WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Monday, August 29, 2011

JAVASCRIPT CODE FOR A BOUNCING BALL

JAVASCRIPT CODE LÀM QUẢ BANH TỰ ĐỘNG DỘI NGƯỢC LẠI

* Phần chữ màu blue qui định tên id, vị trí và chỗ chứa hình quả banh.Nếu thiếu phần nầy quả banh không xuất hiên trên màng hình.

* Phần chữ màu green có 3 variables.

var object để chứa quả banh trong memory,

var loc=50 để chứa và theo dõi vị trí của quả banh trong memory khi quả banh xuất hiện bắt buộc theo ý chúng ta đã viết cách đầu khung 50 pixels,cách thành khung bên trái 300 pixels,

var direction=0 để chứa và theo dõi sự thay đổi chiều di chuyển lên xuống hoặc trái phải.Theo JavaScript,số 0 dùng để chỉ định hướng đi xuống thấp.

Nếu thiếu 3 variables nầy cũng sẽ không có kết quả gì hết.

*Phần chữ màu đỏ là function làm cho quả banh di chuyển.Vì muốn cho dễ hiểu và không dài dòng,nên chúng ta gôm hết những gì cần ra lệnh cho Browser thi hành vào trong một function duy nhứt nầy.Đặt function nầy là function doMove() hay tên khác tuỳ ý.

Trong phần ra lệnh gồm có.

* Nếu 0==direction thi đi xuống.Nếu direction==1 thì đi lên.

* Nếu xuống tới vị trí loc = 340 pixel thì tự động đi lên..Khi lên tới vị trí loc=20 pixel thì tự động đi xuống.

Muốn tốc độ lên xuống nhanh hay chậm thì thay đổi con số loc = ...?

Code làm cho quả banh di động là object.style.top=loc và code ra lệnh Browser cứ sau mỗi 1 millisecond thì kích động hay fire function doMove() một lần.

Lưu ý.Nếu muốn cho qủa banh bouncing từ trai sang phải thì thay chữ top bằng chữ left và viết

direction = -1 thay cho direction =1

Mong quý bạn thực hành thành công tốt đẹp.Đây là bài học rất thích thú.

Sẽ có bài trái banh chuyển động theo hình hơi phức tạp.

Saturday, August 27, 2011

JAVASCRIPT CODE MOVING A BALL WITHOUT USING parseInt( )

PHƯƠNG PHÁP JAVASCRIPT LÀM DI CHUYỂN QUẢ BANH KHÔNG DÙNG parseInt( )

Trong bảng html trên chúng ta không dùng parseInt() để làm quả banh di chuyển như trước đây.

Trong tường hợp nầy cần đặt ra hai variables : variable object để chứa quả banh và variable location để theo dõi vị trí thay đổi của quả banh (keep the track of the ball location) di chuyển.

Khi chúng ta muốn di chuyển từ left sang right thì chữ loc ám chỉ sẽ khởi hành từ left.Khi muốn di chuyển từ top xuống bottom thì chữ loc ám chỉ bắt đầu khởi hành từ top.

Ký hiệu loc+=0.5 nghĩa là location=location+ 0.5 px (Tăng thêm 0.5 pixel cho location value.).Muốn tăng bao nhiêu tuỳ ý.Càng tăng quả banh càng chạy nhanh.Đó là ký hiệu viết theo qui định trong JavaScript.Có thể viết loc=loc+0.5 vẫn có kết quả tốt.

Code object.style.left=loc có nhiệm vụ làm cho quả banh di chuyển và khởi hành từ bên trái ở vị trí qui định là loc.

Mở browser thì hình quả banh và 2 nút START ,STOP hiện ra như hình ở bên trái phía trên cùng.Quả banh ở vị trí 0 pixel đối với thành khung bên trái và 50px đối với thành khung đỉnh đầu.

Khi click nút START , quả banh bắt đầy chạy từ vị trí 0 pixel.Click nút STOP thì quả banh liền nhảy về vị trí đã khởi hành và dừng tại đó vì chúng ta đã ấn định như vậy trong function stop̣(){clearTimeout(t) ; object.style.left=0 }

Muốn cho quả banh chạy từ trên xuống dưới thì chỗ nào có chữ left thay bằng chữ top.

Bài kế tiếp là "Javascript code for a bouncing ball ." rất thích thú vì làm quả banh tự động chạy xuống tới vị trí qui định rồi tự động quay trở về nhanh hay chậm tùy ý rồi lại chạy trở xuống.Cứ tiếp tục như vậy cho đến khi chúng ta muốn stop.

Tuesday, August 23, 2011

THREE MAIN FACTORS OF MANAGEMENT SKILL


Management is the process of getting work done with and through people. Supervisors and managers need good judgment, the ability to make decisions, and win the respect, trust and support of those they supervise.

Good management requires several skills.

First, technical skill is primarily concerned with “things”. It is the specialized knowledge, analytical ability, and familiar use of tools and techniques within that specialty. It requires people to have an understanding of and proficiency in the area where they work. When directing a unit, cell, or department, one should know how the unit, cell, or department works, what processes, procedures or technical requirements are, when and where to get help to solve problems, etc. Most vocational and on-the-job training programs are examples of this technical skill.

Second, team skills are primarily concerned with “working with people”. These skills are demonstrated in the way that people perceive and recognize the perceptions of their superiors, co-workers, and subordinates, and in the way they behave subsequently. It requires people to be aware of their own attitudes, assumptions and beliefs about other people and groups. From that, they are able to see the usefulness and limitations of their feelings and understand what others mean by their words and behavior. They are able to communicate to others and establish an atmosphere in which their employees feel free to express their ideas without fear of censure. They are also able to encourage people to participate in the planning and carrying out of tasks that affect them. In addition, they are sensitive to the needs and motivation of their employees so that they can judge the possible reactions to and outcomes of various courses of action they may undertake.

Third, conceptual skill is primarily concerned with “seeing the enterprise as a whole”. It requires people to recognize how the various functions for the organization depend on one another, and how change in any one part affects the others. From that, they are able to look at the big picture in which their organization functions and operates. They are able to balance the inputs and contributions of each functional area, while focusing on the right priorities. They are able to coordinate and lead various units, cells, departments or divisions into an effective team that benefits the overall welfare of their organization.

The focus on suitable types of skills depends on the level of management. Technical skill has great importance at the low level of management where people accomplish the mechanism of a particular job for which they are responsible. Team skill is essential to effective management at every level. They help people to be an effective group member and to build cooperative efforts within the team. Conceptual skill is needed mostly at the top level of management. These basic skills are so closely interrelated that it is difficult to determine where one ends and another begins.

Generally, skills improve management effectiveness; however, management cannot be the same for every situation. It’s a highly individual art. The way that works well for people in one situation may not produce the desired results in another situation. In addition to skills, management should be learned, experimented with, and experienced.

Experiences on the job are one of the most important elements that help to stimulate and boosts skills. Also, the desire and eagerness to do the job affect the way the people manage work. The more they devote time and energy to their job, the more they have learning experiences and chances to succeed.

In brief, skills, learning, and experiences are three main factors that help people manage and achieve what they want. Desire and willingness to do the job are the catalysts for success

NGUYỄN THẾ THIỆU

Oklahoma / Summer 2011 / USA

Monday, August 22, 2011

JAVASCRIPT USING parseInt( ) FOR A BALL ANIMATION

JAVASCRIP LÀM TRÁI BANH DI CHUYỂN TỰ ĐỘNG

Áp dụng những kiến thức căn bản hướng dẫn trong bàì BASIC JAVASCRIPT MAKING ANIMATION,chúng ta viết bảng javaScript phía trên để làm một quả banh di chuyển tự động và chỉ cần click vào chữ STOP thì quả banh sẽ dừng lại tại chỗ nào tuỳ ý chúng ta.

Trong trường hợp nầy chúng ta muốn quả banh sẽ khởi hành ở vị trí 0 pixel và sẽ lộn trở lại chỗ chúng ta muốn là 100 pixels dầu trái banh đang di chuyển ở vị trí rất xa hay rất gần trên màng hình monitor.

Trước hết quý bạn nếu không biết vẽ trái banh thì dùng Screenshot chụp hình trái banh nầy rồi save trong My documents ở dạng như sau : ball2.gif.

Nếu không save trong My documents thì không có kết quả.

Phần chữ viết màu lá cây phải viết đúng img id=”banh” hoặc viết image id=”banh” thì mới có kết quả.

Dùng chữ khác thí dụ như photo id=”banh”, picture id=”banh” đều không có kết quả.

Cũng phải có src=”ball2.gif” để chỉ chỗ hình quả banh tàng trử trong My documents.Nếu thiếu nó thì chỉ thấy xuất hiện một khung chữ nhật mà thôi, không có hình quả banh nào hết.Nhưng khung chữ nhật nầy vẫn di chuyển in hệt như hình quả banh.

Trong bảng html trên không cần function init() vì có src.

Ngoài cách dùng parseInt() để làm quả banh di chuyển,còn có cách khác .Thí dụ

function doMove(){

loc+=1; object.style.left=loc;} sẽ làm quả banh di chuyển giống như trên.

Xem bài hướng dẫn kế tiếp.



Tuesday, August 16, 2011

BASIC JAVASCRIPT MAKING ANIMATION


JAVASCRIPT CĂN BẢN LÀM CHO HÌNH DI ĐỘNG

Chép bảng html trên vào notepad.Mở Browser sẽ thấy xuất hiện một khung hình bên cạnh.

Click vào chữ START thì khung hình sẽ di chuyển từ trái sang phải.Click vào chữ STOP thì khung hình sẽ trở về vị trí cũ, chỗ đã khởi hành.

Đây là một trò chơi rất thích thú cho nên người viết bài nầy sẽ cắt nghĩa chi tiết từng thành phần của javaScript căn bản nầy.

Khi nắm vững kiến thức căn bản cách viết code của javaScript nầy,chúng ta có thể áp dụng kiến thức đó làm trái banh di chuyển tự động nhanh hay chậm,từ trái sang phải,từ trên xuống dưới.

Trong bảng html trên,chúng ta tạo một khung hình chữ nhật tô màu blue có viền màu đỏ trong đó có viết chữ tuỳ thích.

Lý do tạo khung là để giúp cho những ai không biết cách tự vẽ hình.Chỉ cần viết code theo CSS thì khung hình chữ nhật sẽ tự động xuất hiện dễ dàng.

Trong phần script tags,đối với khung hình tạo bởi CSS muốn được di động tự động cần có tổng cọng 3 functions.

1-Trước tiên là function init(). Init là chử viết tắt của initialization, một thuật ngữ của programming cho biết hình đã được chúng ta cho một value là x và đang ở trong memory (In programming,initialization means to assign a value to a variable and to locate the position of the variable) và id của hình là số 1 và được chứa trong trong variable x.Vị trí của hình nằm bên trái gọi left,cách khung 0 pixel.

function init(){x=document.getElementById(1) ;

x.style.left=’0px’;}

Công thức nầy có nhiệm vụ lấy id có tên là số 1 đặt vào variable x ở vị trí 0 pixel bên trái.

function init() luôn luôn có kèm theo một code rất quan trọng là window.onload =init.

Code nầy sẽ ra lệnh cho function init() hoạt động ngay sau khi trang Web hòan tất loading.Nếu thiếu code nầy sẽ không có kết quả gì hết.

2-Viết function để cho lệnh khung hình di chuyển tự động như sau.

function doMove(){

x.style.left=parseInt(x.style.left)+1+’px’;

t=setTimeout(doMove,20;)}

“x.style.left “ấn định khung hình ở vị trí bên trái.Vế nầy tuy là chữ kết nối (string) không có con số nào hết nhưng có hàm chứa đơn vị đo lường về vị trí nên phải dùng parseInt() để lấy return value of "x.style.left".(Position data contains unit generally pixel.The content is an object not a number.In order to perform a math function we have to extract the number out of the object).

ParseInt() là gì ?

ParseInt() is a built-in core javaScript function and is used to extract an integer from string values.

Cho mỗi lần di chuyển về bên phải là 1 pixel nên viết +1+’px’ ; Nếu muốn di chuyển về bên trái thì viết -1+’px’ ; Có thể viết +2+’px’; +5+’px’;…tuỳ ý

+’px’ là diễn tả đơn vị chứ không phải cộng vào

Nếu muốn di chuyển từ trên xuống dưới thì thay chữ left bằng chữ top.

Sau 20 milliseconds thì call this function again nên viết : t=setTimeout(doMove,20;)

Công thức tổng quát cốt tuỷ làm cho hình di động là

current position=parseInt(img.style.left)

3-Viết function để cho khung hình dừng lại theo ý muốn.Có 2 cách dừng lại là trở về vị trí lúc khởi hành và dừng ngay tại chỗ.Trong bảng html trên chúng ta muốn khung hình dừng lại tại chỗ đã khởi hành nên viết function như sau.

function stop(){

clearTimeout(t);

x.style.left=’0px’;}

Trong function nầy chúng ta lấy clearTimeout(t) để xóa setTimeout chứa trong function doMove().Trong clearTimeout(t) phải chứa chữ t là id của t=setTimeout(doMove,20) thi mới có kết quả.

Muốn khung hình trở về vị trí chỗ đã khởi hành thì viết x.style.left=’0px’.

Còn muốn dừng tại chỗ thì không viết gì hết.

---------------------------------------

Khi đã hiểu rõ nguyên lý căn bản,chúng ta có thể viết javaScript nầy ngắn gọn hơn bảng html trên.Bỏ các tags head và style.

Trong phần body,mở tag rồi viết div id="1”

style= "position:relative;left:0px;width:100px;height:80px;background:blue;border:2px solid red ;” rồi đóng lại với tag /div.Chúng ta sẽ có kết qủa in hệt như cách trên.

Wednesday, August 10, 2011

CREATING YOUR OWN COLORS BOOK FOR PRINTING


TẠO DỰNG SÁCH TỒN TRỬ MÀU RIÊNG CỦA BẠN

Mực in có màu pha trộn theo yêu cầu của khách hàng sau khi in xong cần được tồn trử để có thể sẽ tái xử dụng.

Trên lọ hay thùng nhỏ, thùng lớn chứa mực cần ghi rỏ :

* Tên của những thành phần đã pha trộn trong đó,

* Tên của mực tuỳ ý chúng ta tự đặt ra.Theo kinh nghiệm tổ chức của người viết bài nầy nếu màu nào tiệp với pantone book thì lấy tên của pantone.Thí dụ 286C,485U,Pantone Blue 072C,PANTONE HEXACHROME Green C …

Nếu màu không hòan toàn tiệp với pantone book thì đánh số theo màu gần nhất của pantone và ghi thêm một chữ hay một con số nữa.Thí dụ nếu màu gần nhất với 485U thì đánh số 485UA,hoặc 485UB,hoặc 485UC hoặc 485U1,485U2.Nếu màu có độ opaque cao thì ghi thêm chữ OPQ tiếp theo.Thí dụ 485CA-OPQ.

Còn phải nhớ ghi thêm tên của kệ tồn trử nữa như cách tổ chức dưới đây.Thí dụ 485CA-OPQ/RD nghĩa là mực nầy đang chứa ở kệ ghi dấu RD.Tới kệ RD sẽ có ngay.

Nếu có quá nhiều mực thì các kệ nên đánh số thứ tự 1,2,3....và mỗi kệ phải có nhiều tầng.Mỗi tầng đánh số theo thứ tự A,B,...G.Thí dụ lật colors Book chọn được màu ghi ám số 485C1/OPQ/2D thì chúng ta đến ngay kệ số 2 lấy lọ mực đó ở tầng D.Nếu không thấy nơi đó thì phải hiểu ngay lọ mực đang có người x̉ư dụng.

* Cắt màu đã sấy khô trên vải cotton cở 1.5X1 inch rồi dán dính trong một cuốn sách giấy cứng dày cộm như hình chụp.Dưới mỗi miếng màu gọi là color chip có ghi rõ con số như đã nói trên.

* Cuốn sách màu được chia ra nhiều nhóm : Blue,Red,Pink,Yellow,Orange,Purple,Green,Tan,Grey,Brown….

* Mỗi nhóm màu có riêng một cái kệ có nhiều tầng và đánh số tùy ý.

Thí dụ kệ chứa mực màu Red thì đánh số từ trên cùng xuống tới sát đất như sau .RA,RB, RC,RD,RE,RF,RG

Lưu ý.Tổ chức trên chỉ áp dụng cho mực PLASTISOL BASE như Genesis Base của Wilflex vì mực pha trộn bằng loại base nầy tồn trử rất nhiều năm ( trên 10 năm theo kinh nghiệm làm việc của Henryduong tai Sundance Graphics Inc / California) mà chất lượng vẫn còn tốt nguyên vẹn.

Đối với mực CHINO BASE,PUFF BASE,FAST FUSION BASE cũng nên tổ chức sắp xếp giống như trên.

Riêng mực WATER BASE vì pha trộn rất dễ dàng nên không cần lưu trử màu mẫu.Ngoài ra mực Water Base nếu tồn trử lâu sẽ bị mốc meo.

Còn DISCHARGE BASE chỉ cho kết quả tốt trong 24 giờ sau khi pha trộn mà thôi .Phần mực dư thừa sau khi in xong nếu quá 24 tiếng đồng hồ phải đổ đi.

Xử dụng Colors Book. Thí dụ khách hàng đưa cho chúng ta một design gồm có 6 màu.Chúng ta mang design vào phòng có ánh sáng chuẩn,lật Colors Book rồi so sánh từng màu của design với màu của Colors Book.

Nếu Colors Book có vaì ngàn màu như Sundance Graphics Inc thì sẽ có ngay 6 màu mực đã có sẵn công thức hoặc 6 lọ mực đã có sẵn trên kệ đem dùng ngay.

Colors Book của Sundance Graphics Inc có gần 90% màu tiệp với các designs của khách hàng do Henryduong thực hiện trong nhiều năm.

Monday, August 8, 2011

QUA SONG CỔNG SẮT CŨ MỘT KHUNG TRỜI NHIỀU KỸ NIÊM

Cũng những ngày tháng này mười năm về trước , năm 2001 ,lần đầu tôi về thăm lại thành phố yêu thương mà tôi đả đành đoạn ra đi năm nào. Tôi bồi hồi xúc động gặp lại anh em tôi ra đón tại phi trường Tân Sơn Nhất.

Tình cảm bà con bạn bè còn ở lại vẫn nồng nàng và đầy ắp làm tan đi bao băng khoăn trong lòng tôi khi quyết định về thăm quê hương .

Có và có rất nhiều những nơi tôi muốn thăm lại , nhưng một nơi mà tôi nôn nóng nhất muốn thăm là Phòng thí nghiệm của Viện Quốc Gia Định Chuẩn trong Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa , nên khi xe chúng tôi bao muốn đưa các em các cháu đi ra Vũng Tàu , thì tôi nói với bác tài rẽ vào Khu Kỹ Nghệ Biên Hòa . Con đường không khác mấy ,tôi vẫn còn nhận ra và chỉ cho bác tài lối chạy và chúng tôi đả đậu xe trước cổng của Phòng thí nghiệm.

Vì quên cả ngày giờ ,nên hôm đó là ngày chủ nhật , Phòng thí nghiệm cửa sắt ngoài khóa kín . Tôi đứng tần ngần nhìn vào từ nhà gát gần cổng , con đường chảy thẳng tắp vào Phòng thí nghiệm .Bao nhiêu hình ảnh thân thương năm nào trở về với ký ức của tôi.

Tôi không quên và còn nhớ , và nhớ rất rõ , bao nhiêu căn phòng trong dãy nhà trước mặt . Bao nhiêu những gương mặt thân thương đang độ tuổi đầy nhựa sống , bao nhiêu kiến thức thu hoặch được từ học đường , những nơi tu nghiệp hay những kinh nghiệm từ những trung tâm kỹ thuật khác , họ đang cặm cuội làm việc không ồn ào nhưng với thiện chí đóng góp cho khoa học . cho phát triển kỹ nghệ của quê hương .

Riêng Phòng thì nghiệm công nghiệp nhẹ trang bị khá đầy đủ máy móc hiện đại trong thời gian ấy , KS Dương hiển Hẹ nhiều năm làm việc cho Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu , giàu kinh nghiệm và nghiên cứu biệt phái sang Viện Quốc Gia Định Chuẩn . KS Hẹ phụ trách Phòng thí nghiệm công nghiệp nhẹ chuyên trắc nghiệm các sản phẩm cao su, giấy , vải..,Anh Đặng Khải Nghĩa , một chuyên viên kỳ cựu bên Trung Tâm Kỹ Thuật Quân Nhu cũng được biệt phái sang Viện Quốc Gia Định Chuẩn phụ trách phần cao su , tôi được chỉ định phần trắc nghiệm vải , giấy.

Phòng thí nghiệm chúng tôi đối diện với Phòng hóa .Phòng hóa phụ trách lảnh vực rộng lớn hơn , nên lực lượng nhân sự cũng hùng hậu hơn nhiều .Tôi còn nhớ bên ấy có KS Cảnh , Phó TS Thanh Thủy, KS Hoa Tâm , KS Đinh văn Tân, KS Trần quốc Dũng , KS Thanh KS Quới ,CS Trần thị Vi, CS Bùi Tường Loan, CS Như Thủy, cô Xuân và một số bạn...mà tôi xin lỗi không nhớ tên.. Phòng Điện có KS Đặng trung Ngôn , bên Phòng cơ khí có KS Nguyễn văn Tĩnh , KS Nguyễn võ Tiếp..Quản lý tiếp liệu có anh Trần đình Ánh.Phòng thí Nghiệm có KS Nguyễn hữu Độ là Giám Đóc , và Ks Quỳnh là Phụ tá giám đốc.

Hằng ngày anh Tốt lái chiếc mini van đón nhân viên của Phòng thí nghiệm tại trụ sở Trung ương của Viện tại 31 Hàn Thuyên ,anh đón dọc đường và vài người trong đó có tôi tại trạm chót tại Ngả ba Hàng Xanh để leo cầu Saigon và bong bong xa lộ hướng về phía Biên Hòa , rẽ vào Khu Kỹ nghệ Biên Hòa và đổ vào sân của Phòng thí nghiệm để mọi người bắt đầu một ngày làm việc.

Tôi như người chết tròng , tần ngần ngoài cổng Phòng thí nghiệm ,trong lúc bao hoài niệm đang tuông trào trong tâm thức , thình lình hai ba anh cảnh vệ của Phòng thí nghiệm từ trong xa chạy tuông ra cổng . Tôi như người ăn trộm bị bắt quả tang ! Tôi ấp úng tự giới thiệu là nhân viên cũ của nơi đây và hỏi thăm về KS Cảnh .. Các anh cảnh vệ nói KS Cảnh không còn làm việc nơi đây .

Tôi vội vả cám ơn và không quên xin phép chụp vài tấp hình đứng nơi cổng rồi vôi vàng lên xe hối bác tài xế nổ máy...

Vũ Ninh / Canada

Thursday, August 4, 2011

NHỚ THƯƠNG QUÊ NỘI QUÁ CHỪNG

Hà Kỳ Lam viết về Gò Nổi

“Thực ra Quảng Nam chỉ có con sông chính là dòng Thu Bồn phát nguyên từ núi Ngok Ling thuộc tỉnh Kontum với các phụ lưu là sông Tiên,sông Tranh từ vùng Tiên Phước,và sông Vu Gia từ vùng Đại Lộc nhập vào……..

Nói đến làng mạc bên hữu ngạn sông Thu Bồn không thể bỏ qua chi tiết vùng Gò Nổi……..dòng sông phân thuỷ tách ra hai hướng khi bắt đầu đến làng Vân Ly;một nhánh rẻ phải chảy về hướng nam gọi là sông Trước và nhánh rẻ trái chảy về hướng bắc goị là sông Sau….Hai nhánh sông chảy vòng ôm một cù lao với chiều dài khỏang 10 cây số,chiều rộng khỏang 5-6 cây số,rồi lại hợp lưu để tiếp tục hành trình của dòng Thu Bồn ra biển Đông.Cù lao ấy gọi là Gò Nổi…..

Vùng Gò Nổi gồm các làng kể từ hướng trên nguồn xuống : Vân Ly xóm nam,Tư Phú tây,Tư Phú đông,La Kham,Thạnh Mỹ,Bảo An,Xuân Đài,Kỳ Lam xóm nam,Bến Đền tây,Bến Đền đông,,Bàn Lãnh,Dinh Trận,Trừng Giang,Đông Bàn,Cẩm Lậu,Phú Bông,Hà Mật,Thi Lai.Điều đáng nói nhất về Gò Nổi là trong số nhân tài của tòan xứ Quảng thì nơi đây sản sinh phần lớn….”

Nguyễn Văn Xuân viết về Gò Nổi.

Lại ngược sông nữa,bạn sẽ gặp một vùng gọi là Gò Nổi.Đây là vùng trù phú nổi tiếng về ngành dệt các mặt hàng vải,tơ lụa.Cũng vì có tơ lụa nên có những ruộng dâu xanh ngát.Các cô gái làm nghề tằm tang quen ở trong bóng mát nên có tiếng xinh đẹp nhất…….cũng vì có dâu xanh lúa tốt nên Gò Nổi sản xuất biết bao nhiêu danh nhân lừng lẫy trong học vấn,trong chính trị ,cách mạng-Từ Hòang Diệu tới Phạm Phú Thứ,từ Trần Cao Vân đến Phan Thành Tài..Riêng một họ Phan,về lớp sau cũng sản sinh những Phan Khôi,Phan Thanh…thú vị hơn nữa những cô gái Bảo An xinh đẹp một thời.”

GÒ NỔI ĐỔI TÊN PHÙ KỲ NĂM 1953

TRUNG NHÂN VIẾT.

“ Sông Thu Bồn, từ nguồn đổ về đến làng Giao Thủy, rẽ ra làm hai nhánh, một dòng về Kỳ Lam, một dòng về Kiểm Lâm, La Tháp (quê hương Bùi Giáng), tạo ra một vùng gò nổi hình cái thoi, bắt đầu từ làng La Kham đến chót dải đất là làng Hà Mật. Từ đó hai dòng sông nhập chung lại, chảy về cửa Đợi, qua thành phố Hội An, tỉnh lỵ Quảng Nam.

Vùng đất hình thoi này xưa kia dân chúng gọi là Gò Nổi, thuộc quận Điện Bàn. Đến năm 1953, tòa hành chánh tỉnh Quảng Nam lập ra khu hành chánh, ông Phan Vỹ là khu trưởng, đặt tên vùng gò nổi này là khu Phù Kỳ, và địa danh ấy vẫn giữ nguyên đến bây giờ.

Dân số Phù Kỳ khoảng chừng hai chục ngàn, sản sinh ra nhiều nhà cách mạng, văn hóa và khoa bảng.

Từ làng La Kham, một con đường đất rộng xuyên qua các làng Bảo An, Xuân Đài, Đông Bàn, Bàn Lãnh, Cẩm Lậu, Phú Bông, Thi Lai, An Trường và Hà Mật, dân chúng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Một số ít trồng mía làm đường ở Bảo An. Thuở ấy, Phù Kỳ còn sản xuất một loại tơ may âu phục nổi tiếng trong nước là hàng tít-so bằng tơ tằm sợi lớn, càng cũ càng sáng nước ra, thanh niên Tây học ai cũng yêu thích. Khoảng thập niên 30, dân Nam Kỳ lục tỉnh ăn mặc đơn giản, đa số dùng lãnh đen hay lãnh Mỹ a, nhuộm mặc nưa. Loại lãnh này dệt bằng tơ tằm ở hai quận Duy Xuyên và Điện Bàn mà khu Phù Kỳ là đông dân làm nghề dệt hơn cả. Tuy là nơi sản xuất, nhưng loại hàng này dệt ra không dùng ngay được mà phải đưa vào Hốc Môn, Tân Châu nhuộm, xong mới tung ra thị trường tiêu thụ là lục tỉnh Nam Kỳ, sau đó là Nam Vang, Cao Miên. Nhờ vào nguồn tiêu thụ rộng lớn đó, dân Phù Kỳ làm ăn phát đạt, giàu có và ngành dệt phồn thịnh nhất Quảng Nam. Năm 1940, đã có nhiều nhà cất theo kiểu Tây, ở Thi Lai, ông Võ Dẫn sầm xe Traction 11.

Nguyên do khiến tiểu công nghệ dệt phát triển là một sự việc khá lý thú. Trước kia dân chúng dệt lụa bằng tay, chân đạp, tay phóng thoi; ba hay bốn ngày mới được một cây lụa hai mươi thước. Đến khoảng năm 1927, một người Pháp muốn kinh doanh ngành dệt, mua một máy dệt bằng sắt, chở đến Hội An, nhưng vì nhiều lý do phức tạp đã không dùng được. Tình cờ ông Võ Dẫn (tức Cửu Diễn) xuống Hội An chơi, thấy cái khung dệt này. Tuy xuất thân chỉ là thợ dệt, học hành chẳng bao nhiêu, nhưng ông rất thông minh, chỉ nhìn qua khung dệt một lần, về nhà ông lấy gỗ mít đóng một khung cửi hoạt động tương tự như cái khung cửi sắt đó. Ông phối hợp cả gốc tre (làm tay đánh cái thoi), quai guốc da bò, niềng thép. Thay vì máy sắt chạy bằng điện, ông chế ra đạp bằng chân. Dệt tay mất ba, bốn ngày mới được một cây lụa, dệt đạp bằng chân chỉ tốn có một ngày. Làm thành công, sợ người bắt chước, ông lấy thùng thiếc đựng dầu hôi, cắt từng tấm đóng kín khung dệt, chỉ chừa những bộ phận không thể che dậy được. Thế mà có ông thợ mộc Nguyễn Thống, chuyên đóng khung dệt bán cho bà con, đến xem, và chỉ kê tai nghe tiếng máy chạy đều, vài tháng sau ông đã sản xuất ra hàng loạt khung dệt để bán. Từ đó tiểu công nghệ dệt phát triển nhanh chóng, đến nỗi tơ tằm địa phương sản xuất không đủ cung cấp cho khung dệt, phải ra Bắc vào Nam mua thêm tơ sợi.

Thời gian các ông Võ Dẫn và Nguyễn Thống sáng chế ra cái trục quì để dệt hàng cẩm tự (ô vuông âm dương) và hàng có bông nổi, Phù Kỳ rất trù phú, tuy vùng quê nhưng nhà ngói nhiều hơn nhà tranh; Đà Nẵng, Hội An tuy thành thị cũng không bằng được!

Đến năm 1945, chiến tranh bùng nổ, nhà cháy, dân chúng phải tản cư, khung cửi tan tành. Một số chạy vào Sài Gòn, ngụ cư tại vùng Ngã Tư Bảy Hiền, dựng lại nghề dệt. Lúc bay giờ Ngã Tư Bảy Hiền còn là một vũng sình, lần hồi dân Phù Kỳ tập họp lại khá đông. Có thể nói, Ngã Tư Bảy Hiền là khu Phù Kỳ thứ hai vậy……………..

Rời Đông Bàn, Bàn Lãnh, Cẩm Lậu, chúng ta sẽ đến chợ Thu Bông. Nơi đây có một đồn binh Pháp lớn, kiểm soát trọn khu Phù Kỳ. Về chiến thuật, cái đồn này nằm chơ vơ giữa đồng. Về tiếp tế, cả hai bên đồn đều bị con sông Thu Bồn ngăn cách. Từ Vĩnh Điện vào Phú Bông phải qua phà Hoa Trà; từ Phú Bông qua đồn Trà Kiệu phải qua sông và một khoảng đường dài ………………………………………….

Phú Bông có một món ăn độc đáo mà bất cứ ai là dân Phù Kỳ đều ưa thích, đó là món ram bà Thiều. Ram là món ăn chơi đặc biệt của xứ Quảng, tương tự như món chả giò, chỉ khác là nhân làm bằng một con tôm, một lát thị ba chỉ, một củ hành lá, cuốn tròn đem rán mỡ. Khi ăn, trải miếng bánh tráng mỏng, thêm một miếng bánh tráng nướng, và rau thơm, đặt cuốn ram lên, hai tay nhẹ nhàng cuốn tròn lại, túm đầu túm đuôi cho cuốn bánh trong long bàn tay và bóp mạnh. Miếng bánh tráng nướng rệu kêu giòn, nhiên hậu mới chấm nước mắt ớt đưa vào miệng. Cái bánh tráng loại này mỏng vừa phải, nhúng nước vẫn bền nên dù bóp mạnh mà không rách. Cái món ăn cầu kỳ quê mùa này, nhắc để mấy lão già xa xứ còn sót lại tưởng niệm mà thôi, con cháu của mình, dù là gốc Phù Kỳ, mấy đứa còn nhớ !....”

Hai miền thương

Quê hương tôi bên ni đèo Ải

Nhấp nhô bóng thuyền cửa Đại

Già nua nếp phố Hội An

Ngũ Hành Sơn năm cụm ngắm sông Hàn

Chùa Non Nước trầm tư hương khói quyện

Đêm Đà Nẵng vọng buồn cơn sóng biển

Bún chợ Chùa, thương nước mắm Nam Ô

Tôi muốn về Trung Phước giữa mùa ngô

Thăm quê ngoại Đại Bình cam đỏ ối

Sáng Duy Xuyên, tơ vàng giăng nghẽn lối

Chiều Điện Bàn, xe đạp nước thay mưa

Sông Thu chẳng thiếu đò đưa

Ngọt khoai Tiên Đõa, mát dừa Kiến Tân

Quế Sơn núi liếp mấy vần

Thương bòn bon Đại Lộc, nhớ rượu cần Trà My

Trăm người đi, vạn người đi

Đưa chân tám hướng còn ghi vết đời

Thủy triều sông Cửu đầy vơi

Nước tìm biển cả, tình người tìm nhau

Hai miền thương, một nhịp cầu

Ga xưa còn nhớ con tàu viễn phương

1964

Tường Linh



Thành Thái Thứ 10-Năm Mậu Tuất

(Chép lại từ gia phả / 2005)

BÀI CA NGŨ̃̃ PHỤNG TỀ PHI

Nhân tài lỗi lạc Quáng Nam

Văn danh minh phụng vẽ vang tỉnh nhà

Niên canh Mậu Tuất lịch ta

Năm ông ứng thí quê nhà Quãng Nam

Ngô Chuân,Phạm Liệu,Phan Quang

Cùng ông Phạm Tuấn một làng văn chương

Kế liền Hiễn Tiến họ Dương

Người đều ca tụng sắc hương ai bì

Ca rằng Ngũ Phụng Tề Phi

Năm ông cùng đỗ khoa thi một lần.

GÒ NỔI

Nội tôi Cẫm Lậu Địên Bàn

Gò Nổi mía, lúa Thu Bồn bọc quanh

Văn tài có một nổi danh

Cụ Dương Hiễn Tiến một trong năm người

Niên hiệu Thành Thái thứ mười

Cùng đậu Tiến Sĩ bảng vàng tề phi.

heduong / August / 2011