CHƯƠNG X-KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG
So sánh với ngành nhuộm vải sợi,việc kiểm tra chất lượng của ngành in bông bằng khung vải đơn giản hơn vì quy trình nhuộm vải sợi luôn luôn phải chú ý đến ba yếu tố chính là thời gian (time), nhiệt độ ( temperature ) và nồng độ (concentration ).
Trong ngành in bằng khung nếu biết cách
giải quyết những trục trặc trong các công đọan thì việc kiểm tra
chất lượng trở nên rất nhẹ nhàng và tránh được phí tổn phải thuê
nhiều công nhân phụ trách.
Trước năm 1987 có một xí nghiệp in bông rất lớn tại Santa Ana,Orange County ,California hoạt động với số công nhân rất đông, phải chia làm hai ca nhưng vì đã không có khâu kiểm tra nên công nhân thuộ́c ca ban đêm lấy nhầm pigment concentrates đưa cho thợ in chạy máy mà không hề có ai hay biết. Kết quả cả chục ngàn mặt hàng bằng vải miếng bị hòan trả lại vì khi đem nhúng nước màu in trôi hết.Hai năm sau đó xí nghiệp đóng cửa.
1-Khâu làm khung cần kiểm tra .
*Những dương bản có dấu ghi registration không được lệch và chữ
viết không lầm lẩn hoặc bỏ sót.
* Phải biết rõ khung sẽ dùng in với mực
water base hay plastisol để chọn emulsion
và pinhole-blockout stuff cho phù hợp.
* Trước khi khung được chuyển tới khâu sãn xuất, phải được xem xét qua ánh sáng để tìm kiếm phần nào của bức hình chưa mở đầy đủ nhất là đối với hình có halftone hay dot.
2-Khâu cung cấp mực in cần kiểm tra.
* Yêu cầu của khách hàng về loại mực in
và hóa chất.
* Xem xét lại các màu đã pha chế có
giống theo yêu cầu của khách hàng hay không và phải biết rõ khách
hàng có chấp nhận sai lệch chút ít hay không. Cần đưa cho khách hàng
xem trước những màu đã pha chế xong.
* Xem xét số lượng mực in cần phải đầy đủ hay dư thưa chút ít cho số lượng hàng cần in cho hòan tất. Nếu mực không đủ khi pha trộn thêm sẽ có vấn đề màu không tiệp với màu đã in. Cố gắng điều chỉnh cho tiệp màu như mong muốn sẽ mất thời gian lâu làm máy in phải tạm dừng lại để chờ đợi.
3-Khâu chạy máy cần xem xét.
* Kiểm soát kích thước của pallet phải thích
hợp với kích thước của mặt hàng sẽ in.
* Kiểm soát có bao nhiêu khung sẽ gắn vào máy
và cần biết thứ tự màu nào cài vào trước màu nào cài vào sau cùng .
* Kiểm soát nhiệt của lò sấy dùng dụng
cụ đo bằng laser hoặc
giấy đổi màu và kiểm soát tốc độ của băng
tải.Hai chi tiết nầy thay đổi theo lọai mực in. Nếu không set up đúng
theo qui định của loại mực in thì mực in sẽ hư hỏng.Trong lảnh vực
chuyên môn gọi curing problems
* Sau khi mở máy in thử 2-3 mẫu, lúc mực còn
ướt kiểm sóat registration,độ opacity và pinholes.
* Sau đó cho 2-3 mẫu nầy chạy qua lò sấy rồi
kiểm soát mực in đã khô ráo hòan toàn chưa nghĩa là đã hòan toàn chín
chưa (total cure)
4-Trắc nghiệm plastisol cure.
Nếu mực in là plastisol thì dùng
một trong những tests sau đây gọi là "Testing Plastisol Cure".
4-1-Stretch cure test.Kéo giản chổ có mực in bằng tay.Nếu mực in không
đứt đọan thì OK.
4-2-Crock cure test.Lấy miếng vải màu trắng sạch chà xát trên mực in
nếu không thấy có màu dính nơi vải trắng thì OK.
4-3-Solvent cure test.Nhỏ 2-3 giọt Ethyl Acetate 99% trên chổ có mực rồi gập lai vào chổ không có mực in và ép chặc trong 2 phút.Nếu không thấy có mực lan qua chổ sạch thì OK.-
4-Kiểm tra sản phẩm đã in xong.
Cần có Textile cleaning spray gun chứa dung môi và tạo sức thổi mạnh có đặc điểm 3000 PSI, 110V, 60Hz và một máy hút gọi là vacum cleaner.
Trải sản phẩm trên mặt trống của ống
máy hút. Mở máy hút, dùng spray
gun xịt vào những vết dơ nếu tim thấy trên sản phẩm.