CHỮ UM, OM, ÁN
TRONG THẦN CHÚ KINH PHẬT
Kinh cần đọc với tấm lòng của mình, chú ý đến âm thanh hơn là nghĩa. Nói như thế không có nghĩa là kinh hay thần chú không có ý nghĩa của chính nó. Xin đọc thêm chữ OM.
Phí Minh Tâm / USA
Feb-27-2016
***************
Trích ra từ Từ Điển Phật Học của Chân Nguyên, Nguyễn Tường Bách, 1999.
OṂ Sanscrit : OṂ (ॐ); chữ Hán : 唵 Án, Hán Việt : Úm (như trong Úm ba la…) nhưng trong kinh viết là Án. Chữ này OṂ (ॐ) phát âm theo Việt ngữ là Ôm, kéo dài âm Ô; Là biểu tượng âm thanh cao quí và trọn vẹn nhất trong Ấn Ðộ giáo, được một vài trường phái Phật giáo, nhất là Kim cương thừa xem như một Man-tra. OṂ được xem là tượng trưng của cả hai, sắc và âm. OṂ là âm thanh tượng trưng sức mạnh của tâm thức nội tại, của Phật tính trong thế giới giả tạm, trong Ảo ảnh (s: māyā) này. OṂ được biểu diễn bằng ba vòng cung và một chấm nhỏ. Ba vòng cung biểu diễn sắc thể, ý thức và vô ý thức và chấm nhỏ nằm ngoài ba vòng đó biểu hiện trí huệ cao nhất dung chứa cả ba. Hình dạng của OṂ là một biểu hiện cụ thể của Chân như. Không có khái niệm hay vật thể nào trong vũ trụ có thể tồn tại độc lập. Tất cả đều là biến thể một một Chân tâm duy nhất, có liên hệ với Chân tâm đó và vì vậy chúng liên hệ lẫn nhau.
OṂ
(ॐ) gồm có ba đường cong, một hình bán nguyệt và một dấu chấm. Các dạng này được xem
nằm trong một thể thống nhất. Ba đường cong được nối với nhau, diễn tả ba tâm
trạng (s: avasthā): tỉnh (s: jāgrat, vaiśvānara), mộng (s: svapna) và say ngủ (s: suṣupti). Dấu chấm và hình bán nguyệt, đứng rời, diễn tả Chân tâm là trạng thái »Thứ
tư« (s: turīya), đứng trên và là nền tảng của ba trạng thái đó. Vòng bán nguyệt
chỉ sự vô
cùng và
dấu chấm riêng lẽ chỉ óc suy luận (vòng bán nguyệt) không thể tiếp cận được Chân tâm. Vòng tròn lớn (số 1)
diễn tả tâm trạng thông thường, đó là hoạt động tiếp xúc ngoại cảnh. Vòng số 2 diễn tả giấc mộng, đó là tâm thức nội
tại, do quá trình suy luận hình thành, không phụ thuộc vào ngoại cảnh và được
xem là gạch nối giữa vòng 1 và 3. Vòng cao nhất (số 3) diễn tả tầng tiềm thức, đó là tâm
trạng khi con người say ngủ. Vòng số 3 cũng chỉ là giai đoạn tiếp nối, nó là cấp gần
với tâm trạng tuyệt đối nhất. Tâm trạng đó chính là dấu chấm, nó chiếu rọi và
chế ngự ba tầng tâm thức kia, được gọi đơn giản là »Thể thứ tư« (s: turīya).
»Thể thứ tư« là
nguồn gốc của tất cả. Chỉ những người tu hành đã vượt ba tâm thức thô thiển trước mới tiếp cận
được với thể thứ tư này.
OṂ
MA-ṆI PAD-ME HŪṂ, Sanscrit: ओं मणिपद्मे हूं, Hán: 唵嘛呢叭咪吽; có thể dịch là » OṂ,
ngọc quí trong hoa sen, HŪṂ.« Câu này được dịch âm Hán Việt là »Án ma-ni bát-mê
hồng«; Một Man-tra Phạn ngữ (sanskrit), được xem là Man-tra cầu đức Quán Thế Âm
và là Man-tra quan trọng và lâu đời nhất của Phật giáo Tây Tạng. Thông thường
người ta không giảng nghĩa Man-tra, nhưng ở đây cần nói thêm là, »ngọc quí«
biểu hiện cho Bồ-đề tâm (s: bodhicitta), »hoa sen« chỉ tâm thức con người, ý nghĩa là
tâm Bồ-đề nở trong lòng người. Tuy nhiên Man-tra có những âm thanh riêng biệt
và những tác dụng bí ẩn theo cách trình bày của Kim cương thừa. Ðối với Phật
giáo Tây tạng thì OṂ MA-ṆI PAD-ME HŪṂ chính là lòng từ bi rộng lớn, muốn đạt Niết-bàn vì lợi ích của chúng sinh.
Vì vậy sáu âm của thần chú này cũng được xem là tương ưng với sáu cõi tái sinh
của dục giới (Vòng sinh tử, Ba thế giới).
Man-tra Sanscrit: mantra, Hán Việt: chân ngôn 眞言; chú 咒; mạn-đát-la 曼 怛 羅; mật ngữ 密 語. Là một số âm, chứa đựng sức mạnh đặc biệt của vũ trụ hoặc biểu
hiện của một khía cạnh nào đó của Phật tính. Trong nhiều trường phái Phật giáo,
Man-tra hay được lập lại trong các buổi tu tập hành trì, đặc biệt trong Kim
cương thừa ở Tây Tạng. Ở đây Man-tra trở thành phương tiện trợ giúp tâm thức
hành giả. Trong ba ải Thân, khẩu, ý thì Man-tra thuộc về khẩu và tác động thông qua âm thanh rung động do sự tụng niệm
Man-tra phát sinh. Hành giả luôn luôn vừa đọc Man-tra vừa quán tưởng một đối
tượng và tay giữ một Ấn (s: mudrā) nhất định như Nghi quĩ (s: sādhana) chỉ dẫn.
Trong các trường phái tại Tây Tạng thì chức năng của các Man-tra của mỗi cấp
Tan-tra khác nhau. Có khi, trong lúc niệm Man-tra hành giả phải tập trung lên
mặt chữ của Man-tra này hay tập trung lắng nghe âm thanh của nó. Nếu hành giả
tập trung lên mặt chữ, thì các chữ đó hiện thành linh ảnh. Nếu tập trung lên âm
thanh thì hành giả cần niệm thành tiếng hay tưởng tượng ra thanh âm của nó.
Chương 5 của tác phẩm Subāhuparipṛcchā có ghi:
Lúc
đọc Man-tra,
Ðừng
quá gấp rút,
Ðừng
quá chậm rãi,
Ðọc
đừng quá to tiếng,
Ðừng
quá thì thầm,
Không
phải lúc nói năng
Không
để bị loạn động.
Ðà-la-ni 陀 羅 呢; S: dhāraṇī; cũng được gọi theo nghĩa là Tổng
trì (總 持), có nghĩa là »thâu nhiếp tất cả«; Câu kinh ngắn mang sức mạnh
siêu nhiên. Ðà-la-ni có thể là đoạn kết một bộ kinh, cũng có thể đại điện một
trạng thái tâm thức để khi hành giả niệm đến, có thể đạt đến tâm thức đó. Thông
thường Ðà-la-ni dài hơn Man-tra.
UPDATED June-10-2018
Bà nội tôi mất ,1950, nên tôi tụng-niệm cuốn Nghi-thức Tụng-niem Phổ-thông,có câu Thần-chú " Án ma Ni Hồng ", không hiêu ý-nghĩa ra làm sao ,nhưng có ... linh-nghiệm , như sau :
- 1/ Đêm Tết Mậu-thân, tôi thấy Tượng Thích-ca trên tòa-sen, và ánh-sáng trắng...như sét toàn bầu-trời !
- 2/ Đêm 31-10-1969 ,tôi nằm mộng thấy bổn-mạng của tôi : Quan Công ,có một sợi rầu dài má trái , sáng ra tôi nghĩ rằng sẽ có pháo-kích, Tiểu-khu Quãng Đức , và tối nay ,lễ Quốc-khánh 01-11-1969 !....đúng 10 giờ ,một quả đạn B 40 bay vào phòng ngủ của tôi !! hơi thuốc-nổ + đất-cát ...vào phổi , tôi nằm dưới gầm giường...,tháo các huy-hiệu..2 mai vàng (trung-úy),bên ngoài nhà, nghe VC bắn AK lên Tiểu-khu !..., nếu viên đạn B40 xuống thấp giường tôi...thì ..rồi-đời ..tôi !
Tôi kể lại một kinh-nghệm...tâm-linh :âm-dương huyền-bí !
Bác Sĩ Hoàng Đại May /VN