------------------
NHỮNG
MÔN HỌC VÀ SINH HOẠT HỌC TẬP TẠI TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC VNCH
-----------------------------------
I- THÀNH LẬP TRƯỜNG
BỘ BINH THỦ ĐỨC.
Thi hành Sắc Lệnh T̉ông Động Viên của Quốc Trưởng Bảo Đại ký ngày 15/7/1951,Chính Phủ Việt Nam thành
lập 2 trường Bộ Binh để đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị :
- Trương Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định tại miền Bắc .
- Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức tại Xã Tăng Nhơn Phú
quận Thủ Đức.
Trường Nam
Định chỉ đào tạo được một khoá sĩ quan đầu tiên rồi dời vô miền
Nam Việt Nam nhập chung với trường Thủ
Đức vào năm 1952 để đào tạo khoá 2.
Sinh Viên Sĩ Quan từ khóa 1 tới khoá 5 sau
khi thi tốt nghiệp nếu đủ điểm được mang cấp bậc Thiếu Uý.Từ khóa 6 về sau, Sinh Viên Sĩ Quan tốt nghiệp mang
cấp bậc Chuẩn Uý.
* Năm
1955,
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức đổi tên là Liên
Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm các trường:1-Trường Bộ Binh, 2-Trường Thiết
Giáp, 3-Trường Pháo Binh, 4-Trường Công Binh, 5-Trường Truyền Tin, 6-Trường
Thông Vận Binh, 7- Trường Quân Chánh.
* Tháng 7 năm 1964, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi tên một lần nữa là Trường Bộ Binh.
* Tháng 7 năm 1964, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi tên một lần nữa là Trường Bộ Binh.
Người viết bài nầy nhập học
khoá 19 năm 1964, lúc đó trường còn mang tên là Liên Trường Võ Khoa Thủ
Đức và Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn làm Chỉ Huy Trưởng.
Trước năm 1968, mỗi năm trường chỉ đào tạo một khóa.
Sau năm 1968, trường đào tạo mỗi năm 2 khoá.Mỗi khóa mang 2 con
số.Thí dụ 1/68, 2/68, 1/71, 4/72 …
Theo tài liệu được phổ biến trên
websites,trường đã đào tạo được khoãng 80 ngàn
sĩ quan trừ bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa.
Ngoài ra,trường còn phụ trách
huấn luyện quân sự căn bản cho các Nha Sĩ, Dược Sĩ và Bác Sĩ để thành Sĩ Quan Trưng Tập phục
vụ cho Quân Y , Quân Lực Việt Nam
Cộng Hòa.
II- CÁC MÔN HỌC TẠI
TRƯỜNG BỘ BINH .
Theo ký ức cá nhân của các bạn tốt
nghiệp cùng khoá 19 SQTB/TĐ (1964-1965) : Nguyễn Chu Miên (VN), Bùi Văn
Mai(VN), Vũ Duy Đề(Montreal,Canada), Dương Hiển Hẹ(CA,USA) và Nguyễn Duy
Khiêm(CA,USA) .
Đã được
phối kiểm với quý niên trưởng khóa 6/SQ/TBTĐ :
* Cao Ngọc Tú phục vụ tại Trường Bộ Binh Thủ Đức từ 1961 đến 1965.
* Nguyễn Quang Luyện phục vụ tại Trung Tâm Sãn Xuất Quân
Trang, Cục Quân Nhu QLVNCH.
*Bộ binh căn-bản :
học bắn và bảo trì vũ khí cá-nhân súng lục,súng Garant M1, súng
Carbine, súng Thompson, vũ-khí cộng-đồng như súng trung liên Bar, súng
đại-liên 30, súng phóng lựu đạn,kỹ thuật ném lựu đạn, cá nhân
chiến-đấu, đội hình tác chiến và phục kích, bò dưới hỏa lực, địa hình,
đọc bản đồ,xử dụng la bàn boussole , chấm tọa độ, hành quân ban đêm,đu
giây tử thần, tâm lý chiến.
* Bộ-binh trung-cấp : súng cối 60 ly, 81 ly, súng phóng hỏa-tiễn, vượt sông, chiến-thuật, pháo-binh, quân-pháp.
* Bộ-binh trung-cấp : súng cối 60 ly, 81 ly, súng phóng hỏa-tiễn, vượt sông, chiến-thuật, pháo-binh, quân-pháp.
III– KÝ ỨC CỦA MỘT SỐ SĨ QUAN ĐÃ THỤ HUÂN TẠI TRƯỜNG BỘ BINH.
1- KHÓA 1/71
Nhớ Về Quân Trường B.B Thủ Đức
Phan Ni Tấn (Nhảy Dù) . Viết tặng quí vị cựu SVSQ Thủ Ðức .
“ ……………………………….…………………………..
Học hết một năm Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, ngành SPCN
(Scient, Physic, Chemistry, Natural), qua năm thứ hai tự nhiên tôi đâm ra… ngu
ngu. Cũng vì cái “ngu ngu” này mà từ trên Ðại Học tôi rớt xuống, thành lính
biên thùy trấn núi sông. Tháng Tư năm 1971 nhờ mảnh bằng Quân Sự Học Ðường, khi
nhập ngũ tôi cứ việc đi thẳng vào trường Bộ Binh Thủ Ðức mà không cần phải trải
qua 3 tháng huấn luyện căn bản quân sự tại Trung Tâm Huấn Luyện Quang Trung như
nhiều Tân Khoá Sinh khác.”
…………………………
“Ðể phân biệt các khoá học đàn anh với đàn em, Khóa Sinh
phải đeo bản tên của mình trên túi áo. Như khóa 24 mang bản tên nền đen chữ
vàng, khóa 7/68 mang nền trắng chữ đỏ, khóa Sĩ Quan Ðặc Biệt 6/69 mang nền đen
chữ đỏ; còn khóa tôi, 1/71 thì nền xanh dương chữ trắng v.v… Mang tâm trạng thư
sinh đang tự do phơi phới ngoài đời mà đặt chân vào quân trường thì bất cứ hình
ảnh nào trước mắt, ngó qua cũng thấy lạ, thấy khó chịu, thấy nhớ nhà, thấy rầu
muốn chết. Trại lính, tuyến, giao thông hào Nhà thương, bệnh xá, hàng rào, băng
ca Vũng nước, lùm cỏ, bụi hoa Những ngày đầu mới ngó qua, sầu liền.”
……………………………….
“Hằng ngày, sau khi ăn sáng bằng bánh mì và chuối xứ, chúng
tôi có hai địa điểm để đi học. Hoặc học tại Ðại Giảng Ðường (nhà tiền chế) hoặc
tại bãi. Mỗi lần Ðại đội đi học bãi thì có một Tiểu Ðội Súng Nặng lên phiên nai
lưng ra mà vác súng, đạn Ðại liên 30, Chân ba càng, Súng chống tăng M72, Súng
phóng lựu M79, Cối 81 ly gồm nồng súng, đạn cối và bàn tiếp hậu. Những thằng to
xác còn kêu ca huống hồ mấy thằng ốm yếu, nhỏ con, vác vũ khí mà mặt nhăn như
khỉ ăn ớt. Thằng thì vác chân ba càng Thằng vác đạn, thằng vác nồng trẹo vai
Một thằng nỗi cộc sủa dai: “Mẹ. Ðường ra bãi sáng nay dài quá cha !”
……………………..
“Ðường ra bãi phải đi qua cổng số 9 ở tuyến D. Cách tuyến
này khoảng 2 cây số là đồn Bến Nọc dựng sát bên cầu Bến Nọc. Cầu bằng gỗ không
quá 10 thước bắt ngang qua con suối, tuy giản dị nhưng rất nổi tiếng vì có lần
ban đêm Việt Cộng mò về gài mìn gây thương vong cho một số SVSQ khóa 25 của nhà
thơ Thành Tôn và nhạc sĩ Vũ Thành An tại cầu này.
Cầu, xưa Việt Cộng gài mìn Làm bao nhiêu mạng bỏ mình tại
đây Giờ nghe như gỗ than vay Khóc hồn ai chảy máu day vết cầu…………………….
…………………………………………………………”
“Có bữa chúng tôi ra bãi bắn học xử dụng súng nặng như Ðại
Liên M30, M72, súng Cối 80 ly, Ðại Bác 105 ly không giựt và ném lựu đạn M26.
Những loại vũ khí hạng nặng ác ôn này hình như thứ nào tôi cũng xử dụng một
cách rất ư là… bết bát. Thấy thằng bạn đứng thế thủ, kê khẩu M72 lên vai nhắm bắn
xe tăng, biết là nó trúng rùa nhưng tôi vẫn bái phục, móc gói Bastos xanh chia
cho nó một điếu.
Trưa hừng hực nắng lăn quăn Ra bãi tập bắn xe tăng lật lìa
Bắn khu tử giác, bắn bia Mà cứ tưởng bắn từng tia nắng thù.
………………………………………”
“Chín tuần qua một cái vù Thằng nào thằng nấy như tù được
tha Thằng thì ngồi thở hắt ra Thằng thì sướng tít như là gặp tiên
Sau đó, Tân Khóa
Sinh được làm lễ gắn Alpha tại Vũ đình trường, hãnh diện trở thành Sinh Viên Sĩ
Quan trường Bộ Binh Trừ Bị Thủ Ðức.
Hôm nay lễ gắn Alpha
Diện đồ tiểu lễ mình ra xếp hàng Vũ đình trường nắng chang chang Mà sao mình
vẫn thấy man mác trời
Lúc này, SVSQ không phải bồng súng chạy nữa, mà đi đứng
thong thả hơn, oai phong lẫm liệt hơn và có quyền tới phiên đi… bắt nạt đàn em.
Huynh trưởng mà em! Thi hành trước khiếu nại sau. Còn cơm nhà bàn nhiều anh
chê, ra ăn cơm ngoài ở khu Gia Binh, khu Sinh Hoạt, hoặc khu Thiết Giáp, tuy
tốn tiền nhưng ngon hơn, lại có nhạc để nghe và có các em để… nhìn lén cho đã
thèm.
Giờ thì chê cơm nhà bàn Ăn cơm ghi sổ có màn khá hơn Lại
được nghe nhạc xình xang Nhất là được hỏi: “Dạ, chàng dùng chi?”
Thực vậy, lính tráng học tập lâu ngày được phép xuống khu
gia binh chơi vừa thấy nhà cửa, quán xá đèn đuốc tùm lum, nhất là nhát thấy
bóng hồng ai mà không nôn nao, háo hức.
Có xuống chơi khu gia binh Mới thấy quán xá rất tình, rất
thơ Ðèn đóm dìu dịu, mờ mờ Còn mấy con nhỏ đẹp mơ đẹp màng
Bất cứ khóa huấn luyện quân sự nào hầu như cũng đều có các
bạn ngoài Trung vào học. Những vị này thường tụ thành một nhóm chơi chung với
nhau. Trong phòng tôi có hai anh Quảng Nam hiền lành, nẫu nẹc, sau lễ gắn Alpha
về xù xì tâm sự với nhau. Tôi nằm nhắm mắt làm bộ ngủ, nhưng tò mò lóng tai
nghe mà cười thầm trong bụng. Ðại khái như (xin ghi bằng thơ) :
– Ra trường mầy đi
lính chi? – Nhất định là lính Rằn Ri. Còn mầy? – Tao thì Quân Cảnh, tối ngày –
Tìm ba thằng lính như mầy, nhốt chơi
Ngoài ra, Ðại Ðội 21 còn có những vị khoa bản, trí thức mà
tôi mạn phép liệt kê dưới đây: 1- Anh Nguyễn Quốc Trụ, Cao học Bang Giao Quốc Tế, Giảng viên Ðại Học Hòa Hảo, sau cùng
là Giảng viên trường Chiến Tranh Chính Trị Ðà Lạt. Anh gốc Bắc chung Trung đội
với tôi. Sau 75, trong tù cải tạo Trảng Lớn anh Trụ đã cải lý với Chính Trị
Viên Việt Cộng rồi Chính Ủy VC khiến chúng nó cứng họng đâm ra thù ghét anh.
Kết quả anh Trụ bị nhốt conex lâu ngày. Cuối cùng chúng đưa anh ra tòa, bị buộc
tội phản động, chống chế độ và bị xử bắn. 2- Anh Võ Duy Thưởng, cựu lãnh tụ Sinh Viên Luật
Khoa, sau là nhân viên Trung Ương Tình Báo, chức vụ sau cùng là Thứ Trưởng Bộ
Tư Pháp QLVNCH. Hiện sống ở California. 3- Anh Ðoàn Kỉnh, sinh viên Ðại Học Khoa Học Sài Gòn, lãnh tụ Sinh Viên tranh đấu
rất nổi tiếng. Hiện ở đâu bên Arkansas. Tôi còn nhớ năm 1969, sau nhiều lần
Sinh viên Học sinh phối hợp xuống đường tập thể, một buổi trưa, Ðoàn Kỉnh, Phạm Quang Phước,
Trần Văn Quí, Trần Nhật Nam và tôi âm thầm đèo nhau trên 3 chiếc Honda tới Quốc Hội biểu tình. Sau
khi quan sát tình hình, bất thần Ðoàn Kỉnh và Phạm Quang Phước xô ngã hàng rào sắt, chạy ùa vô tới trước cửa Quốc Hội
ngồi xuống, giăng biểu ngữ. Sáng ngày hôm sau báo chí hùa nhau đăng tải tin tức
giựt gân bằng những tít lớn như : Lãnh Tụ Sinh Viên Ðoàn Kỉnh đơn thương độc mã xông vào
Quốc Hội hoặc Lãnh Tụ Sinh Viên Ðoàn Kỉnh bị đánh ngất xĩu trước Quốc Hội, chở đi mất tích… Năm 1980 tại
trại tỵ nạn Leam Sing, Thái Lan tôi có đọc một bài báo phỏng vấn cựu sinh viên Ðoàn Kỉnh về vai trò lãnh tụ sinh viên
của anh trong quá khứ đã được anh bày tỏ sự hối tiếc muộn màng. 4- Ðoàn Ðình Ðông Hải, một cái tên nghe mênh mông
như… đường vào biển Triết. Tên như người, rất lập dị. Cũng vì hay lừng khừng,
lãng đãng hướng vào nội tâm mà Hải thường hay bị phạt và nằm phòng kỷ luật đều
chi. Sau này, một vị cựu Sĩ quan Cán bộ Ðại đội 21 nhắc tôi mới nhớ thêm Trương Nhị Ðông (Quân Cụ), hiện ở VN. Phùng Ngọc Thịnh (Quân Cảnh), hiện ở Ðà Lạt
hoạt động trong ngành Du Lịch. Lê Phát Ðược (Pháo Binh) đi diện H.O qua Mỹ năm 1995 v.v…”
2 - KHÓA 4/72
Nguyễn Võ Tiếp/Kỹ Sư Cơ Khí/ biệt phái
Viện Quốc Gia Định Chuẩn viết:
Trường Bộ
Binh Thủ Đức đã r̀en luyện nhiều cấp chỉ huy cho chiến trường VN trong
tình thân hửu : " Huynh Đệ. ..Chi Binh"
3 - KHÓA 19, 20, 21/SQ/TBTĐ
NHỚ NGHĨ VỀ TR/UÝ
TRẦN VĂN BA ( ĐẠI ĐỘI TRƯỠNG), TH/ÚY ÔNG VĂN CHÍNH
Chúng ta hợp
nhau đến nổi kẻ trước người sau, thậm chí khi được gọi động viên nhập ngủ
; anh Hẹ cũng như tôi trước, khoá học trước sau khá lâu( khóa 19, 20, 20
phụ & 21) nhưng cùng những Sĩ quan trực tiếp hướng dẫn khóa
sinh như Tr/uý Trần Văn Ba (
Đại Đội Trưỡng), Th/úy Ông Văn Chính..Anh Hẹ
khóa 19 tôi khóa 21 .
Tôi
theo giai đoạn I nửa chửng thỉ Trung Uý Ba giài ngủ trở về dạy học ở
Chấu đốc.Thiếu Úy Chính thay chức vụ Đại Đội Trưởng.Lễ bàn giao gần
200 khoá sinh không cầm được nước mắt tiển người đi.Sồng có tình, có
nghĩa, không hành hạ khóa sinh như nhiều người khác nhưng khóa sinh học giỏi.
Tôi
và bạn Thành Tâm (Canada ) hết giai đoạn I về Quân nhu nhưng thủ khoa
khoá 21 tên là Phạm Xuân Hồng
thuộc đại đội tôi.
MS Huỳnh Văn Công
MS Huỳnh Văn Công
Hòa
Lan / 25-Sept-2012
Update
July / 2015 - Niên trưởng Cao Ngoc Tú
Khóa 6 /SQ/TBTĐ cho biết Thiếu Uý Ông Văn Chính đã qua đời từ lâu.
Niên trưởng Tú trước khi được giải ngũ về phục vụ tại Viện Quốc Gia
Định Chuẩn VNCH, nguyên là Trung Đội Trưởng Trung Đội Thượng Fulro thuộc khoá 19.Trung đội nầy chỉ biết
nói Tiếng Pháp và tiếng Thượng Fulro, không biết nói tiếng Việt.
DO ĐÂU PHẢI HỌC ĐỔI NGHỀ
KHÓÁ 19, 20, 21, 23 / SQ/TBTĐ
Buồn buồn, nhớ nhớ, thương thương,
Một
đời trai trẻ bắt đầu từ đây.
Học
khôn nhờ ở quân trường,
Biết
cần tiến tới, biết đường thối lui.
( He Duong / xuân 2013 )
KS Ái Hồng Khoá 23/SQ/TBTĐ năm 1966
( Thủ khoa khóa 15 / Căn Bản Quân Nhu )
" .............................................TRONG THỜI CHIẾN TRANH, CŨNG
GIỐNG NHƯ BAO THANH NIÊN KHÁC, LỚP TUỔI CỦA TÔI VÀ NHIỀU LỚP TUỔI KHÁC NHAU,
ĐƯỢC GỌI NHẬP NGŨ KHÓA 24 SINH VIÊN SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ĐỨC VÀO CUỐI NĂM 1966.
BƯỚC VÀO QUÂN TRƯỜNG, LỚP TUỔI CỦA TÔI KHÔNG PHẢI LÀ LỚP TUỔI CHÓT, NHƯNG CŨNG
PHẢI LÀ LỚP TUỔI TRẺ. TÔI ĐÃ ĐI LÀM, CÓ GIA ĐÌNH VÀ HAI CON TRAI. TRÌNH DIỆN
TẠI QUÂN VỤ THỊ TRẤN SAIGON, ĐƯỢC ĐƯA LÊN TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC.
SAU KHI HỌC HẾT GIAI ĐOẠN MỘT,
TÔI ĐƯỢC THUYÊN CHUYỂN ĐẾN TRƯỜNG QUÂN NHU,
NẰM TRONG TRẠI LÊ VĂN DUYỆT, THAM DỰ KHÓA 16
CĂN BẢN QUÂN NHU, ĐỂ HỌC TIẾP GIAI ĐOẠN HAI VỀ
CHUYÊN MÔN CỦA NGÀNH. KHÓA 16 CĂN BẢN QUÂN NHU CÓ TẤT CẢ 16 NGƯỜI, TRONG ĐÓ CÓ
NHÀ THƠ NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN (1),
PHẠM QUỐC CƯỜNG
(2) VÀ TRƯƠNG VĂN THÔNG (3)….
Ở TRƯỜNG QUÂN NHU, KHÓA 16 CÓ MỘT ĐIỂM ĐẶC BIỆT LÀ KHÔNG PHẢI ĂN CƠM “NHÀ BÀN”
MÀ ĐƯỢC TỰ DO RA NGOÀI ĂN, LÝ DO LÀ CÓ MỘT KHÓA SINH PHẢI ĂN KIÊNG THEO TOA BÁC
SĨ MÀ NHÀ BẾP KHÔNG THỂ NẤU ĐƯỢC. ĐA SỐ KHÓA SINH VỀ NHÀ ĂN CƠM CÙNG GIA ĐÌNH.
VÀO ĐẦU THÁNG 9 NĂM 1967, MÃN KHÓA THỦ KHOA, TÔI ĐƯỢC BỔ
NHIỆM PHỤC VỤ TẠI TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ
THUẬT QUÂN NHU. TRUNG TÂM ĐẶT Ở TOÀ ÁN QUÂN SỰ
CŨ, GÓC ĐƯỜNG LÊ ĐẠI HÀNH VÀ TRẦN QUỐC TOẢN, NGAY BÊN HÔNG TRƯỜNG ĐUA PHÚ THỌ.
TRONG KHI ĐÓ, TRẦN BÍCH LAN VỀ CHUNG SỰ
VỤ Ở THỦ ĐỨC, PHẠM QUỐC CƯỜNG VỀ CỤC
QUÂN NHU VÀ CÁC NGƯỜI KHÁC ĐỀU ĐƯỢC BỔ NHIỆM Ở CÁC ĐƠN VỊ
QUANH VÙNG SAIGON, CHỈ TRỪ MỘT NGƯỜI ĐƯỢC VỀ HUẾ PHỤNG DƯỠNG MẸ GIÀ VÌ BÀ CỤ CÓ
NGƯỜI CON ĐÃ HY SINH CHO TỔ QUỐC. TÔI CƯ NGỤ Ở NGÃ BẢY, KHOẢNG CÁCH TỪ NHÀ ĐẾN
TRUNG TÂM KHÔNG XA, NÊN RẤT TIỆN LỢI CHO TÔI “ĐI ĐI VỀ VỀ”. LÚC ĐÓ, CHỈ HUY
TRƯỞNG TRUNG TÂM LÀ THIẾU TÁ NGUYỄN BÁ MƯỜI
(4).
TRUNG
TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU LÀ MỘT ĐƠN VỊ KỸ THUẬT NÊN QUÂN SỐ HẦU HẾT LÀ SĨ
QUAN CHUYÊN VIÊN. TẠI ĐÂY TÔI ĐÃ GẶP CÁC SĨ QUAN ĐÀN ANH NHƯ TRẦN HỮU ĐỒNG, VÕ
VĂN THI, PHẠM VĂN HÀ, TRẦN NGỌC SƠN, VŨ NGỌC BÌNH, VŨ DUY ĐỀ, DƯƠNG HIỂN HẸ,
NGUYỄN VÕ MỸ VÀ V.V… TẤT CẢ COI NHAU NHƯ “HUYNH ĐỆ CHI BINH”, DỄ MẾN VÀ DỄ
THÔNG CẢM NHAU, TRONG ĐÓ CÓ CẢ BẠN HỌC CÙNG LỚP VỚI TÔI THỜI TRUNG HỌC........"
( Thủ khoa khóa 15 / Căn Bản Quân Nhu )
4- KHÓA
24/CUỐI NĂM 1966
Phạm Huy Cường
Kỹ Sư Hóa /Houston/TX/USA
" .............................................TRONG THỜI CHIẾN TRANH, CŨNG
GIỐNG NHƯ BAO THANH NIÊN KHÁC, LỚP TUỔI CỦA TÔI VÀ NHIỀU LỚP TUỔI KHÁC NHAU,
ĐƯỢC GỌI NHẬP NGŨ KHÓA 24 SINH VIÊN SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ĐỨC VÀO CUỐI NĂM 1966.
BƯỚC VÀO QUÂN TRƯỜNG, LỚP TUỔI CỦA TÔI KHÔNG PHẢI LÀ LỚP TUỔI CHÓT, NHƯNG CŨNG
PHẢI LÀ LỚP TUỔI TRẺ. TÔI ĐÃ ĐI LÀM, CÓ GIA ĐÌNH VÀ HAI CON TRAI. TRÌNH DIỆN
TẠI QUÂN VỤ THỊ TRẤN SAIGON, ĐƯỢC ĐƯA LÊN TRƯỜNG BỘ BINH THỦ ĐỨC.
SAU KHI HỌC HẾT GIAI ĐOẠN MỘT,
TÔI ĐƯỢC THUYÊN CHUYỂN ĐẾN TRƯỜNG QUÂN NHU,
NẰM TRONG TRẠI LÊ VĂN DUYỆT, THAM DỰ KHÓA 16
CĂN BẢN QUÂN NHU, ĐỂ HỌC TIẾP GIAI ĐOẠN HAI VỀ
CHUYÊN MÔN CỦA NGÀNH. KHÓA 16 CĂN BẢN QUÂN NHU CÓ TẤT CẢ 16 NGƯỜI, TRONG ĐÓ CÓ
NHÀ THƠ NGUYÊN SA TRẦN BÍCH LAN (1),
PHẠM QUỐC CƯỜNG
(2) VÀ TRƯƠNG VĂN THÔNG (3)….
Ở TRƯỜNG QUÂN NHU, KHÓA 16 CÓ MỘT ĐIỂM ĐẶC BIỆT LÀ KHÔNG PHẢI ĂN CƠM “NHÀ BÀN”
MÀ ĐƯỢC TỰ DO RA NGOÀI ĂN, LÝ DO LÀ CÓ MỘT KHÓA SINH PHẢI ĂN KIÊNG THEO TOA BÁC
SĨ MÀ NHÀ BẾP KHÔNG THỂ NẤU ĐƯỢC. ĐA SỐ KHÓA SINH VỀ NHÀ ĂN CƠM CÙNG GIA ĐÌNH.
VÀO ĐẦU THÁNG 9 NĂM 1967, MÃN KHÓA THỦ KHOA, TÔI ĐƯỢC BỔ
NHIỆM PHỤC VỤ TẠI TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ
THUẬT QUÂN NHU. TRUNG TÂM ĐẶT Ở TOÀ ÁN QUÂN SỰ
CŨ, GÓC ĐƯỜNG LÊ ĐẠI HÀNH VÀ TRẦN QUỐC TOẢN, NGAY BÊN HÔNG TRƯỜNG ĐUA PHÚ THỌ.
TRONG KHI ĐÓ, TRẦN BÍCH LAN VỀ CHUNG SỰ
VỤ Ở THỦ ĐỨC, PHẠM QUỐC CƯỜNG VỀ CỤC
QUÂN NHU VÀ CÁC NGƯỜI KHÁC ĐỀU ĐƯỢC BỔ NHIỆM Ở CÁC ĐƠN VỊ
QUANH VÙNG SAIGON, CHỈ TRỪ MỘT NGƯỜI ĐƯỢC VỀ HUẾ PHỤNG DƯỠNG MẸ GIÀ VÌ BÀ CỤ CÓ
NGƯỜI CON ĐÃ HY SINH CHO TỔ QUỐC. TÔI CƯ NGỤ Ở NGÃ BẢY, KHOẢNG CÁCH TỪ NHÀ ĐẾN
TRUNG TÂM KHÔNG XA, NÊN RẤT TIỆN LỢI CHO TÔI “ĐI ĐI VỀ VỀ”. LÚC ĐÓ, CHỈ HUY
TRƯỞNG TRUNG TÂM LÀ THIẾU TÁ NGUYỄN BÁ MƯỜI
(4).
TRUNG TÂM CÓ CỔNG RA VÀO Ở NGAY GÓC ĐƯỜNG LÊ ĐẠI HÀNH VÀ TRẦN QUỐC TOẢN. NGAY LỐI VÀO LÀ MỘT TÒA NHÀ MỘT TẦNG, PHÍA SAU LÀ TÒA NHÀ HAI TẦNG. NƠI ĐÂY DÙNG LÀM VĂN PHÒNG CHO CÁC CHUYÊN VIÊN LÀM VIỆC.
TRUNG
TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU LÀ MỘT ĐƠN VỊ KỸ THUẬT NÊN QUÂN SỐ HẦU HẾT LÀ SĨ
QUAN CHUYÊN VIÊN. TẠI ĐÂY TÔI ĐÃ GẶP CÁC SĨ QUAN ĐÀN ANH NHƯ TRẦN HỮU ĐỒNG, VÕ
VĂN THI, PHẠM VĂN HÀ, TRẦN NGỌC SƠN, VŨ NGỌC BÌNH, VŨ DUY ĐỀ, DƯƠNG HIỂN HẸ,
NGUYỄN VÕ MỸ VÀ V.V… TẤT CẢ COI NHAU NHƯ “HUYNH ĐỆ CHI BINH”, DỄ MẾN VÀ DỄ
THÔNG CẢM NHAU, TRONG ĐÓ CÓ CẢ BẠN HỌC CÙNG LỚP VỚI TÔI THỜI TRUNG HỌC........"
KHOÁ 24/SQ/TBTĐ
Vũ Văn Ninh/Phục vụ tại Viện Quốc Gia Định Chuẩn viết
:
" Tôi dù chỉ được thụ
huấn giai đoạn 1 khoa 24 năm 1966
ở trường , nhưng đối với tôi trường đả mở ra trong tôi bao nhiêu kỹ niệm và
kinh nghiệm bổ xung cho tôi về tình huynh đệ, tính kiên nhẩn , sự chịu
đựng cho suốt những năm tháng của cuộc sống sau khi rời trường sang học
chuyên môn , ra đơn vị , biệt phái vềViện Định Chuẩn và sống tha phương cho đến ngày nay.
Nhìn lại những hình ảnh
cũ của Trường Sĩ Quan Bộ Binh
Thủ Đức trong bài viết
"Niềm vui quân trường" của Nguyễn thừa Bình , lòng tôi vô cùng xúc
động và những kỹ niệm vui buồn của mấy tháng ở quân trường lại hiện về rất rõ.
Tôi cũng có những niềm
vui ngay những ngày đầu vào quân trường. Xúng xính trong bộ đồ trận , lúng túng
chỉnh quai nón sắt , cột dây giầy sao cho đúng cách . Học cách trải drap giường
để làm lại cho ngay ngắn trước khi chạy ra sân tập họp . Ra tập họp phải đúng
giờ không thì bị phạt "hít đất". Sáng nào cũng điểm tâm với
bánh mì với chuối già , cơm nhà bàn thường xuyên , thỉnh thoảng mới ăn cơm câu
lạc bộ,học tập và tập quân sự suốt ngày .Có lúc ở bải ngồi nghe sĩ quan huấn
luyện giảng ,dưới ánh nắng thiêu đốt mà ngủ thiếp đi hồi nào . Dù vậy, khi được
thăm viếng , người yêu của tôi khen tôi trông rắn rỏi beau trai hơn , tôi
nhìn ánh mắt nàng thì tôi cũng nhận ra đó là những lời khen chân thật ...."
4 - KHOÁ 7 TRƯNG TẬP QUÂN Y
Đinh Xuân Dũng/Bác Sĩ Y Khoa viết :
Tôi Đinh Xuân Dũng Khoá 7 Trưng Tập Quân Y Quân
Lực VNCH ( Khoá Y Khoa Sài Gòn 1965 ) chỉ học hai tháng quân sự tại Quân Trường
Bộ Binh Thủ Đức mang lon Trung Úy đi học .
Updated August/07/2015.
Bác Sĩ Y Khoa Đinh Xuân Dũng.
1965 Động viên Khoá 7 Trưng Tập Quân Y/Thụ huấn Quân Sự Tại Trường Bộ Binh Thủ Đức.
( Khoá Lê Hửu Sanh)với cấp bậc Y Sĩ Trung Úy . 1968 Y Sĩ Đại Úy Trưởng Khoa Ngoại, 1970 Thiếu Tá Quân Y, Chủ tịch Hội đồng Y Khoa, Chỉ Huy Phó QYV Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết .
1970 giải ngủ vì đắc cử Dân Biểu Hạ Nghị Viện đơn vị Bình Thuận
( Khối Dân Tộc Xã Hội đối lập nhiệm kỳ 2 Quốc Hội Đệ Nhị VNCH. 1970 - 1975.)
Trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 lúc còn là Y Sĩ Trung Úy Trưởng Khoa Ngoại QYV Đoàn Mạnh Hoạch,Phan Thiết bất chấp hiểm nguy ông đã tình nguyện xông pha trong vùng lửa đạn tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết, để tản thương ( trong lúc phái đoàn Y Tế Đài Loan đã di tản lánh nạn về Nha Trang) và giải phẩu cứu chửa cho quân dân cán chính tại Dân Y Viên Phan Thiết và được ân thưởng hai Anh Dũng Bội Tinh với ngôi Sao Bạc, một từ Cục Quân Y, một từ Sư Đoàn 23 bộ binh và Y Tế Bội Tinh từ Bộ Y Tế VNCH.
1978 Phó Giám Đốc và Trưởng Khoa Ngoại kiêm Trưởng Khoa Tai Muỉ Họng BV Trần Hưng Đạo
( BV Sùng Chính cũ Giám Đốc là cố BS Lê Khắc Quyến, Q. Khoa trưởng Y Khoa Huế ).
1979 lúc còn là bệnh viện phó Trần Hưng Đạo, vì bất mản với chính sách CSVN, bằng xe đạp ông chở con gái đầu lòng 12 tuổi Đinh Thúy Quỳnh nay là Bác sĩ tại LA Cali vượt biên qua Campuchia hướng về Thái Lan qua ngả Kàtum, Tây Ninh và bị bắt tại Mimot trong nội địa Campuchia, bị còng hai chân 24 tháng tại B4 Tây Ninh, Trại Cải Tạo Bàu Cỏ rồi chuyển về Trại Giam Chí Hoà TP HCM. Sau khi ra tù ông về làm việc tại khoa Tai Mủi Họng BV Điên Biên Phủ ( Saint Paul cũ) và trở thành Chủ Nhiêm Khoa Tai Mui Họng ít tháng sau đó.
UPDATED DEC/10/2015
Updated August/07/2015.
Bác Sĩ Y Khoa Đinh Xuân Dũng.
1965 Động viên Khoá 7 Trưng Tập Quân Y/Thụ huấn Quân Sự Tại Trường Bộ Binh Thủ Đức.
( Khoá Lê Hửu Sanh)với cấp bậc Y Sĩ Trung Úy . 1968 Y Sĩ Đại Úy Trưởng Khoa Ngoại, 1970 Thiếu Tá Quân Y, Chủ tịch Hội đồng Y Khoa, Chỉ Huy Phó QYV Đoàn Mạnh Hoạch Phan Thiết .
1970 giải ngủ vì đắc cử Dân Biểu Hạ Nghị Viện đơn vị Bình Thuận
( Khối Dân Tộc Xã Hội đối lập nhiệm kỳ 2 Quốc Hội Đệ Nhị VNCH. 1970 - 1975.)
Trong biến cố Tết Mậu Thân 1968 lúc còn là Y Sĩ Trung Úy Trưởng Khoa Ngoại QYV Đoàn Mạnh Hoạch,Phan Thiết bất chấp hiểm nguy ông đã tình nguyện xông pha trong vùng lửa đạn tỉnh Bình Thuận và thị xã Phan Thiết, để tản thương ( trong lúc phái đoàn Y Tế Đài Loan đã di tản lánh nạn về Nha Trang) và giải phẩu cứu chửa cho quân dân cán chính tại Dân Y Viên Phan Thiết và được ân thưởng hai Anh Dũng Bội Tinh với ngôi Sao Bạc, một từ Cục Quân Y, một từ Sư Đoàn 23 bộ binh và Y Tế Bội Tinh từ Bộ Y Tế VNCH.
1978 Phó Giám Đốc và Trưởng Khoa Ngoại kiêm Trưởng Khoa Tai Muỉ Họng BV Trần Hưng Đạo
( BV Sùng Chính cũ Giám Đốc là cố BS Lê Khắc Quyến, Q. Khoa trưởng Y Khoa Huế ).
1979 lúc còn là bệnh viện phó Trần Hưng Đạo, vì bất mản với chính sách CSVN, bằng xe đạp ông chở con gái đầu lòng 12 tuổi Đinh Thúy Quỳnh nay là Bác sĩ tại LA Cali vượt biên qua Campuchia hướng về Thái Lan qua ngả Kàtum, Tây Ninh và bị bắt tại Mimot trong nội địa Campuchia, bị còng hai chân 24 tháng tại B4 Tây Ninh, Trại Cải Tạo Bàu Cỏ rồi chuyển về Trại Giam Chí Hoà TP HCM. Sau khi ra tù ông về làm việc tại khoa Tai Mủi Họng BV Điên Biên Phủ ( Saint Paul cũ) và trở thành Chủ Nhiêm Khoa Tai Mui Họng ít tháng sau đó.
Ông đoàn tụ với các con qua chương trình ODP 1992 và định cư tại
tiểu bang Maryland USA.
1995:
USMLE ( United States Medical
Licensing Examination ) Certification number 0-506-874-7( thi chung cùng đề step 1 và step
2 với các sinh viên y khoa Mỹ )
ECFMG ( Educational Commission for
Foreign Medical Graduates).
Vì tuổi tác và bệnh tật 1998 sau khi giải phẩu tim ( triple
bypass ) tôi thi vào PA học 26 tháng , đổ thủ khoa NCCPA Surgery Examination 1999 with Special Recognition đễ tiếp tục hành nghề Y trở lại mà tôi yêu
thích ở tuổi 61 cho đến bây giờ 76 .
UPDATED DEC/10/2015
TRƯỜNG SĨ QUAN TRỪ BỊ THỦ ĐỨC
Danh Nguyễn / Cục
Quân Nhu QLVNCH
Khuôn viên Trường Sĩ
quan trừ bị Thủ Đức (Liên trường Võ khoa Thủ Đức) hay còn được gọi là Trường Bộ
Binh Thủ Đức trước năm 1975.
Ngày nay là trường Đại Học Giao Thông Vận Tải
trên đường Lê Văn Việt, ngã tư Thủ Đức đi vào.
22 Năm Đào Tạo Quân Sự
Danh xưng Trường Bộ Binh đã trở nên quen thuộc và thân thiết đối với nhân dân toàn quốc. Biết bao thanh niên đã tới đây thụ huấn quân sự để đóng góp hữu hiệu vào công cuộc cứu quốc vì thế từ cô nữ sinh với mái tóc thề óng mượt, đến những cụ già thuộc lớp người "lão giả an trí" tất cả đều không thấy xa lạ gì khi nhắc đến trường Bộ Binh.
Hùng cứ trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú cách thủ đô Sàigòn 18 cây số về hướng Đông Bắc, Nếu từ phía Biên Hòa nhìn về, Trường Bộ Binh là một bức tranh tuyệt đẹp với dốc đồi thỏai mái, những dãy nhà san sát mái ngói và nắng ban mai tô vàng bên những hàng cây um tùm xanh mát.
Hôm nay 09 tháng 10 năm 1973, kỷ niệm lần thứ 22 ngày thành lập trường. Toà soạn cảm thấy cần thiết và rất hãnh diện trình bầy về tiểu sử và thành tích của trường.
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được chíng thức thành lập ngày 09 tháng 10 năm 1951 song song với trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định tại Bắc Việt.
Năm 1952, Trường Nam Định sát nhập vào Trường Thủ Đức và Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trở thành trường duy nhất có nhiệm vụ đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH).
Sau 4 năm hoạt động trong trách vụ đào tạo Sĩ Quan Bộ Binh đến năm 1955 phạm vi hoạt động của trường được nới rộng, trường được giao phó thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên viên các ngành vì thế trường cải danh thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm các trường:
- Trường Bộ Binh
- Trường Thiết Giáp
- Trường Pháo Binh
- Trường Công Binh
- Trường Truyền Tin
- Trường Quân Cụ
- Trường Thông Vận Binh
- Trường Quân Chánh
Vào tháng 10 năm 1961, trước tình trạng khẩn cấp của đất nước, nhu cầu của chiến trường gia tăng, các trường huấn luyện chuyên môn được tách rời khỏi Liên Trường Võ Khoa ngoại trừ 2 trường Bộ Binh và Thiết Giáp để lấy chỗ huấn luyện cho các thanh niên được động viên tới thụ huấn trong một chương trình huấn luyện đại quy mô của thời bấy giờ.
Từ tháng 10 năm 1962, Liên Trường phụ trách huấn luyện những Sĩ Quan Lục Quân về theo học lớp Đại Đội Trưởng Bộ Binh.
Tháng 12 năm 1962, trường Thể Dục và Thể Dục Quân Sự được thàng lập đồn trú trong doanh trại của Liên Trường và thống thuộc Liên Trường về phương diện an ninh và tiếp vận.
Đầu năm 1963, sau một thời gian nghiên cứu và thí nghiệm, Liện Trường đã đào tạo một số lớn Huấn Luyện Viên (HLV) tác xạ biến cải súng trường để phổ biến phương pháp tác xạ mới đến các đơn vị chiến đấu.
Kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1963, Liên Trường lấy lại danh hiệu Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và chỉ đản trách việc đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho toàn thể Lục Quân Việt Nam.
Đến tháng 4 năm 1964, trường được giao phó thêm việc huấn luyện lớp Tiểu Đoàn Trưởng Bộ Binh.
Để phù hợp với nhiệm vụ hiện tại ngày 1 tháng 7 năm 1964, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi lại danh xưng Trường Bộ Binh.
Các vị Chỉ Huy Trưởng (CHT) liên tiếp và thời gian phục vụ:
Vị Chỉ huy trưởng đầu tiên là một Sĩ Quan người Pháp Thiếu Tá Bouillet, đảm nhiệm chức vụ từ ngày 09-10-1951 đến 31-10-1953.
Đại Tá Phạm Văn Cảm, Chỉ huy trưởng trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ ngày 01-11-1953 đến ngày 30-9-1956.
Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Chỉ huy trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức từ ngày 01-10-1956 đến ngày 26-5-1961.
Đại Tá Nguyễn Văn Chuân, Chỉ huy trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức từ ngày 27-5-1961 đến ngày 27-7-1961.
Thiếu Tướng Hồ Văn Tố, Chỉ huy trưởng Liện Trường Võ Khoa Thủ Đức từ ngày 28-7-1961 đến ngày 19-5-1962.
Đại Tá Lam Sơn, Chỉ huy trưởng Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ ngày 19-5-1962 đến ngày 03-11-1963.
Thiếu Tướng Trần Ngọc Tám, Chỉ huy trưởng Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ ngày 04-11-1963 đến ngày 07-4-1964.
Chuẩn Tướng Bùi Hữu Nhơn, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 07-4-1964 đến ngày 20-11-1964.
Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 21-11-1964 đến ngày 20-2-1965.
Chuẩn Tướng Trần Văn Trung, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 21-2-1965 đến ngày 02-12-1966.
Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, Chỉ huy trưỏng Trường Bộ Binh từ ngày 02-12-1966 đến 14-4-1967.
Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 15-4-1967 đến ngày 20-8-1969.
Đương kiêm Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh: Trung Tướng Phạm Quốc Thuần nhận chức Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 20-8-1969. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần ngoài chức vụ trên còn là Trưởng Phái Đoàn Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa tại Ban Liên Hợp Hai Bên Trung Ương.
Qua tài năng chỉ huy của các vị Chỉ Huy Trưởng trên trường đã đạt tới thành quả huấn luyện tốt đẹp sau:
Thành Quả Huấn Luyện:
Từ ngày thành lập cho tới nay, trường Bộ Binh được chia làm 2 giai đoạn huấn luyện. Giai đoạn từ 1951 đến cuối năm 1967 được xem là thời kỳ huấn luyện bình thường, trong khoảng thời gian này trường bị gián đoạn huấn luyện từ tháng 2 năm 1955 đến tháng 3 năm 1957 vì ảnh hưởng bởi hiệp định Genève năm 1954. Khoá 6 SVSQ/TB được tiếp tục huấn luyện vào ngày 25-3-1957. Mức độ hàng năm tuy có tăng lên nhưng không vượt quá con số 5,619 SVSQ tốt nghiệp, đó là con số cao nhất trong giai đọan này được ghi nhận vào năm 1966.
Giao đoạn từ đầu năm 1968 (tức sau Tết Mậu Thân) đến nay vì nhu cầu cấp bách của chiến trường và sự trưởng thành của QLVNCH nên nhu cầu huấn luyện được gia tăng rất nhanh, năm 1968 số SVSQ tốt nghiệp là 9,479 Sĩ Quan, năm 1969 số SVSQ tốt nghiệp lên đến 10,862 Sĩ Quan. Con số 10,862 là con số cao nhất từ ngày thành lập trường đến nay.
Sau đây là kết quả tổng quát về số lượng các Sĩ Quan xuất thân từ trường Bộ Binh qua các khóa đã được đào tạo từ ngày thành lập khóa SVSQ/TB thường xuyên qua 74 khóa đã đào tạo trên 80,000 Sĩ Quan và gần 4,000 SVSQ/TB đặc biệt.
Khóa Tiểu Đoàn Trưởng và Bộ Binh Cao Cấp: 18 khóa trên 1,500 Sĩ Quan trúng tuyển.
Khóa Đại Đội Trưởng: 44 khóa trên 5,000 Sĩ Quan thụ huấn.
Ngoài những khóa trên trường Bộ Binh còn tổ chức các khóa:
- Khóa hoàn hảo Sĩ Quan Địa Phương Quân.
- Khóa Bổ Túc Quân Sự cho các Sỉ Quan Quân Y Trưng tập, bổ túc Sĩ Quan Quân Y.
- Khóa bổ túc Sĩ Quan.
- Khóa đào tạo Sĩ Quan Huấn Luyện Viên và huấn luyện quân sự hàng ngàn Sĩ Quan do các Bộ Tư Lệnh Không Quân, Hải Quân và Cảnh Sát Quốc Gia gửi đến thụ huấn.
Để tưởng thưởng thành quả huấn luyện, Trường Bộ Binh đã được 2 lần tương dương công trạng trước Quân Đội và được ban thưởng dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh.
Suốt 22 năm trời với kỹ thuật huấn luyện tân tiến, với thành phần cán bộ có khả năng, kinh nghiệm và thiện chí phục vụ dồi dào dưới quyền chỉ huy của các Tướng Lãnh và Sĩ Quan cao cấp có tài ba. Trường Bộ Binh luôn luôn cải tiến phương pháp huấn luyện, giáo dục và huấn luyện SVSQ, SQ khóa Sinh với tất cả thiện chí, chú trọng cả về lý thuyết lẫn thực hành để cung ứng cho Quân Lực những Sĩ Quan ưu tú. Những lớp người này đã và đang xát cánh cùng nhạn dân bảo vệ đất nước một cách hữu hiệu.
22 Năm Đào Tạo Quân Sự
Danh xưng Trường Bộ Binh đã trở nên quen thuộc và thân thiết đối với nhân dân toàn quốc. Biết bao thanh niên đã tới đây thụ huấn quân sự để đóng góp hữu hiệu vào công cuộc cứu quốc vì thế từ cô nữ sinh với mái tóc thề óng mượt, đến những cụ già thuộc lớp người "lão giả an trí" tất cả đều không thấy xa lạ gì khi nhắc đến trường Bộ Binh.
Hùng cứ trên ngọn đồi Tăng Nhơn Phú cách thủ đô Sàigòn 18 cây số về hướng Đông Bắc, Nếu từ phía Biên Hòa nhìn về, Trường Bộ Binh là một bức tranh tuyệt đẹp với dốc đồi thỏai mái, những dãy nhà san sát mái ngói và nắng ban mai tô vàng bên những hàng cây um tùm xanh mát.
Hôm nay 09 tháng 10 năm 1973, kỷ niệm lần thứ 22 ngày thành lập trường. Toà soạn cảm thấy cần thiết và rất hãnh diện trình bầy về tiểu sử và thành tích của trường.
Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được chíng thức thành lập ngày 09 tháng 10 năm 1951 song song với trường Sĩ Quan Trừ Bị Nam Định tại Bắc Việt.
Năm 1952, Trường Nam Định sát nhập vào Trường Thủ Đức và Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức trở thành trường duy nhất có nhiệm vụ đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa (QLVNCH).
Sau 4 năm hoạt động trong trách vụ đào tạo Sĩ Quan Bộ Binh đến năm 1955 phạm vi hoạt động của trường được nới rộng, trường được giao phó thêm nhiệm vụ đào tạo chuyên viên các ngành vì thế trường cải danh thành Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức gồm các trường:
- Trường Bộ Binh
- Trường Thiết Giáp
- Trường Pháo Binh
- Trường Công Binh
- Trường Truyền Tin
- Trường Quân Cụ
- Trường Thông Vận Binh
- Trường Quân Chánh
Vào tháng 10 năm 1961, trước tình trạng khẩn cấp của đất nước, nhu cầu của chiến trường gia tăng, các trường huấn luyện chuyên môn được tách rời khỏi Liên Trường Võ Khoa ngoại trừ 2 trường Bộ Binh và Thiết Giáp để lấy chỗ huấn luyện cho các thanh niên được động viên tới thụ huấn trong một chương trình huấn luyện đại quy mô của thời bấy giờ.
Từ tháng 10 năm 1962, Liên Trường phụ trách huấn luyện những Sĩ Quan Lục Quân về theo học lớp Đại Đội Trưởng Bộ Binh.
Tháng 12 năm 1962, trường Thể Dục và Thể Dục Quân Sự được thàng lập đồn trú trong doanh trại của Liên Trường và thống thuộc Liên Trường về phương diện an ninh và tiếp vận.
Đầu năm 1963, sau một thời gian nghiên cứu và thí nghiệm, Liện Trường đã đào tạo một số lớn Huấn Luyện Viên (HLV) tác xạ biến cải súng trường để phổ biến phương pháp tác xạ mới đến các đơn vị chiến đấu.
Kể từ ngày 1 tháng 8 năm 1963, Liên Trường lấy lại danh hiệu Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức và chỉ đản trách việc đào tạo Sĩ Quan Trừ Bị cho toàn thể Lục Quân Việt Nam.
Đến tháng 4 năm 1964, trường được giao phó thêm việc huấn luyện lớp Tiểu Đoàn Trưởng Bộ Binh.
Để phù hợp với nhiệm vụ hiện tại ngày 1 tháng 7 năm 1964, Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức được đổi lại danh xưng Trường Bộ Binh.
Các vị Chỉ Huy Trưởng (CHT) liên tiếp và thời gian phục vụ:
Vị Chỉ huy trưởng đầu tiên là một Sĩ Quan người Pháp Thiếu Tá Bouillet, đảm nhiệm chức vụ từ ngày 09-10-1951 đến 31-10-1953.
Đại Tá Phạm Văn Cảm, Chỉ huy trưởng trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ ngày 01-11-1953 đến ngày 30-9-1956.
Thiếu Tướng Lê Văn Nghiêm, Chỉ huy trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức từ ngày 01-10-1956 đến ngày 26-5-1961.
Đại Tá Nguyễn Văn Chuân, Chỉ huy trưởng Liên Trường Võ Khoa Thủ Đức từ ngày 27-5-1961 đến ngày 27-7-1961.
Thiếu Tướng Hồ Văn Tố, Chỉ huy trưởng Liện Trường Võ Khoa Thủ Đức từ ngày 28-7-1961 đến ngày 19-5-1962.
Đại Tá Lam Sơn, Chỉ huy trưởng Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ ngày 19-5-1962 đến ngày 03-11-1963.
Thiếu Tướng Trần Ngọc Tám, Chỉ huy trưởng Trường Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức từ ngày 04-11-1963 đến ngày 07-4-1964.
Chuẩn Tướng Bùi Hữu Nhơn, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 07-4-1964 đến ngày 20-11-1964.
Chuẩn Tướng Cao Hảo Hớn, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 21-11-1964 đến ngày 20-2-1965.
Chuẩn Tướng Trần Văn Trung, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 21-2-1965 đến ngày 02-12-1966.
Thiếu Tướng Bùi Hữu Nhơn, Chỉ huy trưỏng Trường Bộ Binh từ ngày 02-12-1966 đến 14-4-1967.
Chuẩn Tướng Lâm Quang Thơ, Chỉ huy trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 15-4-1967 đến ngày 20-8-1969.
Đương kiêm Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh: Trung Tướng Phạm Quốc Thuần nhận chức Chỉ Huy Trưởng Trường Bộ Binh từ ngày 20-8-1969. Trung Tướng Phạm Quốc Thuần ngoài chức vụ trên còn là Trưởng Phái Đoàn Quân Sự Việt Nam Cộng Hòa tại Ban Liên Hợp Hai Bên Trung Ương.
Qua tài năng chỉ huy của các vị Chỉ Huy Trưởng trên trường đã đạt tới thành quả huấn luyện tốt đẹp sau:
Thành Quả Huấn Luyện:
Từ ngày thành lập cho tới nay, trường Bộ Binh được chia làm 2 giai đoạn huấn luyện. Giai đoạn từ 1951 đến cuối năm 1967 được xem là thời kỳ huấn luyện bình thường, trong khoảng thời gian này trường bị gián đoạn huấn luyện từ tháng 2 năm 1955 đến tháng 3 năm 1957 vì ảnh hưởng bởi hiệp định Genève năm 1954. Khoá 6 SVSQ/TB được tiếp tục huấn luyện vào ngày 25-3-1957. Mức độ hàng năm tuy có tăng lên nhưng không vượt quá con số 5,619 SVSQ tốt nghiệp, đó là con số cao nhất trong giai đọan này được ghi nhận vào năm 1966.
Giao đoạn từ đầu năm 1968 (tức sau Tết Mậu Thân) đến nay vì nhu cầu cấp bách của chiến trường và sự trưởng thành của QLVNCH nên nhu cầu huấn luyện được gia tăng rất nhanh, năm 1968 số SVSQ tốt nghiệp là 9,479 Sĩ Quan, năm 1969 số SVSQ tốt nghiệp lên đến 10,862 Sĩ Quan. Con số 10,862 là con số cao nhất từ ngày thành lập trường đến nay.
Sau đây là kết quả tổng quát về số lượng các Sĩ Quan xuất thân từ trường Bộ Binh qua các khóa đã được đào tạo từ ngày thành lập khóa SVSQ/TB thường xuyên qua 74 khóa đã đào tạo trên 80,000 Sĩ Quan và gần 4,000 SVSQ/TB đặc biệt.
Khóa Tiểu Đoàn Trưởng và Bộ Binh Cao Cấp: 18 khóa trên 1,500 Sĩ Quan trúng tuyển.
Khóa Đại Đội Trưởng: 44 khóa trên 5,000 Sĩ Quan thụ huấn.
Ngoài những khóa trên trường Bộ Binh còn tổ chức các khóa:
- Khóa hoàn hảo Sĩ Quan Địa Phương Quân.
- Khóa Bổ Túc Quân Sự cho các Sỉ Quan Quân Y Trưng tập, bổ túc Sĩ Quan Quân Y.
- Khóa bổ túc Sĩ Quan.
- Khóa đào tạo Sĩ Quan Huấn Luyện Viên và huấn luyện quân sự hàng ngàn Sĩ Quan do các Bộ Tư Lệnh Không Quân, Hải Quân và Cảnh Sát Quốc Gia gửi đến thụ huấn.
Để tưởng thưởng thành quả huấn luyện, Trường Bộ Binh đã được 2 lần tương dương công trạng trước Quân Đội và được ban thưởng dây biểu chương màu Anh Dũng Bội Tinh.
Suốt 22 năm trời với kỹ thuật huấn luyện tân tiến, với thành phần cán bộ có khả năng, kinh nghiệm và thiện chí phục vụ dồi dào dưới quyền chỉ huy của các Tướng Lãnh và Sĩ Quan cao cấp có tài ba. Trường Bộ Binh luôn luôn cải tiến phương pháp huấn luyện, giáo dục và huấn luyện SVSQ, SQ khóa Sinh với tất cả thiện chí, chú trọng cả về lý thuyết lẫn thực hành để cung ứng cho Quân Lực những Sĩ Quan ưu tú. Những lớp người này đã và đang xát cánh cùng nhạn dân bảo vệ đất nước một cách hữu hiệu.