WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Sunday, April 2, 2017

TỔ TIÊN GÒ NỔI-THU BỒN

OUR ANCESTORS IN GÒ NỔI-THU BỒN
I- SÔNG THU BỒN.
Căn cứ theo không ảnh chụp từ vệ tinh của Google,sông Thu Bồn xuất phát từ Hồ Thuỷ Điện sông Tranh chảy qua Hòn Kẻm Đá Dựng tơi làng Vân Ly tách làm hai nhánh.
Nhánh rẻ qua bên phải chảy về hướng Nam gọi Sông Trước.Nhánh rẻ qua bên trái chảy về hướng Bắc gọi là sông Sau . 
Cầu Chiêm Sơn bắt qua sông Trước.Cầu Kỳ Lam bắt qua sông Sau.
Sông Trước là ranh giới giữa Quận Duy Xuyên bên hửu ngạn và quận Điện Bàn bên tả ngạn.



II-GÒ NỔI là tên của một vùng đất dài 10 km rộng 6 km nổi lên giữa hai nhánh sông Trước và sông Sau.  Gò Nổi thuộc quận Điện Bàn.
Trước năm 1955,Gò Nổi gồm có 18 làng có tên sau đây kể từ nguồn xuống.
Vân Ly xóm nam,Tư Phú tây,Tư Phú đông,La Kham,Thạnh Mỹ, Bảo An, Xuân Đài, Kỳ Lam xóm nam, Bến Đền tây, Bến Đền đông, Bàn Lãnh, Di Trận,Trừng Giang, Đông Bàn,Cẩm Lậu, Phú Bông,Hà Mật,Thi Lai.
                                           
                                                              
III-TỘC HỌ Ở GÒ NỔI.
1-Vân Ly xóm nam :
2-Tư Phú tây :
3-Tư Phú đông :
4-La Kham :
5-Thạnh Mỹ :
6-Bảo An
7-Xuân Đài : Họ Đòan Ngọc (Đoàn Ngọc Đông, Đoàn Ngọc Nam)
8-Kỳ Lam xóm nam :
9-Bến Đền tây :
10-Bến Đền đông :
11-Bàn Lãnh :
12-Di Trận :
13-Trừng Giang :
14-Đông Bàn :
15-Cẩm Lậu : Họ Dương Hiển ( Dương Hiển Mùi ,Dương Hiển Tiến),Họ Nguyễn (Nguyễn Minh )
16-Phú Bông : Họ Đoàn ( Đoàn Dục, Đoàn Thị Dưỡng)
17-Thi Lai : Họ Trần ( Trần Tại, Trần Thị Thùy )
18-Hà Mật : Họ Huỳnh (Huỳnh Thị Ngợi,thân mẫu của bà nội của Dương Hỉển Hẹ)
Dựa theo bản đồ không ảnh của Google, lúc viết tài liệu nầy, những tên làng cũ ngày xưa đã được thay thế bằng tên mới.Chỉ còn giử lại vài tên cũ như Bàn Lảnh, Cẩm Lậu.
Các làng Thi Lai, Hà Mật được thay bằng tên mới là Duy Đông.Các làng phía tây được đổi tên thành Thu Bồn và Phú Tây .Các làng phía bắc Bàn Lảnh đổi thành Nhị Kinh.
Các làng phía nam nằm ở ranh giới quận Duy Xuyên đổi tên thành Thọ Sơn và Thành Mỹ.


Tên các làng cũ xa xưa của Gò Nổi bị xoá bỏ hết và được đặt tên mới gồm 
có 3 xã Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong.
Mỗi xã được phân chia thành từng lô có đường đi ngăn cách.
Sau năm 1975, Huyện Điện Bàn có 15 xã. Riêng Gò Nổi có 3 xã đặt tên là Điện Quang, Điện Trung và Điện Phong.
Ngày 11 tháng 3 năm 2015,Huyện Điện Bàn được đổi tên là Thị Xã Điện Bàn gồm có 7 phường có tên :
 Phường Vĩnh Điện, phường Điện An, phường Điện Ngọc, phường Điện Nam Bắc, phường Điện Nam Trung, phường Điện Nam Đông và phường  Điện Dương.

Làng Phú Bông và làng Cẩm Lậu được nhập chung thành thôn Cẩm Phú thuộc xã Điện Phong.

                                                   -------------------------------

Thầy Giáo Nguyễn Đình Trí/VN viết.
06-4-2017.
Năm 2015 huyện Điện Bàn được đổi cấp là thị xã Điện Bàn gồm có 7 phường và 13 xã trực thuộc thị xã.
    -7 phường đó là : Điện Dương, Điện Nam đông, Điện Nam  trung, Điện Nam bắc, Điện Ngọc, Điện An và Vĩnh Điện
    - 13 xã đó là : Điện Hoà, Điện Thắng bắc, Điện Thắng trung, Điện Thắng nam, Điện Phước, Điện Thọ, Điện Hồng, Điện Tiến, Điện Minh, Điện Phương, Điện Trung, Điện Phong, Điện Quang.
  Như vậy mấy xã ở Gò Nổi vẫn còn tên xã chứ không được đổi tên Phường vì theo quan niệm của nhà cầm quyền những xã có nhiều dịch vụ công nghiệp thương mại thì đổi phường, còn những xã còn đa số là nông nghiệp thì vẫn giữ tên xã và vẫn trực thuộc thị xã.

Xã Điện Minh của tôi tuy sát cơ quan hành chánh thị xã Điện Bàn ( thành tỉnh Vĩnh Điện) nhưng dịch vụ thương mại chỉ một nhóm phía nam Vĩnh Điện còn lại là nông nghiệp nên vẫn giữ tên xã.

 IV-GÓP TRÍ NHỚ VỀ GÒ NỔI .                       
 GÒ NỔI ĐỔI TÊN PHÙ KỲ NĂM 1953
TRUNG NHÂN VIẾT.

“ Sông Thu Bồn, từ nguồn đổ về đến làng Giao Thủy, rẽ ra làm hai nhánh, một dòng về Kỳ Lam, một dòng về Kiểm Lâm, La Tháp (quê hương Bùi Giáng), tạo ra một vùng gò nổi hình cái thoi, bắt đầu từ làng La Kham đến chót dải đất là làng Hà Mật. Từ đó hai dòng sông nhập chung lại, chảy về cửa Đợi, qua thành phố Hội An, tỉnh lỵ Quảng Nam.

Vùng đất hình thoi này xưa kia dân chúng gọi là Gò Nổi, thuộc quận Điện Bàn. Đến năm 1953, tòa hành chánh tỉnh Quảng Nam lập ra khu hành chánh, ông Phan Vỹ là khu trưởng, đặt tên vùng gò nổi này là khu Phù Kỳ, và địa danh ấy vẫn giữ nguyên đến bây giờ.
Dân số Phù Kỳ khoảng chừng hai chục ngàn, sản sinh ra nhiều nhà cách mạng, văn hóa và khoa bảng.

Từ làng La Kham, một con đường đất rộng xuyên qua các làng Bảo An, Xuân Đài, Đông Bàn, Bàn Lãnh, Cẩm Lậu, Phú Bông, Thi Lai, An Trường và Hà Mật, dân chúng trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa, dệt vải. Một số ít trồng mía làm đường ở Bảo An. Thuở ấy, Phù Kỳ còn sản xuất một loại tơ may âu phục nổi tiếng trong nước là hàng tít-so bằng tơ tằm sợi lớn, càng cũ càng sáng nước ra, thanh niên Tây học ai cũng yêu thích. Khoảng thập niên 30, dân Nam Kỳ lục tỉnh ăn mặc đơn giản, đa số dùng lãnh đen hay lãnh Mỹ a, nhuộm mặc nưa. Loại lãnh này dệt bằng tơ tằm ở hai quận Duy XuyênĐiện Bàn mà khu Phù Kỳ là đông dân làm nghề dệt hơn cả. Tuy là nơi sản xuất, nhưng loại hàng này dệt ra không dùng ngay được mà phải đưa vào Hốc Môn, Tân Châu nhuộm, xong mới tung ra thị trường tiêu thụ là lục tỉnh Nam Kỳ, sau đó là Nam Vang, Cao Miên. Nhờ vào nguồn tiêu thụ rộng lớn đó, dân Phù Kỳ làm ăn phát đạt, giàu có và ngành dệt phồn thịnh nhất Quảng Nam. Năm 1940, đã có nhiều nhà cất theo kiểu Tây, ở Thi Lai, ông Võ Dẫn sầm xe Traction 11.

Nguyên do khiến tiểu công nghệ dệt phát triển là một sự việc khá lý thú. Trước kia dân chúng dệt lụa bằng tay, chân đạp, tay phóng thoi; ba hay bốn ngày mới được một cây lụa hai mươi thước. Đến khoảng năm 1927, một người Pháp muốn kinh doanh ngành dệt, mua một máy dệt bằng sắt, chở đến Hội An, nhưng vì nhiều lý do phức tạp đã không dùng được. Tình cờ ông Võ Dẫn (tức Cửu Diễn) xuống Hội An chơi, thấy cái khung dệt này. Tuy xuất thân chỉ là thợ dệt, học hành chẳng bao nhiêu, nhưng ông rất thông minh, chỉ nhìn qua khung dệt một lần, về nhà ông lấy gỗ mít đóng một khung cửi hoạt động tương tự như cái khung cửi sắt đó. Ông phối hợp cả gốc tre (làm tay đánh cái thoi), quai guốc da bò, niềng thép. Thay vì máy sắt chạy bằng điện, ông chế ra đạp bằng chân. Dệt tay mất ba, bốn ngày mới được một cây lụa, dệt đạp bằng chân chỉ tốn có một ngày. Làm thành công, sợ người bắt chước, ông lấy thùng thiếc đựng dầu hôi, cắt từng tấm đóng kín khung dệt, chỉ chừa những bộ phận không thể che dậy được. Thế mà có ông thợ mộc Nguyễn Thống, chuyên đóng khung dệt bán cho bà con, đến xem, và chỉ kê tai nghe tiếng máy chạy đều, vài tháng sau ông đã sản xuất ra hàng loạt khung dệt để bán. Từ đó tiểu công nghệ dệt phát triển nhanh chóng, đến nỗi tơ tằm địa phương sản xuất không đủ cung cấp cho khung dệt, phải ra Bắc vào Nam mua thêm tơ sợi.

Thời gian các ông Võ Dẫn Nguyễn Thống sáng chế ra cái trục quì để dệt hàng cẩm tự (ô vuông âm dương) và hàng có bông nổi, Phù Kỳ rất trù phú, tuy vùng quê nhưng nhà ngói nhiều hơn nhà tranh; Đà Nẵng, Hội An tuy thành thị cũng không bằng được!

Đến năm 1945, chiến tranh bùng nổ, nhà cháy, dân chúng phải tản cư, khung cửi tan tành. Một số chạy vào Sài Gòn, ngụ cư tại vùng Ngã Tư Bảy Hiền, dựng lại nghề dệt. Lúc bây giờ Ngã Tư Bảy Hiền còn là một vũng sình, lần hồi dân Phù Kỳ tập họp lại khá đông. Có thể nói, Ngã Tư Bảy Hiền là khu Phù Kỳ thứ hai vậy…………….."

V-DANH TIẾNG CỦA GÒ NỔI (Ngũ Phụng Tề Phi).
Năm 1898, triều đại vua Thành Thái vùng Gò Nổi có năm ông thi đậu Tiến Sĩ và Phó Bảng cùng một lược nên có bài vè được lưu truyền như sau.

“Nhân tài lỗi lạc Quảng Nam
Văn danh Minh Phụng vẽ vang tỉnh nhà.
Niên Canh Mậu Tuất lịch ta (1898)
Năm Ông ứng thi quê nhà Quảng Nam
Ngô Chuân ,Phạm Liệu, Phan Quang
Cùng Ông Phạm Tuấn một làng văn chương.
Kế liền Hiển Tiến họ Dương,
Người đều ca tụng sắc hương ai bì.
Ca rằng  < Ngũ Phụng Tề Phi. >
Năm Ông cùng đổ khoa thi một lần.

Ghi chú.
Niên hiệu Thành Thái thứ 10 năm Mậu Tuất .Năm Tiến Sĩ  đậu cùng một lúc thuộc tỉnh Quảng Nam. Ông Dương Hiên Tiến là con của Ông Chú ruột của Ông Dương Hiển Mùi.

Ông Dương Hiển Mùi (Được ban Hoành Phi Cửu Phẩm Triều Đình Huế) là Ông Nội của kỹ sư Dương Hiển Hẹ (người viết tài liệu nầy) là Ông Cố Nội của PhD Dương Hiển Vũ Hiệp và PhD Dương Vũ Thuý Quỳnh cư dân tại USA.
Muốn biết cửu phẩm là gì,xem quan chế Minh Mạng 1827 và sau nầy.

Ông Cố Nội của cô giáo Đoàn Thị Dưỡng là thầy dạy Ông Dương Hiển Tiến.

  Nhà của ông Cửu Diệp tại làng Cẩm Lậu,Gò Nổi Thu Bồn
Tên thật của ông là Dương Hiển Mùi nhưng dân làng lấy tên của người con
trưởng để gọi ông.Bên kia đường đối diện nhà là Lò Rèn của ông Chín Mây.

Bằng tốt nghiệp PhD gọi là Tiến Sĩ cấp cho Dương Hiển Vũ Hiệp
năm 1996 tại Trường Đại Học UCI.


VI-THI VĂN CỦA CON CHÁU GỐC GÒ NỔI.
Đoàn Thị Dưỡng 
30/03/2017
Trở̀ tìm lại dấu vết của thơ ấu.
Ký ức ngày thơ đã theo thời gian nhạt nhòa, lại thêm chiến tranh, dâu bể nên làm sao mà định vị được đâu là Thi Lai, Hà Mật, Phú Bông, Cẩm Lậu...

Năm 1980 khi trở về quê, em chỉ còn nhận ra vườn cũ nhờ bờ giếng hãy còn nguyên vẹn...Bên  tay phải ngôi nhà ông nội em có con đường mới mở.

Đường phía trước nhà không còn nữa, con đường ấymột hướng đến chợ Phú Bông, trước khi đến chợ quẹo phải là ra hướng Xuân Đài, khi nhỏ em có cô bạn cùng lớp cô ấy nói mình là cháu của cụ Hoàng Diệu..

Hướng ngược lại của con đường là 'lên' Cẩm Lậu, nơi em vẫn theo người chị nuôi họ Dương về nhà chỉ khi có giỗ chạp

Chưa đến nhà bà chị mà quẹo phải là đường ra đò Đèo, nơi có ghe đi Hội An, con đường này ngang lò rèn ông Chín Mây [nghe tên thôi chứ chưa bao giờ biết ông và lò rèn], bờ rào nhà ông có nhiều cây hoa trắng, ở quê gọi là hoa muối mà lúc nhỏ em không thích tên đó nên đặt là hoa không tên ! Muốn đi xe xuống Hội An thì ra đò Điện Bình, để đi bộ hay đi xe ra ngả ba Vĩnh Điện rồi đi xe đò xuống phố...con đường dọc theo sông  mỗi năm mỗi hẹp vì dòng sông bên lở bên bồi...
Bây giờ Gò Nổi có bao cầu nối, không cách biệt sao vẫn xa vời...

                       
                       GÒ NỔI
Bóng cầu nối nhịp những bờ xa,
Gò Nổi chẳng còn cách biệt mà !
Đường cũ đổi dời thôi mất hướng,
Vườn xưa thay chủ vắng tường hoa.
Đạn bom dâu bể quê bình địa,
Ký ức thời gian dấu nhạt nhòa.
Hà Mật, Phú Bông rồi Cẩm Lậu...
Nhớ thương chỉ biết nói cùng ta..
    Đoàn Th Dưỡng / Phú Bông

               HOẠ THƠ GÒ NỔI
Gò Nổi một thờ những xót xa
Chiến tranh xáo thịt đã gây mà
Còn đâu dấu tích miền tơ lụa
Xóa sạch tiềm năng đất gấm hoa
Sông nước đổi dòng tình lạc lõng
Xóm làng thay dạng nghĩa phai nhòa
Xuân Đài chốn cũ sao đành bỏ ?
 Canh cánh cõi lòng mãi nhắc ta.
        Đoàn Ngọc Nam / Xuân Đài

 MỘT GÓC LÀNG PHÚ BÔNG CÓ NHÀ THỜ HỌ ĐOÀN VẼ THEO TRÍ NHỚ .


Bản đồ một góc làng Phú Bông vẽ theo trí nhớ.






















XA CÁCH QUÁ LÂU MONG GẶP LẠI

Mang theo vn ni su !
Rng sâu anh chu đựng...
Để được mai anh v!
Thăm li người mình yêu…

Mai nầy anh sẽ về
Bước vội trên đường quê
Tìm thăm người em gái
Đã nguyện ước câu thề

Mai nầy anh sẽ về
Thăm lại phố
Hội xưa
Rêu phong từng mái ngói
Im lìm dưới cơn mưa

Anh nguyện anh sẽ về
Thăm lại gác trọ xưa
Nhìn qua người em gái                                       

Thường đứng bên rềm thưa

Rồi mai đây anh về
Đứng ven bờ sông Thu
Đi trên con đường cũ
Dấu chân xưa bụi mờ

Buồn bước chân anh về
Phố Hội không còn em
Đường cũ như bỏ quên
Đợi nắng rọi bên thềm

Như lạc bước chân mềm
Em giờ đã đỗi thay
Người thăng trầm vận nước
Bụi trần vương mắt cay…
 MILKYWAY / SPRING / USA      
   05-05-2017
UPDATE 25-May-2018


    UPDATED 9-June-2018  
NHỚ THƯƠNG QUÊ MẸ HẢI CHÂU  

Updated 11-Mar-2020
KỂ CHUYỆ̉N LƯU LẠI HẬU SANH
Ngày Tan Hàng Tại Chỗ. 
Chuyên viên Đặng Khải Nghĩa và kỹ sư Dương Hiển Hẹ từ Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuật Quân Nhu được biệt phái về phục vụ tại Phòng Trắc Nghiệm Vải Giấy / Viện Quốc Gia Định Chuẩn vào cuối tháng 3 năm 1975 nhờ Thứ Trưởng Bộ Canh Nông Đòan Minh Quan can thiệp với Bộ Quốc Phòng.
Cả hai vừa lảnh xong tháng lương đầu tiên thì xảy ra ngày tan hàng tại chỗ 30-4-1975.

 Hai cán bộ Lê Văn Nở và Đỗ Tám từ Bắc Việt vào tiếp thu Viện Quốc Gia Định Chuẩn được bàn giao từTổng Gíam Đốc Phí Minh Tâm .
Cán bộ Lê Văn Nở tập họp toàn thể nhân viên của Viện tuyên bố tất cả phải học tập cải tạo.
Nhóm họp tập tại chỗ lâu 3 ngày do 2 cán bộ Lê Văn Nở  Đổ Tám phụ trách.
Nhóm bắt buộc phải đi cải tạo tập trung được cán bộ Lê Văn Nở ký giấy gửi đi.
Trong nhóm bị cải tạo tập trung có Tổng Giám Đốc Phí Minh Tâm, Phụ tá giám đốc Quỳnh, Đốc Sự Quốc Gia Hành Chánh Tôn Thất Tuệ, chuyên viên Vũ Văn Ninh, chuyên viên Đặng Khải Nghĩa và kỹ sư Dương Hiển Hẹ. Riêng kỹ sư Nguyễn Võ Tiếp vì mang cấp bậc chuẩn uý nên không bị gởi đi trại tập trung nhưng phải bị quản lý tại công an địa phương.

Sau khi nhấn giấy giới thiệu đi cải tạo tập trung số 196/VQGĐC/VP ký ngày 23-6-1975 bởi kỹ sư Lê Văn Nở, kỹ sư Dương Hiển Hẹ không còn biết gì về Viện Quốc Gia Định Chuẩn nữa và .....tự nhủ với mình:

                             Chấm dứt từ đây, đời trẻ mình như thế !
                            Số phận ngày mai, đành phó mặc Trời cao


Đem giấy nây trình diện công an phường Cư xá Đô Thành
để lấy chữ ký xác nhận rồi tới trương Taberd  trình diện để bị nhốt tù
                                                               

Năm 1977 tất cả 3 sĩ quan QLVNCH biệt phái ( Đặng Khải Nghĩa, Vũ Văn Ninh và Dương Hiển Hẹ ) sau khi được thả ra từ trại cải tạo tập trung, giao về cho công an địa phương tiếp tục quản lý vì có nghề chuyên môn nên được thâu nhận lại bởi Giám Đốc Trương Ngọc Liễu để làm lại việc cũ theo hợp đồng lao động có thời hạn tại ph̀òng Trắc Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ Viện Định Chuẩn. 

Lúc nầy tên VQGĐC được đổi sang tên cũ còn ghi rỏ tại cổng Phòng Trắc Nghiệm Biên Hòa là  VIỆN ĐỊNH CHUẨN, cắt bỏ 2 chữ QUỐC GIA , trực thuộc Uỷ Ban Khoa Học  Và Kỹ Thuật Nhà Nước.

Đến cuối năm 1981.
* Hầu hết những nhân viên được lưu dụng đều bỏ Việ́n Định Chuẩn theo làn sóng vượt biên ra nước ngoài,.
* Viện Định Chuẩn đổi tên mới là Trung Tâm III trực thuộc Cục Định Chuẩn Đo Lường Chất Lượng Nhà Nước. 
* Kỹ sư Dương Hiển Hẹ được Gíam Đốc Nguyễn Hữu Thiện và Cục Phó Văn Tình cữ làm Trưởng Labor Kiểm Nghiệm Công Nghiệp Nhẹ / Trung Tâm III.

                                       Kỹ sư Dương Hiển Hẹ lảnh lương bậc 3/6 năm 1979        
Giữa năm 1982 kỹ sư Dương Hiển Hẹ xin nghĩ việc vì hòan cảnh gia đình, truyền nghề Materials Testing cho kỹ sư Nguyễn Thị Vân , rồi năm 1984 được chấp thuận rời VN đi định cư tại USA.

Vài năm sau 1982 có thêm 2 kỹ sư nữa  tên Đinh Nguyên Trình Giang và  Nguyễn Văn Tĩnh của Trung Tâm III được cho nghĩ việc để đi định cư tại Âu Châu theo diện đoàn tụ gia đình .

                                Năm 1984 kỹ sư Dương Hiển Hẹ giã từ VN.
                                       
Giã từ VN mang theo thương nhớ
Gò Nổi Thu Bồn quê nội tổ tiên
Mong người ở lại bình yên
Giang Sơn ba cõi gắn liền đừng quên.
                                                                             

                                          Trong thời gian chờ đợi chuyến bay đi định cư tại USA,
kỹ sư Dương Hiển Hẹ (left) làm thông dịch cho phái đòan JVA 
và làm Teacher Aid tại Trại Bataan,Phi Luật Tân năm 1984.
DARYL DANIELS in the picture(second from right) was the Teacher of the Teacher Aid Class

                                                                  

                                

HÌNH ÔNG NỘI CỦA KS DƯƠNG HIỂN HẸ (NGƯỜI VIẾT TÀI LIỆU NẦY)