WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Thursday, May 22, 2014

Tìm hiểu các tự điển Phật học

Không có tài liệu khảo cứu đầy đủ về từ điển Phật học tại
Việt Nam từ lúc ban đầu ngày xưa, tuy nhiên chỉ biết từ thời Hậu
Lê, trong *Kiến văn tiểu lục* , Lê Quý Đôn (1726-1784) có một chương
nêu và giải thích một số danh từ Phật học (chương ‘Thiền dật’),
kế đến ta thấy trong *Nhật dụng thường đàm*  được biên soạn Phạm
Đình Hổ  (1769-1839) vào khoảng năm 1827, sách có 32 thiên , trong
đó thiên thứ bảy gọi là ‘Thích giáo’ có 26 mục từ Phật giáo có
liên quan nhưng không có khái niệm về Phật pháp mà chỉ toàn tên
các Phật, bồ tát (như Nhiên Đăng Thượng Cổ Phật, Thích Ca mâu Ni
Phật, Di Lặc Phật, Quán Thế Âm bồ tát, Ca Diếp tôn giả, Thập bát
la hán, Thập điện Diêm vương, vv) và 6 mục lên quan đến Phật giáo
Việt Nam như: An Nam tứ pháp, Từ Đạo Hanh thiền sư, Không Lộ Vương
bồ tát, Trúc Lâm tam tổ, Điều Ngự Giác Hoàng, Phổ Huệ tôn giả
(tức Pháp Loa).

Cuốn *Chỉ nam ngọc âm giải nghĩa* là bộ từ điển Hán Nôm cổ, tuy
do nhà sư Pháp Tính (thế kỷ 17) làm ra lại không có mục từ nào
về Phật giáo.

*Tự điển Phật học Hán Việt trên báo Từ Bi Âm và Đuốc Tuệ*

Giai đoạn chấn hưng Phật giáo ở Việt Nam trong thập kỷ 30-40 thế
kỷ trước, những danh từ Phật học, từ điển Phật học được đăng
từng kỳ và rải rác trên bán nguyệt san Từ Bi Âm và tuần báo
Đuốc Tuệ. Bán nguyệt san Từ Bi Âm, cơ quan ngôn luận của Hội Nam
Kỳ Nghiên cứu Phật học, số đầu tiên ra ngày 1.1.1932, chánh chủ
bút là hòa thượng Bích Liên. Đến số 95 (1.12.1935) mới mở chuyên
mục Phật Học Đại Từ Điển Lược Điển. Những mục từ được trình
bày trong chuyên mục này đước rút ra từ Phật học đại từ điển
(1920) của Đinh Phúc Bảo.

**Vậy nên kể từ kỳ Từ Bi Âm này sắp tới, Bổ chí sẽ lược diễn
những danh tứ nào cần thiết ở trong bộ Phật học đại từ điển ra
tiếng nước nhà, ngõ hầu cống hiến một tài liệu giửa văn đàn
Phật học, đặng tiện bề cho quý vị độc giả tra cứu và theo phàm
lệ thì Bổn chí bắt đầu từ chữ A lược điển cho đến chữ X**.

Trước khi đi vào phần chính văn ta thấy phụ chú ghi chữ nhỏ để
trong ngoặc đơn: “*Phật học đại từ điển lược điển nầy; sau khi
đăng hết trong Từ Bi Âm rồi, sẽ rút ra làm sach riêng, đặng cho
những người tu hánh thỉnh về mà nghiên cứu”*. Trong thực tế Từ Bi
Âm chì đăng rải rác và gián đoạn được chừng 10 kỳ, mỗi lỳ 2
trang, 15-20 mục từ.Đến báo số 151 (1-15 tháng 7.1938) đến mục ‘ẨN
THÂN’ thì không thấy xuất hiện tiếp. Việc ấn hành thành sách
không đực thực hiện.

Tuần báo Đuốc Tuệ, cơ quan ngôn luận của Hội Phật giáo Bắc Kỳ,
chủ nhiệm là Nguyễn Năng Quốc (chánh hội trưởng), số đầu tiên
phát hành ngày 10.12.1935. Kể từ số 2 (17.12.1935) đến số 7
(21.1.1936), mỗi kỳ báo đều có trang Phật hoc Danh từ, mỗi trang
chỉ có chừng 10 mục từ xếp theo thứ tự A,B,C (tính trên từng
trang riêng của mỗi số, chứ không xếp liên tục thông qua số sau).
Đến số 8 (4.2.1936), đổi thành *
Phật Học Từ Điển Tập Yếu*, không
ghi tên người biên soạn (chỉ ghi tên chung: Đuốc Tuệ), mỗi kỳ 3
trang (khổ 13x19 cm) và cũng xếp theo thứ tự vần chữ cái, dưới
có một cước chú: “Theo ý kiến nhiều độc giả, chúng tôi đổi mục
Phật học danh từ ra làm mục này để sau dễ sửa thành Phật học
từ điển”.Nhưng Phật Học Từ Điển Tập Yếu cũng bị gián đoạn lúc
còn ở vần B, số cuối còn mục này là số 51 (8.12. 1936).

*Hán Việt từ điển* (1932) của Đào Duy Anh (1904-1988) được ghi nhận
là từ điển Hán Việt có thu thập một số danh từ Phật học sớm
nhất nhưng giải thích các mục từ không được rành rọt sát nghĩa.
Nhưng những người muốn tìm hiểu từ ngữ Phật học phải đợi đến
mười năm sau trong Hán Việt từ điển của Thiều Chửu Nguyễn Hữu Kha
(1902-1954) đưa vào Hán Việt từ điển do mình biên soạn  (1942),
tổng cộng được 146 mục từ liên quan đến Phật học. Báo Đuốc Tuệ
có giới thiệu sách đang in (số 151 đề ngày 1.3.1941) thì quyển từ
điển này Thiều Chửu định đặt tên là Hán Việt đại từ điển, dự
định in thành 2 tập, dày trên 2000 trang, gồm phần “ Bị Yếu” và>“Bị Khảo”. Phần “Bị Yếu” in xong vào năm 1942 (nhà xuất bản Đuốc
Tuệ) dưới tên Hán Việt từ điển. Riêng phần ”Bị Khảo” thì không ra
mắt độc giả, và không có tài liệu nào khác nhắc đến.

Khi tra cứu phải dựa vào bộ (chữ Hán) và số nét đi theo bộ ấy,
hoặc từ Mục Lục theo vần A, B, C. Thí dụ từ ‘Bái’ (bộ Khẩu và 7
nét) có nghĩa: “1. Tiếng Phạn, nghĩa là chúc tụng.Bên Tây Vực có
cây bá đa, nhà Phật dùng lá nó viết kinh gọi là Bái diệp, cũng
gọi là bái đa la. 2: Canh, Tăng đồ đọc canh tán tụng các câu kệ
gọi là *bái tán”*; từ ‘Vảng’ (bộ Sách và 5 nét) có nghĩa: “1:
Đi. 2: Đã qua. Như *vãng nhật* ngày xưa.3: Thường.Như *vãng vãng* *như
thử* –thường thường như thế. 4: Lấy đồ gì dem đưa cho người cũng
gọi là *vãng*.5: Nhà Phật cho người tu về tôn Tịnh-độ, khi chết
được sinh sang nước Phật rất sướng gọi là *vãng sinh”*.

Hơn 20 năm sau khi xuất bản Hán Việt từ điển thì *Phật Học từ
điển* (1966) của Đoàn Trung Còn được phát hành.Đây có thể coi là
bộ từ điển Phật học Hán Việt  đầu tiên của Việt Nam với 2.146
trang khổ 16x24 cm, với chừng 10.000 mục từ đươc giải thích khá
cặn kẽ. Trong Bài tựa, tác giả viết: “ *Trong thời gian nghiên cứu
kinh sách Phật giáo bằng chữ Pháp, chữ Hán, chữ Việt, soạn giả
ghi chú những danh từ Phật học theo vần A-B-C, để khi nào cần thì
dở ra mà tra đặng tiện việc phiên dịch. Lần lần về sau , những
danh từ ấy càng ngày càng nhiều, sự ghi chú càng ngày càng dồi
dào, soạn giả bèn quyết định làm thành sách đặng lưu lại hậu
thế, đề là “Phật học từ điển*”. Trong lần tái bản năm 1992, Phật
Học từ điển gồm ba quyển: Quyển I có hai phần, phần thứ nhất
(trang 5-115) *là phần tra cứu theo chữ Pháp, chữ Phạn, chữ Tàu,
chữ Tây Tạng, bốn thứ danh từ này q6m theo chữ La mã (Âu Mỹ)*…, *phần
thú hai từ chữ A đến chữ M, quyển thứ nhì từ chữ H đến chữ T,
quyển ba: từ chử đến chữ Z và phụ lục*

Như mục từ “Am” (gồm chữ Việt, chữ Hán, chữ Pháp) được giải
thích : “nhà tranh của bực ẩn dật, nơi ấy có thờ Phật- Cảnh
tịnh thất nhỏ cất nơi vắng vẻ của người tu thiền định.- Ngôi
chùa nhỏ”.Tác giả còn trích lục mấy câu lục bát từ ‘Kim Vân
Kiều’, ‘Lục Vân Tiên’, ‘Kim Thạch Kỳ Duyên’ và ca dao.Thí dụ: ‘ *Cùng
nhau nương cữa Bồ-đề/ Thảo am đó cũng gần kề chẳng xa*’ (Kim Vân
Kiều); ‘*Ngó lên am tự chùa vàng/ Tu thì đặng đó bỏ nàng ai nuôi*’
(Ca dao). Mục từ: “Bật-sô” (gồm chữ Việt, chữ Hán, chữ Sanskrit, Pali,
chữ Pháp): ‘*Thầy tu xuất-gia theo đạo Phật, giữ đủ giái hạnh
(cụ túc giái) tức 250 điều luật. Cũng viết: Bị-sô (kèm theo chữ
Hán). Nhửng nhà dịch kinh từ trước cho đến ngài Huyền Trang, để
là Tỳ-kheo (kèm chữ Hán). Sau ngài Huyền Trang, các nhà dịch giả
biên là Bật-sô.Còn thầy tu có hạnh đức lớn, trí huệ cao, hoặc
đắc quả La-hán thì gọi là Đại Bật-sô*’.

*Cư sĩ Đoàn Trung Còn có pháp danh Hồng Tai, sinh năm 1908 tại Vũng
Tàu. Lúc nhỏ theo học trường Pháp Việt tại địa phương , sau lê
Sài Gòn học. Ông  thông thạo tiếng Pháp, chữ Hán và có học thêm
tiếng Phạn để nghiên cứu , biên dịch sách Phật giáo.Ông đóng góp
nhiều công sức trong công cuộc chấn hưng Phật giáo và phổ biến
Phật học vào giai đoan đầu thế kỷ 20. Năm 1932 ông lập Phật học
tòng thơ để xuất bản các sách biên khảo về Phật giáo và các bộ
kinh căn bản do ông phiên âm dịch nghĩa (có khoảng 40 đầu sách:
Pháp giáo nhà Phật, Diệu pháp lien hoa kinh,Vô lượng thọ kinh, Duy
Ma Cật kinh,vv).Song song đó ông mở Trí Đức tòng thơ để xuất bản
các sách căn bản của Nho giáo (có 10 đầu sách: Truyện đức Khổng
Tử, Hiếu kinh, Đại học, Trung dung, Luận Ngữ, Mạnh Tử,vv).*

*Từ điển Phật học Hán Việt* (1992) do Kim Cương.Tử chủ biên cùng
nhóm cộng tác gồm 18 vị (như Thích Phổ Tuệ, Thích Quảng Độ,
Thích Thanh Kiểm, Nguyễn Tá Nhí, vv). Lần in thứ nhất, sách chia
làm 2 tập, tổng cộn 2.127 trang (khổ 16x24 cm) , lần thứ hai chỉ
còn một tập, 1.572 trang cùng khổ như lần in thứ nhất, không còn
phần Mục lục tra cứu ở cuối sách. Đây là bản dịch  khá sát
nguyên văn của bộ Thực dụng Phật học từ điển (Trung Quốc) do Cao
Quán Lô biên soạn (các dịch giả để nhầm trong Phàm lệ là Lô Quán
Cao) được Phật Học Thư Cục xuất bản ở Thượng Hải năm 1934 và
được sắp xếp lại theo vần A,B, C theo âm Hán Việt.

Mỗi mục từ bằng âm Hán Việt, kế đó là chữ Hán dạng phồn thể,
chữ Phạn được La-tinh hóa ở một số mục từ chính, phần chú giải
môn loại (như “Số” là danh số, “Đấ” là địa danh, “Kinh” là tên
kinh…) để trong ngoặc đơn, sau đó giải thích nội dung và dẫn giải.
Ưu điểm của sách này là số lượng mục từ cao (gần 20.000) nên rất
có ích  cho nghiên cứu. Khuyết điểm là do cố gắng dịch sát câu
từ xưa, trên 80 năm, nên lắm khi tối nghĩa đối với người đọc. Từ
điển này cũng có nhiều sai sót trong việc chú thích tiếng “Phạn”
ngay trong lần tái bản (1998) chưa chỉnh sửa hết. Người ta thường
dùng từ ‘tiếng Phạn’ để chỉ chung tiếng Sanskrit và Pali. Sanskrit
là ngôn ngữ của kinh Phật Đại thừa, còn Pali là ngôn ngữ của kinh
Phật Tiểu thừa.Việc nhập chung nầy gây khó cho những độc giả
muốn nghiên cứu sâu danh từ Phật học.Thí dụ như: “Khuất-ma-la:
cũng phiên âm là Khuất-mãn-la có nghĩa là Búp sen chưa nở (..)
riêng từ phiên âm Khuất-ma-la, nguyên tiếng Phạn không rõ, có lẽ
*Kuvala* (?)”.Thực ra Khuất-ma-la là hình thức phiên âm tiếng
Sanskrit ‘*kudmala*’ (tiếng Pali: kudumala), có nghiã là đóa hoa hàm
tiếu còn ‘*kuvada*’ (tiếng Sanskrit) lại có nghĩa là hoa dúng sanh.
Thí dụ khác: “Ưu-ba-nan-đà (…) Upadesa (…) Ưu-ba-nan-đà dịch là
“Đại Hỉ” hoặc “Trung Hỉ”. Thực ra Ưu-ba-nan-đà không phải phiên âm
từ “upadesa” mà kỳ thực là “ Upananda”. Nanda có nghĩa là niềm
hoan hỉ và Ưu-ba-nan-đà xuất phát đó và có nghĩa” Đại Hỉ” hay
“Trung Hỉ”.

Hòa thương chủ biên Kim Cương Tử còn có thế danh Trần Hữu Cung,
pháp húy Kim Cương Tử, hiệu Thúy Đồ Ba, sinh năm 1914 tại phủ Thiên
Trường (nay thuộc xã Mỹ Thắng, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định),
xuất thân trong gia đình nho học, trung lưu. Hòa thượng xuất gia năm
19 tuổi (1933) đến năm 23 tuổi được trao truyền giới cụ túc  tại
tổ đình chùa Cả. Suốt đời hăng hái hoạt động Phật sự và hoằng
pháp. Hòa thượng giữ nhiều chức vụ quan trọng trong Trung ương
Giáo hội Phật giáo Việt Nam, đồng thời phiên dịch, biên soạn
nhiều tài liệu tạng luật từ Hán ra Việt, như chủ trì phiên dịch
bộ “Tứ phần luật”, tham gia Hội đồng phiên dịch bộ Đại luật, bộ
Tam Tạng.Hòa thượng viên tịch vào tháng 4 năm 2001.

*Tự điển Phật học* (1999) do Chân Nguyên và Nguyễn Tường Bách biên
soạn, 655 trang khổ 16x24 cm, xuất bản đầu năm 1999 do nhà xuất bản
Thuận Hóa. Năm 2006 nhà xuất bản Tôn Giáo đã tái bản cóa sửa
chữa bổ sung, sách dày 1.038 trang, ngoài đề: Ban biên dịch Đạo
Uyển, gồm Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách và Thích Nhuận Châu.

Ở trang đầu sách, các soạn giả cho biết mấy điểm chủ yếu,tóm
tắt như sau: (1) Nhiều mục từ Hán Việt đã được đưa vào, phần lớn
xuất phát từ quyển Đông Á Hán Anh Phật học từ điển (Digital
Dictionary of Buddhism) của giáo sư Charles Mullet (
http://www.acmullet.net); (2) Phụ lục ngoại ngữ đã được bổ sung
triệt để, với hy vọng một ngày gần đây sẽ còn bổ sung thêm.

Trong sách này ngoài những từ Phật học Hán Việt còn có những
từ gốc Phạn được Latinh hóa, hoặc mục từ tiếng Việt được dịch
từ gốc Sanskrit, Pali hoặc Hán (như Ba chân lý, Ba cửa giải thoát,
Ba độc …, thay vì Tam đế, Tam giải thoát môn, Tam độc), nhưng hầu
hết mục từ đều có ghi chữ Hán, chua thêm các tiếng Phạn, Tạng,
Nhật. Một số từ có thể xuất hiện hai lần như những đồng nghĩa,
như mục từ tham chiếu “ Tam độc” ở vần T thì phải tra cứu ngược
lại mục từ “Ba độc” ở vần B.

Sách được biên soạn công phu, giải thích các mục từ theo ngôn ngữ
hiện đại, dễ hiểu, phương pháp trình bày khoa học, có sở kiến
và cách hiểu riêng của các soạn giả chứ không chỉ đơn thuần dịch
thuật theo các kinh sách thuộc hệ Hán Tạng. Đặc biệt phần phụ
lục ngoại ngữ (từ trang 779 đến 953) bao gồm những thuật ngữ gốc
tiếng Phạn, Hoa, Anh, Đưac, Nhật, Hàn, Tạng (đã được Latinh hóa),
rất có giá trị tham khảo để đọc sách, nghiên cứu Phật học bằng
tiếng nước ngoài.

*Từ điển Phật học Sanskrit, Pali, Anh-Hán-Việt* (1999) do Nguyên Hảo
biên soạn, nhà xuất bản Về Nguồn ấn hành tại Canada năm 1999, dày
304 trang, khổ 12x20 cm.

Sách được soạn nhằm giúp thêm phương tiện để đọc sách Phật giáo
bằng tiếng Anh, có những từ Sanskrit, Pali, Tây Tạng, Nhật Bản,
Trung Hoa. Sách chia làm 2 phần: (1) Từ điển Anh, Sanskrit, Pali, Tây
Tạng –Việt, Hán-Việt; (2) Bảng đối chiếu Việt, Hán-Việt-Anh,
Sanskrit, Pali, để tra cứu các từ Phật học từ tiếng Việt và Hán
Việt, sau đó tìm nghĩa, đối chiếu theo từ Anh, Pli, Sanskrit, vv.

*Phật Quang đại từ điển* (2000) Đây là bản dịch Phật Quang đại từ
điển của nhóm Phật Quang Sơn (Đài Loan) do sa môn Thích Quảng Độ
thực hiện, được nhà xuất bản Hội Văn Hóa Giáo Dục Linh Sơn Đài
Bắc xuất bản trong năm 2000, gồm 6 tập, 7.374 trang khổ 16x 24 cm,
với 22.608 mục từ. Bộ từ điển này giữ nguyên nhan đề từ sách
gốc do chỉ thuần túy dịch thuật nên không có những mục từ lien
quan đến Phật giáo Việt Nam. Bộ sách gốc Phật Quang đại từ điển
do ni sư Từ Di ở Đài Loan chủ biên, hòa thượng Tinh Vân chứng minh,
Phật Quang Hội Đài Bắc xuất bản lần thứ nhất tháng 10.1988; năm
sau sách được tái bản 4 lần. Sách do 20 vị ở Phật Quang Sơn (Đài
Bắc, Đài Loan) biên soạn trong khoảng 10 năm (1978-1988) với 22.608
mục từ bao gồm những thuật ngữ Phật giáo trong nhiều lãnh vực
như địa danh, nhân danh, tu viện, am thất, tong phái , giáo nghĩa,
kinh luận, chú sớ, pháp khí, thanh quy, nghệ thuật, kiến trúc, cổ
tắc, công án, vv. Thí dụ như nói về chúa Hàn sơn: “…*Chùa có các
kiến trúc như lầu chuông, gác để kinh v.v…Trong chính điện còn tấm
đá khắc chữ Hàn sơn, Thập đắc và tấm bia dựng ở vách điện khắc
bài thơ “Phong Kiều Dạ Bạc” của nhà thơ Trương kế đời Đường. Trong
chùa cũng có quả chuông do người Nhật tên Y đằng Bab1 vân cúng vào
năm Quang tự 31 (1905) đời Thanh…*”.

Ngoài phần chính gồm 6 tập, ban biên dịch Đại tạng kinh thực hiện
‘Phụ lục Phật Quang đại tự điển’ do yêu cầu của nhà xuất bản vì
dịch giả Thích Quảng Độ chưa làm; phần phụ lục gồm 2 tập, có
khoảng 2000 trang. Nói chung, Phật Quang đại từ điển được in rất
đẹp, trên giấy chuyên dùng nhưng công tác biên tập và xuất bản có
phần vội vã nên có nhiều sai sót về lỗi in ấn cũng như quy cách
trình bày đối với một công trình khoa học.

*Từ điển Phật học Huệ Quang* (2003-2007) chủ yếu dựa vào bộ Phật
Quang đại từ điển (Đài Loan) do ni sư Từ Di chủ biên, có tham cứu
các bộ từ điển bằng chử Hán khác như Phật học đại từ điển của
Đinh Phúc Bảo (1920), Thiền tông từ điển do Viên Tân chủ biên (Hồ
Bắc, 1994) cùng các sách Hán Việt khác. Sách có đưa thêm vào
những nhân danh, địa danh và thuật ngữ Phật học Việt Nam có giá
trị. Tính ra thêm vào hơn 1000 mục từ liên quan Phật giáo Việt Nam
so với sách gốc Phật Quang đại từ điển. Toàn bộ Từ điển Phật
học Huệ Quang có 8 tập, gồm 7 tập và I tập Sách dẫn, tổng cộng
7.260 trang khổ giấy 21x29 cm, được xuất bản từ năm 2003 đến 2007.

*Từ điển Thiền tông Hán Việt* (2002-2009) do Hân Mẫn-Thông Thiền
biên dịch, sách chủ yếu căn cứ vào Thiền tông từ điển chữ Hán do
Viên Tân chủ biên (Hồ Bắc, 1994, 704 trang khổ A4), người biên dịch
có thêm các địa danh, tên các tập ngữ lục, tên các thiền sư Trung
Quốc và Việt Nam tiêu biểu. Sách xuất bản lần đầu năm 2002 do Nxb
Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. Đến nay tái bản được 2 lần, lần
tái bản gần đây nhất do Nxb Văn Hóa Sài Gòn (2009) gồm 1.006 trang
khổ 16x24 cm, khoảng 4.000 mục từ (trong số này có bổ sung thêm
gần 500 mục từ so với bản in lần đầu tiên).

Các mục từ xếp theo thứ tự vần tiếng Việt, ghi bằng âm Hán
Việt, rồi chữ Hán phồn thể tên gọi khác , phần định nghĩa, giải
thích-thí dụ, liệt kê các tài liệu tham khảo dẫn chứng, mục từ
lien quan cần tham khảo. Sách chứa đưng nhiều đặc ngữ Thiền tông
không có trong các tự điển Phật hoc5tho6ng thường khác, bao gồm
thiền lâm phương ngữ (như Khả trung…), điển cố (Mạc da kiếm…) từ
thông tục (Dữ ma, Tác ma sinh…), khẩu ngữ của thiền sư (Di, Đốt,
Khứ, Dã, Hảo, Ni….), các thành ngữ dân gian Trung Quốc được thiền
sư sử dụng (như Tác tặc nhân tâm hư, Lưỡng thái bất tái…), ngôn
ngữ nghề nghiệp (như Hắc tất dũng, Mại tử miêu đầu…). Ngoài ra
còn có phần phụ lục gồm Bảng tra thuật ngữ Thiền tông theo số
nét chữ Hán, 15 đồ biểu về pháp hệ Thiền tông Trung Quốc, Ấn
Độ, Nhật Bản, trong đó có 4 đồ biểu liên quan Thiền tông Việt Nam.

*Từ điển pháp số Tam tạng* (2011) được cư sĩ Hồng Sơn dịch từ
sách Tam tạng pháp số của pháp sư Thích Nhất Như thời Minh chủ
biên. Sách gốc ra đời trong niên hiệu Vĩnh Lạc (1424) gồm 50 quyển,
1.555 điều. Gọi pháp số vì mỗi danh từ đều có số đi kèm (như
NHẤT TÂM, NHẤT PHÁP, TAM THIỆN, TỨ CHỦNG TỬ, LUÂN VƯƠNG THẤT BẢO,
vv.). Từ điển này xếp theo thứ tự A,B,C vv, âm Hán Việt, kèm chữ
Hán. Đặc biệt mỗi mục từ pháp số đều có nêu xuất xứ ừ kinh,
luật, luận hoặc chú sớ nào, nên trong cùng một từ mà đôi khi ý
nghĩa lại khác nhau, rất tiện lợi cho người học Phật tham khảo.
Bản dịch dày 986 trang khổ 16x24 cm, do nhà xuất bản Phương đông ấn
hành năm 2011.

Một bản dịch khác do tì kheo ni Như Hiền (Tổ đình Huê Lâm) có nhan
đề là *Tam Tạng pháp số*, chia làm 2 tập (656 và 784 trang khổ
19x29 cm) nhưng ghi mục từ bằng phiên âm Hán-Việt , không ghi chữa
Hán, do Nxb Tổng Hợp Thành Phố Hồ Chí Minh ấn hành năm 2011 và
2012.

Hai bản dịch đều công phu, có thể coi là loại từ điển Phật học
chuyên biệt rất hữu ích cho những người quan tâm tìm hiểu tra cứu
khái niệm, thuật ngữ Phật học cũng như cho tăng ni, Phật tử.

*Từ điển Phật học tinh tuyển* (2013) do Thích Nguyên Tâm biên soạn,nhà xuất bản Phương Đông ấn hành vào đầu năm 2013, dày 1560 trang
khổ 16x24 cm, chủ yếu là từ điển Phật học chứa nhiều mục từ
được tinh tuyển và biên soạn từ những thư tịch văn chương Phật
giáo Nhật Bản. Trong lời Phi lộ tác giả viết: “ *Tác phẩm này
là tập thành của những chú thích do tác giả biên soạn trong quá
trình phiên dịch, chú giải, doạn tập các tác phẩm*…”

Mỗi mục từ đều có ghi chữ Hán, chữ Phạn, và một số trường hợp
chữ Nhật rồi đến tường giải, cẫn nhiều điển cố, điển ngữ trích
từ các kinh sách hoặc tác phẩm văn sử học cổ điển, trong đó
không ít mục từ được soạn trình bày gần giống như một bài khảo
cứu nhỏ, tham bác rộng rãi và có tính hàn lâm. Do vậy sách rất
có ích để tra cứu sâu về khía cạnh từ nguyên của các từ ngữ
mặc dù sách chưa hẳn là một từ điển Phật học chuyên biệt vì
tương đối ít thuật ngữ lien quan giáo lý nhà Phật. Sách đã được
số hóa trên website ‘Rộng mở tâm hồn’ để tiện cho mọi người tra
cứu, tham khảo.

Kể từ *Phật học từ điển* đầu tiên của Đoàn Trung Còn năm 1966, ta
còn thấy những công trình nhỏ tương tự khác như cuốn *Phật học
danh từ* của Thích Từ Thông do Phật học viện Linh Sơn xuất bản
1969 (gồm những từ có số như NHỊ THẾ GIAN, TAM GIỚI, TỨ ĐẠI…không
ghi chữ Hán), *Danh từ Thiền học chú giải* của Thích Duy Lục (76
trang, 302 mục từ, Nxb Tôn Giáo, 2005); đưa trên trang mạng ‘Thư viện
Hoa Sen’), *Từ điển Phật ngữ Anh Việt* của Huỳnh Văn Thanh (có chua
thêm chữ Hán, Phạn, 456 trang, Nxb Tôn Giáo, 2008). Ba quyển Từ điển
Phật học Việt Nam của Thích Minh Châu- Minh Chi (818 trang, Nxb Khoa
Học Xã Hội, 1991) biên soạn công phu nhưng các chú thích tiếng
Phạn (Sanskrit và Pali) còn khá nhiều sai sót ; thí dụ từ điển
ghi: “ Ái. S. Tanha. Thương yêu, ham thích” nhưng Tanha không phải là
tiếng Sanskrit mà là Pali; tương ứng với *tarsa* (S.) có nghĩa là
sự thèm khát. Vài thí dụ khác: “Ba La Nại:.S. Bénarès”; tiếng
Sanskrit phải là ‘*Varanas*’ còn ‘Bénarès’ là tiếng Pháp; “Đàm
hoa. Tức hoa ưu đàm (S. *adhumbara*); tiếng Sanskrit phải là
‘udumbara’ .Từ điển Bách Khoa Phật giáo Việt Nam (biên soạn dở
dang), và Danh từ Phật học thực dụng của Tâm Tuệ Hỷ (604 trang,
Nxb Tôn Giáo, 2005) rất đáng chú ý nhưng chủ yếu vì ngoài phạm vi
nói về ‘từ điển Hán-Việt’.
Thư Long Trần Quốc Dzũng / VN
 
                                   --------------------------------------





                                    VẠN VẬT THÁI BÌNH

Saturday, May 10, 2014

Light Materials Testers in South VN Wartime

Thiết bị trắc nghiệm vật liệu công nghiệp nhẹ thời chiến tranh tại miền nam VN.

Tại miền Nam Việt Nam trước năm 1975 có một số xí nghiệp ngành công nghiệp nhẹ như vải sợi, giấy, cao su, plastic, gổ, sơn va dệt kim như áo thun và vớ có tính cách gia đình. 

Hầu hết các xí nghiệp lớn đều có riêng phòng thí nghiệm về hóa học và cơ lý.

* Ngành dệt nhuộm và in bông vải sợi có 3 xí nghiệp lớn là VIMYTEX tại Thủ Đức, SICOVINA tại làng Phong Phú Thủ Đức và  một chi nhánh SICOVINA tại Đà Nẵng , VINATEXCO-VINATEFINCO  tại  Hốc Môn và một xí nghiệp nhỏ DACOTEX tại Chợ Lớn .Tất cả đều họat động 3 ca .Ngoài ra còn có những cơ sở dệt kim( áo thun và vớ) có tính cách gia đình tại Chợ Lớn.
* Ngành sản xuất giấy có công ty COGIDO tại khu kỹ nghệ Biên Hòa.
* Ngành cao su có xí nghiệp giày vải BATA tại Saigon và 3 xí nghiệp nhỏ chuyên môn làm giày vải là HIỆP HƯNG  gần cầu Chữ Y , giày vải Hợp An và giày vải Tuyên tại Chợ Lớn…..
* Ngành gổ có trại cưa Trịnh Phụng Liên  tại cầu Bình Lợi.
* Ngành chế tạo sơn dầu có xí nghiệp Sơn Bạch Tuyết gần cầu Bình Lợi.

Cục Mãi Dịch của Quân Lực Việt Nam Cộng Hòa phụ trách sọan thảo hợp đồng gọi đấu thầu gởi các xí nghiệp và các nhà thầu có khả năng dự đấu thầu và có giấy phép hành nghề.

Trung Tâm sản Xuất Quân Trang / Cục Quân Nhu phụ trách cắt may quần áo cho quân đội.
Tru sở toạ lạc tại số 8 đường Đồn Đất Quận Nhứt Saigon. Mỗi ngày xưởng cắt may trung bình 100 ngàn mét vải do công ty Vimytex và Vinatexco cung cấp.

Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu / Cục Quân Nhu phụ trách viết tiêu chuẩn dựa theo tiêu chuẩn Pháp AFNOR, tiêu chuẩn Nhật  JIS, tiêu chuẩn Hoa Kỳ FEDERAL, ASTM và thực hiện kiểm tra phẩm chất của sản phẩm theo yêu cầu của Cục Mãi Dịch trước khi họp Hội Đồng kiểm nhận và sau khi hàng đã giao đầy đủ vào kho tồn trử gọi Căn Cứ 10 Tồn Trử Thực Phẫm và Quân Trang / Cục Quân Nhu tại Gò Vấp.

 Viện Quốc Gia Định Chuẩn thành lập năm 1967 phụ trách viết tiêu chuẩn quốc gia cho mọi ngành công kỹ nghệ .Trụ sở đặt tại 31 đường Hàn Thuyên Saigon. 
   

1 - TRUNG TÂM KHẢO SÁT KỸ THUẬT QUÂN NHU (TTKS/KT/QN), KBC 3052
 also called :
QUARTERMASTER TECHNICAL INSPECTION AND SPECIFICATION CENTER (TISC)
* Was established in 1954 at Village Hạnh Thông Tây / Gò Vấp, moved to Phú Thọ / Saigon then to # 4 Đồn Đất Street, Saigon in 1969.
It was well equipped with Japan and US made testing machines and apparatus
for performing the quality control of textile and light materials
 mainly used for the Army of the Republic Of Viet Nam before April 30 1975.
* Officer- experts were trained in Yokohama Japan and at US Army Natick Laboratories, Mass,USA.
* US Army Advisers for budget aid :
QUARTERMASTER Major SULLIVAN (Little Rock city , State of Arkansas)
QUARTERMASTER Captain HENRICH (State of Illinois)

TESTING EQUIPMENT OF TTKS/KT/QN ( TISC ) BEFORE  APR-30-1975.
    ( Calibrated every 2 years by US Army Calibration Team )
Textile Testers.
  Test methods applied : Federal Standard Textile Test Methods. Used for testing textile fibers, yarn, thread, rope, cordage, cloth, and textile products for conformance with the requirements of Federal and Military specifications
  * Tensile Strength Tester :  capacity 500kg, made in Japan
  * Tensile Strength Tester : capacity 200kg, made in Japan
  * Yarn Strength Tester : made in USA
  * Tearing Strength Tester : made in Japan
  * Air Permeability Tester : made in Japan
  * Washing Colorfastness Tester : made in Japan
  *  Light  Colorfastness Tester, carbon electrode : made in Japan
  *  Universal Abrasion Tester : made in Japan
  *  Yarn Twist Tester ; hand operated, made in Japan
  *  Yarn density counter : made in Japan. Used for counting warp and filling yarn of fabric  per inch or centimeter
  *  Crockmeter : made by lab TTKS/KT/QN
  *  Electronic Reflectance Color Matching Machine : made in USA
 The machine measures the tristimulus of a sample under a calibrated light source then compares with the tristimulus of the standard sample.
  *  Textile Microscopes : made in USA
  *  Munsell Color Books : made in USA
Paper Testers.
  * Bursting Strength Tester : made in USA
* Folding Endurance Tester : made in USA
* Brightness and Opacity Tester : made in USA
* Basic Weight Scale : made in USA
Wood Tester
  * Wood Moisture Meter With Pin : made in USA.

Rubber, PlasticsTesters and Specimen Preparation Tools.




  * Hardness Testers Shore A : made in USA
  * Hardness Tester Shore D : made in USA
  * Flex Tester( Cut Growth Tester) : made in USA
  * Cutting Press : made in USA
  * One set of Cutting Dies : made in USA
  * Thickness gauges : made in USA
  * Charpy Impact Tester : made in USA.
     It  is used to break a rigid plastic test specimen
  * Dart-drop Film Tester : made in USA.  It is used to determine the force to break a plaque, sheet, film, pipe,Dart-drop tester is very popular with many film producers and resin manufacturers.
  *  Wooden last for all standard shoes sizes
Metal Testers
* Portable Brinell Hardness Tester : made in USA
* Table Brinell Hardness Tester : made in USA.
* Vickers Hardness Tester :  made in USA
* Metallurgical Microscope : made in USA.

Officers Worked For “ Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu”
 from 1965 to 30-April-1975
Commanders : Đào Nguyên Lãng , Nguyễn Bá Mười , Đinh Văn Lai © and
Huỳnh Văn Đôn
Phòng Quân Trang Dụng.
1-Dương Hiển Hẹ 2-Nguyễn Chu Miên 3-Đặng Khải Nghĩa 4-Đỗ Văn Giao 5-Phan Văn Thuỳ 6-Dương Tấn Lợi 7-Đinh Công Bản 8-Đặng Vũ Định © ̣̣ 9-Ái Hồng 10-Trung Úy Thiện 11-Trương Khắc Mẫn 12-Tiền Quốc Cơ13-Nguyễn Văn Hòa 14-Nguyễn Hữu Danh 15-NguyễnThành Công© 16-Khổng Hưũ Phước 17-Dư Quang Thuấn 18-Phạm Công Trọng 19-Dương Trung Hưng 20-Nguyễn Trung Hoa 21-Nguyễn Tấn © 22-Nguyễn Văn Linh 23-Đoàn Minh Quan 24-Nguyễn Đắc Thận
Phòng Thực Phẩm
Vi Sinh
1-Phạm Văn Hà 2-Vũ Duy Đề 3-Bùi Văn Mai 4-Vũ Ngọc Bình 5-Trần Ngọc Quỳnh 6-Nguyễn Võ Mỹ © 7-Nguyễn Cảnh Cửu 8-Đặng Đắc Cảm 9-Nguyễn Quốc Ân 10-Phạm Huy Cường 11-Hoàng Tuấn 12-Trần Đình Tương © 13-Nguyễn Thanh Vân 14-Lê Văn Lâm 15-Đại Úy Tuấn© 16-Trung Úy Trúc
Phòng Thanh Tra
1-Võ Văn Thi 2-Trần Ngọc Sơn 3-Nguyễn Đức Hùng© 4-Tôn Thất Đẩu 5-Võ Hữu Dụng 6-Lê Công Huyện 7-Võ Ngọc Thac̣h 8-Võ Tấn Quan 9-Lê Gia Lợi © 10-Nguyễn Văn Mười
11-NguyễnTrung Trực 12-Nguyễn Văn Ức 13-Thiếu Úy Hạnh 14-Thiếu Úy Phước
Ph̀òng Hành Chánh
1-Trần Hữu Đồng 2-Nguyễn Văn Trọng 3-Nguyễn Thanh Long
© : deceased

2 - VIỆN QUỐC GIA ĐỊNH CHUẨN
Viện Quốc Gia Định Chuẩn phụ trách viết tiêu chuẩn quốc gia.Tính đến ngày 30-4-1975 Viện đã ban hành 120 tiêu chuẩn 
Viện Định Chuẩn được thành lập n1m 1967  trực thuộc Bộ Công Kỹ Nghệ của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa . Đến năm 1972 ,Tổng Thống Việt Nam Cộng Hòa ban hành luật số 007 / 72 ngày 1 tháng 12 năm 1972 về Định Chuẩn và đổi tên Viện Định Chuẩn thành Viện Quốc Gia Định Chuẩn là cơ quan tự trị có tư cách pháp nhân thuộc quyền giám hộ của Bô Thương Mại và Kỹ Nghệ.