WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Saturday, April 26, 2014

Chim pelican( Bồ Nông ) với nhà thơ người Pháp Afred de Musset

 * Pelican nuôi con bằng máu của nó là chuyện bịa đặt là chuyện ngụ ngôn (fable) của phươngTây
* Xã hội phương Tây lấy chim pelican làm biểu tượng cho TỪ THIỆN (emblem of charity )
                                   DỊCH TỪ TIẾNG PHÁP SANG TIẾNG ANH BỞI
                       lacolombededeuil.deviantart.com/.
“(Lorsque le pélican, lassé-d'un long voyage)
When the pelican, departed on a long journey
In the evening mists returns to his reeds
His little starvelings running on the bank
To see him from afar dropping to the waters.
Already, thinking to seize and share their prey
They run to their father with joyous cries
Succouring their beaks on their terrible goitres
He, reaching with slow steps a raised rock
Protects his dangling throat from his brood,
Sad fisherman, he looks to the skies.
The blood runs in slow waves from his open chest
In vain has he plumbed the depths of the seas
The Ocean is empty and the shore deserted
To provide food for all he offers his heart.
Sombre and silent, straggled on the pebbles,
His sons share the father's flesh,
In his sublime love he soothes his sorrow
And, watching his bloody breast drop
On his death-feast he sinks and staggers
Drunk on pleasure, on tenderness and horror.
But sometimes, in such divine sacrifice,
Weary to death from too long pain
He fears that his children will not let him live
Then he raises himself, opens his throat to the wind
And, striking his heart with a wild cry,
He splits the night with such a sorrowful farewell
That the seagulls leave the shore
And the traveller on the beach is stayed,
Sensing his death, and commending him to God.”
(Sentant passer la mort, se recommande à Dieu)
                                       ------------------------------------
Kỹ sư Trần Quốc Dzũng /VN
Khoảng năm thập niên 20-30 thế kỷ 20, mấy chiếc tàu của hãng Tây “ les messageries fluviales” (công ty tàu thủy sông rạch” đều lấy tên tiếng Tây. Hai con tàu chạy đường Sóc Trăng-Bạc Liêu  tên : Cicogne (chim diệc) và “Ibis” (Cò quắm). Còn chạy đường Mỹ Tho- Sốc Trăng thì có chiếc “ Sarcelle” (chim le le), “ Cormoran” (chim cồng cộc), “Pelican” (chim thằng bẻ) v.v.

Chim thằng bè to lớn, nhiều long; chim già sói còn gọi là chim lông ô vì có lông đen, nhưng lại có cái đầu sói sọi nên còn gọi là chim già đãy, tiếng Pháp gọi là ‘le marabout’.

Vương Hồng Sễn có thuật lại chuyện ông ta tài khôn khi ra Huế năm 1958, viếng nhà cụ Ngô Đình Khả,thấy con chim ấy cắt nghĩa tại sao có tên là già đãy, không dè ông Ngô Đình Cẩn đứng sau lưng lớn tiếng chỉnh lại là ‘chim ông lão’. Không biết người Huế có gọi là ‘chim ông lão’ hay không, chớ dân Nam kỳ lục tỉnh chỉ gọi là ‘già đãy’ hoặc ‘già sói’ mà thôi.

Ở lục tỉnh còn thấy có một loại từa tựa như ‘lông ô’, ‘già đãy’ là con ‘chó đồng’. Chó đồng nhỏ con hơn hai con kia, là loài ăn tạp, ăn đồ sình thúi nên có lẽ vì vậy gọi là ‘chó đồng’.

Còn chim bồ nông thì từa tựa chim thằng bè nhưng nhỏ con hơn. Bồ nông có mỏ bén, cắn cỏ lác làm ổ. Ổ nằm đưới đất, trái lại chim thằng bè, long ô, chó đồng thì làm ổ trên cây.
 Chim bồ nông mái thường đẻ ba trứng một ổ. Trứng trộng trộng như trứng ngỗng. Chim trống và chim mái thay phiên ấp trứng, bắt cá nuôi con.

Theo dân ở đây, đánh giá về tính tình, thì chim bồ nông, chim thằng bè thuộc loại hiền và biết thương con; còn già đãy, chó đồng thì thuộc dân trời thần, thích cướp mồi chim bồ nông, thằng bè con.

Theo Sách Đỏ Việt Nam (Vietnam Red Data Book-2007)
-          Bồ nông chân xám: Pelecanus philippensis còn gọi tên khác: lềnh đềnh , thường thấy ờ Bạc Liêu, Rạch giá, Cà mau.
-          Già đẫy lớn: Leptoptilos Dubius còn gọi tên khác: Già sói lớn, trước đây ở Nam bộ, sau 1985 gặp rất ít ở rừng tràm U Minh Thượng.
-          Già sói nhỏ: Leptoptilosjavanicus còn gọi là Già sói, thường gặp ở Đồng Tháp Mười, U Minh.

Chưa tìm ra tên khoa học của chim lông ô và chó đồng dù giở Sách Đỏ kiếm hoài. Không biết có phải là giống Cốc đế/Cồng cộc và Điên điển (đang tìm hiểu thêm vì phải biết tên khoa học mới xác định chính xác). Còn không thì rất mơ hồ, tỉ như: Về loài chim “Bố cốc” có thể là rất quen thuộc với người dân miền bắc Việt Nam, nó gắn bó với làng quê với đồng ruộng và đã đi vào thi ca.

 Trong tập thơ Hồng Đức Quốc âm thi tập các tác gia thời Hồng Đức (1470 - 1497) đã hai lần nhắc đến tên loài chim này: “ Rừng kia bố cốc còn khuya gióng/Làng nọ nông phu đã thức nằm” - (Bài Ngũ canh); “ Bẻo lẻo đầu ghềnh con bố cốc
Lênh đênh mặt nước cái đè he.” -
(Bài Hạ thử).
 Hai soạn giả Phạm Trọng ĐiềmBùi Văn Nguyên phiên âm, chú giải, giới thiệu sách Hồng Đức Quốc âm thi tập , các soạn giả đã chú giải “Bố cốc: Chim tu hú. Còn các sách khác, như Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa thì Bố cốc: chè bẻo, quạ đà dái thay; Đại Nam Quốc ngữ- Bố cốc: Chè bẻo dài đuôi; Dược tính chỉ nam - Bố cốc: tên dân gian là cái chè bẻo. Tính ôn cam, không độc, rất bổ giúp cho an thần định chí. Ăn nhiều làm cho người ta ít ngủ. Vậy thì Bồ cốc là tu hú lại vừa là chẻo bẻo !! làm mình lâm vào thế bí.
                                 
                                         ----------------------------------

Kỹ sư Dương Hiển Hẹ / Cali /USA
Chim Pelican
Tiếng Việt  : Bồ Nông                                                              
Người viết bài nầy chụp chim brown pelican
tại cầu tàu thành phố biển San Clemente
California,USA năm 2006
Tiếng Latin : Pelecãnus
Tiếng Anh cỗ xưa : Pellicane
Tiếng cỗ Hy Lạp : Pelekan. Tên lấy từ chữ pelekus nghĩa là cái riều vì mỏ chim giống cái riều.
Tiếng Tây Ban Nha : Alcatraz
Đậc điểm.
Chim có cái mỏ (bill) dài và dưới mỏ có một cái túi ( pouch) có thể căng phồng ra dùng  chứa cá.Túi nầy có dung tích khoãng 11.4 lit́ tương đương 12 quarts.
Mỗi bửa ăn, chim pelican tiêu thụ một lượng cá cân nặng bằng khoảng 1/3 trong lượng của thân chim.
Chim mẹ nuôi chim con bằng cá tích chứa trong cái tui.Chim mẹ dùng mỏ ép cái túi đó vào ngực thì cá trong t́ui tuông ra cho chim con.
Khi cái t́ui trống rổng thì rất khó thấy vì túi xếp sát dưới mỏ chim.

 Chim pelican tại vùng biển California USA có màu nâu gọi là California brown pelican / Pelecanus occidentalis californicus.
* Loại chim P. occidentalis có rất nhiều tại Nam California,là loại nhỏ nhất so sánh với những loại pelicans khác.
 Brown pelican cũng là loại duy nhất chỉ bắt cá bằng cách phóng từ trên cao xuống biển.
Túi chưá cá của brown pelican có dung tích  9.5 lít (2-1/2 gallons).
Chim cân nặng khoảng 2.75 kg, dài 106cm, hai cánh xoè (wingspan) đo được khoảng 1.83 m.
* Còn loại pelican lớn nhất thường rất hiếm thấy tại vùng biển California có tên là  Dalmatian Pelican (P. crispus) cân nặng 15 kg, dài 183 cm, hai cánh xoè (wingspan) rộng 3 m.

Khi bay săn mồi, chim bay lên cao rồi quay đầu qua một bên với một con mắt nhìn chăm chăm xuống nước cho đến khi nào thấy cá liền phóng xuống rất nhanh bắt được cá ngay.
Người viết bài nầy đã từng đứng trên bải cát biển San Clemente quan sát cách bắt cá. của chim brown pelican.
Thay vì ăn ngay chim tích chứa cá trong túi rồi tiếp tục săn tìm thêm . Khi túi đầy cá, chim bay tìm một chỗ vắng đứng ăn ngon lành hoặc bay tới chỗ chim con nếu có.
 Chim pelican nuôi con bằng máu của nó là chuyện bịa đặt,chuyện ngụ ngôn (fable)
Chim mẹ tích chứa cá săn được trong túi nằm dưới mỏ ( bill ).Khi cho chim con ăn, chim mẹ ep mỏ  vao ngực thì cá tuông ra.Thấy vậy nhằm mục đích để giáo dục, người ta bịa đặt ( fable) chim cắt ngực để máu chảy ra nuôi chim con .
Mỏ chim có một móng màu đỏ, người xưa nói bịa đặt chim dùng cái móng đó để cắt ngực nên có màu đỏ của máu.
Vì vậy từ xa xưa, xã hội phương Tây lấy chim pelican làm biểu tượng cho TỪ THIỆN ( emblem of charity )
* Trong Viện Bảo Tàng có hình vẽ cho thấy  chim mẹ nghiêng đầu xuống tự cắt ngực để máu chảy ra cho chim con đã chết sống lại nhờ máu. (The mother revives its dead young with its own blood.)
* Có một số tài liệu tìm thấy tại British Lbrary kể chuyện chim mẹ pelican giết chim con rồi cắt ngực lấy máu làm chim con sống lại.
* Trong kinh thánh Psalm 102 có câu " I am like a pelican of the wilderness." để nói cho chúng ta biết Đức Chúa Jesus là Đấng Cứu Thế  đã đỗ máu cho loài ngươi (The pelican is used to indicate Christ Saviour shedding his blood)

 
Pelican mổ ngực để lấy máu nuôi con