KÝ ỨC VỂ TRẠI TÙ CẢI TAO TÂY
NINH NĂM 1975
I-Bác
Sĩ Khoa Trương Y Khoa Huế viết.
Vài
ký ức về Trại Tù Cải Tạo Trảng Lớn của Bùi Duy Tâm:
- Có lần xe chở cả núi Bí Đỏ về cho tù
ăn. Từ đó tôi sợ ăn Bí Đỏ quá!
- Dược sĩ Thược chết trong hầm có gài
mìn và lựu đạn. Không biết do tai nạn lao động hay anh muốn tự tử. Tôi nhớ một
buổi hoàng hôn tím anh em tù khênh quan tài DS. Thược di trước đám người di sau
vác xẻng cuốc có nhà văn Đỗ Tiến Đức.
- Chiều chiều ra
đứng ngõ sau trông Chateau d'eau và núi Bà Đen, ruột đau chín chiều.
- Khi đến trại anh em nói lao xao mình
sẽ học tập 10 ngày rồi về. Một tên lính canh nghe thấy bật miệng nói:"Địt
mẹ 10 tháng hay 10 năm chứ làm gì có 10 ngày. Nhưng địt mẹ nó các anh còn có
ngày về chứ chúng tôi đây đéo biết bao giờ mới được về quê nhà!"
- Sáng sáng Bác sĩ Bùi Duy Tâm hô
anh em ra tập thể dục: "một một hai hai ba...bốn". Đêm đêm bật
đài BBC bằng mồm cho anh em nghe rồi ngâm thơ Lý Bạch: "Tiền
sàng minh nguyệt quang, Nghi thị địa thượng sương, Cử đầu vọng minh nguyệt, Đê
đầu tư cố hương" Cùng nhau nước
mắt chảy ròng!
- Lâu lâu có trại bạn tù sung
sướng hét lên sắp được về vì có xe molotova đến đón nhưng dịt mẹ nó
xe chuyển đến trại khác còn tệ hơn. Tuy vậy nhiều bạn vẫn kiên nhẫn úp tai
xuống đất cố nghe tiếng rung chuyển của xe molotova hy vọng sẽ đến rước về
nhà.
- Lao động có mục đi cậy vỉ sắt trên phi
đạo của Mỹ để lại. Bác sĩ Tâm già yếu (trên 40 tuổi) được anh em miễn cho việc
cậy vỉ sắt nhưng phải vác vỉ sắt dài chừng 10 mét trên vai về
trại dưới trời mưa tầm tã, cái quần xà loỏng không kéo lên được cũng chẳng
kéo xuống được (sợ lòi chim hở dái). Anh em nhìn thấy thương hại quá than:"Tội
nghiệp quá Docteur Zhivago ơi!".
Bùi Duy Tâm, người tù Trảng Lớn
------------------------------
II-SĨ QUAN QUÂN NHU VÕ ĐẠT VẬN VIẾT.
Sau khi rời Tiểu Đoàn 4 Nhiên liệu ở Trà Nốc, Cần Thơ lúc 5:30 chiều 30-4-1975 cùng với Thiếu Tá Tiểu Đoàn Trưởng Nguyễn Ngọc Bữu và một người bạn thân (nhà ở Cần Thơ) nhưng cũng muốn đi về Long Xuyên là Phòng Quốc Cường. Hiện hai vị nầy đang ở Masachussetts bây giờ.
Hôm sau tụi vc kêu sĩ quan tù cấp đại úy trình diện rồi giũ luôn. Nhớ lại chuyên Doctor Zivago đã về Mạc Tư Khoa khi bọn cộng sãn Nga thành công năm 1917, tôi lièn về Saigon chứ không ở Long Xuyên.
Lên Saigon thì tù trung uý trinh diện ngày 25-6-1975, tôi ở quận ba thì trình diện ở trường Trưng Vương.
Tới
tối được cho ăn cơm do xe của Ngọc Lan Đình chở tới : một thùng cơm ( thùng
giống như thùng rác bằng kim loại bán ở Home depot để chứa rác), một
thùng canh rau muống chỉ có vài cộng rau ,một thau đựng đồ kho là cá nhưng chả
thấy cá.
Nói
tổng quát là thức ăn nầy chỉ để cho súc vật ăn mà bọn Ngọc Lan Đinh đã
nấu cho “cải tạo” ăn.
Sáng
hôm sau khoảng 4-5 giờ đươc tống lên molotova, tôi nói vì tôi bị hen (suyễn)
nên xin đuợc lên cuói rồi ngồi ở cuối cùng với hai tên lính VC chừng 18-19
tuổi .
Xe được trùm kín mít chỉ để hở một chút để có không khí nếu không chắc các bạn ở trong sẽ chết ngạc.
Qua
chỗ hở tôi là người tường trình đoạn đường đi.
Tôi
đã tường trình lộ trình của đoàn xe: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Lê văn Duyệt… Trảng
Lớn.
Các
bạn hỏi sao mày biết? Tôi nói đã vào đây nhậu với Đại Uý Trưởng Kho Nhiên Liệu
Trảng Lớn hai lần là Đại Uý
Quách Vân Công,
Anh đã chết trên đường di tản từ Pleiku về Tuy Hoà.
Tôi
thuộc L3T5, còn Ngô Nghĩa
L3T4.
Khối
của tôi ở sát phi trường nên lúc đầu còn đi tự do nên tôi qua phi trường chơi
hoài. Ở cuối phi trường có một phi cơ C47 của khmer không biết do gì chạy
ra ngoài phi đạo và đang nằm ở đó. Anh em mò quá đó gở ton và stainless steel
để về làm dao, kéo, xủi lược, v.v.. cho đến chiếc phi cơ làn lần bị loài sườn,
Tôi nói giởn chừng nào phi cô đó bay đi thì tụi mình đựơc về.
Đâu ngờ sau đó, các si quan Đà Lạt lại bê cái sườn của máy bay về làm gì không biết nhưng tôi vẫn được chưa về?
Mãi đến khi Trảng Lớn gần như giải tán, tôi được đưa về thành Ông Năm ở Hốc Môn gần 6 tháng và được phóng thích ngày 29-11-1977.
Vượt biên 8-4-1978 đển Mã Lai.
Xin đi Mỹ nhưng vì chờ lâu và không biết Mỹ có nhận không? Nên khi ông lảnh sự quán của Pháp đển thăm viếng tôi nói vài câu là muốn đi Pháp. Ông ta viết tên tôi vào tay ông ta.
Ba ngày sau, Pháp cho 2 người đi Pháp : một là tôi, hai là một tên trông số 42 người xin đi Pháp kỳ đó.
Tưởng cũng xong nhưng hai ngày sau phái đoàn Mỹ đên phỏng vấn thì biết mình đã hớ.
Nhung biết là tôi vẫn được Mỹ chấp nhận. Tôi
xin với di trú Mã cho tôi đi thăm 2 ông anh tôi. Họ chấp nhận vì tôi đã là
trật tự ở đó. Tôi gặp 2 anh cúa tôi để tù giả rồi đi Pháp.
Tôi
nói với anh lớn của tôi là làm cách nào xin cho tôi danh sach đi Mỹ. Có tên
tôi trong danh sách đó để khi cần tôi sẽ xin đi Mý.
Qua Pháp, gặp lại anh Huỳnh Văn Nam, Nguyễn Thành Phú, Thiếu Tá Nguyễn Tuấn.
Thấy khó sống quá tôi làm đơn xin di Mỹ với lý do là tôi đã xin đi Mỹ nhưng di trú Mã ép tôi đi Pháp nay tôi xin đi đoàn tụ với 2 anh tôi. Tôi dưa danh sách có tên đi Mỹ của tôi thế là 6 tháng sau được chấp nhận.
Đến
Pháp ngày 7-6-1978 ,đi Mỹ ngày 17-17-1-1980, vừa tròn 43 năm ở xứ cờ hoa nầy.
Ghi
chú
Trung Uý Ngô Nghĩa bị xữ bắn tại phi trương Trảng
Lớn..
------------------------------------
III-Bác Sĩ Khoa
Trương Y Khoa Saigon Vũ Quý Đài viết.
Tôi đi tù cải tạo vì mang lon trung úy từ thời đi học , sau đó thuộc diện " nghỉ dài hạn không lương " , cùng ở Trảng Lớn với các anh em rất trẻ , tôi cũng đỡ vất vả, vì các anh em cùng nhà thấy tôi già nên giao cho việc ở nhà nấu nước , mấy vụ lao động ở ngoài các anh em thay nhau đi .
Ngày đầu tới
trại rảnh rỗi , có một anh coi chỉ tay cho mọi người . Tôi cũng đưa tay cho anh
coi . Có lẽ anh thấy tôi già ( hơn 40 ) mà còn là trung úy , anh nói
" Xin lỗi anh , cái số của anh có muốn học cũng không được " .
Buổi tối anh tới
xin lỗi.
-------------------------
IV-GIỚI THIỆU TRẠI TÙ
CẢI TAO TẬP TRUNG TÂY NINH NĂM 1975
V- ĐI TRINH DIỆN
CẢI TẠO + XỈ NGHIỆP BẢO LẢNH THẢ RA KHỎI TRẠI CẢI TẠO.
Gửi đi trại cải taọ tập trung 4 Sĩ Quan VNCH biệt phái làm việc tại Viện Quốc Gia Định Chuẩn.Đốc sự quốc gia hành chánh Tôn Thất Tuệ, Kỹ sư Dương Hiển Hẹ, Chuyên viên Đặng Khải Nghĩa , Chuyên viên Vũ Văn Ninh. Người ký tên gửi đi là KS Lê Văn Nở. Trước khi đi phải trình diện công an phường địa phương.
XÍ NGHIỆP SẢN XUẤT GIÀY VẢI HIỆ́P HƯNG BẢO LẢNH
KỸ SƯ DƯƠNG HIỂN HẸ.
Sau khi tù cải tạo về , cả 3 sĩ quan VNCH chuyên môn kỹ thuật Trắc Nghiệm Vật Liệu-Materials Testing -được Tiến Sĩ Nguyễn Hữu Thiện Giám Đốc Viện định Chuẩn nhiệt
tình sắp xếp việc làm cũ để không bị công an phường khóm yêu cầu đi
vùng kinh tế mới.
Sau năm 1977 cả 3 người đều được đưa vào biên chế trực thuộc Tổng
Cục Tiêu Chuẩn và Đo Lường.
Năm 1981 kỹ sư Dương Hiển Hẹ được cử làm Trương Labor 4 Trắc Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ được hưởng lương kỹ sư Công Nghiệp Nhẹ bậc 2/6 thăng bậc 3/6 và phụ trách đào tạo trắc nghiệm viên ngành dệt nhuộm vải sợi, cao su, chất dẽo plastic, da, giấy cho các xí nghịêp theo yêu cầu.
Còn hai sĩ quan chuyên viên thì Đặng khải Nghĩa vượt biên định cư
tại Pháp, Vũ Văn Ninh vượt biên định cư tại Canada.
Năm 1983,Tổng Cục Trương Văn Tình Hà Nội và Giám Đôc Nguyễn Hửu Thiện cùng đồng ý ky giấy cho kỷ sư Dương
Hiển Hẹ thôi việc theo đơn xin nghĩ việc để đưa cho Sở Công An cấp “Laissez- Passer” ngày 19 tháng 7 năm 1983 đem gia đình đi
Hoa Kỳ theo diện ODP.
Tròn một năm chờ đợi nhân viên Mỹ tại Thai Lan qua phỏng vấn tại Thủ Đức và tại phi trường Tân Sơn Nhứt thì,ngày 19 thạng 7 năm 1984 có hai đại diện của toà đại sứ Mỹ tại Thái Lan dẫn lên máy bay Air VN tại phi trường Tân Sơn Nhất chuyến bay 4 giơ chiều.
Cả gia đỉnh trước đó 2 giờ phải vào phòng cách ly để công an khám xét toàn thân rồi chở đợi, mỗi người chỉ được phép mang theo một chỉ vàng và bằng lái xe tại Saigon.
Khi tạm dừng một tuần tại Suan Plu Thai Lan để làm thủ tục di trú thì xài hết vàng. Nhờ có băng lái xe Saigon nên khi tới Buffalo được đổi sang bằng lái xe Mỹ dể dàng chỉ cần thi viết.
VI-RỜI BỎ QUÊ HƯƠNG ĐỂ LẠI HỌC TRÒ TIẾP NỐI NGHỀ TRẮC NGHIỆM VẬT LIỆU ( Materials Testing).
Trắc nghiệm viên Ngô Anh Ngọc viết.
Tấm hình này cháu chụp chung với các bạn cùng phòng
nhân ngày nhận huân chương lao động hạng nhì .
Năm 1983, nhớ lúc biết
thầy sắp rời quê hương, học trò buồn muốn khóc.
Vì biết chắc khi thầy đã đi rồi thi chẳng bao giờ sẽ trớ lại nơi thầy đã chỉ dạy thành những
trắc nghiệm viên xuất sắc để tiếp tục nghề của thầy tại nơi có hình
nầy.
còn tiếp