WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Tuesday, July 27, 2021

VŨ TRỤ ĐANG DÃN RỘNG NHANH HƠN ÁNH SÁNG

 

CHỨNG MINH VŨ TRỤ ĐANG DÃN RỘNG NHANH HƠN ÁNH SÁNG

Để dẽ hiểu,chúng ta lấy một cục bột lọai làm bánh mì trộn với nho khô rồi đem hấp trong lò nướng. Sau khoảng 15 phút sức nóng của lỏ nướng làm cục bột phồng to và những nho khô sẽ cách xa nhau.

Sự dãn rộng của vũ trụ cũng giông như vậy nhưng năng lượng gây ra sự dãn rộng vì chưa biết nên được gọi là dark energy.

1-NĂM 1911 BA NHÀ NGHIÊN CỨU THIÊN VĂN ĐƯỢC GIẢI THƯƠNG NOBEL VỀ VẬT LÝ SAU KHI TÌM RA SỰ DÃN RỘNG CỦA VỦ TRỤ.


2-SAO CÓ TÊN CEPHEID VARIABLE LÀ SAO GÌ ?

Sao Cepheid Variable lấy gốc từ sao Delta Cephei trong chòm sao Cepheus được tìm thấy bởi JOHN GOORICKE vào năm 1784.Sao Cepheid Variable có đặc tính rất sáng rôi mờ, rồi rất sáng rồi mờ theo một chu kỳ không thay đổi về thời gian và độ chiếu sáng.(It brighten, dim and brighten again periodically.It also  has a brightness uniform)

Năm 1912 Bà Henrietta Swan Leavitt nhà nghiên cứu thiên văn Hoa Kỳ đã tìm thấy có 25 sao Cepheid Variables trên bầu trời.



3-XỬ DỤNG CÁC SAO CEPHEID VARIABLES LÀM CỘT MỐC ĐỂ ĐO KHOẢNG CÁCH THIÊN VĂN.

Các chuyên gia thiên văn học chọn Cepheid Variables làm cột mốc để đo khoảng cách trong vũ trụ và đặt tên cho các cột mốc là Candles Cosmic.

Người đầu tiên xử dụng các sao Cepheid Variables để đo khoảng cách từ thiên hà Andromeda Galaxy tới địa cầu là nhà thiên văn học  EDWIN POWELL HUBBLE (1889 –1953)

Thiên hà Andromwda galaxy hiến nay đang tiến gần tới thiên hà Milky Way galaxy với tốc độ khoảng 110 km/sec và sẽ nhặp vào thiên hà Milky Way trong khoảng 4 tỷ năm nữa.

Trước lúc Andromeda galaxy va chạm với Milky Way galaxy, có thể thái dương hệ mặt trời của chúng ta sẽ bị đẩy tung ra khỏi Milky Way hoặc lọt vào trong Andromeda galaxy. Lúc đó,số phận cùa địa cầu và thái dương hệ của chúng ta, hiện nay không thể biết trước.




4-PHƯƠNG PHÁP ĐO KHỎANG CÁCH CỦA CÁC THIÊN HÀ.

Có rất nhiều phương pháp.

4-1-Dùng thị sai lượng giác học-Trigonometric parallax.

Parallax dịch ra tiếng Việt là thị saiĐể dễ hiểu nghĩa của parallax chúng ta làm như sau.

Nhắm mắt trái , đưa ngón tay cái ra trước mắt để che cái chai đặt trên bàn .

Nhắm mắt phải, mở mắt trái sẽ thấy ngón tay cái xê dịch qua bên phải một đoạn. Đó gọi là hiện tượng ( perceived shifting phenomenon) thị sai  parallax

--------------------------

Đo góc thì dùng arcminute, arcsecond.

arcminute và arcsecond là gỉ ? Địch tiếng Việt  là vòng cung phút và vòng cung giây, là đơn vị dùng để đo góc trong ngành thiên văn và đi biển.

Vòng tròn 360 độ được phân chia thành 21600 arcminutes.

Góc 1 độ đổi thành góc có 60 arcminutes

Góc 180 độ là góc có 10800 arcminutes

Góc  90 độ là góc có  5400 arcminutes.

Góc 45 độ là góc có 2700 arcminutes.

Còn có một đơn vị dùng đo góc nữa gọi là mas viết tắc của chữ milli-arcseconds.  1 mas = 1/1000 arcsecond.


Đo khoảng cách thì dùng parsec ký hiệu pc

Chữ parsec do chữ parallax ( par) và chữ arc second (sec) ghép lại do

nhà thiên văn Herbert Hall Turner người của  Anh Quốc đặt ra và đề nghị làm đơn vị đo lường độ xa cách rất lớn trong ngành thiên văn vào năm 1913.

  1 parcminute có 60 parcseconds.Viết tăc 60 parsecs hoặc pasecs được xác định tư lương giác học như sau.


Quan sát kết quả áp dụng lương giác.

 


1-Ngôi sao có p = 0.723 thi cách xa địa cầu 1/0.723 = 1.38 parsecs

2- Ngôi sao ớ xa địa cầu 2.64 parsecs thì p là 1/2.64 = 0.34 arcseconds

3-Ngôi sao A có p = 0.82 arcseconds. Ngôi sao B có p = 0.45 thì ngôi sao A ở gần địa cầu hơn ngôi sao B. Ngôi sao B ở cách địa cầu 2 parsecs

Những góc  p nhỏ hơn 0.01 arcsec rất khó đo từ địa cầu vì bầu không khí. Cho nên kính viễn vọng đặt trên địa câù chỉ đo được những ngôi sao ở cách xa 100 parsecs  và có góc p = 1/0.01 mà thôi.


Tháng 6 thấy sao  E trùng hợp với vị trí  Q.

Nhưng tháng 12 thấy sao  E trùng hợp với  vị trí F. Có sự xê dịch từ Q tới F của sao E.

Sự xê dịch nầy đựơc gọi là parallax.

Nếu sao E ở xa thì sự xê dịch QF nhỏ.

Kinh viễn vọng ngoài không gian đo được những ngôi sao xa hơn có góc p 0.001 và  có khoảng cách xa 1000 parsecs. Ngân hà Milky Way có bề rộng 30000 parsecs.

Không thấy có ngôi sao nào ở gần địa cầu với khỏng cách là 1 parcsec

có 3.26 light-years.

Trong chòm sao Centaurus trên bẫu trời phía nam địa cầu có một ngôi sao rất sáng goị là Alpha Centaurus cách mặt trơi 4.3 years of light và có  p= 0.75".

Alpha  Centauri là hệ thống gồm có 3 sao là Alpha Centauri A, Alpha Centauri B và Alpha Centauri C.

Alpha Centauri C còn được gọi là Proxima Centauri vì ở gần mặt trời.

Vẽ đường thẳng nối  Alpha Centauri với Beta Centauri. Rồi vẽ đường trực giác với đường thẳng đó.

Kéo dài đường thẳng của sao Thập Tự Crux để gặp đường trực giác.

Chổ gặp nhau của hai đường thẳng chính là Nam Cực của bầu trời (Southern celestial Pole).







Sunday, July 18, 2021

MỘT NHÀ GIÁO SUỐT ĐỜI LO ĐÀO TẠO LƯƠNG Y.

 

  MỘT NHÀ GIÁO SUỐT ĐỜI LO ĐÀO TẠO LƯƠNG Y.

I- Nhớ rỏ trường xưa bạn cũ tại đất Bắc

-   Ông Phan Hữu Nại(SN 1933 nghề giáo viên), ,một cựu học sinh trường trung học Nguyễn Khuyến Trà Bắc đã viết trong bài “Trường Xưa,Bạn Cũ” cho biết niên khoá 1948-1949 trường Nguyễn Khuyến mở thêm chi nhánh đầu tiên tại làng Hội Khê Ngọai để dạy lớp đệ tam. Lớp học đặt tại nhà cúa cụ CẢ BẬT.Tới giờ ăn uống thì qua nhà bà HỘI CẪN.

-BÁC SĨ BÙI DUY TÂM KHOA TRƯỞNG Y KHOA

 ĐAỊ HỌC PHAN CHÂU TRINH QUẢNG NAM VN .

(viết ngày 11- July-2021 gửi chủ nhiệm Blogger Viện Quốc Gia Định Chuẩn VNCH)

Hẹ ơi,

Bùi Duy Tâm (sinh năm 1934) chính là một học sinh đệ tam Nguyễn Khuyến dọn về Hội Khê Ngoại (1948-1949). Mới đầu anh em Bùi Duy Tâm, Bùi Duy Quang ở trọ nhà bà Ký Ruyện (con gái lớn là chị Tỏa nấu cơm cho cả bọn học trò).

Sau cả gia đình tôi chuyển đến làng Trung Thành ở nhà ông Trùm Cầu. Cha tôi làm Thày Thuốc chữa mắt bất đắc dĩ.

Tôi nhớ có nhà thờ Trung Thành và chợ Trung Thành khá lớn.

Biết bao kỷ niệm xưa thật êm đềm thời tản cư kháng chiến. Dân quê VN vô cùng tốt với những người Hà Nội về tản cư ngược lại sau này dân quê phải lánh nạn lên Hà Nội thì bị dân Hà Nội hất hỉu khinh dẻ. Thật quá bội bạc!

Tôi còn nhớ trong lớp tôi có Nguyễn Thuyên (giỏi nhất lớp) và Đoàn Côn Rược,...

Hẹ ơi,

Tôi còn nhớ nhiều chuyện lắm về Tuổi Thơ với quê hương Hành Thiện (GS. Nguyễn Xuân Nghiên, các thày Đặng Trần Thường, Tiển gù,...), Kiên Hành, Hoành Nha (Nhạc sĩ Vũ Đức Nghiêm, tác giả bài "Gọi Người Yêu Dấu"), Duyên Thọ (GS.Khoa Trưởng Vũ Quý Đài), 

Trà Bắc (trường Nguyễn Khuyến với thày Khánh-Hiệu Trưởng, thày Hào-Pháp văn, thày Chuyên-Anh văn, thày Hưởng-Toán, thày Phúc- Vạn Vật, thày Lạc-Sử Địa,.. và biết bao cô nữ sinh giai nhân), Nhà thờ Phú Nhai, Chùa Trà Trung, Nhà thờ Phát Diệm, Trung Linh, Kiên Lao, Lạc Quần,... 

Nhưng những bạn đồng thời đồng tuế nay đã chết gần hết rồi. Có kể ra lấy ai nghe đây! Hẹ là lớp người hậu sinh chỉ còn ký ức về Saigon thôi. Ngày xưa tôi có nhiều kỷ niệm với Nguyễn Tường Triệu (con trai Nhất Linh Nguyễn Tường Tam , con nuôi Khái Hưng với tên Trần Khánh Triệu), nghe nói đương ở San Jose (không biết còn sống không).

   bùi duy tâm 

II- ĐỊA  DANH HỘI KHÊ NGOẠI,TRÀ BẮC VÀ HÀNH THIỆN TẠI TỈNH NAM ĐỊNH.

 2-1-,Cuối huyện Xuân Trường trong thời Pháp thuộc , tỉnh Nam Định có một ngôi làng tên là Hội Khê Ngoại cách thành phố Nam Định khỏang 35 Km.

     Nhà cửa tại đây được xây cất theo kiểu mới trên nền cao có nhiều phòng và nhiều cửa sổ. Làng có một con sông nhỏ bọc quanh nên phải dựng một cầu tre để nôi qua chợ Trung Thành huyện Hải Hậu.

 Hiện nay  Hội Khê Ngoại được đổi thành thôn Hội Khê Ngoại thuộc xã Hải Nam huyện Hải Hậu.

     Những di tích lịch sữ tại Hội Khê.

    Thời Việt Minh chống Pháp có câu thơ :

     Năm ba mươi mốt còn vang

    Trên cây gạo cổ đền làng Hội Khê”

Cư dân tại Hội Khê và huyện Hải Hưng ngày nay vẫn còn nhớ một con đê có tên là đê Hồng Đức xây đắp từ thời vua Lê Thánh Tông để ngăn chận nước mặn tràn vào xóm làng và để mở rộng thêm đất trồng trọt.

      Theo tài liệu đê Hồng Đức dài khỏang 50 Km khởi đầu từ cửa Đại An qua Nghĩa Hưng rồi dừng lại tại Hội Khê.

     Cửa Đại An ngày nay đã biến mất vì bị thiên nhiên bồi đắp và nằm cách xa biển cả.

     Ngày xa xưa (571,978,1074,1407) cửa Đại An còn có tên Đại Nha, Đại Ác.

     

2-2-Trà Bắc là một trong ba làng của một nhóm có tên là Trà Lũ gồm có Trà Trung, Trà Bắc và Tà Đoài, nằm phía Bắc Hối Khê .

Nơi đây là chỗ xuất phát năm 1821 của PHAN BÁ VÀNH chống triều đình vua Minh Mạng và cũng là căn cứ cuối cùng bị dập tắt vào năm 1827.

 Quân linh của Phan Bá Vành họ̣at động khắp nơi tại các tỉnh ven biển từ Nam Định, Thái Bình đến Quảng Yên kéo dài gần 6 năm cho nên dân địa phương đặt câu ca dao :

                   “Trên trời có ông sao Tua

                 Ba làng Trà Lũ có vua Ba Vành”

        Nhưng Phan Bá Vành không tự xưng là vua.  

 2-3-Hành Thiện là một làng rất nhỏ thuộc huyện Xuân Trường  tỉnh Nam Định và cách thành phố Nam Định 30KM về hướng Nam.

Làng được thảnh lập vào khoảng năm 1500 với tên là  HÀNH CUNG TRANG  nhưng năm 1823 vua Minh Mạng đôì tên là  Hành Thiện và bang cho bốn chữ Mỹ Tục Khả Phong”.

Bao quanh làng có hai sông đào nhỏ của một sông con. Sông con nối với sông Ninh Cơ. Sông Ninh Cơ là một nhánh của sông Hồng.

III- Đào tạo lương y của bác sĩ Bùi Duy Tâm tại miền Nam Việt Nam.

 Năm 1967  Khoa Trưởng Y Khoa  Đại học Huế

 Năm 1972  Khoa Trường Y Khoa  Minh Đức.

 Năm 2011  Khoa Trưởng Y Khoa  Đại học Tân Tạo Long An

 Năm 2017  Khoa Trường Y khoa  Đại học Phan Châu Trinh  Quảng Nam.

Địa danh Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Nam là vùng đất Việt Nam đã bị quân đội viễn chinh Pháp đánh chiếm trước tiên nhưng thất bại phải rút lui về nam đánh chiếm Saigon.

    


   III-GHI NHỚ VÀ VINH DANH CÔNG LAO CỦA BÁC SĨ BÙI DUY TÂM TẠI ĐẠI HỌC PHAN CHÂU TRINH , QUẢNG NAM.

“Ngày 08/09/2018 là một ngày đặc biệt đối với Đại học Phan Châu Trinh. Đó là ngày Trường tổ chức thành công Lế khai giảng và chào đón tân sinh viên y khoa khoá đầu tiên. Đó cũng là ngày sinh nhật lần thứ 85 của GS.TS.BS. Bùi Duy Tâm – Trưởng khoa Y của Đại học Phan Châu Trinh.    

 Mặc đầu đã bước sang tuổi 85 nhưng tâm hồn và nhiệt huyết của Thầy rất trẻ.  

 Thầy Bùi Duy Tâm là một giáo sư y khoa đặc biệt, tuổi đã lớn mà sự sáng tạo trong nghề rất trẻ. Thầy không chỉ là người thầy thông thái, thầy còn là một bác sĩ, một nghệ sĩ đa tài, một người truyền lửa, sự nhiệt huyết và cảm hứng cho thế hệ trẻ.

Thầy đã nói rằng: “Tôi không còn bao nhiêu thời gian nữa, Đại học Phan Châu Trinh hãy cho tôi cống hiến sức mình để gần gũi với các em sinh viên Y khoa, vì khi ra đi mình sẽ không còn nợ với thế hệ mai sau.”

Tất cả bạn bè, đồng nghiệp, phụ huynh và sinh viên đều xúc động và dành cho thầy những tình cảm rất đặc biệt. Tại buổi lễ Khai giảng, Nhà trường đã dành một phần chương trình để chúc mừng sinh nhật thầy và vinh danh thầy với những gì thầy đóng góp cho nền giáo dục y học của nước nhà nói chung và tại PCTU nói riêng.

 Bác sĩ Nguyễn Hữu Tùng - Chủ tịch HĐQT và TS.BS. Phạm Hùng Vân - Hiệu trưởng nhà trường đã tặng Thầy đóa hoa tươi thắm và kỷ niệm chương vinh danh. Đồng thời, được sự đồng ý của Thầy, nhà trường đã đặt tên cho thư viện của trường là Thư viện Bùi Duy Tâm.”

                          ----------------------------------

 Updated 19-July-2021

Rời bỏ ra đi từ dạo ấy,

Nay về thăm lại thấy như sau.

Bác sĩ Bùi Duy Tâm viết.

Tôi có về thăm làng quê Trung Thành cách đây 2 năm (2019) "về quê xưa tìm bóng những ngày đã qua" thì nay đà khác xưa. Ngôi nhà thờ nhỏ bé ngày xưa nay đã cách tân mới mẻ không còn là "nhà thờ quê" ngày trước. HÌNH 1

Gần đó lại mọc lên một ngôi Thánh Đường vô cùng hoành tráng. HÌNH 2




Mọi thứ đều khác lạ đúng như Hạ Tri Chương viết:

"Nhi đồng tương kiến bất tương thức, Tiếu vấn khách hà tòng xứ lai"

(Trẻ con nhìn thấy lạ, cười hỏi khách từ đâu tới)