WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Thursday, July 12, 2012

THANH PHỐ TORONTO / CANADA VÀ GIA ĐÌNH TÔI


Ba mươi năm còn đây
Trong cái thế giới thay đổi quá nhanh này ,nếu chúng ta còn gặp lại những người quen từ ba mươi năm thì thật là hy hữu.
Khi tôi dọn về Toronto ngày 1 July 1981,tôi và cháu Thuần được tạm trú với các bạn cùng vượt biên tại số 44 Shaw street ,gần đường College,là khu Little Italy,nhiều người Ý cư ngụ.Sau vài ngày thuê được phòng của nhà trên đường Carling ,cạnh trạm Subway Ossington.Sáu tháng sau anh em của Bình ,gia đình có xe đò chạy Saigon-Miền Tây,có sẳng tiền ,nên ra mua nhà  và kêu anh em bên 22 Carling sang thuê ở 44 đường Shaw cho rộng rải.Thế là tôi dính với khu Little Italy .Cháu Thuần học ở trường tiểu học Ossington cho đến khi mẹ và anh chị của cháu sang Canada 1984.
Khu Little Italy thuộc trung tâm thành phố Toronto.Phương tiện di chuyển nhiều như street car, xe bus .Chợ bán thực phẩm khá nhiều như Knoxhill Farm,mà dân tỵ nạn hay gọi là chợ "đầu bò" ,vì chợ có logo đầu con bò. Chợ Honest Ed ,người mình đặt tên là "chợ ba từng",vì cửa hàng có ba từng lầu ,bán đủ thứ hàng hóa như quần áo,nồi niêu xon chảo ,bánh kẹo ...cả trứng gà với giá rẽ.Khu phố Tàu ,trước là khu chợ Do Thái ,khi người mình sang Canada đông sau 1980,chợ Do Thái thu nhỏ lại .Khu phố Tàu nằm trên các đường Spadina, Dundas ,chỉ cách nhà tôi thuê khoãng 10 phút xe điện.
Vì tiện nghi ,nên dân tỵ nạn chúng tôi thuê nhà quanh khu vực trung tâm Toronto khá đông . Những năm đầu 80,ca sỉ Chế Linh cũng mở môt cửa hàng bán băng nhạc trên đường College gần Ossington .Cạnh đó đả có tiệm hớt tóc Sam & Nick Barber Shop ,mà tôi thường ra cắt tóc.Sam và Nick là người Ý ,là đôi bạn thân .Tiệm hớt tóc Sam& Nick,lúc nào cũng đông khách .Khách đủ hạng tuổi già có ,thanh niên có , cả trẻ em .Các thanh niên thích  hớt với Sam vì Sam hớt theo style mới, Nick thì theo classic nên người lớn tuổi hay chờ Nick.Tiệm lúc nào cũng đông khách chờ,mà ai cũng không tỏ ra nôn nóng .Họ có vẽ quen nhau ,nói chuyện như bắp rang .Có người xem báo ,hay xem tivi . Các cháu nhà tôi cũng nhiều năm đến hớt tóc với Sam.
Hớt lâu trở nên quen , cả Sam lẫn Nick đều trao đổi với tôi về quá khứ trẻ thơ đầy khổ cực ,nhà nghèo ở bên Ý ,cha mẹ cho đi học việc trong tiệm hớt tóc .Khi theo ba mẹ sang Canada ,Sam và Nick mới 15 ,16 tuổi đả phải làm phụ việc trong các tiệm hớt tóc.Mấy năm nghề nghiệp cứng cáp ,họ mới là thợ và được đứng vào ghế riêng để cắt tóc cho khách.
Khi tôi đến hớt tóc ở tiệm Sam & Nick năm 1981, thì hai người mới thực sự làm chủ được vài năm . Dù vậy ,vật giá nói chung còn rẽ so với lợi tức kiếm được. Lúc đó Sam và Nick đều có nhà cửa hẳn hoi ,hai người cũng có cottage trên Wagasa Beach ,bắc Toronto để cuối tuần gia đình nghỉ ngơi  gần gủi thiên nhiên .Cuộc sống khá sung túc.
Gia đình tôi ở trong thành phố mươi năm ,sau dời về hướng bắc .Dù phải mất nữa giờ có lúc 40 phút , tôi vẫn lái xe xuống tiệm của Sam & Nick để hớt tóc ,vì lâu ngày chúng tôi trở thành những người bạn thân.Mỗi lần đến tiệm thì Sam và cả Nick vui mừng hỏi chuyện tôi trong lúc đang hớt tóc cho khách ,làm ai cũng nhìn tôi với con mắt ngạc nhiên ,vì thường thì tôi là người khách Á Châu độc nhất lúc đó.
Năm năm gần đây Sam phải qua giải phẩu bả vai bên phải ,nên phải quyết định nghỉ hưu ,mà Sam cũng ngoài 65 và con cái đều ra riêng cả , nên anh quyết định nghỉ làm việc. Tiệm vẫn còn nguyên hai ghế,nhưng bảng hiệu tiệm thì có khác ,nay chỉ còn tên Nick,mỗi lần tôi gặp Nick thì lại hỏi thăm Sam ,biết anh vẫn khoẽ tôi mừng.
Lần trước đến tiệm ,trong lúc ngồi chờ ,tôi đọc tạp chí có bài viết về các tiệm hớt tóc lâu đời của thành phố Toronto ,có cả trang nói về Sam& Nick Barber Shop ,tôi mới ngỏ ý muốn chụp hình với Nick để kỷ niệm 30 năm chúng tôi quen nhau .Nick rất vui vẽ bằng lòng ngay. Hôm nay ,tôi xuống phố đến tiệm Nick Barber Shop  để nhờ anh hớt tóc . Khi Nick hớt vừa xong cho một thanh niên ,là đến lược tôi ,tôi nhắc Nick về đề nghị của tôi lần trước và Nick vui vẽ ngay và nhờ cậu thanh niên chụp ảnh cho chúng tôi.
Khi rời tiệm hớt tóc của Nick ,lòng tôi dậy lên niềm vui vì hôm nay chúng tôi có hơn nữa giờ ôn lại những kỷ niệm trong ba mươi năm ,khoãng thời gian dài  mà có bao nhiêu đổi thay .Hai chúng tôi là số ít còn đến với nhau .Tôi cám ơn Nick đả cho tôi chụp  tấm ảnh kỷ niệm  này.

                                         
Chúng ta chắc đả hơn một lần quyết định do cảm tính ?
Vấn đề nào ,khó khăn nào cũng có nhiều yếu tố chi phối ,nên lấy lý trí ,suy luận mà quyết định thì cũng chưa hoàn hảo ,tối ưu nhất .Trong đời ,tôi đả lấy ba lần quyết định do cảm tính .Lần đầu tôi bỏ việc làm trong phòng thí nghiệm đất đai (Quarry soil lab/RMK) để về Viện Định Chuẩn. Lần hai là đi vượt biên .Lần ba là khi anh Khánh có việc làm cho chính phủ Quebec ,anh và cháu Khiêm dời về Hull.Tôi thấy trống vắng ,nhân liên lạc được với mấy người bạn vượt biên chung ở Toronto.Nghe các bạn nói qua về đời sống ,công ăn việc làm có chiều thuận lợi .Nhân dịp cháu Thuần đang nghỉ hè,tôi cũng không có gì ràng buộc .Tiếng nói thầm lặng trong tôi thôi thúc tôi  ra đi .Tôi nói chuyện với vợ chồng cô em tôi ,vì gia đình cô giúp tiền cho tôi có điều kiện vượt biên ,và giúp tôi công ăn việc làm cả năm ở Montreal . Hai vợ chồng cô em cũng ngở ngàng khi nghe tôi có ý định dời về Toronto ,nhưng sau khi nghe tôi trình bày cảm nghỉ và ước nguyện của tôi , cô chú ấy mới vui vẽ chấp nhận. Nay nhắc lại chuyện cũ ,trên là trình tự của lý do đột ngột tôi dời về Toronto ngay sau khi anh Khánh về dưới Hull.Quyết định đó đột ngột với chính tôi ,nên trước đó hơn tuần anh Khánh mời ăn buffet trước khi anh giả từ Montreal ,tôi vẫn chưa có ý đi Toronto nên đả không báo cho anh chứ không phải tôi đả kín miệng .Có điều gì mà tôi không nói với anh đâu? ngay những chuyện tôi  chưa thành thật khai báo với bà xả.
Ba mươi mốt năm sống tại thành phố Toronto ,thành phố càng ngày càng phát triển cả mặt tốt lẫn mặt xấu .Toronto nay được đánh giá là thành phố đắt đỏ nhất Canada , được mệnh danh là New York của Canada .Riêng tôi thì tôi vẫn chung thủy với thành phố này . Tôi đả được tiếp đón gia đình anh chị Khánh nhiều lần ,như anh Khánh nói ngày xưa có năm anh chị và các cháu xuống hai lần .Tôi cũng được sống cận kề với chị Quản thanh Thủy, gia đình chị Trần thị Vi. Tôi cũng được tiếp đón Thầy Phí minh Tâm, anh chị Đặng trung Ngôn , anh chị Nguyễn vỏ Tiếp, gia đình anh Nguyễn văn Tĩnh , chị Bùi tường Loan , anh chị Đinh văn Tân. Anh Lộ công mười Lăm,bạn anh Khánh .Đạt ,gọi anh Khánh bằng chú ở California sang Canada cũng ghé chơi nhà.Bao nhiêu năm ,tôi đả quen bao nhiêu bạn hữu ,mà tôi rất trân quý vì ai cũng đả cho tôi những cảm tình , kinh nghiệm đời và cả kinh nghiệm tu tập .Thật là tuyệt vời.

                                                                   
“ Study shows Toronto’s air pollution harms thousands of residents,
Medical Officer of Health calls for action on air quality
Dr. Barbara Yaffe, Toronto’s Acting Medical Officer of Health, today released a study
estimating that five common air pollutants contribute to about 1,700 premature deaths and 6,000
hospital admissions in Toronto each year.
The estimates include chronic health effects associated with fine particles in the air and acute
health affects associated with ozone, nitrogen dioxide, sulphur dioxide and carbon monoxide.
“These premature deaths and hospital admissions are preventable and likely would not have
occurred when they did without the exposure to air pollution,” said Dr. Yaffe.
The report cites studies around the world demonstrating that air pollution causes reduced lung function, asthma attacks, emergency room visits, lung cancer, high blood pressure and reduced life expectancy.
The Toronto data show that compared with 27 cities over a ten-year period, the city’s nitrogen dioxide levels were the fourth highest, exceeded only by Los Angeles, Hong Kong and New York. Increases in nitrogen dioxide levels in Toronto coincided with increased vehicle use and a decline in use of public transit. The study identifies the city’s transportation sector as the most significant source of air pollution.
The study estimates that in Toronto, exposure to fine particles in the air contributes to about
6,000 emergency room visits, 12,000 cases of childhood bronchitis and 72,000 days of asthma symptoms each year.”


Ninh Vũ / Toronto
   July / 2012