WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Tuesday, November 28, 2023

HỒI KÝ VIỆC LÀM VÀ TRƯƠNG HỌC SAU KHI TỐT NGHIỆP 1964

 HỒI KÝ VIÊC LÀM SAU KHI RA TRƯƠNG NĂM 1964

I-VIỆC LÀM

Sau khi ra trường tháng 4 năm 1964, tôi được tuyển dụng làm Trưởng đoàn Thanh-Tra Kinh-Tế Lưu-Động khu vực VI trực thuộc Phủ Phó Thủ Tướng Đặc Trách Kinh-Tế & Tài Chánh do tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh làm Phó Thủ Tướng kiêm Thống Đốc Ngân Hàng. 

Đoàn tôi có 3 người, ngoài tôi có anh Huỳnh Quốc Cang, cử nhân luật và bạn Trương Đức Hạnh, kỹ sư canh nông phụ trách công tác tại 5 tỉnh quanh thủ đô Saigon gồm: Gia Định, Bình Dương, Long An, Tây Ninh và Hậu Nghĩa.

 Ở thời điểm đó, nếu tôi nhớ không lầm thì tại Gia Định, tỉnh trưởng là Đại Tá Lê Văn Tư, Phó tỉnh là ông Nguyễn Thôn Độ; tại Long-An, Phó Tỉnh Trưởng là ông Nguyễn Bá Cản; tại Bình Duong, Phó Tỉnh Trưởng là ông Lê Xuân Hội. Cả 3 ông Phó Tỉnh Trưởng vừa kể đều tốt nghiệp Đốc Sự khoá I Quốc Gia Hành Chánh, riêng ông Nguyễn Bá Cẩn đậu Thủ Khoa.

 Tại Tây Ninh thì thiếu tướng Cao Đài Lê Văn Tất (sau đồng hoà là Thiếu Tá QL.VNCH) làm Tỉnh Trưởng: Tại Hậu Nghĩa tỉnh trưởng là Đại-Tá Mã Sanh Nhơn v.v....Các vị này về tuổi tác đều là bậc đàn anh, bậc thầy của chúng tôi nên đi đến đâu chúng tôi cũng được họ hợp tác, tận tình giúp đỡ v.v...

Cuối năm 1964 (?), Trung Trướng Dương Văn Đức, Tư Lệnh Quân Khu IV đem quân về Saigon đảo chánh thất bại, tiến sĩ Nguyễn Xuân Oánh sau đó mất chức Phó Thủ Tướng, các đoàn viên Thanh-Tra Kinh-Tế Lưu Động gồm 16 kỹ sư và 16 cử nhân luật được chuyển qua công tác tại Bộ Kinh-Tế do giáo sư Trương Tái Tôn làm Bộ Trưởng còn gọi là Tổng Uỷ Viên Kinh-Tế Tài-Chánh trong Nội Các do Nguyễn Cao Kỳ làm Thủ Tướng còn gọi là Chủ-Tịch Uỷ-Ban Hành -Pháp Trung-Ương. 

Cuối năm 1966, Nguyễn Khắc Chân cùng tôi rủ nhau về Bộ Canh Nông, nhưng anh Chân trả lại Chứng Thư Hành Chánh để ở lại Bộ Kinh Tế mà không cho tôi hay. 

Giòng đời trôi nổi, tôi về Bộ Canh Nông đến giữa năm 1968 thì nhập ngũ khoá 6/68 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ-Đức cùng với anh Nguyễn Khắc Hùng. 

Ra trường, tôi được tuyển vào binh chủng Quân Nhu nhưng từ chối không nhận, chọn biệt phái về lại Tổng Nha Nông Nghiep.....

24/6/1975 trình diện tại trừng Taberd Saigon đi tù Học Tập Cải Tạo tại trại L3T2 Trảng Lớn Tây Ninh v.v...Giòng đời trôi nổi, kể sao cho xiết .

Kỹ Sư Bùi Văn Lương

28 –Nov- 2023- USA                 

II-TRƯỜNG HỌC.

TRƯƠNG  CAO ĐẲNG NÔNG LÂM MỤC BẢO LỘC TRƯỚC 1964

Bài viết nầy góp từ trí nhớ và tài liệu còn lưu giử của nhóm bạn khóa 3/CĐCN gồm có :

KS Dương Hiển Hẹ(CA,USA), GS PhD Trần Đăng Hồng(Reading,England), BSThu Y Trần Ngọc Quỳnh(VN), Msc Nguyễn Minh(CA,USA), KS Bùi Văn Lương(CA,USA), Msc Nguyễn Thế Thiệu (Oklahoma,USA)                                                      

LỚP CAO ĐẲNG KHÓA 3

Bốn khoá đầu tiên kể từ năm 1959 (khoá I) đến năm 1963 (khoá IV), mỗi năm trường cho thi tuyển tổng cộng 60 sinh viên gồm có 25 sinh viên ban Canh Nông, 15 sinh viên ban Thuỷ Lâm và 20 sinh viên ban Súc khoa.

Sau ngày trình diện nhập học, nếu thấy có sinh viên nào không đến,trường gửi thư gọi sinh viên đậu dự khuyết để thay thế cho có đủ tổng số như trên.

Học bổng 1500 VNCH đổi được $50 USD.

Năm 1955,Tổng Thống Ngô Đình Diệm cho lệnh thành lập NGÂN HÀNG QUỐC GIA VIỆT NAM để phát hành tiền tệ thay thế TIỀN ĐỒNG DƯƠNG.Lúc đó một đồng Dollar Mỹ đổi được 35 đồng VNCH. 1500 đồng VNCH đổi được gần $50 USD.

Lich sữ thống kê của USA cho biết giá vàng tại Mỹ:

Một troy ounce of gold (31.1 grams) gía $36 USD năm 1955, giá $37 USD năm 1960, giá $36 USD năm 

1965, giá $38 USD năm 1970 .

Vậy 1500 đồng VNCH vào năm 1955 mua được gần 1.40 lương vàng tại Saigon. Năm 1969,giá chợ đen 360 Đồng VNCH đổi được một Dollar Mỹ.


Điều kiện được dự thi ngoài vấn đề sức khoẻ tốt và tuổi tồ́i đa dưới 30, phải có một văn bằng Tú Tài toàn phần ban B Toán Học, Ban A Khoa Học thực nghiệm, hoặc tốt nghiệp cấp Trung Đẳng Trường Quốc Gia Nông Lâm Mục Blao

Bài thi gồm có:

• Luận Việt Văn thi trong 2 giờ, hệ số 2.
• Toán thi trong 2 giờ , hệ số 3.
• Lý Hoá thi trong 2 giờ hệ số 3.
• Vạn vật (địa chất, thực vật, động vật) thi trong 2 giờ hệ số 3.
• Pháp văn (một bài luận ) thi trong 2 giờ, hệ số 2
• Anh văn (một bài dịch) thi trong 1 giờ

Ngôn ngữ viết bài thi Toán, Lý, Hoá, Vạn Vật, và dịch Anh văn có thể  dùng tiếng Pháp thay cho tiếng Việt để có thể thu nhận những thí sinh có tú tài Pháp.

 Điểm lên lớp (Passing grade): >12/20

Thi lên lớp gồm có thi viết và vấn đáp.Thi vấn  đáp bằng cách bốc thăm đề tài và chỉ được bốc một lần mà thôi.

Ai thi rớt được ở lại học thêm một năm nữa với chương trình đã học.Nếu rớt nữa thì bị loại ra khỏi trường.

Năm học được chia làm 2 học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 16 tuần.
Vào cuối mỗi năm học, năm thứ nhất và năm thứ hai sinh viên phải đi tập sự tổng quát trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.

 Cuối năm thứ ba, sinh viên phải chọn một đề tài chuyên môn để tốt nghiệp được một giáo sư hay một chuyên viên của Bộ Nông Nghiệp hướng dẫn đở đầu.

Đề tài tốt nghiệp gọi là luận trình được bảo vệ trước một hội đồng gồm các giáo sư trong đó có sự hiện diện diện của giáo sư  hoặc chuyên viên đở đầu gọi là patron.

Khoá 1 và khóa 2 học tại Trường Bảo Lộc.Sau khi Khóa 3 nhập học được vài tháng thì cả 3 khóa đều được dời về Saigon vào tháng 11 năm 1961.

                       KHÓA 3 (1961-1964)

DANH SÁCH SINH VIÊN KHÓA 3 CAO ĐẲNG NÔNG LÂM SÚC

                                     (xếp theo alphabet)

*Ban  Nông Khoa

1-Lê thiện Chí , 2-Dương Văn Đức, 3-Đỗ Văn Giao, 4-Nguyễn Văn Hạnh, 5-Trương Đức Hạnh, 6-Nguyễn Xuân Hân, 7-Dương Hiển Hẹ, 8-Trần Đăng Hồng, 9-Nguyễn Khắc Hùng, 10-Lê Nguyên Khôi,11-Lê Hà Bửu Lan, 12-Võ Thi Thuý Lan, 13-Trần Như Long, 14-Bùi văn Lương, 15-Bùi Văn Mai, 16-Nguyễn Chu Miên, 17-Nguyễn Minh18-Nguyễn hữu Quyền, 19-Phùng Hửu Tần, 20-Văn Khắc Thái, 21-Nguyễn Thế Thiệu, 22-Trần Kim Thuỷ, 23-Vũ Văn Tiếp, 24-Trần Đình Tương, 25-Nguyễn Hửu Tranh26-Nguyễn Văn Hửu Trí

*Ban  Súc Khoa

1-… Ngọc Anh, 2-Phạm Văn Cần, 3-Ngô Thị Ngoc Diêu, 4-Đoàn Ngọc Đông, 5-Phạm Hùng, 6-Trần Nguyên Hùng, 7-Nguyễn Hoàng Long, 8-Dương Thị Tuấn Ngọc, 9-Trần Ngoc Quỳnh, 10-Đặng Đắc Thiệu, 11-Hồ Vỉnh Trung, 12-Võ Thị Vân
13-Nguyễn Thanh Vân?, 14-Đỗ Bỉnh Xén, 15-Nguyễn Đình Xinh

*Ban  Lâm Khoa

1-Nguyễn Hoà, 2-Võ Hoàn, 3-Phạm Khánh Hồng, 4-Đặng Khác Khánh, 5-Bùi Công Tạo, 6-Nguyễn Đình Văn
                           --------------------

Năm học được chia làm 2 học kỳ, mỗi học kỳ kéo dài 16 tuần.
Vào cuối mỗi năm học, năm thứ nhất và năm thứ hai sinh viên phải đi tập sự tổng quát trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp.

 Cuối năm thứ ba, sinh viên phải chọn một đề tài chuyên môn để tốt nghiệp được một giáo sư hay một chuyên viên của Bộ Nông Nghiệp hướng dẫn đở đầu.
Đề tài tốt nghiệp gọi là 
luận trình được bảo vệ trước một hội đồng gồm các giáo sư trong đó có sự hiện diện diện của giáo sư  hoặc chuyên viên đở đầu gọi là patron.

------