WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Sunday, January 1, 2017

CHỖ LÀM AN TÂM TRONG KINH LĂNG GIÀ

KINH LĂNG GIÀ “SANKARA SUTRA” CÓ CHỖ LÀM AN TÂM.
Ngài SUZUKI DỊCH TỪ TIẾNG PHẠN RA TIẾNG ANH NHƯ SAU.

“Lord of Lakā, all that is in the world is devoid of work and action because all things have no reality, and there is nothing heard, nothing hearing.
 Lord of Lakā, all that is in the world is like an image magically transformed. This is not comprehended by the philosophers and the ignorant.
 Lord of Lakā, he who thus sees things, is the one who sees truthfully. Those who see things otherwise walk in discrimination; as they depend on discrimination, they cling to dualism. It is like seeing one's own image reflected in a mirror, or one's own shadow in the water, or in the moonlight, or seeing one's shadow in the house, or hearing an echo in the valley. People grasping their own shadows of discrimination (21) uphold the discrimination of dharma and adharma and, failing to carry out the abandonment of the dualism, they go on discriminating and never attain tranquillity,”

                           



Tỳ Kheo Thích Chơn Thiện và Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn dịch đọan kinh trên ra tiếng Việt như sau.

"Nầy chúa thành Lăng Già, mọi thứ gì ở trong đời nầy đêu không có tạo, không có tác vì hết thảy các sự vật đều không có thực tính và không có cái gì được nghe, không có cái gì nghe.
Nầy chúa thành Lăng Già, mọi thứ trên đời nầy đều giống như một hình ảnh được biến đổi một cách xảo diệu.Các triết gia và kẻ ngu không hiểu được như thế.
Nầy chúa thành Lăng Già, kẻ nào thấy sự vật theo như thế thì kẻ ấy là kẻ thấy đúng sự thực.Những ai thấy sự vật khác thế thì đấy là những kẻ ấy đi vào phân biệt ; vì họ tuỳ thuộc vào phân biệt nên họ chấp vào nhị biên.Đấy cũng như nhìn hình ảnh của chính mình phản chiếu trong gương, hay bóng của chính mình trong nước, hay trong ánh trăng, hay thấy bóng mình trong ánh đèn trong nhà, hay nghe một tiếng dội trong thung lũng.Người ta nắm níu những cái bóng của phân biệt của chính mình; duy trì sự phân biệt pháp và phi pháp và do không từ bỏ được như nguyện nên họ tiếp tục phân biệt và không bao giờ đạt được sự an tịnh."

HDG
                       **************************
KÍNH GỬI ĐẠI HUYNH SƯ GIÁC ĐẠO
NHIỆT TÌNH CẢM TẠ ĐẠI HUYNH SƯ VỀ NHỮNG CÂU THƠ MÀ ĐẠI HUYNH ĐÃ VIẾT VỀ KINH LĂNG GIÀ.

HÔM NAY LÀ NGÀY ĐẦU NĂM DƯƠNG LỊCH 2017, TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ THÊM MỘT TUỔI NỮA RẤT LỢI ÍCH CHO CHÚNG TA  NẾU TIẾP TỤC HỌC PHẬT KINH VÀ THIỀN TỊNH SONG TU.

TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI KỂ TỪ LÚC CÒN TUỔI  HỌC TRÒ VÀ SINH VIÊN, ĐỆ RẤT SAY MÊ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TÂM LINH TRONG CÁC TÀI LIỆU VIẾT BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP TẠI SAIGON .NHƯNG KHÔNG CÓ TÀI LIỆU NÀO GIÚP ĐỆ ĐƯỢC "TÂM AN ".

MÃI ĐẾN KHI ĐỆ HIỂU ĐƯỢC KINH LĂNG GIÀ THÌ ĐỆ MỚI ĐƯỢC "TÂM AN"

TRONG QUÁ KHỨ KINH LĂNG GIÀ ĐƯỢC DỊCH TỪ TIẾNG HOA SANG TIẾNG VIỆT BỞI 3 HOÀ THƯỢNG LÀ THÍCH THANH TỪ,THÍCH DUY LỰC VÀ THÍCH CHƠN THIỆN.
CÒN DỊCH TỪ TIẾNG PHẠN  SANSCRIT SANG TIẾNG ANH THỈ ̀ CÓ NGÀI SUZUKI.
CẢ 3 BẢN DỊCH NẦY HIỆN NAY ĐỆ ĐANG CÓ TRONG TỦ CHỨA KINH  SÁCH TRONG NHÀ.

HÒA THƯƠNG THÍCH THANH TỪ DỊCH CUỐN LĂNG GÌA TRONG ĐÓ CÓ LỜI CHÚ GIẢI CỦA THIỀN SƯ HÀM THỊ năm 1641.

NHỮNG AI ĐÃ HỌC PHẬT LÂU NĂM ĐỀU ĐỒNG Ý KINH LĂNG GIÀ RẤT KHÓ HIỂU NẾU KHÔNG HỌC DUY THỨC HỌC.NHƯNG KHI ĐÃ HIỂU Y CHỈ CỦA KINH LĂNG GIÀ THÌ HỌ KHÔNG MUỐN TỚI CHÙA PHẬT NỮA.

THEO GHI CHÚ TRONG KINH LĂNG GIÀ LANKARA SUTRA ĐƯỢC ĐỨC THẾ TÔN GIẢNG TRÊN NÚI CÓ TÊN LÀ LANKA NGOÀI BIỂN PHÍA NAM CỦA NƯỚC TÍCH LAN CEYLON DÀNH CHO QUÝ NGÀI BỒ TÁT NHƯ BỒ TÁT CÓ TÊN LÀ ĐẠI HUỆ VÀ CHÚA THÀNH LĂNG GIÀ TÊN LÀ RAVANA.

NGƯỜI CHƯA ĐẠT ĐƯỚC BỒ TÁT THÌ KHÔNG THỂ TỚI ĐÓ VÌ BIỂN LỚN BAO BỌC CHUNG QUANH PHẢI CÓ THẦN THÔNG MỚI LÊN ĐƯỢC NÚI ĐÓ.

BÂY GIỜ THÌ LÊN ĐƯỢC BẰNG MÁY BAY TRỰC THĂNG HIỆN ĐẠI NHƯNG KHÔNG THẤY CÓ NÚI LĂNG GIÀ ĐỂ LÊN...

KINH LĂNG GIÀ LÀM SÁNG TỎ NGHĨA CỦA KINH BÁT NHẢ ,KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN,KINH LĂNG NGHIÊM, KINH HOA NGHIÊM, KINH PHÁP HOA, KINH VIÊN GIÁC.

NHỮNG AI ĐÃ HIỂU KINH LĂNG GIÀ THÌ CHỈ CÒN  LO ĂN CHAY, TƯ DUY HẰNG NGÀY VÀ NIỆM PHẬT GỌI LÀ THIỀN TỊNH SONG TU  NHƯ ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY TRONG KINH VIÊN GIÁC VÀ KINH LĂNG NGHIÊM.

KÍNH CHÚC ĐẠI HUYNH SƯ GIÁC ĐẠO VÀ QUÝ BẠN ĐỒNG TU NĂM MỚI 2017 BÌNH AN.
     HDG
                      *****************************


A DI ĐÀ PHẬT

        Kinh Lăng Già Tâm Ấn Phật dạy :
Ta thừa phi đại thừa,          Phi thuyết cùng phi tự,
Phi đế phi giải thoát,          Phi cảnh giới có không !

Song thừa đại thừa này,    Được chánh quán tự tại,
Các thứ ý sanh thân,          Hoa trang nghiêm tự tại !


Đệ bát địa thời thấy pháp vô ngã,
Giác tự tâm hiện, cảnh giới đều huyễn,
Tự giác chiếu liễu thân tâm chuyển biến,
Hiện tất cả thân như trăng đáy nước !

Đứng trước gương soi thấy sắc thân,
Bóng trong gương biến mất không thân !
Bóng trăng soi đáy nước thanh tú,
Trăng bị mây che bóng nước không !


Tuy huyễn mà ta coi mộng thực ,
Nếu không trăng tất nhiên không bóng ?
Bóng trăng biến hiện vào hư không,
Cũng tựa sắc thân soi bóng gương !

Nhân dịp tân niên Dương lịch 2017, và Tết Nguyên Đán Đinh Đậu, thân gởi lòi chúc tốt lành đến quý vị, suốt năm nhiều may mắn hanh thông, cát tường như ý !


Sa môn Thích Giác Đạo LNQ.

                      *****************************


TÌM HIỂU KINH LĂNG GIÀ VIẾT THEO TÀI LIỆU ĐÃ CÓ.

Người viết bài nầy dựa theo tài liệu đã xuất bản năm 1987 và năm 1994.

Theo tài liệu nghiên cứu của Ngài Suzuki, Kinh Lăng Già dịch vào khoảng năm 113 bởi ngài Câu Na Bạt Đa La( GUNABHADRA) là bản kinh cổ nhất, rất phức tạp, rất khó khăn. Đó là bản kinh mà Ngài Huệ Khả đã nhận được từ tay Ngài Bồ Đề Đạt Ma coi như tâm ấn của Phật.

1-Dịch giả Thích Thanh Từ. Xuất bản năm 1975.

Đầu xuân 1975,xuất hiện Kinh Lăng Già Tâm Ấn có sớ giải của Thiền Sư Hàm Thị viết bằng tiếng Hoa được dịch ra tiếng Việt bởi Thiền Sư Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

Tài liệu cho biết Thiền sư Hàm Thị thuộc môn phái Tào Động, đời nhà Thanh bên Trung Hoa.Môn phái nầy du nhập vào Huế năm 1696 bởi Hoà Thượng tên là Thạch Liêm người gốc tỉnh Giang Tây Trung Hoa.
Chúa Nguyễn sai Hòa Thương Nguyễn Thiều sang Trung Hoa thỉnh Ngài Thạch Liêm về ngự tại chùa Thiên Mụ ở Huế để dạy đạo.Sau hai năm ở Huế, Ngài Thạch Liêm trở về lại Trung Hoa.Di tích lịch sử nầy còn ghi lại tại chùa Thiên Mụ Huế.

Năm 1645 Ngài Kim Vô cùng với chư đệ Thạch Giám đã đến Lảnh Nam để thưa hỏi Ngài Hàm Thị về Duy Thức học rồi thỉnh Ngài sớ giải. Chưa tìm được tài liệu viết về Ngài Kim Vô và Ngài Thạch Giám.

Trong cuốn kinh Lăng Già Tâm Ấn, sớ giải của Ngài Hàm Thị gồm ba phần.

Phần tự giới thiệu về Ngài, phần tổng luận và phần sớ giải viết dưới lời Đức Phật dạy và lời thưa hỏi của Ravana chúa thành Lăng Già và của Đại Huệ Bồ Tát(Mahamati) .

Khi dịch kinh từ tiếng Hoa ra tiếng Việt, Hòa Thương Thích Thanh Từ có viết trong lời tựa câu Độc giả thông được bài tổng luận coi như nắm được yếu chỉ bộ Kinh Lăng Già

2-Dịch giả Thích Duy Lực. Xuất bản năm 1994
Dịch giả viết trong lời tựa  “Yếu chỉ của Kinh nây là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo,...

3-Ngài Suzuki viết :

Chủ đề của Kinh Lăng Già là khai thác nội dung của Ngộ, nghĩa là cảnh giới tự giác của đức Phật, và cũng là chân lý tối thượng của Đại Thừa giáo. Lạ thật, hầu hết các học giả nghiên cứu kinh này đều không mấy quan tâm đến điểm chủ yếu ấy, thường chỉ nhấn mạnh về năm pháp, ba tự tánh của thực tại, tám thức và hai cái không của tự ngã (42)..........

Cuối chương Phật xác định lại giáo lý tự giác, tức sự Chứng Đạo của Phật, như vầy:

Đó cũng như nhìn thấy bóng mình trong gương hoặc trên nước, cũng như nhìn bóng mình trong ánh trăng hoặc ánh đèn, lại nữa, cũng như nghe tiếng nói của mình dội lại trong thung lũng; hễ vọng cầu thì có vọng tưởng phân biệt phải trái; hễ có phân biệt phải trái thì không thoát khỏi thế kẹt hai đầu, tự nhiên chấp cái phải, nên tinh thần không thể “tịnh” được. Tịnh có nghĩa là lắng sạch hết sở cầu (hoặc hòa đồng với muôn vật); và lắng sạch hết sở cầu có nghĩa là đi sâu vào định, tự đó phát sanh thánh trí tự giác, và đó tức là Như Lai Tạng: Tathagatagarba.” 


TÌM HIỂU CÂU :

Tâm của Phật tợ như bóng hiện ra trong gương sáng.”

Người viết bài nầy sau nhiều năm tư duy Phật Kinh đã nhận ra ý chỉ của
 Kinh Lăng Già như sau muốn góp ý tóm gọn với quý bạn đạo.

-Tâm của Phật gọi là Thanh Tịnh Như Lai, là Phật Tánh, là Như Lai Tàng tỉ như gương tròn sáng bao trùm tất cả như hư không.

-Tât cả mọi người đều có cảm nhận giống nhau “Ta đang hiện hửu và
 không biết gọi là vô minh” chỉ xuất hiện khi có sự gặp nhau giữa
căn thân và trần cảnh mà thôi.
Nếu thiếu căn thân hoặc thiếu trần cảnh thì không có ta đang hiện hửu.

-Khi ôm lấy vô minh cho là ta hay là ngã của ta hoặc là linh hồn của ta thì đối
 tượng thường được gọi là ngã sở gồm có căn thân và trần cảnh chính là
bóng của ta, là bóng của vô minh hoặc của  trong gương Thanh Tịnh Như Lai.

Hoà Thương Thích Thanh Từ dịch Lăng Già Tâm Ấn.
Trang 244-245.

Ngài Hàm Thị viết: “Cảnh giới hiện ra là do mê nên tự tâm vọng hiện ra.
Giác cái mê thì mê diệt, giác chẳng sanh ra mê.Tâm, cảnh trong ngoài một
 lúc thanh tịnh.
Đây là hiển bày bí mật, ba đời Như Lai đồng một tâm yếu.Ngàn đời ghi chép
nêu cao”.

Như lai thấy rỏ tự tánh nên vọng tưởng chẳng sanh.Không tâm năng phược
cũng không cảnh sở phược; năng sở đều dẹp mới là giải thoát.Nếu có cảnh sở
 phược ắt có tâm năng phược”

Trang 311.
“Gương dụ tự tâm.Bóng dụ tất cả cảnh giới sắc tâm do tự tâm hiện ra.Tâm cùng
 cảnh tánh nó không hai...”

                                       -----------------------------
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dịch Hán Việt .
Phẩm Di Giáo.Trang 566 trong cuốn số 2.Ấn bản năm 2511 Phật Lịch.

“Cội gốc sự khổ từ vô minh khởi lên.Dùng huệ bát nhã hiển bày tánh tịnh,quán sát kỹ cội gốc thì dứt được tội lổi trong ba cõi.Vì cội gốc vô minh dứt nên vô minh dứt, vô minh dứt thì hành dứt, nhẫn đến lão tử ưu bi khổ não đều dứt.

Lúc được quán niệm nầy, nhiếp tâm đứng dừng thì được nhập tam muội, do sức tam muội được sơ thiền, lần lượt nhập tứ thiền, không rời chánh niệm, luôn luôn tu tập như vậy, rồi sau sẽ tự được chứng thương quả thoát khỏi khổ trong ba cõi......

Nầy ANAN ! Đức Như Lai là đấng chơn ngữ nói lời thành thật, đây là lời phó chúc tối hậu,các ông phải y theo tu hành.”
 
                                        -----------------------------

Ngài Thiền Sư Mahasi Sayadaw,Nam Tông trong Cuốn Vô Ngã Tướng.
(The Great Discourse On Not Self.)

Ngài so sánh tâm của người ngồi thiền tỉ như gương soi không di chuyển
từ xa tới gần và từ gần ra xa.

“The mediator who notes every phenomenon of seeing, hearing,
smelling, tasting, touching and thinking knows with his own knowledge
that the mind from afar does not come nearer; the near mind does not
 go afar.
At respective moments of arising, they cease and pass away.”
còn tiếp

Henry Dương