WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Tuesday, May 28, 2019

TRI ÂN CỤ BÀ HỘI CẨN


TRI ÂN CỤ BÀ HỘI CẨN GIÚP ĐỞ THẾ HỆ HẬU SANH HIẾU HỌC.


QUÊ QUÁN CỦA CỤ BÀ
Cuối huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định trong thời Pháp thuộc có một ngôi làng tên là Hội Khê Ngoạicách thành phố Nam Định khỏang 35 Km.Nhà cửa tại đây được xây cất theo kiểu mới trên nền cao có nhiều phòng và nhiều cửa sổ.Làng có một con sông nhỏ bọc quanh nên phải dựng một cầu tre để nôi qua chợ Trung Thành huyện Hải Hậu.
Hiện nay làng Hội Khê Ngoại được đổi thành thôn Hội Khê Ngoại thuộc xã Hải Nam huyện Hải Hậu.

Những di tích lịch sữ tại Hội Khê.
·       Thời  Việt Minh chống Pháp có câu thơ :
Năm ba mươi mốt còn vang
Trên cây gạo cổ đền làng Hội Khê

·       Cư dân tại Hội Khê và huyện Hải Hưng ngaỳ nay vẫn còn nhớ một con đê có tên là đê Hồng Đứcxây đắp từ thời vua Lê Thánh Tông để ngăn chận nước mặn tràn vào xóm làng và để mở rộng thêm đất trồng trọt.
 Theo tài liệu đê Hồng Đức dài khõang 50 Km khởi đầu từ cữa Đại An qua Nghĩa Hưng rồi dừng lại tại Hội Khê.
Cửa Đại An ngày nay đã biến mất vì bị thiên nhiên bồi đắp và nằm  cách xa biển cả.
Ngày xa xưa (571,978,1074,1407) cửa Đại An còn có tên Đại Nha, Đại Ác.

·     Trong tập “Nhứng Kỹ Niệm Về Trường Trung Học Nguyễn Khuyến Trà Bắc 1947-1949. Nhà Xuất Bản Thanh Niên, Trang 49. Ông Phan Hữu Nại (SN 1933 nghề giáo viên)một cựu học sinh trường trung học Nguyễn Khuyến Trà Bắc cho biết niên khoá 1948-1949 trường Nguyễn Khuyến mở thêm chi nhánh đầu tiên tại làng Hội Khê Ngọai để dạy lớp Đệ Tam và đã viết trong bài “Trường Xưa, Bạn Cũ” như sau :
     
    “Làng Hội Khê ở cuối huyện Xuân Trường giáp Hải Hậu, Giao Thuỷ. Đây là một làng quê trù phú văn minh với những khu nhà xây kiểu mới nền cao nhiều phòng nhiều cửa sổ.Không khi chiến tranh chưa lan tới đây. Một con sông nhỏ bao quanh làng,một chiếc cầu tre chênh vênh bắc qua sông sang chợ Trung Thành Hải Hậu. Chợ họp vào buổi sáng có hàng phở tái lăn vừa ngon vừa rẻ. Khung cảnh yên tĩnh hiền hoà thích hợp cho viếc mở trường. CácThầy đều ở Trà Bắc cuốc bộ xuống dáy,tuy xa nhưng không một tiết học nào bị bỏ trống dù trời nắng hay mưa.
Lớp Đệ Tam tập họp được hơn ba chục học sinh,không một bóng hồng.....
Một số bạn ở các huyện lân cận hoặc các anh lớn tuổi đã nghĩ học vi nhiều lý do nay thấy trường về gần nên xin học tiếp.Thời bấy giờ thủ tục nhập học đơn giản không hạn chế độ tuổi  nhằm khuyến khích học sinh tới trường để thu hút bồi dưỡng nhân tài; đâu có nhiều phiền toái phức tạp như bây giờ.
Lớp học đặt tại nhà Cụ Cả BẬT.Năm chúng tôi được gia đình cho ở nhở môt gian ngay bên cạnh nhưng khi ăn lại kéo sang nhà Bà Hội CẨN.Một khu nhà xây quanh quần lấy nhau, vuông vức chữ điền.Cô con gái lớn từng học Trường Thánh Tâm (Sacre Coeur) ờ phố Hàng Sũ Nam Đinh nay là phố Phan Đình Phùng, ông cả đỗ bằng Tiểu Học khi nói chuyện thích pha lẫn đôi câu tiếng Pháp.Bữa ăm tạm đủ,cơm no,thức ăn không nhiều, tôm cá thịt trứng thay đổi.Gần Quất Lâm được hưởng những làn gió biển mát rượi, anh em càng chóng đói bữa nào mâm cơm cũng sạch trơn...Rât may,cuối năm học cả năm người đều lên lớp,có anh còn được phần thưởng....."

DI CƯ VÀO NAM .
 Người viết bài nầy có một thỡi gian là sinh viên xa nhà đi học ở Saigon, đã ở trọ trên lầu nhà số 277 đường Nguyễn Hùynh Đức Phú Nhuận của gia đình cụ bà HỘI CẨN cùng với ba người bạn nữa tổng cộng bốn sinh viên ( Đoàn Ngọc Đông,Dương Hiển Hẹ,Nguyễn Hòa,Nguyễn Minh ) học cùng trường đại học nên biết rỏ gia đình của cụ bà gồm toàn những người làm nghề dạy học rất gương mẫu.
Trước hiệp định Genève 1954 ,gia đình cụ bà quả phụ HỘI CẨN gồm có:
Trưởng nam Lê Ngọc Cáp nghề thầy giáo dạy học,
Trưởng nữ Lê Thanh Nhã nghề cô giáo dạy học,
Thứ nữ Lê Ngọc Bích nghề y tá .
Thứ nam Lê Ngọc Linh học sinh trung học.
Thứ nam út Lê Đức Cửu học sinh trung học.

Cụ CẢ BẬT là anh ruột của hôn phu cụ bà HỘI CẨN.
Cụ bà HỘI CẨN có tên thật là Nguyễn Thị Nhạn,có hôn phu là cụ Lê Ngọc Cẩn bị mất tích trong thời kỳ Việt Minh chống Pháp tại tỉnh Nam Định trước năm 1954.

Trong thời gian bốn sinh viên vào ở trọ cho tới ngày tốt nghiệp kỹ sư, gia đình của cụ bà HỘI CẨN không hề lấy tiền thuê phòng trên lầu mà còn giúp thêm tiện nghi để cho tâm não chăm chú học tập, không lo âu.

Gia đình của cụ bà HỘI CẨN có một tinh thần rất cao quý hiếm có, thường hay cứu trợ người nghèo và tích cực nâng đở học sinh, sinh viên xa nhà học cho thành tài để góp công xây dựng đất nước.

CỤM HOA THƯƠNG NHỚ

Chứng minh.
Mua hè năm 1964 bốn sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ sư đã từ giã gia đình Cụ Bà HỘI CẨN và được phân công việc như sau.
Đoàn Ngọc Đông làm Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp Quảng Nam, Đà Nẵng.
Nguyến Hòa  làm Trưởng Ty Thuỷ Lâm Quảng Nam, Đà Nẵng.
Nguyễn Minh  làm Giám Đốc Nha Tổ Chức Nông Dân Gia Định.

Dương Hiển Hẹ được lệnh gọi  nhập ngủ khóa 19 SQTB/Thủ Đức.Sau khi mãn khóa ngành chuyên môn Quân Nhu được đề cử  làm Trưởng Phòng Thí Nghiệm  Vải Sợi Quân Nhu QLVNCH tại Saigon.Đầu năm 1975 được biệt phái làm Trưởng Phòng Thí Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ tại Viện Quốc Gia Định Chuẩn VNCH và sau khi đi cải tạo về được tiếp tục làm lại công việc cũ trực thuộc Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Nhà Nước. Đến cuối năm 1981, Viện Định Chuẩn đổi tên mới là Trung Tâm III trực thuộc Cục Định Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Nhà Nước.  Kỹ sư Dương Hiển Hẹ được Gíam Đốc Nguyễn Hữu Thiện và Cục Phó Văn Tình cử làm Trưởng Labor 4 Kiểm Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ / Trung Tâm III.


Giữa năm 1982 kỹ sư Dương Hiển Hẹ xin nghĩ việc vì hòan cảnh gia đình, truyền nghề Materials Testing cho kỹ sư Nguyễn Thị Vân, rồi năm 1984 được chấp thuận rời VN đi định cư tại USA.)

Quả thật Gia đình Cụ Bà HỘI CẨN đã gián tiếp góp công xây dựng đất nước bằng cách giúp đở học sinh tại Hội Khê và sinh viên tại Saigon học thành tài.

BỐN KỸ SƯ ĐÃ TỪNG TRỌ HỌC TẠI NHÀ CỤ BÀ HỘI CẨN TẠI SAIGON

Hình chụp tại Bolsa/USA/2012

 
THÀNH KÍNH NHỚ ƠN CỤ BÀ HỘI CẪN NGÀY CÚNG GIỔ 28 THÁNG TƯ ÂM LỊCH MỖI NĂM.

KS Dương Hiển Hẹ
Aka Henry H Dương/Ca/USA
May/28/2019


Thursday, May 23, 2019

LỊCH SỬ QUỐC KỲ VIỆT NAM TỪ NĂM 1770


         Tiêu Chuẩn số 1 của Quốc Kỳ VNCH
          Ban hành ngày 9 tháng 4 năm 1969




GHI CHÚ
 1- Quốc kỳ 1863-1885 gọi là Long Tinh Kỳ lấy tên Lạc Long Quân và Bà Âu Cơ.
Cờ nầy đầu tiên chỉ dùng cho vua Gia Long từ năm 1802. Nhưng năm 1863, cụ Phan Thanh Giản nhận lệnh của vua Tự Đức đi viêng thăm nước Pháp nên phải mang theo cờ Long Tinh để dự lễ chào quốc kỳ của nước Pháp.Đó là lý do lấy cờ Long Tinh làm quốc kỳ cho nước Việt Nam từ năm 1863.


1   2- Quốc kỳ 1885-1890 gọi là cờ Đại Nam.
Năm 1885 ,vua Hàm Nghi mang cờ Long Tinh đi trốn tại vùng núi Quảng Trị để chống Pháp.
 Thực dân Pháp không muốn vua Đồng Khánh dùng cờ Long Tinh làm quốc kỳ nên triều đình Huế phải chuyển đổi cờ Long Tinh thành cờ Đại Nam. Trên lá cờ có viết hai chữ nho nghĩa là Đại Nam.

     3- Quốc kỳ 1890-1920 .
Vào tháng tám năm 1883  quân đội Pháp chiếm cửa biển Thuận An và buộc triều đình Huế ký hiếp ước hoà bình phải chấp nhận Nam kỳ là thuộc địa của Pháp (Colony of France) còn Trung Kỳ và Bắc Kỳ là vùng đất đặt dưới quyền bảo hộ của Pháp ( French protectorates ).

Vì muốn đòan kết dân tộc của ba miền Trung Nam Bắc và nghe lời cố vấn của hai vị quan triều đình là Ngô Đình Khả và Nguyễn Hửu Bài, năm 1890 vua Thành Thái ban sắc lệnh vẽ cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ cho Việt Nam.

4-Quốc kỳ 1920-1945.
Năm 1920 vua Khải Định nghe lời của chính quyền Pháp thuộc địa ban sắc lệnh đổi cờ vàng ba sọc đỏ thành cờ vàng có một sọc đỏ rất lớn ở chính giữa để đại diện cho hai miền Trung Kỳ và Bắc Kỳ.Còn Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp .
Cờ nầy được xử dụng trong suốt triều vua Khải Định cho đên triểu vua Bảo Đại tại triều đình Huế dưới quyền bảo hộ của Pháp (Protectorate of France).


5-Cờ Nam Kỳ Quốc 1923-1945.
Năm 1923 miên nam Việt Nam chính thức thành thuộc địa của Pháp, được đặt tên là Nam Kỳ Quốc có chính phủ và quân đội nên có cờ riêng khác với cờ của triều đình Huế.Cờ nầy tồn tại tới ngày 10 tháng ba năm 1945 vì quân đội Nhật lật đổ chính quyền của Pháp tại Đông Dương.


6-Cờ Quẻ Ly trong thời quân đội Nhật chiếm Việt Nam tồn tại từ 11-3-1945 tới 05 - 9 -1945.
Cờ nầy do Thủ Tướng Trần Trọng Kim ban hành treo kèm với cờ của triều đình Huế trong thời gian quân đội Nhật chiếm đóng Việt Nam.
7-Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ xuất hiện lại từ ngày 02-6-1948.
Sau khi Việt Minh rút vaò chiến khu, chính quyền thuộc đia Pháp kiểm soát toàn bộ nước Việt Nam.Vua Bảo Đại đề cử tướng Nguyễn Văn Xuân làm thủ tướng và xin Pháp cho Việt Nam được độc lập và thống nhất ba miền .
 Ngày 02-6-1948 nội các của Nguyễn Văn Xuân giới thiệu với Pháp cờ Vàng Ba Sọc Đỏ lả quốc kỳ của Viêt Nam với bài quốc ca kèm theo.
Người phụ trách vẽ cờ Vàng Ba Soc Đỏ là họa sĩ Lê Văn Đệ đã vẽ lại lá cờ đã có sẵn từ năm 1890 vì yêu thích lá cờ nầy đã trải qua hai đời vua có tinh thần yêu nước là vua Thành Thái và vua Duy Tân.


Bỏ nước ra đi tìm đất mới.Nhưng tình yêu Quê chẳng tới lúc nào quên




Saturday, May 18, 2019

THẮNG RỒI THUA KHI TRANH CẢI VỚI NHAU


THẮNG RỒI THUA KHI TRANH CẢI
Hồi còn học đại học, ngày nào cũng ăn chung với bạn bè. Tôi nhớ có 3 đề tài nên tránh tranh cải trong bửa ăn. Bây giờ 80 tuổi, tôi chỉ còn nhớ có 2 thôi: tôn giáo và chính trị.
Ai đó có nói, không nhất thiết tôi đồng ý 100%, tranh cãi với bất kỳ ai, bạn cũng sẽ bị thua lỗ!
·       Tranh cãi với khách hàng?  Bạn thắng rồi, mất khách.
·       Tranh cãi với đồng nghiệp?  Bạn thắng rồi, mất tình đồng đội.
·       Tranh cãi với người nhà? Bạn thắng rồi, mất tình thân.
·       Tranh cãi với bạn hữu?  Bạn thắng rồi, mất bạn hữu.
·       Tranh cãi với vợ/chồng?  Bạn thắng rồi, mất tình cảm.
Tranh cãi với bất kỳ ai. Bạn thắng rồi thì sao??? Thắng có nghĩa là bạn THUA???
Nếu muốn tranh cải, hãy tranh cãi với chính bản thân. Nếu tự thắng được, bản thân sẽ trở thành người: Khiêm Tốn, Bao Dung, Độ Lượng, Từ Bi, … thì lúc đó bạn mới thật sự THẮNG”.



Khổng tử dậy học trò : 3 x 8 = 23

Nhan Uyên ham học hỏi, tính tình tốt bụng, là một đệ tử đắc ý của Khổng Tử. Một ngày nọ, trên đường đi làm việc, Nhan Uyên thấy một đám đông ồn ào trước cửa tiệm vải. Anh bước đến hỏi mới biết là đang có tranh chấp giữa người mua và người bán vải.
Chỉ nghe người mua hét lớn: “Ba nhân tám là 23, sao ông cứ đòi ta 24 đồng?” Nhan Uyên đến trước mặt người mua, lễ phép nói: “Vị đại ca này, ba nhân tám là 24, sao có thể là 23 được? Anh tính sai rồi, không nên cãi lộn ầm ĩ nữa”.
Người mua không phục, chỉ thẳng mặt Nhan Uyên nói:“Ai cần ngươi phân xử hay sao? Ngươi biết tính toán sao? Muốn phân xử chỉ có cách tìm Khổng phu tử, đúng hay sai hãy để ông ấy định đoạt! Đi, ta hãy tìm ông ấy để phân xử!”
Nhan Uyên đáp: “Được. Nếu Khổng phu tử nói anh sai, vậy xử lý sao?”
Người mua nói: “Nếu ta sai, hãy lấy đầu ta. Nhà ngươi sai thì sao?”
Nhan Uyên trả lời: “Nếu tôi sai, tôi sẽ từ quan”. Hai người đánh cuộc với nhau như thế, cũng đã tìm gặp được Khổng Tử.

Khổng Tử và Nhan Uyên 
Khổng Tử hỏi rõ tình huống, rồi quay sang Nhan Uyên cười nói: “Ba nhân tám là 23 đó! Nhan Uyên, con thua rồi, lấy mũ quan xuống đem cho người ta đi!”
Nhan Uyên trước giờ chưa bao giờ cãi lại sư phụ. Nghe Khổng Tử nói mình sai, anh đành tháo mũ xuống giao cho người mua kia nhưng trong lòng không phục. Người mua nhận mũ, đắc ý rời đi.
Nhan Uyên cho rằng Khổng Tử già rồi đâm ra hồ đồ, liền không muốn ở lại học tập Khổng Tử nữa. Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay lại lấy cớ nhà có việc muốn xin nghỉ học… Khổng Tử rất rõ tâm tư Nhan Uyên, nhưng không nói gì, chỉ gật đầu đồng ý.
Trước khi đi, Nhan Uyên quay lại cáo biệt Khổng Tử. Khổng Tử muốn Nhan Uyên trở về nhà bình an, cũng dặn dò hai câu:
      “Ngàn năm cổ thụ không náu thân, sát nhân không rõ chớ động thủ”.
Nhan Uyên đáp lại một câu: “Con xin ghi nhớ”, rồi rời đi.
Trên đường về, gió thổi mây dâng, sấm rung chớp giật, trời muốn đổ mưa to. Nhan Uyên tiến đến một cây đại thụ mục rỗng bên ven đường, muốn tránh mưa. Anh đột nhiên nhớ lại lời Khổng Tử đã nói: “Ngàn năm cổ thụ không náu thân”… Nghĩ thầm, sư đồ nhất tràng, anh nghe theo lời sư phụ, tránh xa khỏi cái cây rỗng. Vừa rời đi không xa thì nghe một tiếng sấm, sét đã đánh tan cây cổ thụ kia. Nhan Uyên kinh ngạc: “Câu đầu sư phụ nói đã ứng nghiệm sao! Chẳng lẽ ta còn có thể sát nhân ư?”
Khi về tới nhà thì trời cũng đã khuya. Không muốn kinh động người nhà, Nhan Uyên dùng bảo kiếm mang theo bên người để đẩy chốt cửa phòng nơi thê tử của anh đang ngủ. Đến bên giường, sờ lại thấy hai người nằm hai bên giường. Nhan Uyên vô cùng tức giận, giơ kiếm định chém, lại nghĩ đến câu nói thứ hai của Khổng Tử: “Sát nhân không rõ chớ động thủ”, bèn đốt đèn lên xem, hóa ra một người là thê tử, người kia là muội muội của anh. 
Ngày hôm sau, Nhan Uyên quay trở lại, thấy Khổng Tử liền quỳ xuống nói: “Sư phụ, hai câu người nói đã cứu ba người là con, vợ con và muội muội của con đó! Sao người lại biết trước chuyện sẽ xảy ra vậy?”
Nhan Uyên cảm thấy kính phục thầy sâu sắc, cũng đã biết được ẩn ý của Khổng Tử. Khổng Tử đỡ Nhan Uyên dậy và nói: “Ngày hôm qua thời tiết khô nóng, đoán chừng sẽ có cơn dông, nên ta nhắc nhở con: “ngàn năm cổ thụ không ai náu thân”, con lại mang khí bực trong người, trên thân đeo bảo kiếm, cho nên ta khuyên con “sát nhân không rõ chớ động thủ”!”
Nhan Uyên vừa vái lạy vừa nói: “Sư phụ liệu sự như thần, đệ tử mười phần kính nể!”
Khổng Tử lại nói tiếp: “Ta biết rõ con xin phép về nhà nghỉ là mượn cớ, thật ra cho rằng ta đã già nên hồ đồ rồi, không muốn học ta nữa. Con nghĩ xem, ta nói 3 nhân 8 bằng 23 là đúng, con thua, bất quá là thua cái mũ quan kia, nếu ta nói 3 nhân 8 bằng 24 mới đúng, người mua bán kia thua, đây là một mạng người đó! Vậy con nói xem, chức vị quan trọng hay mạng người quan trọng hơn?”
Nhan Uyên bỗng giật mình tỉnh ngộ, quỳ gối trước mặt Khổng Tử mà thưa: “Sư phụ trọng đại nghĩa coi nhẹ tiểu tiết, đệ tử còn tưởng rằng Sư phụ vì lớn tuổi mà thiếu minh mẫn, đệ tử hổ thẹn vạn phần!”
Từ đó về sau, bất luận Khổng Tử đi đến đâu, Nhan Uyên theo đến đó không rời sư phụ...
Phí Minh Tâm/SF/USA
May/17/2019

Sunday, May 12, 2019

KINH NGHIỆM VƯỢT KHÓ KHĂN CỦA MỘT NGƯỜI TỴ NẠN VN TẠI CANADA

 KINH NGHIỆM VƯỢT QUA KHÓ KHĂN CỦA MỘT NGƯỜI TỴ NẠN TẠI CANADA 

Thấm thoát đả gần bốn mươi năm sống đời tỵ nạn tại Canada ,nhìn lại những quãng đường đi qua , tôi muốn rút ra một số kinh nghiệm để cùng bạn bè đồng hoàn cảnh đóng góp cho một số ưu khuyết điểm cho người tỵ nạn đi sau tránh được những khó khăn có thể tránh được để sớm ổn định đời sống trên quê hương mới tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn.

Vượt qua những khổ đau nội tâm
Đả là người phải bỏ nhà ,bỏ cửa, bỏ lại người thân trên quê hương mình để tìm đến quê hương mới thì chắc chắn ai cũng mang trong tâm mình bao khổ đau mất mác.
Song song với việc hội nhập vào xã hội cưu mang mình . Dù khó khăn về ngôn ngử , văn hoá, công ăn việc làm thì cá nhân người tỵ nạn nên tự cố gắng vượt qua khổ đau chất chồng trong tâm . Đó là căn bệnh tâm lý chỉ có bác sỉ tâm thần hay chính mình tự chửa được thôi. Đi khám để nhờ bác sỉ trị bệnh không dể vì không phải xứ nào cũng có y tế miễn phí cho dân chúng .
Để vượt qua khổ đau trong tâm, trước hết chúng ta phải từ bỏ thói quen như hút thuốc và uống rượu vì hai thứ đó làm tinh thần suy sụp thêm, lôi kéo theo sức khỏe thêm suy nhược . Chúng ta nên tự nêu cao tinh thần , tập thể dục cho thân thể thêm cường tráng . Nên dựa vào đức tin của mình đang có để “ cầu nguyện “ theo tôn chỉ “ tự giác giác tha” . Cá nhân tôi về phần đức tin , hằng đêm trước khi đi ngủ tôi thầm nguyện “ xin cho hồn xuất khỏi thân xác đau thương này để đi học đạo” , ngày qua ngày sau một chuổi ngày dài , giấc ngủ đến với tôi dễ dàng hơn , dài hơn và những cơn ác mộng thưa dần , cuối cùng tôi không phải uống valium để ru giấc ngủ.
Kinh nghiệm
Ở đâu , cơ xưởng nào, cơ quan nào, khi mình xin vào làm , họ đều đòi hỏi kinh nghiệm . Nên càng sớm càng tốt , khi mới đặt chân đến quê hương mới. Chúng ta nên bắt đầu đi làm công việc gì cũng được , vì nhờ thế chúng ta không có thời gian nhàn rỗi suy nghĩ vẫn vơ , không cho phép những cơn đau trong tâm trồi lên làm tim ta nhói đau , tinh thần sa xúc , ngoài ra đi làm có tiền lo cho đời sống bản thân và gia đình .
Sau một thời gian một hay hai năm , chúng ta nên nói chuyện với các vị cố vấn ở cơ quan Nhân Dụng của chính phủ xem có thể xin học hợp thức hoá nghề đả có hay xin học một nghề mới.

Trong thời gian đầu, chưa có việc làm theo ta muốn, chúng ta không nên buồn thảm . Vị bác sỉ đầu tiên người Canada gốc Việt tại Toronto đả làm nhiều việc rất tầm thường như security rồi dần dà học và lấy lại bằng hành nghề .
Một trường hợp đau lòng , một gia đình ở Mỹ , hai vợ chồng đều là dược sỉ ở Việt Nam , khi di tản sang Mỹ , cả gia đình quyên sinh vì không vượt qua được sự thất vọng vì đả mất mác tất cả mà con đường tạo lập lại đời sống sung túc cho gia đình thì còn quá xa .
Khi đả có công ăn việc làm , tương đối ổn định, đủ lương góp phần sinh sống của gia đình , thì chúng ta nên tiếp tục học hỏi , phát huy sáng kiến làm tròn công việc và không nên thay đổi thường xuyên công việc, vì đổi chổ làm lắm lúc không giữ được công việc lâu , rơi vào thất nghiệp làm xáo trộn sinh hoạt của gia đình . Nên ghi tâm “ công ty có làm ăn sinh lời thì mình mới giữ được việc làm .
Ngoài ra nên lưu ý tác động của “ nhân quả” trong việc chọn công ăn việc làm , vì có việc mang lại nhiều tiền nhưng gây hậu quả xấu cho người và nguy hiểm cho bản thân.
Con trai của một người tôi biết , đả tốt nghiệp đại học , lại thích mở quán rượu để kiếm được tiền khá hơn, vài năm cháu đó bị chết trong quán do sự thanh toán giữa hai nhóm xã hội đen. Thật là buồn và tiếc thương.
Niềm tin và hiểu biết
Khi bắt đầu “ đời sống là một người tỵ nạn “ điều quan trọng là tự tạo cho mình một niềm tin vững chắc , tin rằng “ mình vừa ra khỏi đất nước của độc tài , của chiến tranh, của đói khát , của sự trả thù và đang được sống trong một xứ sở Tự Do, Dân Chủ và Nhân Bản “.
Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta nên loại bỏ suy nghỉ rằng quê hương mới là toàn hảo để đừng rơi vào bất mãn .
Nhiều người ca tụng đất nước Canada là đất Thiêng Đàn , điều đó không sai về nhiều mặt như xã hội đa văn hoá, đất nước giàu mạnh , dân cư thưa thớt , chế độ y tế tốt ... , nhưng để có được những ưu điểm đó đất nước Canada và người dân đả hy sinh , tranh đấu và đả từng chịu đựng nhiều gian nan , khó khăn để có được như ngày nay . Thời gian trước thập niên 40 , người dân Canada đả chịu đựng nhiều khó khăn và gian khổ . Nên người tỵ nạn mới đến cần thông cảm , chấp nhận những thiếu sót qui định qua luật pháp . Một anh bạn kỷ sư người Trung Quốc thường than phiền bị kỳ thị , nên tranh cải và phải đổi chỗ làm vài lần . Có lần tôi đả email vì không tiện trong sở cho anh ấy “ F. don’t be upset , let think about your family and keep along with people to do your job better “ . Nhưng không lâu sau ngày tôi về hưu , tôi thấy anh ấy trong food court của mall gần nhà, vào giờ làm việc của một ngày trong tuần. Tôi ái ngại rằng anh ấy đả bị nghỉ việc.

Dù phúc lợi xã hội có tốt, nhưng người tỵ nạn không nên lợi dụng vì đó là con dao hai lưỡi. Một số ít người tôi quen biết. Có con vị thành niên , vợ còn ở quê hương cũ , nên được ăn trợ cấp nuôi con. Người ấy đả không gởi con vào day care có trợ giúp của chính phủ , để kiếm việc làm . Để thời gian trôi qua mười năm sau , vì đả quen sống nhàn , tuổi lại chồng chất và không có kinh nghiệm nên lại càng khó khi muốn đi làm.
Sinh hoạt đời sống xã hội và tâm linh 
Là người tỵ nạn, chúng ta cần giao tiếp với xã hội để biết về văn hoá mới, trau dồi ngôn ngữ để giao tiếp được dễ dàng.

Khi tôi và người con út sang Canada vào năm 1980 , cháu Thuần vừa 6 tuổi, nên được nhập học ngay vào lớp 1  , cháu phải qua lớp accueil tiếng Pháp , năm đó cháu pass lớp 1  . Nhưng khi tôi dời về Toronto 1st July 1981, thì tháng 9, 1981 , cháu nhập học vào lớp 2 hệ tiếng Anh , cháu về than với tôi “ không ai làm bạn với con” . Tôi hiểu ra ngay khó khăn của cháu, nên ngày hôm sau tôi đến trường gặp thầy của cháu để xin giúp đở . Từ đó cháu không còn khó khăn, và việc học sớm đi vào ổn định .
Ngày 15/8/1984  nhà tôi và hai cháu lớn sang Canada đoàn tụ . Lúc đó cháu Thi đả 13 tuổi, và cháu Thiện 11 tuổi. Nhập trường  ngay tháng 9 năm ấy, cháu Thi vào lớp 8 , cháu Thiện vào lớp 6 . Ngay ngày đầu tiên , cháu Thi về thưa với tôi “ bố ơi, hình như cô giáo nói con theo bố sang Canada làm việc và khi hết contract thì lại về xứ” Còn cháu Thiện thì nói trong nước mắt “ thầy nói gì con không hiểu gì cả “. Tôi đến trường xin gặp thầy cô các cháu để nói hoàn cảnh của các cháu và xin giúp đở . Ngay sau đó nhà trường nhờ các volunteer dạy tiếng Anh cho hai cháu sau giờ học. Cuối năm đó cháu Thi được lên high school với điểm cao , nên cháu được vào trường Javis và cháu Thiện được lên lớp 7.

Là người tỵ nạn , có khó khăn gì thì tìm cách tiếp xúc với những cơ quan liên hệ để xin giúp đở , vì chính phủ không biết hết mọi khó khăn của người tỵ nạn để mà giúp.
Cách nay một hai tháng , một thảm cảnh xẩy ra làm rúng động mọi người và chánh phủ Canada đả khuyến cáo các cơ quan trợ giúp người tỵ nạn cần đặc biệt quan tâm . Đó là trường hợp một em bé gái 10 tuổi người Syria , đi học bị bạn bè bắt nạt , đả buồn tủi thất vọng phải quyên sinh.
Một gia đình người tỵ nạn bên phía đông Canada đả đốt nhà định quyên sinh cả gia đình , nhưng người vợ của nạn nhân và một đứa con được cứu sống.
Là người tỵ nạn , chúng ta nên hoà đồng với mọi người dù mình vẫn giữ nét văn hoá riêng, tín ngưởng riêng . Chúng ta không nên chấp chặc đức tin một cách thái quá . Chỉ xem tôn giáo là con đường dẫn đến Chân-Thiện-Mỹ .

Một ông bố đả giết chết hai người con gái bằng cách cho hai người con gái lái xe đâm xuống hồ như một tai nạn , do hai người con gái đả không chịu mặc áo theo tín ngưỡng riêng, hai cháu đó đả thay quần áo thường ở nhà bạn rồi mới đến lớp . Khi ông bố biết được , nên đả cùng người con trai nở tâm lập kế trên để giết chết hai người con gái , nhưng cuối cùng chánh quyền điều tra ra sự việc và đả bắt hai thủ phạm vào tù
Tránh những tệ nạn xã hội  
Thật tình tháng 10/2018 chánh phủ Canada cho buôn bán tự do Cannabis, mà người mình gọi là “ ma tuý” , tôi không vui chút nào , dù biết chính phủ cho sản xuất và bán cho người dùng để tránh nguồn nhập lậu ma tuý , độc hại giết chết nhiều người ghiền tại Canada . Ngoài ra , cơ quan nghiên cứu xử dụng Cannabis vào việc trị bệnh.

Tôi không vui vì trong thời gian chiến tranh Việt Nam , vài quân nhân trong quân đội VNCH chiến đấu bên cạnh các quân nhân Mỹ , họ đả xử dụng ma tuý . Sau chiến tranh , các người đó như người mắc bệnh tâm thần , thân thể suy yếu và chết vì bệnh tật rất sớm.
Ngày nay, người ta thêm ma tuý vào cả thức uống , nên nếu hút và uống rượu có ma tuý , chắc chắn không được bình tĩnh , làm sao có tinh thần sáng suốt mà làm việc. ? Chính phủ Canada cũng khuyến cáo người xử dụng Cannabis không nên lái xe ngay vì dễ gây tai nạn.
Một số người xấu chiêu dụ các người trẻ xử dụng ma tuý , khi đả ghiền thì dễ bị đi theo con đường đồi trụy và phạm pháp .
Tôi biết một chị có con vị thành niên ghiền ma tuý . Khi cháu đó lên cơn ghiền xin không được tiền mua thuốc thì quay ra đập phá đồ đạt trong nhà .  Chị ấy nhờ người đưa con chị lên trại cai nghiện , nhưng khi đến nơi cháu đó cự tuyệt không nhập viện . Nhân viên của trại cai nghiện cũng chịu bó tay, và phải đưa cháu đó về nhà để gia đình tiếp tục chịu khổ lụy .

Xã hội dầu tốt và hoàn hão thế nào cũng không giúp người dân thành người tốt được , kể cả người tỵ nạn. Là người tỵ nạn , tôi nghỉ nên nhập tâm “ tri ân đất nước cưu mang mình, tự giúp mình vượt thoát những khổ đau từ quê nhà , bằng lòng mọi điều mình có được trong cuộc sống , hoà nhập vào xã hội của quê hương mới , không ôm chặc đức tin nhất là tín điều thuộc tôn giáo mình . Rồi ngày tháng sẽ qua đi , mình sẽ tìm thấy hạnh phúc nơi quê hương mới.

May 11,2019 Toronto , Canada 
Ninh vu