TRI ÂN CỤ BÀ HỘI
CẨN GIÚP ĐỞ THẾ HỆ HẬU SANH HIẾU HỌC.
QUÊ QUÁN CỦA CỤ BÀ
Cuối huyện
Xuân Trường,tỉnh Nam Định trong thời Pháp thuộc có một ngôi làng tên
là Hội Khê
Ngoạicách thành
phố Nam Định khỏang 35 Km.Nhà cửa tại đây được xây cất theo kiểu mới
trên nền cao có nhiều phòng và nhiều cửa sổ.Làng có một con sông
nhỏ bọc quanh nên phải dựng một cầu tre để nôi qua chợ Trung Thành
huyện Hải Hậu.
Hiện nay
làng Hội Khê
Ngoại được
đổi thành thôn Hội Khê
Ngoại thuộc
xã Hải Nam huyện Hải Hậu.
Những di tích
lịch sữ tại Hội Khê.
· Thời Việt Minh chống Pháp
có câu thơ :
“Năm ba mươi
mốt còn vang
Trên cây gạo cổ đền làng Hội Khê”
· Cư dân tại Hội Khê và huyện Hải Hưng ngaỳ
nay vẫn còn nhớ một con đê có tên là đê Hồng Đứcxây đắp
từ thời vua Lê Thánh Tông để ngăn chận nước mặn tràn
vào xóm làng và để mở rộng thêm đất trồng trọt.
Theo
tài liệu đê Hồng Đức dài khõang 50 Km khởi đầu từ
cữa Đại An qua Nghĩa Hưng rồi dừng lại
tại Hội Khê.
Cửa Đại An
ngày nay đã biến mất vì bị thiên nhiên bồi đắp và
nằm cách xa biển cả.
Ngày xa xưa
(571,978,1074,1407) cửa Đại An
còn có tên Đại Nha, Đại Ác.
· Trong
tập “Nhứng Kỹ Niệm
Về Trường Trung Học Nguyễn Khuyến Trà Bắc 1947-1949. Nhà Xuất Bản
Thanh Niên, Trang 49”. Ông Phan Hữu Nại (SN 1933 nghề giáo viên), một cựu học sinh trường trung học Nguyễn Khuyến Trà Bắc cho biết niên khoá 1948-1949
trường Nguyễn Khuyến mở thêm chi
nhánh đầu tiên tại làng Hội Khê Ngọai để dạy lớp Đệ Tam và đã viết trong bài “Trường Xưa, Bạn Cũ” như sau :
“Làng Hội Khê ở cuối huyện Xuân Trường giáp Hải
Hậu, Giao Thuỷ. Đây là một làng quê trù phú văn minh với những khu
nhà xây kiểu mới nền cao nhiều phòng nhiều cửa sổ.Không khi chiến
tranh chưa lan tới đây. Một con sông nhỏ bao quanh làng,một chiếc cầu
tre chênh vênh bắc qua sông sang chợ Trung Thành Hải Hậu. Chợ họp vào buổi sáng có hàng
phở tái lăn vừa ngon vừa rẻ. Khung cảnh yên tĩnh hiền hoà thích hợp cho viếc mở trường. CácThầy
đều ở Trà Bắc cuốc bộ xuống
dáy,tuy xa nhưng không một tiết học nào bị bỏ trống dù trời nắng hay
mưa.
Lớp Đệ Tam
tập họp được hơn ba chục học sinh,không
một bóng hồng.....
Một số bạn
ở các huyện lân cận hoặc các anh lớn tuổi đã nghĩ học vi nhiều lý
do nay thấy trường về gần nên xin học tiếp.Thời bấy giờ thủ tục
nhập học đơn giản không hạn chế độ tuổi
nhằm khuyến khích học sinh tới trường để thu hút bồi dưỡng
nhân tài; đâu có nhiều phiền toái phức tạp như bây giờ.
Lớp học đặt
tại nhà Cụ Cả BẬT.Năm chúng tôi được gia đình cho ở nhở môt gian
ngay bên cạnh nhưng khi ăn lại kéo sang nhà Bà Hội CẨN.Một khu nhà xây
quanh quần lấy nhau, vuông vức chữ điền.Cô con gái lớn từng học
Trường Thánh Tâm (Sacre Coeur) ờ phố Hàng Sũ Nam Đinh
nay là phố Phan Đình Phùng, ông cả đỗ bằng Tiểu Học khi nói chuyện
thích pha lẫn đôi câu tiếng Pháp.Bữa ăm tạm đủ,cơm no,thức ăn không
nhiều, tôm cá thịt trứng thay đổi.Gần Quất Lâm được hưởng những
làn gió biển mát rượi, anh em càng chóng đói bữa nào mâm cơm cũng
sạch trơn...Rât may,cuối năm học cả năm người đều lên lớp,có anh còn
được phần thưởng....."
DI CƯ VÀO NAM .
Người
viết bài nầy có một thỡi gian là sinh viên xa nhà đi học ở Saigon,
đã ở trọ trên lầu nhà số 277 đường Nguyễn Hùynh Đức Phú Nhuận của
gia đình cụ bà HỘI
CẨN cùng với ba
người bạn nữa tổng cộng bốn sinh viên ( Đoàn Ngọc
Đông,Dương Hiển Hẹ,Nguyễn Hòa,Nguyễn Minh ) học cùng trường đại học nên biết
rỏ gia đình của cụ bà gồm
toàn những người làm nghề dạy học rất gương mẫu.
Trước hiệp
định Genève 1954 ,gia đình cụ bà quả phụ HỘI CẨN gồm có:
Trưởng
nam Lê Ngọc Cáp nghề thầy giáo dạy học,
Trưởng
nữ Lê Thanh Nhã nghề cô giáo dạy học,
Thứ
nữ Lê Ngọc Bích nghề y tá .
Thứ
nam Lê Ngọc Linh học sinh trung học.
Thứ nam
út Lê Đức Cửu học sinh trung học.
Cụ CẢ BẬT là anh ruột của hôn phu cụ bà HỘI CẨN.
Cụ bà HỘI
CẨN có tên thật là Nguyễn Thị Nhạn,có hôn phu là cụ Lê
Ngọc Cẩn bị mất tích trong thời kỳ Việt Minh chống Pháp tại
tỉnh Nam Định trước năm 1954.
Trong thời
gian bốn sinh viên vào ở trọ cho tới ngày tốt nghiệp kỹ sư, gia đình
của cụ bà HỘI CẨN không hề lấy tiền thuê phòng
trên lầu mà còn giúp thêm tiện nghi để cho tâm não chăm chú học tập,
không lo âu.
Gia đình của cụ bà HỘI CẨN có một tinh thần rất cao quý
hiếm có, thường hay cứu trợ người nghèo và tích cực nâng đở học sinh,
sinh viên xa nhà học cho thành tài để góp công xây dựng đất nước.
CỤM HOA THƯƠNG NHỚ |
Chứng minh.
( Mua hè năm 1964 bốn sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ sư đã từ giã
gia đình Cụ Bà HỘI CẨN và được phân
công việc như sau.
Đoàn Ngọc Đông làm Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp
Quảng Nam, Đà Nẵng.
Nguyến Hòa làm Trưởng Ty Thuỷ Lâm Quảng Nam, Đà Nẵng.
Nguyễn Minh làm Giám Đốc Nha Tổ Chức Nông Dân Gia Định.
Dương Hiển Hẹ được lệnh gọi nhập ngủ khóa 19 SQTB/Thủ
Đức.Sau khi mãn khóa ngành chuyên môn Quân Nhu được đề cử làm
Trưởng Phòng Thí Nghiệm Vải Sợi Quân Nhu QLVNCH tại Saigon.Đầu
năm 1975 được biệt phái làm Trưởng Phòng Thí Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ
tại Viện Quốc Gia Định Chuẩn VNCH và sau khi đi cải tạo về được tiếp
tục làm lại công việc cũ trực thuộc Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật
Nhà Nước. Đến cuối năm 1981, Viện Định Chuẩn đổi tên mới
là Trung Tâm III trực thuộc Cục Định Chuẩn Đo Lường Chất
Lượng Nhà Nước. Kỹ sư Dương Hiển Hẹ được Gíam Đốc Nguyễn Hữu Thiện và Cục
Phó Văn Tình cử làm Trưởng Labor 4 Kiểm Nghiệm Công
Nghiệp Nhẹ / Trung Tâm III.
Giữa năm 1982 kỹ sư Dương Hiển Hẹ xin nghĩ việc vì hòan cảnh gia đình, truyền nghề Materials Testing cho kỹ sư Nguyễn Thị Vân, rồi năm 1984 được chấp thuận rời VN đi định cư tại USA.)
Giữa năm 1982 kỹ sư Dương Hiển Hẹ xin nghĩ việc vì hòan cảnh gia đình, truyền nghề Materials Testing cho kỹ sư Nguyễn Thị Vân, rồi năm 1984 được chấp thuận rời VN đi định cư tại USA.)
Quả thật
Gia đình Cụ Bà HỘI CẨN đã gián tiếp góp công xây
dựng đất nước bằng cách giúp đở học sinh tại Hội Khê và sinh viên tại
Saigon học thành tài.
BỐN KỸ SƯ ĐÃ TỪNG TRỌ HỌC TẠI NHÀ CỤ BÀ HỘI CẨN TẠI SAIGON
Hình chụp tại Bolsa/USA/2012
|
KS Dương Hiển Hẹ
Aka Henry H Dương/Ca/USA
May/28/2019