chơi khác có tên:
" How to fire a ball to the flying saucer in JavaScript"