WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Sunday, May 12, 2019

KINH NGHIỆM VƯỢT KHÓ KHĂN CỦA MỘT NGƯỜI TỴ NẠN VN TẠI CANADA

 KINH NGHIỆM VƯỢT QUA KHÓ KHĂN CỦA MỘT NGƯỜI TỴ NẠN TẠI CANADA 

Thấm thoát đả gần bốn mươi năm sống đời tỵ nạn tại Canada ,nhìn lại những quãng đường đi qua , tôi muốn rút ra một số kinh nghiệm để cùng bạn bè đồng hoàn cảnh đóng góp cho một số ưu khuyết điểm cho người tỵ nạn đi sau tránh được những khó khăn có thể tránh được để sớm ổn định đời sống trên quê hương mới tốt đẹp hơn và hạnh phúc hơn.

Vượt qua những khổ đau nội tâm
Đả là người phải bỏ nhà ,bỏ cửa, bỏ lại người thân trên quê hương mình để tìm đến quê hương mới thì chắc chắn ai cũng mang trong tâm mình bao khổ đau mất mác.
Song song với việc hội nhập vào xã hội cưu mang mình . Dù khó khăn về ngôn ngử , văn hoá, công ăn việc làm thì cá nhân người tỵ nạn nên tự cố gắng vượt qua khổ đau chất chồng trong tâm . Đó là căn bệnh tâm lý chỉ có bác sỉ tâm thần hay chính mình tự chửa được thôi. Đi khám để nhờ bác sỉ trị bệnh không dể vì không phải xứ nào cũng có y tế miễn phí cho dân chúng .
Để vượt qua khổ đau trong tâm, trước hết chúng ta phải từ bỏ thói quen như hút thuốc và uống rượu vì hai thứ đó làm tinh thần suy sụp thêm, lôi kéo theo sức khỏe thêm suy nhược . Chúng ta nên tự nêu cao tinh thần , tập thể dục cho thân thể thêm cường tráng . Nên dựa vào đức tin của mình đang có để “ cầu nguyện “ theo tôn chỉ “ tự giác giác tha” . Cá nhân tôi về phần đức tin , hằng đêm trước khi đi ngủ tôi thầm nguyện “ xin cho hồn xuất khỏi thân xác đau thương này để đi học đạo” , ngày qua ngày sau một chuổi ngày dài , giấc ngủ đến với tôi dễ dàng hơn , dài hơn và những cơn ác mộng thưa dần , cuối cùng tôi không phải uống valium để ru giấc ngủ.
Kinh nghiệm
Ở đâu , cơ xưởng nào, cơ quan nào, khi mình xin vào làm , họ đều đòi hỏi kinh nghiệm . Nên càng sớm càng tốt , khi mới đặt chân đến quê hương mới. Chúng ta nên bắt đầu đi làm công việc gì cũng được , vì nhờ thế chúng ta không có thời gian nhàn rỗi suy nghĩ vẫn vơ , không cho phép những cơn đau trong tâm trồi lên làm tim ta nhói đau , tinh thần sa xúc , ngoài ra đi làm có tiền lo cho đời sống bản thân và gia đình .
Sau một thời gian một hay hai năm , chúng ta nên nói chuyện với các vị cố vấn ở cơ quan Nhân Dụng của chính phủ xem có thể xin học hợp thức hoá nghề đả có hay xin học một nghề mới.

Trong thời gian đầu, chưa có việc làm theo ta muốn, chúng ta không nên buồn thảm . Vị bác sỉ đầu tiên người Canada gốc Việt tại Toronto đả làm nhiều việc rất tầm thường như security rồi dần dà học và lấy lại bằng hành nghề .
Một trường hợp đau lòng , một gia đình ở Mỹ , hai vợ chồng đều là dược sỉ ở Việt Nam , khi di tản sang Mỹ , cả gia đình quyên sinh vì không vượt qua được sự thất vọng vì đả mất mác tất cả mà con đường tạo lập lại đời sống sung túc cho gia đình thì còn quá xa .
Khi đả có công ăn việc làm , tương đối ổn định, đủ lương góp phần sinh sống của gia đình , thì chúng ta nên tiếp tục học hỏi , phát huy sáng kiến làm tròn công việc và không nên thay đổi thường xuyên công việc, vì đổi chổ làm lắm lúc không giữ được công việc lâu , rơi vào thất nghiệp làm xáo trộn sinh hoạt của gia đình . Nên ghi tâm “ công ty có làm ăn sinh lời thì mình mới giữ được việc làm .
Ngoài ra nên lưu ý tác động của “ nhân quả” trong việc chọn công ăn việc làm , vì có việc mang lại nhiều tiền nhưng gây hậu quả xấu cho người và nguy hiểm cho bản thân.
Con trai của một người tôi biết , đả tốt nghiệp đại học , lại thích mở quán rượu để kiếm được tiền khá hơn, vài năm cháu đó bị chết trong quán do sự thanh toán giữa hai nhóm xã hội đen. Thật là buồn và tiếc thương.
Niềm tin và hiểu biết
Khi bắt đầu “ đời sống là một người tỵ nạn “ điều quan trọng là tự tạo cho mình một niềm tin vững chắc , tin rằng “ mình vừa ra khỏi đất nước của độc tài , của chiến tranh, của đói khát , của sự trả thù và đang được sống trong một xứ sở Tự Do, Dân Chủ và Nhân Bản “.
Tuy nhiên, trong thực tế chúng ta nên loại bỏ suy nghỉ rằng quê hương mới là toàn hảo để đừng rơi vào bất mãn .
Nhiều người ca tụng đất nước Canada là đất Thiêng Đàn , điều đó không sai về nhiều mặt như xã hội đa văn hoá, đất nước giàu mạnh , dân cư thưa thớt , chế độ y tế tốt ... , nhưng để có được những ưu điểm đó đất nước Canada và người dân đả hy sinh , tranh đấu và đả từng chịu đựng nhiều gian nan , khó khăn để có được như ngày nay . Thời gian trước thập niên 40 , người dân Canada đả chịu đựng nhiều khó khăn và gian khổ . Nên người tỵ nạn mới đến cần thông cảm , chấp nhận những thiếu sót qui định qua luật pháp . Một anh bạn kỷ sư người Trung Quốc thường than phiền bị kỳ thị , nên tranh cải và phải đổi chỗ làm vài lần . Có lần tôi đả email vì không tiện trong sở cho anh ấy “ F. don’t be upset , let think about your family and keep along with people to do your job better “ . Nhưng không lâu sau ngày tôi về hưu , tôi thấy anh ấy trong food court của mall gần nhà, vào giờ làm việc của một ngày trong tuần. Tôi ái ngại rằng anh ấy đả bị nghỉ việc.

Dù phúc lợi xã hội có tốt, nhưng người tỵ nạn không nên lợi dụng vì đó là con dao hai lưỡi. Một số ít người tôi quen biết. Có con vị thành niên , vợ còn ở quê hương cũ , nên được ăn trợ cấp nuôi con. Người ấy đả không gởi con vào day care có trợ giúp của chính phủ , để kiếm việc làm . Để thời gian trôi qua mười năm sau , vì đả quen sống nhàn , tuổi lại chồng chất và không có kinh nghiệm nên lại càng khó khi muốn đi làm.
Sinh hoạt đời sống xã hội và tâm linh 
Là người tỵ nạn, chúng ta cần giao tiếp với xã hội để biết về văn hoá mới, trau dồi ngôn ngữ để giao tiếp được dễ dàng.

Khi tôi và người con út sang Canada vào năm 1980 , cháu Thuần vừa 6 tuổi, nên được nhập học ngay vào lớp 1  , cháu phải qua lớp accueil tiếng Pháp , năm đó cháu pass lớp 1  . Nhưng khi tôi dời về Toronto 1st July 1981, thì tháng 9, 1981 , cháu nhập học vào lớp 2 hệ tiếng Anh , cháu về than với tôi “ không ai làm bạn với con” . Tôi hiểu ra ngay khó khăn của cháu, nên ngày hôm sau tôi đến trường gặp thầy của cháu để xin giúp đở . Từ đó cháu không còn khó khăn, và việc học sớm đi vào ổn định .
Ngày 15/8/1984  nhà tôi và hai cháu lớn sang Canada đoàn tụ . Lúc đó cháu Thi đả 13 tuổi, và cháu Thiện 11 tuổi. Nhập trường  ngay tháng 9 năm ấy, cháu Thi vào lớp 8 , cháu Thiện vào lớp 6 . Ngay ngày đầu tiên , cháu Thi về thưa với tôi “ bố ơi, hình như cô giáo nói con theo bố sang Canada làm việc và khi hết contract thì lại về xứ” Còn cháu Thiện thì nói trong nước mắt “ thầy nói gì con không hiểu gì cả “. Tôi đến trường xin gặp thầy cô các cháu để nói hoàn cảnh của các cháu và xin giúp đở . Ngay sau đó nhà trường nhờ các volunteer dạy tiếng Anh cho hai cháu sau giờ học. Cuối năm đó cháu Thi được lên high school với điểm cao , nên cháu được vào trường Javis và cháu Thiện được lên lớp 7.

Là người tỵ nạn , có khó khăn gì thì tìm cách tiếp xúc với những cơ quan liên hệ để xin giúp đở , vì chính phủ không biết hết mọi khó khăn của người tỵ nạn để mà giúp.
Cách nay một hai tháng , một thảm cảnh xẩy ra làm rúng động mọi người và chánh phủ Canada đả khuyến cáo các cơ quan trợ giúp người tỵ nạn cần đặc biệt quan tâm . Đó là trường hợp một em bé gái 10 tuổi người Syria , đi học bị bạn bè bắt nạt , đả buồn tủi thất vọng phải quyên sinh.
Một gia đình người tỵ nạn bên phía đông Canada đả đốt nhà định quyên sinh cả gia đình , nhưng người vợ của nạn nhân và một đứa con được cứu sống.
Là người tỵ nạn , chúng ta nên hoà đồng với mọi người dù mình vẫn giữ nét văn hoá riêng, tín ngưởng riêng . Chúng ta không nên chấp chặc đức tin một cách thái quá . Chỉ xem tôn giáo là con đường dẫn đến Chân-Thiện-Mỹ .

Một ông bố đả giết chết hai người con gái bằng cách cho hai người con gái lái xe đâm xuống hồ như một tai nạn , do hai người con gái đả không chịu mặc áo theo tín ngưỡng riêng, hai cháu đó đả thay quần áo thường ở nhà bạn rồi mới đến lớp . Khi ông bố biết được , nên đả cùng người con trai nở tâm lập kế trên để giết chết hai người con gái , nhưng cuối cùng chánh quyền điều tra ra sự việc và đả bắt hai thủ phạm vào tù
Tránh những tệ nạn xã hội  
Thật tình tháng 10/2018 chánh phủ Canada cho buôn bán tự do Cannabis, mà người mình gọi là “ ma tuý” , tôi không vui chút nào , dù biết chính phủ cho sản xuất và bán cho người dùng để tránh nguồn nhập lậu ma tuý , độc hại giết chết nhiều người ghiền tại Canada . Ngoài ra , cơ quan nghiên cứu xử dụng Cannabis vào việc trị bệnh.

Tôi không vui vì trong thời gian chiến tranh Việt Nam , vài quân nhân trong quân đội VNCH chiến đấu bên cạnh các quân nhân Mỹ , họ đả xử dụng ma tuý . Sau chiến tranh , các người đó như người mắc bệnh tâm thần , thân thể suy yếu và chết vì bệnh tật rất sớm.
Ngày nay, người ta thêm ma tuý vào cả thức uống , nên nếu hút và uống rượu có ma tuý , chắc chắn không được bình tĩnh , làm sao có tinh thần sáng suốt mà làm việc. ? Chính phủ Canada cũng khuyến cáo người xử dụng Cannabis không nên lái xe ngay vì dễ gây tai nạn.
Một số người xấu chiêu dụ các người trẻ xử dụng ma tuý , khi đả ghiền thì dễ bị đi theo con đường đồi trụy và phạm pháp .
Tôi biết một chị có con vị thành niên ghiền ma tuý . Khi cháu đó lên cơn ghiền xin không được tiền mua thuốc thì quay ra đập phá đồ đạt trong nhà .  Chị ấy nhờ người đưa con chị lên trại cai nghiện , nhưng khi đến nơi cháu đó cự tuyệt không nhập viện . Nhân viên của trại cai nghiện cũng chịu bó tay, và phải đưa cháu đó về nhà để gia đình tiếp tục chịu khổ lụy .

Xã hội dầu tốt và hoàn hão thế nào cũng không giúp người dân thành người tốt được , kể cả người tỵ nạn. Là người tỵ nạn , tôi nghỉ nên nhập tâm “ tri ân đất nước cưu mang mình, tự giúp mình vượt thoát những khổ đau từ quê nhà , bằng lòng mọi điều mình có được trong cuộc sống , hoà nhập vào xã hội của quê hương mới , không ôm chặc đức tin nhất là tín điều thuộc tôn giáo mình . Rồi ngày tháng sẽ qua đi , mình sẽ tìm thấy hạnh phúc nơi quê hương mới.

May 11,2019 Toronto , Canada 
Ninh vu