A RESPECTFUL TEACHER OF HIGH SCHOOL IN VN SOUTH.
MỘT NHÀ GIÁO GƯƠNG MẪU.
Cuối huyện Xuân Trường,tỉnh Nam Định trong
thời Pháp thuộc có một ngôi làng tên là Hội Khê Ngoại cách thành phố Nam Định khỏang 35 Km.Nhà
cửa tại đây được xây cất theo kiểu mới trên nền cao có nhiều phòng
và nhiều cửa sổ.Làng có một con sông nhỏ bọc quanh nên phải dựng
một cầu tre để nôi qua chợ Trung Thành huyện Hải Hậu.
Hiện nay làng Hội Khê Ngoại
được đổi thành thôn Hội Khê Ngoại thuộc xã Hải Nam huyện Hải Hậu.
Những di tích lịch sữ tại Hội Khê.
· Thời Việt Minh chống Pháp có câu thơ :
“Năm ba mươi mốt còn vang
Trên
cây gạo cổ đền làng Hội Khê”
·
Cư dân tại Hội
Khê và huyện Hải Hưng
ngaỳ nay vẫn còn nhớ một con đê có tên là đê Hồng Đức xây đắp từ thời vua Lê Thánh Tông để ngăn chận nước mặn tràn vào xóm làng và để
mở rộng thêm đất trồng trọt.
Theo tài liệu đê Hồng Đức dài khõang 50 Km khởi đầu từ cữa Đại An qua Nghĩa Hưng rồi dừng lại tại Hội Khê.
Cửa Đại An ngày nay đã
biến mất vì bị thiên nhiên bồi đắp và nằm cách xa biển cả.
Ngày xa xưa (571,978,1074,1407)
cửa Đại An còn có tên Đại Nha, Đại Ác.
·
Ông Phan Hữu Nại(SN 1933 nghề giáo viên), ,một cựu học sinh trường trung
học Nguyễn Khuyến Trà Bắc đã viết trong bài “Trường Xưa,Bạn Cũ” cho
biết niên khoá 1948-1949 trường Nguyễn Khuyến mở thêm chi nhánh đầu
tiên tại làng Hội
Khê Ngọai để dạy lớp đệ tam. Lớp học đặt tại nhà cúa cụ CẢ BẬT.Tới
giờ ăn uống thì qua nhà bà HỘI CẪN.
*************************
Người viết bài nầy có một thỡi gian là
sinh viên xa nhà đi học ở Saigon, đã ở trọ trên lầu nhà của gia đình cụ
bà HỘI
CẨN cùng với ba người bạn nữa tổng cộng bốn sinh viên ( Đoàn Ngọc Đông,Dương Hiển Hẹ,Nguyễn Hòa,Nguyễn Minh ) học
cùng trường đại học nên biết rỏ cụ bà có một người con trai út là môt nhà giáo
gương mẫu.
Từ ngày bốn sinh viên vào ở trọ cho tới
ngày tốt nghiệp kỹ sư, gia đình của cụ bà HỘI CẨN không hề lấy tiền
thuê phòng trên lầu mà còn giúp thêm bốn sinh viên tiện nghi để cho tâm não chăm chú
học tập, không lo âu.
Cụ CẢ BẬT là anh ruột của hôn
phu bà HỘI
CẨN.
Bà HỘI CẨN có tên thật là Nguyễn
Thị Nhạn,có hôn phu là ông Lê Ngọc Cẩn bị mất tích trong
thời kỳ Việt Minh chống Pháp tại tỉnh Nam Định trước năm 1954.
Gia đình
của cụ bà HỘI CẨN có một tinh thần
rất cao quý hiếm có, thường hay
cứu trợ người nghèo và tích cực nâng đở học sinh nghèo nhưng hiếu
học để thành tài rồi góp công xây dựng đất nước.
( Mua hè
năm 1964 bốn sinh viên sau khi tốt nghiệp kỹ sư đã từ giã gia đình Cụ
Bà HỘI CẨN và được phân công việc như sau.
Đoàn Ngọc Đông làm Giám Đốc Ngân Hàng Phát Triển Nông Nghiệp
Quảng Nam, Đà Nẵng.
Nguyến Hòa làm Trưởng Ty
Thuỷ Lâm Quảng Nam, Đà Nẵng.
Nguyễn Minh làm Giám Đốc Nha
Tổ Chức Nông Dân Gia Định.
Dương Hiển Hẹ được lệnh gọi nhập ngủ khóa 19 SQTB/Thủ Đức.Sau khi mãn
khóa ngành chuyên môn Quân Nhu được đề cử làm Trưởng Phòng Thí Nghiệm Vải Sợi Quân Nhu QLVNCH tại Saigon.Đầu năm 1975 được biệt phái làm Trưởng Phòng Thí Nghiệm Công
Nghiệp Nhẹ tại Viện Quốc Gia Định Chuẩn VNCH và sau khi đi cải tạo về được tiếp tục
làm lại công việc cũ trực thuộc Ủy Ban Khoa Học Kỹ Thuật Nhà Nước. Đến cuối năm 1981,
Viện Định Chuẩn đổi tên mới là Trung Tâm III trực thuộc Cục
Định Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Nhà Nước. Kỹ sư Dương Hiển Hẹ được Gíam Đốc Nguyễn Hữu Thiện và Cục Phó Văn Tình cử làm Trưởng
Labor 2 Kiểm Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ / Trung Tâm III.
Giữa
năm 1982 kỹ sư Dương
Hiển Hẹ xin nghĩ việc vì hòan cảnh gia đình, truyền nghề Materials Testing cho kỹ sư Nguyễn Thị Vân , rồi năm 1984 được
chấp thuận rời VN đi định
cư tại USA.)
Quả thật Gia đình Cụ
Bà HỘI CẨN đã gián tiếp góp công xây dựng
đất nước
Trước hiệp định Genève 1954
Gia đình cụ bà quả phụ HỘI CẨN
gồm có:
Trưởng nam Lê Ngọc Cáp nghề thầy giáo dạy
học,
Trưởng nữ Lê Thanh Nhã nghề cô giáo dạy học,
Thứ nữ Lê Ngọc Bích nghề y tá .
Thứ nam Lê Ngọc Linh học sinh trung học.
Thứ nam út Lê Đức Cửu học sinh trung học.
Sau hiệp định Genève 1954.
Tòan bộ gia đình cụ bà HỘI CẨN
di cư vào Saigon.Thứ nam Lê Ngọc Linh và thứ nam Lê Đức Cửu được tiếp
tục đi học hết bậc trung học đệ nhị cấp.
Sau khi đậu Tú Tài Tòan
Phần, hai ngươi con trai muốn chọn nghề thầy giáo nên cả hai đã thi đậu
vào trường Quốc Gia Đại Học Sư Phạm Saigon.
Trường Quốc
Gia Đại Học Sư Phạm Saigon được thành lập bắt
đầu từ
niên khóa 1958-1959. Muốn được nhận vào học năm thứ
nhất, sinh viên phải có bằng tú tài toàn phần và phải qua một kỳ thi tuyển chọn.
Từ 1958-1962 học
trình kéo dài 3
năm gọi là Cao Đẳng Sư phạm.Từ niên khóa 1962-1963 trở đi, học
theo hệ 4 năm.
Sinh
viên được cấp học
bổng nhưng phải
ký giấy cam kết sau khi tốt
nghiệp phải phục vụ
cho trường nhà nước ít nhất
là 10 năm với ngạch Giáo
Sư Trung Học có chỉ số lương bổng
470. Năm 1960/1961 số
tiền học
bổng mỗi
tháng là 1500 đồng
VN lúc bấy giờ mua được gần 1.40 lượng vàng
ròng 24 cara giống như học bổng cấp cho sinh viên trường Quốc Gia Cao
Đẳng Nông Lâm Mục Blao.
GIÁO SƯ LÊ ĐỨC
CỬU
Nhà giáo gương mẫu
Ông Lê Đức Cửu tốt
nghiệp thủ khoa ban Việt Hán Quốc Gia Đại Học Sư Phạm Saigon năm 1961,được
bổ nhiệm vào ngạch giáo sư Trung Học chỉ số lương bổng 470 theo nghị
định bổ nhiệm của chính phủ Việt Nam Cộng Hòa, nhận nhiệm sở đầu tiên
tại trường Trung Học Phan Thanh Giản Cần Thơ.
Thời gian kế tiếp sau đó cho đến lúc về
hưu, nhà giáo Lê Đức Cưu được thuyên
chuyển về dạy tại các trường Sư Phạm Cộng Đồng tỉnh Long An, trường trung học Trịnh Hoài Đức tỉnh
Bình Dương, trường trung học Võ Trường Toản Saigon, trường trung
học Phan Thanh Giản và phục
vụ 25 năm tại trường Trung Học Phổ Thông Gia Định rồi nghĩ hưu.
Bẩm sanh có đức tính khiêm nhường
và lòng thương mến mong giúp đở mọi người một cách nhiệt tình nên
thầy giáo Lê đức Cửu
đã được bầu chọn làm Chủ Tịch Công Đòan
trong 4 nhiệm kỳ liên tiếp từ năm 1987 tới 1998 tại trường Trung Học
Phổ Thông Gia Định.
Trong Đặc San
“60 Năm Tri ân & Tiếp Bước” của trường Trung Học Phổ Thông Gia Định có viết một đọan như sau
(xem trang 45).
“Họat động Công đòan cần lắm những nhân tố tâm
huyết tích cực vì đó là những công việc thầm lặng, cần mẫn, chu
đáo.Điểm lại lịch sử, có thể thấy,trong các chủ tịch Công đòan, thầy
Lê Đức Cửu là người gắn bó và
phục vụ lâu dài nhất (1977-1997).Cho nên lúc nghĩ hưu ,thời gian thầy
sát cánh cùng tổ chức cũng đã tròn 20 năm.Sự đóng góp của thầy
hẳn nhiên là không nhỏ.”
Qua trò chuyến thân mật, người viết bài nầy biết rỏ nhà giáo Lê
Đức Cửu rất tâm đắc với :
1- Cách
dạy Phật Thiền của vua Trần Nhân Tông
qua bài “Cư Trần Lạc Đạo”.
“Cư Trần Lạc
Đạo hảy tùy
duyên,
Đói đến thì ăn mệt ngủ liền.
Trong nhà có báu thôi tìm kiếm
Đối Cảnh Vô Tâm chớ hỏi thiền.”
2- Thi Sĩ
Nguyễn Công Trứ.
2-1 Hàn Nho Phong Vị Phú.
“.....................................
Cùng con cháu thuở nói
năng chuyện cũ, dường ngâm câu lạc đạo vong bần,
Gặp anh em khi bàn bạc sự
đời, lại đọc chữ vi nhân bất phú.
Tất do thiên, âu phận ấy
là thường,
Hữu kỳ đức, ắt trời kia chẳng
phụ
..........................”
2-2-Kẻ Sĩ.
“..............................
Cầm chính đạo để tịch tà cự bí
Hồi
cuồng lan nhi chướng bách xuyên
Rồng
mây khi gặp hội ưa duyên
Mang
quách cả sở tồn làm sở dụng.
Trong
lang miếu ra tài lương đống
Ngoài
biên thuỳ rạch mũi Can Tương
Làm
sao cho bách thế lưu phương
Trước
là sĩ, sau là khanh tướng.
............................................”
3 –Thi Sĩ Nguyến
Khuyến khóc Bạn Dương Khuê .
“.................
Ai chả biết chán đời là phải,
Vội vàng chi đã mải lên tiên.
Rượu ngon, không có bạn hiền,
Không mua, không phải không tiền không
mua.
Câu thơ nghĩ đắn đo không viết,
Viết đưa ai, ai biết mà đưa.
Giường kia treo những hững hờ,
Đàn kia gảy cũng ngẩn ngơ tiếng đàn !
....................”
4- “L’esprit des lois” của triết gia Montesquieu.
Áp dụng cho mọi
thời đại và cho moị quốc gia phải có 3 loại quyền khác nhau và độc
lập nhau :
-celles qui
gouvernent les relations entre les peuples : le droit des gens
-celles qui
régissent les rapports des gouvernants aux gouvernés
: le
droit politique
-celles qui
régissent les rapports des citoyens entre eux : le droit civil
5- “Le
Contrat Social” của Jean Jacques
Rousseau
Rousseau diễn tả tư tưởng dân chủ gồm
có bốn phần.
“1- renonciation à nos droits naturels
au profit de l’Etat, qui, par sa protection, conciliera l’égalité et la liberté
2- le peuple tout-puissant sauvegarde,
par le truchement d’un législateur, le bien-être général contre les groupements
d’intérêts
3- la démocratie doit maintenir sa
pureté par des assemblées législatives
4- création d’une religion d’Etat, ou religion
civile.”
Lấy tâm đắc nêu trên làm nền tản để khai
triển những bài giảng về văn học không đề cập tới mâu thuẩn về
chính trị và tôn giáo,nên giáo sư Lê Đức Cửu đã được học trò
rất thương mến, thích thú chăm chú nghe giảng bài và ham học,không
cảm thấy buồn ngủ.
Để tỏ lòng biết ơn và thương mến, học trò
cũ ở hải ngọai trước khi tổ chức hội ngộ hằng năm đêu chung góp
tiền mua vé máy bay mời thầy qua tham dự.
NHỮNG HÌNH ẢNH THAM DỰ HỘI NGỘ HẢI NGOẠI CỦA GS LÊ ĐỨC CỬU.
1- NĂM 2017.
Đại Hội Thế Giới Của Trung Học Phan Thanh Giản & Đòan Thị Điểm Cần Thơ Tại Houston,Texas, USA Năm 1017.
2- NĂM 2018
2-1 -Hội ngộ với chị ruột tại Santa Ana,Orange County,California USA
|
Hội ngộ với chị Lê Thanh Nhã |
2-2- Đại Hội Toàn Cầu Kỳ 5 Trung Học Trịnh Hòai Đức Tại Santa Ana, Orange County, California, USA Ngày 7-7-2018 .
|
GS Lê Đức Cửu người đầu tiên kể từ phải qua trái. |
|
GS Lê Đức Cửu người thứ hai kể từ phải sang trái. |
2-3 – Đại hội “Trùng Phùng Thế Giới” kỳ
9 do Hội Cựu Học Sinh Võ Trường Toản.
Ngày 27-5-2018 tại nhà hàng Paracel Seafood, thành phố
Westminster,Orange County,California,USA.
|
Hàng trước từ trái
sang phải.
Cô & Thầy Phạm Cao Dương, cô Phạm Thị Hồng Liên, cô & thầy
N.T. Thành, cô Lý T. Kiên Trinh,
thầy Lê Đức Cửu nhầm lẩn ngày tổ chức nên không đến vì đang
ở Seattle Washington State.
|
Dương Hiển Hẹ
Aka Henry Dương / Ca / USA
Updated July 2022
Trích ra
mốt phần nhỏ trong thư cuả thầy giáo Lê Đưc Cửu gửi đại hội Trùng Phùng
lần thự 24 năm 2022.
“Vì lí
do sực khoẻ và hoàn cảnh khó khăn, năm nay tôi không thể về tham dự Đaị
Hội ở Boston.Thật là điều thiêu sót và đáng tiếc vì đây là đại hội
đằm thắm nghĩa tình với chủ đề “Vinh Danh và Tạ Ơn Thầy cô ” nêu cao
truyền thống tốt đẹp của dân tộc Viết Nam: “ Uống nước nhớ nguồn, qua sông nhớ
người đưa đò, ăn chén cơm nhớ người trồng luạ “
Với tinh
thần “ an bần lạc đạo”, nhà giáo cũnh như người đưa đò tháng năm đưa
khách qua sông để họ đi về những miền hoa thơm cỏ lạ, còn mình thì
cứ mãi âm thầm bên dòng sông vắng, nhưng trong mấy chục năm qua và đặc
biệt là ở kỳ đại hội nầy hôm nay, những cựu học sinh PTG-ĐTĐ, dù
gặp nhiều khó khăn vẫn cố gắng trở về bên dòng sông cũ,gặp lại và
thăm hỏi ông lái đò ngày xưa mà giờ đây đã già yếu lắm .
Tấm ân
tinh ấy thật cao đẹp và đáng quý vô cùng.
Xin cám
ơn, cám ơn nhiều, nhiều lấm !