WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, November 23, 2012

ALZHEIMER DISEASE


Bệnh ALZHEIMER
 Đại cương

Alzheimer là bệnh thoái hóa cả não bộ không hồi phục, gây nên chứng sa sút trí tuệ ở người cao tuổi. Tổn thương tế bào thần kinh ở vỏ não và những cấu trúc xung quanh làm sa sút trí nhớ, giảm phối hợp vận động, giảm cảm giác, nhận cảm sai..., cuối cùng là mất trí nhớ và chức năng tâm thần. Dân gian gọi vẫn cho là sự lú lẫn của người già

Nguyên Nhân

Tuy chưa rõ nhưng theo các nhà nghiên cứu, có một số nguyên nhân thường được nhắc đến:
. Môi sinh (thuốc trừ sâu, môi trường ô nhiễm…).
. Bệnh tự miễn dịch.
. Sử dụng nhôm (được tìm thấy trong não bị lão hoá).
. Rối loạn ở đường dẫn truyền thần kinh liên quan đến trí nhớ.
. Di truyền (khoảng 10%).

Triệu Chứng

Khởi đầu bởi nhiều rối loạn nhẹ, sau đó là trí nhớ giảm dần và không hồi phục được.
Bệnh diễn tiến qua bốn giai đoạn:
Bước đầu là khó khăn trong việc nhận biết được những gì mới, rối loạn về ngôn ngữ, đặc biệt là tìm chữ để nói, khó tập trung tư tưởng, thay đổi nhân cách, có khi trở nên hung hăng, khiêu khích.
Bước thứ hai là không thể nhớ nổi, hay quên rồi dần thành đãng trí, thờ ơ. Bệnh nhân không tự chăm sóc được cho mình kể cả ăn mặc, vệ sinh. Rồi không phân biệt được sáng, chiều, tối, không còn đọc được, không hiểu người khác nói gì, không nhận ra người thân, hoàn toàn mất hết nhận thức. Có thể bị ảo giác, ảo tưởng, dáng đi thay đổi, run rẩy nhưng hiếm khi bị run lúc nghỉ
Giai đoạn nặng hơn, bệnh nhân không thể đi được, không làm được bất cứ việc gì thậm chí không thể nuốt và ăn được. Giai đoạn cuối, bệnh nhân bị hôn mê và chết do rối loạn dinh dưỡng, nhiễm trùng thứ phát, bệnh lý tim mạch…
Thường bệnh diễn tiến khoảng 8 ~ 10 (có khi đến 25 năm).


Những hành vi bất thường
1. Hay đi lang thang, lạc đường - Họ đi để tìm hiểu chung quanh, lục lọi đồ vật phòng này sang phòng khác, hoặc đi vì bực mình, không diễn tả truyền đạt được ý muốn.
2. Hay gây gổ, dễ kích động, lo lắng - Người bệnh gây gổ khi được cho uống thuốc, ăn cơm hay yêu cầu đi tắm. Họ cũng hay nổi cáu, la hét mọi người. Ngược lại, có lúc bệnh nhân tỏ ra rất dễ thương, nghe lời.
3. Có những hoang tưởng, ảo giác như nhận diện nhầm người nhà, bạn bè, hay nghi ngờ, tin rằng mọi người nói về mình hay lấy trộm đồ vật tuỳ thân; nghe âm thanh và nhìn thấy sự vật không có thực. Họ ít ngủ ban đêm, vì sợ bóng tối, cảm thấy đói bụng, mót tiểu tiện, buồn rầu, hay ngủ ngày quá nhiều.
Chăm sóc
1. Về ăn uống - Vì sự an toàn, tránh để bệnh nhân liên can đến việc nấu nướng. Nhắc nhở giờ ăn. Dọn từng món ăn tránh trường hợp họ ngồi bối rối trước mâm cơm không biết lựa món nào. Đôi khi bệnh nhân chỉ thích ăn một món, dễ bị thiếu dinh dưỡng, vậy nên xen kẽ món ăn khác nhau. Quên cách dùng đũa, muỗng có thể thay bằng món ăn cầm tay. Cho ăn nhiều bữa nhỏ trong ngày vì họ không chịu ngồi yên trong bữa ăn.
2. Ngủ nghỉ - Nên khuyến khích bệnh nhân tham dự nhiều sinh hoạt ban ngày, tránh uống nhiều nước buổi chiều để họ khỏi thức dậy đái đêm. Tránh cho uống nhiều thuốc ngủ, giới hạn ngủ ngày.
3. Thuốc men - Cất dược phẩm trong tủ khoá kỹ. Cần trực tiếp giúp người bệnh uống thuốc cho đúng giờ, đúng phân lượng. Với bệnh nhân không chịu uống thuốc, nên nghiền thuốc nhỏ, pha lẫn với chút thức ăn, nước trái cây. Dỗ như dỗ trẻ em.
4. Quần áo - Cần quần áo rộng rãi, thoải mái khi mặc, ít nút, móc rắc rối. Nhiều khi họ chỉ thích mặc một bộ nào đó, nên có sẵn hai bộ y hệt để thay đổi mỗi ngày. Giày không dây cột hay có vải dính, khi họ quên cách cột dây giày.
5. Tắm rửa - Khi tắm, họ hay nghịch giỡn như trẻ thơ, đôi khi vùng vằng không chịu tắm nên cần lựa ý, để họ tự tắm, tôn trọng sự riêng tư. Coi nước nóng lạnh vừa đủ. Dùng ghế tắm, tay vịn, thảm cao su dưới đáy bồn tắm, tránh té ngã.
6. Thay đổi tính tình - Với thời gian, bệnh nặng hơn, trí nhớ hao mòn, khả năng cá nhân giảm, niềm tự tin mất bớt, họ trở nên nghi ngờ, bẳn gắt, bướng bỉnh, khó chịu. Cần nhẹ nhàng thông cảm, vỗ về người bất hạnh với lời nói ngắn, gọn, rõ ràng. Một cái vỗ vai nhẹ, một nụ cười, một ôm hôn để làm họ thấy được thương yêu.
7. Để tránh đi lang thang, lạc lối: Thay ổ khoá cửa mở cần chìa, gắn hệ thống báo động cửa ra vào. Cho bệnh nhân mang vòng có tên, địa chỉ. Nhờ hàng xóm để ý dùm nếu họ đi ra khỏi nhà.

Phòng bệnh Alzheimer


Phúc trình mới nhất của chính phủ cho biết rằng thuốc bổ sung (supplements)  hay thuốc chữa bệnh không giúp gì được cả trong việc ngăn ngừa bệnh Alzheimer, tức là bệnh lú lẫn .

Phòng bệnh là biện pháp chúng ta nên làm sớm. Điều này có nghĩa là chúng ta cần làm những gì để giúp máu bơm lên đầu dễ dàng
, là vì óc của chúng ta không nhận đủ dưỡng khí (oxygen) và đường (blood sugar). 

A.  u cách đơn giản để giữ đầu óc minh mẫn

1- Mỗi ngày đi bộ, ít nhất 10,000 bước
Hoạt động thể lực giúp máu chạy đều lên óc. Phân bón tự nhiên cho não bộ chính là máu đưa lên đầu. Mỗi ngày ráng bước đi khoảng 10,000 buớc, bằng cách này hay cách khác để máu từ tim đi lên đầu. Các nghiên cứu khoa học cho thấy các cụ già trên 65 tuổi chịu khó tập thể dục ít nhất ba lần một tuần tránh được một phần ba rủi ro mắc bệnh Alzheimer . Bạn có thể làm một trong những hoạt động sau đây tùy theo sở thích của mình: đi bộ, làm vườn, hay khiêu vũ. 

2- Ăn nhiều rau và hoa quả như người Hy Lạp
Rau tươi, trái cây tươi là thức ăn chính cho bộ óc. Trong hoa quả và rau có chứa chất “flovonoids” giúp tăng cường sức mạnh cho hệ thống ngăn chặn độc tố. Một nghiên cứu cho thấy những đàn ông đàn bà thích ăn rau quả tươi, uống trà, cà phê, hay rượu nho chứa nhiều chất flovonoids   não bộ hoạt động tốt hơn nảo bộ của những người không dùng rau quả tươi. Ngoài ra, nhiều nghiên cứu khác cho thấy mỗi tuần uống vài lần nước ép từ rau quả sẽ giúp ngừa được 76% bệnh lú lẫn, hay mỗi ngày uống khoảng 900 mg thuốc bổ sung để thay thế rau sẽ giúp tăng cường sự bén nhậy của trí óc, và giúp trẻ thêm được khoảng 3,5 tuổi. 

3- Hay ăn theo thực đơn của dân Điạ Trung Hải
Ăn uống hàng ngày theo thực đơn của người Ý và người Hy Lạp, gồm có rau tươi, hạt đậu (grain), dầu olive, cá, và các loại hạt (nuts) sẽ giúp áp huyết giữ ở mức tốt. 
Ăn theo kiểu dân Điạ Trung Hải sẽ giúp đầu óc minh mẫn sáng suốt tránh được bệnh Alzheimer khoảng 48% .
 
Cương quyết từ bỏ những thói hư tật xấu như hút thuốc lá và nghiện rượu. Thuốc lá chứa độc tố rất hại cho não bộ, vì thế người hút thuốc lá có nhiều rủi ro bị Alzheimer hơn người không hút thuốc đến 80%


4- Không uống rượu mạnh quá độ
Đa số những người nghiện rượu đều vướng vào bệnh Alzheimer. Đàn bà chỉ nên uống rượu tối đa mỗi ngày một ly thôi. Đàn ông đuợc uống tới hai ly. Uống một chút rượu có lợi cho việc gìn giữ tế bào chất xám. Nhưng uống nhiều quá lại gây nguy hại cho đầu óc, 25% người bị bệnh mất trí nhớ dính líu đến nghiện rượu. 

5-Ráng duy trì huyết áp và mức đường -huyết ổn định ở mức thấp
Huyết áp cao có thể làm cho mạch máu trên đầu bị hở hay đứt. Chính vì vậy, các chuyên gia y tế nói rằng huyết áp cao là nguyên nhân của 50% trường hợp gây ra lú lẫn, hư trí nhớ. Chúng ta hãy ráng duy trì huyết áp ở mức thấp – lý tưởng là 115/75 - bằng cách ăn uống lành mạnh, tập thể dục hàng ngày, giữ trọng lượng thân thể thấp, đừng để lên cân, béo mập.
Nên theo dõi mức đường trong máu. Bệnh tiểu đường, hay thậm chí sắp sửa bị tiểu đường cũng là dấu hiệu báo trước có thể bị hở mạch máu đầu, gây ra bệnh lú lẫn. Bệnh tiểu đường dễ làm các mạch máu nhỏ bị hở, và chảy máu trong não. 

6-Tránh đừng để bụng phệ
Vòng bụng lớn ở tuổi trung niên là dấu báo hiệu trước có thể bị mắc bệnh lú lẫn khi về già. Cuộc nghiên cứu theo dõi 6,000 người đưa ra kết quả cho thấy bụng phệ rất hại cho động mạch chính dẫn máu về tim và lên đầu. Vì thế cho nên chúng ta nên cố gắng duy trì vòng bụng dưới 35 inches cho các bà, và dưới 40 inches cho các ông. 

Trái lại  một bộ phận nên gìn giữ cho to lớn đó chính là não bộ 

B.  8 cách ngăn ngừa bệnh Alzheimer  ( Huy Nguyen giới thiệu)

Theo BS Weil, tuy nguyên nhân gây ra bệnh Alzheimer vẫn chưa biết chính xác, yếu tố lớn nhất vẫn là tuổi tác. Sau 65 tuổi, cứ thêm 5 tuổi thì nguy cơ mắc bệnh lại tăng gấp đôi. Sau 85 tuổi thì nguy cơ bị bệnh là 50%.

Nếu bạn muốn giảm thiểu nguy cơ bằng cách thay đổi nếp sống một cách lành mạnh, thì hãy thêm 8 điều sau vào thông lệ hàng ngày của bạn.

1. Thách thức bản thân mình. Ngày càng nhiều bằng chứng về y khoa cho thấy việc kích thích não (suy nghĩ) suốt đời là chìa khóa cho việc nuôi dưỡng và duy trì các tế bào não khỏe mạnh, chặn đứng việc giảm trí nhớ và có thể ngăn chặn được bệnh Alzheimer. Hãy thử làm công việc mình thích thú (có lương hay tình nguyện), theo đuổi các sở thích (như chơi cây cảnh, sưu tầm tem, …), tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, học ngoại ngữ, ca hát, hay cách dùng các phần mềm vi tính (computer software).

2. Dùng 1 liều thấp thuốc aspirin hàng ngày. Một số công trình nghiên cứu phát hiện mối liên hệ giữa việc dùng aspirin (hoặc các loại thuốc kháng viêm non-steroid khác) là sự giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh Alzheimer.

3. Bổ sung Vitamin C và E. Một nghiên cứu ở trường ĐH John Hopkins cho thấy Vitamin C và E dùng chung có thể làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.

4. Hàng ngày nên dùng loại thuốc “bổ” đa sinh tố (multivitamin) chứa hàm lượng thích hợp a-xít phô-líc (acid folic tức là Vitamin B9) cùng các Vitamin B khác (tức là Vitamin B complex) vì chúng làm giảm mức homocysteine, một loại a-xít amin tạo ra do sự phân hủy đạm động vật. Người có homocysteine ở mức cao có nhiều khả năng bị bệnh Alzheimer.

5. Nấu nướng với các loại gia vị có dược tính tốt. Nghệ, gừng, ớt chẳng những thêm hương vị cho món ăn mà còn là những chất kháng viêm thiên nhiên (còn gọi là chống ô-xi hóa: anti-oxidant) .

6. Dùng những thực phẩm giàu chất béo omega-3  trong đó phải kể cá hồi hoang dã vùng Alaska , cá mòi, bột hạt lanh (flaxseed) mới xay, và hạt óc chó (walnut).

7. Đưa vào bữa ăn nhiều trái cây, rau củ trồng theo lối hữu cơ (không dùng phân hóa học / thuốc trừ sâu).

8. Hạn chế dùng các loại dầu thực vật có chứa chất béo đa không bão hòa (như dầu hướng dương, dầu bắp, dầu safflower) mà thay bằng dầu ô-liu ép nguội (không nấu).


 Trần  Thị  Vi / Canada
P.Thí Nghiệm VQGĐC Biên Hòa

Friday, November 9, 2012

SIMPLEST EXAMPLE OF JAVASCRIPT ANIMATION COMPARED WITH ANIMATION BY SVG-SMIL

SO SÁNH CÁCH LÀM DI ĐỘNG HÌNH BẰNG JAVASCRIPT VỚI SVG-SMIL QUA THÍ DỤ ĐƠN GIẢN NHẤT
Hình vẽ được xem như một cái xe. Muốn xe chạy thì phải có tài xế, muốn hình vẽ di động phải có JavaScript function hay SVG-SMIL

Thí dụ viết javaScript code như bảng code nầy để làm di chuyển hình vẽ của một quả banh, chúng ta nhận thấy khá phức tạp và khó nhớ mặc dầu chọn cách viết đơn giản nhất.

Muốn viết được bảng code nầy, chúng ta cần phải học :
Javascript function, DOM (Document Object Model ), i ++ ( increment used in javaScript ) , setTimeout(), clearTimeout() .

Trường hợp chưa biết gì hết về javaScript,DOM nhưng muốn làm di động môt hình vẽ chúng  ta chon phương pháp của SVG-SMIL rất đơn giản và rất dễ nhớ như bảng code thí dụ ớ dưới cùng.
Phần trên là JavaScript code làm di chuyển hình quả banh màu đỏ.
Phần dưới cùng là SVG-SMIL làm di chuyển hình một cụm hoa màu vàng.
Cả hai phần có thể viết chung trong một trang của Notepad và được ngăn cách bởi một tag hr
1- Cắt nghĩa cách viết JavaScript code.
Trước hết phải có một hình ở dạng gif chứa sẵn trong My documents.
Gắn cho hình một identification là id=”banh” , viết src =”tên của hình chứa trong My documents và không quên xác định độ lớn với vị trí của hình .
Tạo ra một variable tồn trử trong memory gọi là var object .
Dùng document.getElementById (“…”) của DOM để đem id của hình là ”banh” chứa vào trong var object như sau.
       
var object = document.getElementById("banh");

  Làm hình di chuyển tức làm thay đổi vị trí .Vị trí gọi là location viết tắt loc  Khi hình bắt đầu xuất hiện trên monitor thì vị trí khởi hành là loc= 0
Trong JavaScript nếu thấy viết loc++ có nghĩa là increment (tăng dần từng đơn vị) Increment viết tắt  i++ gọi operator ,là một trong nhiều loại operator dùng trong JavaScript.
Có thể thay thế loc++ bằng loc=loc+1  vẫn cho kết quả như nhau.

Khi hình quả banh đã được chứa trong var object rồi thì di chuyển object tức là di chuyển quả banh.Với JavaScript, memory chỉ nhận var object chứ không nhận hình quả banh cho nên phải tạo var object để làm chỗ chứa quả banh.
Nếu muốn đặt object bên phía trái thì viết như sau.
                                                               object.style.left = loc;
 Chúng ta có thể đặt vị trí của object phía bên phải hoặc phía trên cao,
                                                        object.style.right = loc;
                                                        object.style.top = loc;

Nếu chọn object.style.left = loc; và muốn quả banh khi nào chạy tới vị trí lớn hơn hay bằng 200 pixels rồi quả banh trở về vị trí lúc khởi hành thì chúng ta phải viết : if (loc >=200) { loc = 0 }
 setTimeout (name of function,delay time in milliseconds).
Viết xong function doMove() nhưng phải được ” called “ thì nó mới hoạt động.Do đó phải dùng một timer function tên là setTimeout() hay setInterval() để “call “nó.


Nếu dùng setInterval(doMove,20) hoặc setInterval(“doMove()”,20) thi sau khi chờ đợi 20 milliseconds, browser mới calls function doMove() , rồi lại phải chờ đợi 20 milliseconds nữa mới calls tiếp và cứ tiếp tục giống như vậy cho đến khi chúng ta muốn STOP .
Khi chọn setInterval(doMove,20) để call function doMove() th̀̀ì hình sẽ di chuyển ngay.
Muốn hình chỉ di chuyển khi nào chúng ta click chữ START thì phải viết thêm một function nưã.
Đó là :
    function preMove(){
    t=setInterval(doMove)}

 clearTimeout (  ), clearInterval( ).
Sau khi được “called”, function doMove() làm hình quả banh di chuyển tới lui cho đến khi nào chúng ta muốn dừng lại.
Muố́n dừng lại phải dùng clearTimeout( ) hoặc clearInterval( ).
Chọn một identification goị là t cho setTimeout () như sau.
                                           t=setTimeout(doMove)
Rồi  viết clearTimeout(t) kẹp trong span tag như đã thấy trong bảng script trên.
Muốn dừng trái banh,chúng ta click vào chữ STOP.

 2- Cắt nghĩa viết animation code theo phương pháp SVG-SMIL
Phương pháp SVG (Scalable Vector Graphics) chỉ giúp chúng ta vẽ hình mà thôi.
Muốn hình chuyển động phải dùng phương pháp SMIL(Synchronized Multimedia Integration Language) animation.
SMIL là ngôn ngữ cách biệt (separate) với SVG nhưng kết hợp (integrated) với SVG.
SVG code vi phải lồng trong XML nên không cần HTML nữa.
Trước khi viết code phải mở đầu bằng những chữ như sau để nêu rõ tên của tiêu chuẫn quốc tế W3 kẹp trong tags mà code phải hòan toàn tuân theo .
                                  svg xmlns="http://www.w3.org/2000/svg "
                                   xmlns:xlink=http://www.w3.org/1999/xlink
Những giòng chữ nầy gọi là delaration statement.
Nếu không ghi rõ encoding thì default sẽ tự động cho UTF-8
Trường hợp không vẽ hình nhưng muốn đem hình có sẳn trong My document vào SVG thì viết :
xlink : href = " tên của hình.gif  " thí dụ xlink : href = " hoadai1.gif  "
SMIL có nhiều cách khác nhau làm hình di động trong đó có phương pháp animateMotion.
Tại sao trong bài nầy chúng ta chọn animateMotion ? Chúng ta chọn phương pháp nầy khi nào muốn hình chuyển động khắp nơi trên màng hình monitor hay chuyển động trên mọi quỷ đạo có hình dạng khác nhau.
Bài kế tiếp : 
HOW TO CREATE A PATH ANIMATION  BY SVG-SMIL


Friday, November 2, 2012

USING SVG TRANSFORMS

XỬ DỤNG SVG TRANSFORMS 
SVG (Scalable Vector Graphics) là ngôn ngữ ( language ) dùng để vẽ hình hai chiều trong Browser bằng cách viết code, chữ và số trong XML đã thành tiêu chuẩn quốc tế W3 từ năm 1999. Do đó nếu Browser nào không hổ trợ SVG thì không thể vẽ gì được.
Với SVG,chúng ta có thể vẽ được 3 loại hình là : Vector Graphics Shapes, Images, Text
SVG có những tiện lợi là dễ thực hành, đơn giản, dễ nhớ và hình vẽ làm di động rất dể dàng với SMIL ( Synchronized Multimedia Integration Language ) nếu cần.
Chúng ta có thể làm hình vẽ SVG thu nhỏ hay phình lớn tuỳ theo kích thước của màn hình monitor nhưng hình không bị nhòa như hình bitmap vẽ bằng html 5 Canvas.
SVG có một đặc điểm rất hay gọi là transform attribute. Dùng đặc điểm nầy chúng ta có thể thay đổi vị trí của tọa độ, thay đổi hình dạ̣ng và thay đổi độ lớn hay độ nhỏ của hình vẽ mà không cần phải vẽ lại hình khác.
Transform attribute của SVG gồm có.
* transform=” translate(x,y)” để chuyển đổi vị trí toạ độ nếu hình vẽ bị che khuất.
  Thí dụ transform=” translate(175, 150)”.Nếu không xác định y thì default sẽ cho 0
* transform=” scale (x,y)” để thay đổi hình vẽ lớn hơn hay nhỏ hơn tùy ý.
  Thí dụ transform="scale(0.5)”.Nếu chỉ chọn một con số cho scale mà thôi thì tòan bộ thành phần của hình sẽ theo scale của con số đó.
* transform=”rotate(angle,cx,cy)” để xoay chuyển hình vẽ theo góc độ và thay đổi tâm (center ) của hình.
   Thí dụ transform=” rotate(45,100,100)”.Nếu không xác định cx và cy thì default sẽ rotate chung  quanh vị trí đã có ( rotates around the origin)
* transform=”skewX(angle)” làm hình nghiên vào trục X.
  Thí dụ transform=”skewX(5)”.Khỏang cách giữa hình và trục là tan của góc ( the distance of skew is the tan of the angle)
* transform=”skewY(angle)” làm hình nghiên vào trục Y
  Thí dụ transform=” skewY(5)"
Thực tập.
 Chúng ta vẽ và tô màu 2 hình chữ nhật và một hình vòng tròn bằng cách viết code SVG như sau. 

Đem xử dụng hết tất cả các SVG transforms nêu ra ở phần trên bằng cách viết lại bảng code như dưới đây thì 3 hình vẽ trên sẽ đổi thành dạng méo xẹo và có độ lớn bằng 1/2 của 3 hình cũ. .