WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, August 21, 2015

INKS USED FOR TEXTILE SCREEN PRINTING

NHỮNG LOẠI MỰC DÙNG IN BÔNG KHUNG VẢI .
Có 2 loại mực dùng in vải sợi,loại tan trong dầu gọi plastisol và loại tan trong H20 gọi là water base inks.
Cần lưu ý mực in vải khác với thuốc nhuộm vải goị là dyestuff.
Thuốc nhuộm nếu muốn dùng in trên vải thì phải pha trộn với chất keo thành dạng sền sệt có độ nhảo viscosity thích hợp tuỳ theo vải khung gọi là mesh count rồi mới in lên vải được.Tuỳ theo loại thuốc nhuộm,công thức cần phải pha trộn  them vào đó một số hóa chất khác nữa.
Còn mực in thì luôn luôn ở trạng thái sền sệt hoặc nhão có công thức căn bản như sau.

                 Plastisol base hoặc Water base  +  bột màu gọi là pigment concentrate  à  mực in

PLASTISOL– là chất nhựa Polyvinyl Chloride viết tắt PVC ở trạng thái phân tán gọi là dispersion có hạt rất nhỏ cở từ 0.5 tới 2 microns trộn chung với chất làm mềm gọi là plasticizer.Chất làm mềm được xử dụng nhiều nhất có tên là phthalate.
Chất plastisol trộn với plasticizer được gọi là base có đặc tính kết hợp các hột bột màu pigments thành một màng mỏng liên tục và bám chặt vào mặt vải khi in.
Sau khi in xong,mực plastisol phải được cho chạy qua máy sấy bằng hơi nóng trong một thời gian theo qui định.
Khi bị hấp nóng trong lúc di chuyển không ngừng trong máy sấy,chất plastisol trở nên mềm ra và phồng lên trong chất plasticizer rồi hút hết chất plasticizer bọc quanh.Khi chất plasticizer bị hút hết thì các hạt plastisol  mới dính vào nhau tạo ra một màng đều đặn và bám dính vào vải in.
Cơ chế nầy xãy trang ở nhiệt độ thích hợp  từ 300-350 *F trong 3 phút . Đây là một điểm quan trong mà chuyên viên phải ghi nhớ thuộc lòng khi điều chỉnh nhiệt độ máy sấy và tốc độ băng tải chạy xuyên qua lò sấy trước khi cho lệnh máy in khởi sự hoạt động.Các chất pha trộn trong mực plastisol sẽ bắt đâu sôi và bốc hơi ở nhiệt độ 400 *F và sẽ gây độc hại cho công nhân.
Trong công thức căn bản nêu trên tùy theo tình huống,có thể pha têm vào đó chất độn filler,chất khuếch tán extender chất ổn định đối với ảnh hưởng của ánh sáng và nhiệt độ gọi là stabilizer to light and heat.

Các loại mực chế tạo từ plastisol base.
Plastisol puff mực sẽ phồng lên sau khi chạy qua máy sấy ở nhiệt độ thích hợp 310-330*F.
Plastisol haftone. Mực phải có đặc tính quan trọng thứ nhất là độ trong suốt goi là transparency nghĩa là ánh sáng khi xuyên qua mực không bị phân tán.Lý tưởng nhất là ánh sáng xuyên qua lớp mức ,chạm vào vải rồi dội trở ra theo đường thẳng.Đặc tính thứ hai cần phải là có độ bóng láng gọi là gloss.Loại mực nầy dùng in những bức hình chụp bằng máy ảnh,gồm có  4 màu gọi là “ Four colors process” .Đó là magenta,yellow,cyan và black.
Plastisol fast fusion dùng in những loại vải cần phải sấy ở nhiệt độ thấp 270*F như acrylic và nylon rất mỏng để không bị cháy hoặc co rút..

Plastisol heat transfers dùng in trên giấy rồi giấy được in qua vải bằng sức ép 40-45 PSI và nhiệt độ 375*F như dùng bàn ủi tay hoặc bàn ép nóng.Giấy phải là loại đặc biệt  không hút ẩm và có lớp sáp để có thể lột được dễ dàng sau khi ép vào vải.

Plastisol fluorescendùng in những màu sáng nổi.Nhóm nầy plastisol trộn với organic fluorescent pigments.

Plastisol phosphorescent dùng in những màu ban đêm dưới ánh đèn sẽ phát quang.

Plastisol sparkles, Plastisol glitters, Plastisol shimmers, Plastsol metallics dùng in những hình vẽ có chớp sáng như  kim lọai. Mực thuộc nhóm nầy sấy ở nhiệt độ thấp nên phải dùng loại Plastisol fast fusion base.

Plastisol discharge.Có một số màu của vải  đã nhuộm ,chúng ta có thể bóc ra bằng cách in một lớp plastisol discharge.Sau khi in ,lớp nầy được làm khô sơ sài rồi chúng ta in chồng lên đó những màu khác.Phương pháp nầy áp dụng cho những loaị vải nhuộm màu đen hoặc màu quá đậm.

Mực hòa tan trong nước- Water base inks
Mực hòa tan trong nước gọi là water base inks dùng cho kỹ nghệ in vải sợi đã xuất hiện tại USA từ lâu có thể nói 50-60 năm rồi.Riêng tại bang California vì có luật ngăn cấm gây ô nhiểm nên các nhà sãn xuất water based inks đã tìm đủ moị cách để nghiên cứu cải tiến sãn phẩm của họ mong có nhiều cơ sở in vải sợi mua xữ dụng..Cấu tạo của water based ink là hổn hợp chất keo dính (binder) ở độ pH cao,tan được trong H20 goị là alkali soluble resin trộn với chất chống mốc meo,chất extender,chất thickener,chất retardant ngăn ngừa khô quá nhanh và pigments.
Kể từ năm 2009 theo kết quả đã xử dụng tại xí nghiệp,người viết bài nầy nhận xét water based inks của Matsui Shikiso Chemical Co. Japan gần đạt độ hòan chỉnh về xữ dụng tiện lợi và màu sắc đẹp hơn những công ty khác.
Trong vòng 12 năm nay,để đáp ứng theo đòi hỏi của thị trường đã có thêm một loại base hoà tan trong nước gọi là Water discharge base.
Water discharge base .
Discharge là phản ứng hóa học xóa bỏ màu của thuốc đã nhuộm vải.Phản ứng sẽ xãy ra khi trộn base với một hóa chất bột màu trắng tên là ZFS ( zinc formaldehyde sulfoxylate ) rồi in lên vải màu ở nhiệt độ 180*F.Chỉ có màu của một số thuốc nhuộm vải được xóa bỏ mà thôi.Do đó trước khi xữ dụng discharge base phải tham khảo tài liệu của nhà cung cấp sãn phẩm đã nhuộm những màu đậm như màu đen,màu navy,màu burgundy.Nếu không có hòan cảnh để tham khảo tài liệu thì chỉ cần tự mình thực hiện trắc nghiệm tại cơ xưởng.
Tại sao dùng discharge base ?
Thông thường muốn in một bức hình lên vải có màu đậm như màu đen,màu navy ,mau burgundy v.v...chúng ta phải in trước tiên một lớp mực màu trắng gọi opaque white hay high density white để che màu đậm của vải rồi sau đó mới in các màu kế tiếp.Dùng cách nầy bức hình in trên vải sẽ dày cộm, thiếu mềm mại,trông thô không đẹp.



Discharge ink là water base ink nên khi xử dụng sẽ có
trục trặc bị đọng nước cần phải biết cách khống chế mới
có thể in được nhiều màu chồng lên như hình nầy.
Khi gặp trục trặc thì hàng in bị hư hỏng,mất tiền.


Để tránh khuyết điểm đó chúng ta in một lớp discharge base lên vải rồi sấy đủ khô.Màu đậm biến mất ,chỗ in trở thành màu trắng hơi nâu. Các màu kế tiếp được lần lược in lên đó.Sau khi qua lò sấy, bức hình in sẽ xuất hiện hòan toàn, trông mềm mại và đẹp hơn cách in thông thường. Đó là lý do cần phải dùng discharge base.

Cách pha trộn và kỹ thuật xử dụng discharge base.


Discharge base có dạn sền sệt như cháo sữa.Khi nào cần cho sản xuất thì mới đem pha trộn với ZFS theo phân lượng qui định của nhà chế tạo .
Thông thường cứ 100 gr discharge base thì trộn 4 -8 gr ZFS. Nếu pha nhiều ZFS thì màu của  bức hình in sẽ thay đổi..Khuấy trộn cho thật đều bằng tay hay máy trộn và chỉ xử dụng trong vòng 24 tiếng đồng hồ. Quá thời gian đó discharge base không cho kết quả tốt.
Những khó khăn gặp phải khi dùng discharge base.
 Vì discharge base hoà tan trong nước và phải pha trộn với bột hóa chất độc hại ZFS cho nên khi xữ dụng muốn có kết quả như ý muốn đương nhiên sẽ gặp khó khăn cần phải vượt qua như sau theo kinh nghiệm của người viết tài liệu nầy.
* Khung in phải có mesh count #160 -175 và có lớp stencil tráng bằng loại water resistant emulsion . Sau khi qua giai đọan rọi ánh sáng và rữa hình , khung in cần  phải khô ráo bằng cách thổi hơi ép và phơi ra ngoài trời trong vài giờ để Ultra Violet làm tăng thêm độ cứng và sức chịu đựng của stencil. Nếu không làm đúng như vậy thì lớp tráng stencil sẽ đứt bể không thể  in được.
* Tìm cách điều chỉnh góc độ, sức ép  và tốc độ của squeezees để lớp discharge base trải đều trên mặt vải và không cho thấm sâu xuyên tới mặt bàn in gọi là  printing palette để tránh nước trong discharge base làm hư hại nhanh chóng lớp giấy dán trên mặt bàn in.
* Điều chỉnh nhiệt độ và thời gian của bộ phận sấy sơ bộ gọi là flash cure  unit làm thế nào khì sờ ngón tay trỏ vào lớp discharge base không cảm thấy dính tay. Làm như vậy để tránh discharge base còn ước dính vào các khung in kế tiếp.Tuỳ sản phẩm , thời gian nầy khoảng 1 giây nhưng thời gian cần cho phản ứng  discharge xãy ra đế bóc màu dưới flash cure là 30  giây (seconds).

Sau khi in đầu tiên lớp discharge white, khung in được chuyển ngay tới
Flash Cure Unit để làm ráo H2O. Sau đó khung in được tiếp tục di chuyển
để in các màu còn lại.


* Khi thấy lớp discharge base trải không đều thì lấy giấy nhúng nước lau sạch mặt đáy của vải khung.
* Sau khi lớp discharge base vừa đủ khô , chúng ta tiếp tục in những màu kế tiếp như thường lệ.
Sau đó vải vừa in xong phải cho ngay vào lò sấy đã được điều chỉnh tốc độ của băng tải thế nào để cho vải phải ở trong đó tối thiểu 90 giây gọi là minimum dwell time. 
* Mùi bốc ra từ sản phâm gây khó chịu nhức đầu nên chỗ in phải thóang và lò sấy phải được tthoát khí theo tiêu chuẩn qui định. Những hóa chất bốc ra từ discharge base gồm có CO,CO2,Sulfur dioxide,Zinc oxide
* Tránh thổi gió vào khung in làm mực khô nhanh trên khung.
* Sả̃n phẩm in xong cần phải được giặt sạch hóa chất thặng dư mới đem xử dụng.

Saturday, August 15, 2015

KỸ THUẬT NHUỘM VẢI ACRYLIC

1- DẪN NHẬP.
Acrylic là tên gọi thông dụng của ṣơi tổng hợp của Polyacrylonitril ( PAN) có công thức hóa học (CH2= CHCN)n .Nhuộm Acrylic tức là tạo nối cộng hóa trị covalent giữa phẫm nhuộmvà gốc Nytril của PAN trong môi trường acid ( pH=4.5).
Đây là phản ứng hóa học chỉ xãy ra một chiều nên thành phẫm có chất lượng cao :
·         Độ bền đối với ánh sáng và nhiệt độ (lightfastness ) : CAO.
·         Độ chảy màu (wetfastness): THẤP.Hầu như không có.

1.1- Modified Polyester.
Là một biến thể của polyester bằng cách cộng một vài thành phần nhỏ vào trong cơ cấu của polyester. Với cơ cấu mới nầy,người ta có thể nhuộm Modified Polyester  giống như nhuộm Acrylic.

1.2- Coolmax.
Trên thị trường thương mại ở CANADA,nó còn được gọi là Lowbulk (biểu hiệu độ co giãn thấp so với Thermax).
Acrylic loại nầy có thể nhuộm dễ dàng với Cationic Dyestuffs ngay cả với màu (Shade) rất đậm, một điều mà polyester thuần tuý khó đạt được.
Coolmax có đặc tính chung mềm mại như len( wool),giử nhiệt,cãm thấy dễ chịu khi dùng và có độ dẫn điện thấp (static).
Vì thế coolmax thường được dùng làm vớ cho quân đội.Giử ấm và không thấy nhớt nhát ở bàn chân, được dùng làm áo khoát cao cấp cho quí bà.Ở Việt Nam, một thơi nó rất thịnh hành với tên ORLON,DACRON dùng để may quần áo cho quý ông.

1.3-Thermax : High bulk, có độ dãn cao
Thermax một dạn khác của Modified Polyester, có đặc tính chống chaý và chịu nhiệt độ cao nên được dùng làm :
 - Quần áo cho lính cứu hỏa..
 - Bao tay cho thợ luyện kim và cho quý bà khi xử dụng lò ở nhiệt độ cao.

2- PHẪM NHUỘM.
Phẫm nhuộm dùng để nhuộm Acrylic hoặc Modified Polyester là cationic dyestuffs (tên mới) hoặc basic dyestuffs ( tên cũ).
Loại phẫm nầy hòa tan hòan tòan trong nước ở môi trường acid pH= 4.5.
Một vài loại cationic dyestuffs có khuynh hướng trầm hiện( precipitate )trong quá trình nhuộm.Vì thế để bảo đảm sự lập lại ( repetition) giữa các mẻ nhuộm cũng như giữa phòng thí nghiệm và thực tế sãm xuất, cần phải kiểm soát cẩn thận độ pH= 4.5 của dung dịch nhuộm.
Trong phòng thí nghiệm,dung dịch chuẩn dùng để nhuộm mẫu được sửa sọan như sau.
                 * 1 gr cationic dyestuff.
                 * 2 ml acid acetic đậm đặc.
                 *  Hòa tan với nước nóng ở 80*C để có dung dịch 200 ml ( Stock solution) .Dung dịch nầy được dùng trong một tuần.
Trong thực tế sãn xuất, dung dịch phẫm nhuộm phải được sửa sọan theo tuần tự như trên.
Mẻ nhuộm phải được điều chỉnh trước ở pH= 4.5, rồi dung dịch nhuộm được chuyển vào để tránh sự kết tủa có thể xãy ra.

3-CƠ CHẾ PHẢN ỨNG.
Trước hết phẫm nhuộm bám vào bề mặt của sợi Acrylic, sau đó bắt đầu thấm nhập  (penetration)và phân tán (diffusion) khi mẻ nhuộm đạt nhiệt độ 75*C-80*C.Đó là nhiệt độ glass-transition của Acrylic.Phản ứng hóa học giữa phẫm nhuộm và sợi Acrylic xãy ra khi nhiệt độ tăng dần.

4-SOẠN MẪU.
Trước khi nhuộm sợi Acrylic phải được rữa sạch (scour)với :
               1g/l xà phòng soap.
               10 phút ở nhiệt độ 100*C.
Một vài Acrylic có độ co dãn rất cao,nên giai đọan rữa sạch ở nhiệt độ cao cần phải được tuân thủ.Nếu không thành phẫmsẽ có những vết sọc (streaky).

5-CÔNG THỨC NHUỘM TIÊU BIỂU.

5.1-Acrylic thông thường( PAN )và coolmax.
                * leveling agent : 1g/l.
                * Acid acetic đậm đặc : 2g/l để có pH= 4.5 .
                * Sodium sulfate : 10 g/l.
                * Retarding agent : 1g/l  dùng cho màu thật nhạt.
                * Phẫm nhuộm.

5.2-Thermax.
                * leveling agent : 1g/l.
                * Acid acetic đậm đặc : 2g/l để có pH= 4.5 .
                * Sodium sulfate : 10 g/l.
                * Phẫm nhuộm.
                * Carrier : 5g/l.
Carrier dùng để bảo vệ cationic dyestuff không bị phân huỷ ở nhiệt độ cao 130*C và phản ứng hóa học giữa thuốc nhuộm và sợi không bộc phát mảnh liệt.

6-THỜI GIAN VÀ NHIỆT ĐỘ.

6.1-Acrylic : Mẻ nhuộm nên bắt đầu ở 55-60*C.
6.1.1- Màu nhạt và trung bình.
                  * Thời gian : 30 phút.
                  * Nhiệt độ : 105*C.
                  * Độ tăng nhiệt độ : 2*C/phút.
6.1.2- Màu đậm:
                  * Thời gian : 60 phút.
                  * Nhiệt độ : 105*C.
                  * Độ tăng nhiệt độ : 2*C/phút.
6.2- Coolmax :
                  * Thời gian : 45 phút tới 1 giờ.
                  * Nhiệt độ : 120*C.
                  * Độ tăng nhiệt độ : 2*C/phút.
6.3-Thermax :
                   * Thời gian : 1 giờ.
                  * Nhiệt độ : 130*C.
                  * Độ tăng nhiệt độ : 2*C/phút.

7- GIAI ĐỌAN LÀM LÁNG (SOFTENER)

7.1- Acrylic và Coolmax :
Mẻ nhuộm trước hết được điều chỉnh ở pH= 5.5-6.0 bằng 1g/l acid acetic đậm đặc.
Sau đó softener được cho vào rồi đun lên tới 50*C ơ 3-4*C/phút.
Mẻ nhuộm được giử ở 50*C trong 10 phút.
Thứ tự nầy phải được tuân theo.Nếu không sãn phẫm sẽ có những đường trắng song song do softener kết tủa trong môi trường kiềm.

7.2- Thermax :
Bỏ qua giai đọan làm láng,nếu không một vài softener sẽ làm giảm hoặc huỷ tính chống lữa và chiu nhiệt của sãn phẫm.

CẦN CHÚ Ý.
·         Khi nhuộm Acrylic hoặc modified polyester, dung dịch được điều chỉnh di động ( movement ) từ trong ra ngoài( inside/outside only).
·         Khi nhuộm hổn hợp Acrylic-Cotton, thành phần Acrylic phải được nhuộm trước rồi đến cotton.Thứ tự nầy phải tuyệt đối tuân theo.Nếu không sãn phẫm bị chảy màu khó sửa được. Lý do là trong giai đoạn nhuộm Acrylic, cationic dyestuff sẽ bám vaò làm dơ bẩn cotton.Giai đọan kế ,Caustic hoặc Soda Ash dùng để nhuộm cotton sẽ tẩy sạch những vết dơ bẩn nây.

VĂN TÂN ĐINH
Montreal/Canada

August/2015

Tuesday, August 11, 2015

HOW TO CALL A METHOD IN JAVA PROGRAM.

PHƯƠNG PHÁP CALL MỘT METHOD TRONG JAVA PROGRAM.
              Có 5 phương pháp căn bản.
1-   Nêu method là static thì call nó trực tiếp trong main method.
Thí du.
 
class Rextester{
   static void display(){
   System.out.println("Hello Friends ! You call me directly from inside main method\nbecause I am static");
}
    public static void main(String[] args){
                         display();
   }
}
Output.
Compilation time: 0.82 sec, absolute running time: 0.14 sec, cpu time: 0.07 seCompilation time: 0.82 sec, absolute running time: 0.14 sec,
cpu time: 0.07 sec, memory peak: 28 Mb, absolute service time: 0.97 sec
 
Hello Friends ! You call me directly from inside main method
because I am static

2- Nêu method là non-static , muốn call nó phải tạo một object cho class trong main method.

Thí du.
 
class Rextester{
    void display(){
   System.out.println("Hello Friends ! You must create an object for class inside main method to call me\nbecause I am non-static");
}
    public static void main(String[] args){
                        Rextester rx = new Rextester();
                         rx. display();
   }
}
Output.
Compilation time: 0.82 sec, absolute running time: 0.13 sec, 
cpu time: 0.06 sec, memory peak: 27 Mb, absolute service time: 0.95 sec
 
Hello Friends ! You must create an object for class inside main method
To call me because I am non-static

3-Nếu method là non-static chứa trong Inner class hay còn gọi Member class , muốn call nó phải tạo trong main method một combined object oi của Outer class và Inner class như sau :
                           Outer.Inner  oi = new Outer().new Inner();
Thí du.
 
class Rextester {   
 static{
System.out.println("HOW TO CALL A METHOD WRITTEN INSIDE THE INNER CLASS ? ");
}
class Inner {  
          void display() {  
 System.out.println("I am the method in the Inner class.\n You must create an  object combining the Outer class with the Inner class to call me ");  
 
  public static void main(String[] args){         
Rextester.Inner  oi = new  Rextester().new Inner();
                            oi.display();
}}
Output.
  Compilation time: 1.04 sec, absolute running time: 0.13 sec, 
cpu time: 0.07 sec, memory peak: 28 Mb, absolute service time: 1.18 sec
 
HOW TO CALL A METHOD WRITTEN INSIDE THE INNER CLASS ? 
I am the method in the Inner class.
 You must create an  object combining the Outer class with the Inner class to call me 
 
4- Trong class Inner viết method void display().Muốn call method nầy thì tạo thêm một method nữa thí dụ void run().Trong void run() tạo một object cho class Inner , rồi call method display() trong void run().
 
class Rextester {   
 static{
System.out.println("HOW TO CALL A METHOD WRITTEN INSIDE THE INNER CLASS ? ");
}
class Inner {  
          void display() {  
 System.out.println("I am the method in the Inner class.\nCreate an object for Inner class inside the method run to call me. ");  
 
  public static void main(String[] args){         
Rextester  rx = new  Rextester();
                            rx.run();}
 
           void run(){
             Inner in = new Inner();
                    in.display();}
}
Output.
 Compilation time: 0.83 sec, absolute running time: 0.13 sec,
cpu time: 0.1 sec, memory peak: 27 Mb, absolute service time: 0.96 sec
 
HOW TO CALL A METHOD WRITTEN INSIDE THE INNER CLASS ? 
I am the method in the Inner class.
Create an object for Inner class inside the method run to call me.

5-Nếu method display() viết trong static class Nested .Tạo object cho class Nested rồi call display() .

Thí dụ
     class Rextester{
   static class Nested{  
   void display(){    // Method having no return 
System.out.println(" Function display() is inside class Nested");}
}
    public static void main(String[] args){
           Nested ns= new Nested(); 
                        ns.display(); }
}
output.
Compilation time: 0.83 sec, absolute running time: 0.14 sec, 
cpu time: 0.09 sec, memory peak: 21 Mb, absolute service time: 0.99 sec
 
Function display() is inside class Nested
 
GHI CHÚ.
Java  programming chấp nhận trong mỗi class, chúng ta có thể viết thêm một hay 
nhiều classes khác có một tên chung là nested class.
Có 2 loại nested class :  
* static nested class và non- static nested class.
* non-static nested class còn được gọi là INNER CLASS hoặc MEMBER CLASS.
* class ngoài cùng gọi là OUTER CLASS.
* INNER CLASS viết trong OUTER CLASS.
* Trong bài nầy,người viết chọn OUTER CLASS là class Rextester để có thể xử dụng compiler của Rextester.com                                

* Taị sao chúng ta cần dùng Inner class hay Nested class? Vì muốn program được đơn giản và có tổ chức rõ ràng dễ kiểm soát(Simple and Concise),mỗi class làm một phần việc riêng.