WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Saturday, June 30, 2018

VẼ PHI THUYỀN VÀ CODES CHO BAY TỚI SAO HỎA


VẼ PHI THUYỀN VÀ VIẾT CODES NHƯ SAU, SẼ NHÌN THẤY PHI THUYỀN BAY TỚI GẶP SAO HỎA.
Thông minh ai khéo bày ra.Thực hành sẽ thấy dứt ngay nảo phiền.
hdg
-------------------
<html><body>
<p><center><span style="color:purple;font-size:25">DRAWING A SATELLITE ANIMATION TO MARS BY SVG AND SMIL</span></center></p>
<svg xmlns="http://www.w3.org/2000/svg"
xmlns:xlink="http://www.w3.org/1999/xlink"
width="100%" height="100%">
<g transform="translate(-48,-10)"> // Vẽ quỷ đạo địa cầu màu xanh
<circle cx="300" cy="250" r="42" stroke="blue" fill="none"/>
</g>
<g> // Vẽ quy đaọ sao hỏa màu đỏ
<path id="saohoa"
       d="M 300,250
       a 100 105 0 1,0 0, 0.0025Z" stroke="red" fill="none"/>
</g>
<g transform="translate(-48,-52)">
<circle cx="20" cy="50" r="15" stroke="black" fill="red"/>//vẽ sao hỏa và cho sao hỏa chuyển động
<animateMotion dur="10" rotate="auto" repeatCount="indefinite">
<mpath xlink:href="#saohoa"/>
</animateMotion>
</g>
<g> // Vẽ quỷ đạo Hohmann transfer orbit màu lả cây
<path id="transfer"
       d="M 300,250
       a 99 70 10 1,0 0, 0.0025Z" stroke="green" fill="none"/>
</g>
<g transform="translate(-20,-25)"> //Đem hình vẽ spaceship trong document vào đây.
<image xlink:href="satellite henry.gif" x ="-60" y="-20" width="40" height="50"/>
<animateMotion  begin="2" rotate="auto" dur="5"  repeatCount="indefinite">//cho spaceship chuyển động
<mpath xlink:href="#transfer"/>
</animateMotion >
</g>
</svg></body></html>


         

Monday, June 11, 2018

THÀNH PHỐ BIỂN SAN CLEMENTE NƠI TÔI ĐANG CƯ NGỤ


THÀNH PHỐ BIỂN SAN CLEMENTE CA 92672
     



Thành phố SAN CLEMENTE nằm bên cạnh biển Thái Bình,có diện tích 49.51 kilomet vuông, có dân số tổng cộng ước tính năm 2016 là 65,309 người.
Trước khi Tây Ban Nha chiếm làm thuộc địa, dân cư ngụ tại đây là thổ dân thuộc tộc họ JUANẼNO.

Thực dân Tây Ban Nha rất thích vùng đất nây, muốn đưa di dân tới ở nhưng mãi đến năm 1776, khi Linh Mục JUNIPERO SERRA tới thành lập ĐòanTruyền Giáo goị là MISSION SAN JUAN CAPISTRANO và xây dựng nhà thờ Đạo Thiên Chúa thì thổ dân và dân gốc Tây Ban Nha tập họp lại thành nhiều làng ở gần nhà thờ.

Theo tài liệu để lại của Linh Mục Fray Gerónimo de Boscana (Linh mục truyên giáo tại San Juan Capistrano Mission từ nâm 1812 tới năm 1822) cho biết khi lính Tây Ban Nha tới chiếm vùng đất San Clemente và San Juan Capistrano đã bắt thổ dân đang sinh sống tại một ngôi làng lớn có tên là Acjachemen để làm công nhân nô lệ xây dưng nhà thờ cho San Juan Capistrano Mission năm 1776 theo sự lảnh đạo của  linh mục Junipero Serra .

 Vì đã được rửa tội và làm công nhân xây dựng nhà thờ nên thổ dân Acjachemen được goị bằng tên theo tiếng Tây Ban Nha là Juaneños hoặc Sanjuaneños .


Năm 1925, ông OLE HANSON cựu thí trưởng của TP SEATTLE  thuộc tiểu bang Washington vay tiền của tổ hộp HAMILTON COTTON  mua được một vùng đất rộng 8.1 kilomet vuông và tin tưởng vùng đất là thiên đường vì khí hậu tốt, biển rất đẹp và đất phì nhiêu rât hợp cho những ai không thích cư ngụ ở những thành phố lớn.

OLE HANSON đặt tên vùng đất đã mua là SAN CLEMENTE ISLAND.

SAINT CLEMENT, là tên thánh của ngày 23 tháng 11.Đó là ngày nhà thám hiểm SEBASTIAN VIZCAINO đến vùng đất nầy năm 1602.

SEBASTIAN VIZCAINO là lính của Tây Ban Nha (Spanish soldier, entrepreneur, explorer ) sanh năm 1548 và qua đời tại Mexico City New Spain năm 1624. Ông được phó vương của Tây Ban Nha chọn lựa đem tàu thám hiểm vùng bờ biển California từ năm 1602 tới 1603.


Sunday, June 10, 2018

CHỮ UM, OM, ÁN TRONG THẦN CHÚ KINH PHẬT

CHỮ UM, OM, ÁN TRONG THẦN CHÚ KINH PHẬT
Kinh cn đc vi tm lòng ca mình, chú ý đến âm thanh hơn là nghĩa. Nói như thế không có nghĩa là kinh hay thn chú không có ý nghĩa ca chính nó. Xin đc thêm ch OM. 
Phí Minh Tâm / USA
Feb-27-2016
                                      ***************
Trích ra từ T Đin Pht Hc ca Chân Nguyên, Nguyn Tường Bách, 1999.                       


OṂ  Sanscrit : OṂ (); chữ Hán :  Án, Hán Việt : Úm (như trong Úm ba la…) nhưng trong kinh viết là ÁnChữ này OṂ () phát âm theo Việt ngữ là Ôm, kéo dài âm Ô; Là biểu tượng âm thanh cao quí và trọn vẹn nhất trong Ấn Ðộ giáo, được một vài trường phái Phật giáo, nhất là Kim cương thừa xem như một Man-tra. OṂ được xem là tượng trưng của cả hai, sắc và âm. OṂ là âm thanh tượng trưng sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong Ảo ảnh (s: māyā) này. OṂ được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô ý thức và chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng đó biểu hiện trí huệ cao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của OṂ là một biểu hiện cụ thể của Chân như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập. Tất cả đều là biến thể một một Chân tâm duy nhất, có liên hệ với Chân tâm đó và vì vậy chúng liên hệ lẫn nhau.
OṂ () gồm có ba đường cong, một hình bán nguyệt và một dấu chấm. Các dạng này được xem nằm trong một thể thống nhất. Ba đường cong được nối với nhau, diễn tả ba tâm trạng (s: avasthā): tỉnh (s: jāgrat, vaiśvānara), mộng (s: svapna) và say ngủ (s: suṣupti). Dấu chấm và hình bán nguyệt, đứng rời, diễn tả Chân tâm là trạng thái »Thứ tư« (s: turīya), đứng trên và là nền tảng của ba trạng thái đó. Vòng bán nguyệt chỉ sự vô cùng và dấu chấm riêng lẽ chỉ óc suy luận (vòng bán nguyệt) không thể tiếp cận được Chân tâm. Vòng tròn lớn (số 1) diễn tả tâm trạng thông thường, đó là hoạt động tiếp xúc ngoại cảnh. Vòng số 2 diễn tả giấc mộng, đó là tâm thức nội tại, do quá trình suy luận hình thành, không phụ thuộc vào ngoại cảnh và được xem là gạch nối giữa vòng 1 và 3. Vòng cao nhất (số 3) diễn tả tầng tiềm thức, đó là tâm trạng khi con người say ngủ. Vòng số 3 cũng chỉ là giai đoạn tiếp nối, nó là cấp gần với tâm trạng tuyệt đối nhất. Tâm trạng đó chính là dấu chấm, nó chiếu rọi và chế ngự ba tầng tâm thức kia, được gọi đơn giản là »Thể thứ tư« (s: turīya). »Thể thứ tư« là nguồn gốc của tất cả. Chỉ những người tu hành đã vượt ba tâm thức thô thiển trước mới tiếp cận được với thể thứ tư này.
OṂ MA-ṆI PAD-ME HŪṂ, Sanscrit: ओं मणिपद्मे हूं, Hán: 唵嘛呢叭咪吽; có thể dịch là » OṂ, ngọc quí trong hoa sen, HŪṂ.« Câu này được dịch âm Hán Việt là »Án ma-ni bát-mê hồng«; Một Man-tra Phạn ngữ (sanskrit), được xem là Man-tra cầu đức Quán Thế Âm và là Man-tra quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Thông thường người ta không giảng nghĩa Man-tra, nhưng ở đây cần nói thêm là, »ngọc quí« biểu hiện cho Bồ-đề tâm (s: bodhicitta), »hoa sen« chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Man-tra có những âm thanh riêng biệt và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Ðối với Phật giáo Tây tạng thì OṂ MA-ṆI PAD-ME HŪṂ chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh. Vì vậy sáu âm của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh của dục giới (Vòng sinh tử, Ba thế giới).


Man-tra  Sanscrit: mantra, Hán Việt: chân ngôn 眞言; chú ; mạn-đát-la   ; mật ngữ  . Là một số âm, chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính. Trong nhiều trường phái Phật giáo, Man-tra hay được lập lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt trong Kim cương thừa ở Tây Tạng. Ở đây Man-tra trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức hành giả. Trong ba ải Thân, khẩu, ý thì Man-tra thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm Man-tra phát sinh. Hành giả luôn luôn vừa đọc Man-tra vừa quán tưởng một đối tượng và tay giữ một Ấn (s: mudrā) nhất định như Nghi quĩ (s: sādhana) chỉ dẫn. Trong các trường phái tại Tây Tạng thì chức năng của các Man-tra của mỗi cấp Tan-tra khác nhau. Có khi, trong lúc niệm Man-tra hành giả phải tập trung lên mặt chữ của Man-tra này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó. Chương 5 của tác phẩm Subāhuparipṛcchā có ghi:
Lúc đọc Man-tra,
Ðừng quá gấp rút,
Ðừng quá chậm rãi,
Ðọc đừng quá to tiếng,
Ðừng quá thì thầm,
Không phải lúc nói năng
Không để bị loạn động.
Ðà-la-ni   ; S: dhāraṇī; cũng được gọi theo nghĩa là Tổng trì ( ), có nghĩa là »thâu nhiếp tất cả«; Câu kinh ngắn mang sức mạnh siêu nhiên. Ðà-la-ni có thể là đoạn kết một bộ kinh, cũng có thể đại điện một trạng thái tâm thức để khi hành giả niệm đến, có thể đạt đến tâm thức đó. Thông thường Ðà-la-ni dài hơn Man-tra.


UPDATED June-10-2018

Bà nội tôi mất ,1950, nên tôi tụng-niệm cuốn Nghi-thức Tụng-niem Phổ-thông,có câu Thần-chú " Án ma Ni Hồng ", không hiêu ý-nghĩa ra làm sao ,nhưng có ... linh-nghiệm , như sau : 
- 1/ Đêm Tết Mậu-thân, tôi thấy Tượng Thích-ca trên tòa-sen, và ánh-sáng trắng...như sét toàn bầu-trời !
- 2/ Đêm 31-10-1969 ,tôi nằm mộng thấy  bổn-mạng của tôi : Quan Công ,có một sợi  rầu dài má trái , sáng ra tôi nghĩ rằng sẽ có pháo-kích, Tiểu-khu Quãng Đức , và tối nay ,lễ Quốc-khánh 01-11-1969 !....đúng 10 giờ ,một quả đạn B 40 bay vào phòng ngủ của tôi !! hơi thuốc-nổ  + đất-cát ...vào phổi  , tôi nằm dưới gầm giường...,tháo các huy-hiệu..2 mai vàng (trung-úy),bên ngoài  nhà, nghe VC bắn AK lên Tiểu-khu !..., nếu viên đạn B40 xuống thấp giường tôi...thì ..rồi-đời  ..tôi !

Tôi kể lại một kinh-nghệm...tâm-linh :âm-dương huyền-bí !
Bác Sĩ Hoàng Đại May /VN

Friday, June 1, 2018

HỘI NGỘ NHÓM NHỎ VIỆN QUỐC GIA ĐỊNH CHUẨN NĂM 2008

GẶP NHAU RỒI PHẢI CHIA TAY
HÌNH XƯA NHƯ VẬY NGÀY NAY KHÁC RỒI