WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Wednesday, January 11, 2017

THÁNH THẤT CAO ĐÀI ORANGEWOOD QUẤN CAM CALIFORNIA.-TÓM LƯỢC

CAO ĐÀI TEMPLE IN ORANGE COUNTY CALIFORNIA
1-Tóm lược lịch sử Đạo Cao Đài.
Đạo Cao Đài phát sinh từ cầu cơ do nhóm công chức người Việt Nam phục vụ trong chính quyền của thuộc địa Pháp đã thực hiện.
Nhóm công chức gồm có ba người đầu tiên là quý Ông Phạm Công Tắc, Cao Hòai Sang và Cao Huỳnh Cư đã dùng phương pháp cầu cơ bằng cách xoay bàn rất đơn giản để cầu Tiên xin toa thuốc chữa bịnh hoặc để tiếp xúc với vong linh xin hoạ thi thơ và học hỏi văn chương nhưng bất ngờ đã tiếp xúc được với một đấng vô hình tự xưng là AĂÂ vào khõang thương tuần tháng sáu năm Ất Sữu (tháng 7 năm 1925).
*Cầu cơ theo phương pháp Xoay Bàn.
Mất nhiều thì giờ vì chậm chạp.
Kê chiếc bàn có bốn chân thành gập ghềnh với hai chân cao khoãng 3 cm.
Hai người gọi là hai đồng tử ngồi đối diện nhau và up bàn tay trên mặt bàn.
Khoãng 10-15 phút chiếc bàn tự chuyển động, dở lên rồi đặt xuống cho biết có đấng vô hình xuất hiện.
Hai vị đồng tử đặt khẩu ước với đấng vô hình :
Nhịp một lần là chữ A.Nhịp 2 lần là chữ Ă.Nhịp 3 lần là chữ Â.Nhịp 4 lần là chữ B
Nhịp 5 lần là chữ C.Tăng dân số nhịp cho đủ 24 chữ cái alphabet.
Khi bàn ngưng nhịp thì người ngồi ngòai viết chữ đã nhịp, rồi ghép các chữ lại thành danh từ, ghép các danh từ thành câu và thành bài.
Qua nhiều lần cầu cơ như vậy, đồng tử trở nên quen thuộc nhanh lẹ hơn lúc ban đầu, đã tiếp xúc được với một đấng thiêng liêng tự xưng AĂÂ và nói rằng :
“Ta phải hạ mình là một Chơn linh thường, để cảm hóa các con.”
*Cầu cơ theo phương pháp PHÒ CƠ.
Đến ngày 15 tháng 12 năm 1925, Đức Thương Đế dạy phải lập bàn thờ Vọng Thiên Cầu Đạo và dùng phương pháp gọi là PHÒ CƠ để tiếp xuc với Ngài.
Phương pháp nầy phải dùng Đại Ngọc Cơ (Xem photo) gồm những thành phần như sau.
       
 Một cái giỏ đan bằng tre, một cần dài bằng cây dương liễu hay cây Dâu.
 Đầu cần chạm hình con chim Loan và có cài một cây but làm bằng mây để viết chữ xuống mặt bàn.
Hai người đồng tử cầm hai bên miệng giỏ.Chỉ chờ đợi trong vài phút thì có một đấng thiêng liêng vô hình huy động Đại Ngọc Cơ viết ra chữ.
Đêm 24-12-1925, đấng AĂÂ tự xưng là “NGỌC HÒANG THƯỢNG ĐẾ viết CAO ĐÀI TIÊN ÔNG ĐẠI BỒ TÁT MA HA TÁT GIÁO ĐẠO NAM PHƯƠNG” và đã cho một bài thi như sau.
“Muôn kiếp có ta nắm chủ quyền,
Vui lòng tu niệm hưởng ân Thiên.
Đạo mầu rưới khắp nơi trần  thế,
Ngàn tuổi muôn tên giữ trọn biên.”
Dùng phương pháp Đại Ngọc Cơ, Đạo Cao Đài đã tiếp nhận rất nhanh và rất nhiều tài liệu đang có hiện nay từ Đức Cao Đài Thượng Đế và từ các Đấng Phật,Thánh, Tiên.
Tất cả những bài gíang cơ được xếp chung trong một cuốn tài liệu có tên là THÁNH NGÔN HIỆP TUYỂN.
Đọc THÁNH NGÔN HIẾP TUYỂN sẽ tìm thấy những bài giáng cơ sau đây.
-Gíang cơ dạy cách thờ phương, cúng tứ thời và lý do thờ cúng.
-Giáng cơ dạy cách tổ chức, quản lý và phổ độ Đạo Cao Đài.
-Gíang cơ ban cho Kinh Thế Đạo.
-Giáng cơ dạy cách may Đạo Phục của chức sắc.
-Giáng cơ dạy lễ nghi và luật đạo.
-Gíang cơ dạy cách tu THƯỢNG THỪA,Tu TIÊN ĐẠO.
-Giáng cơ dạy cách TU HẠ THỪA.
-Giáng cơ dạy VŨ TRỤ và NHƠN SANH QUAN.
-Giáng cơ ngày 20-1-1927 của Đức Lý Thái Bạch chỉ dạy Đầu Sư Thái Thơ Thanh tìm đúng chỗ để xây cất Tòa Thánh tại Tây Ninh.
-Giáng cơ ngày 27-2-1927 của  Đức Lý Thái Bạch chỉ dạy Phạm Hộ Pháp, Cao Thương Phẩm và hai người tên là Bính và Thanh biết rỏ mô hình kiến trúc và kích thước xây cất Tòa Thánh Tây Ninh.(Khởi công năm 1933,hòan thành năm 1945).
Một đọan sau đây trích ra từ bài gíang cơ của Đức Lý Thái Bạch ngày 27-2-1927.
Ngài tự xưng là Lão nhưng danh hiệu thiên tôn của Ngài là “Lý Đại Tiên Trưởng Kiêm Giáo Tông Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ“.
“....Thánh thất tạm phải cất ngay miến đất trống.Còn Hiệp Thiên Đài phải cất trước Thánh Thất Tạm.Đạo hửu lại,biểu khai phá đám rừng trước miếng đất ấy.
Như vậy ngay trung tâm rừng cách miếng đất trống chừng ba tấc rưỡi,đóng một cây cọc,đó Hiệp Thiên Đài như vậy. Ngoài bàu Cà Na (Động Đình Hồ) vô chừng 50 m,đóng một cây nọc ranh phía Ao Hồ trở vô chừng 70m,đóng cây nọc ấy là khuôn viên Tòa Thánh.Lão dặn, từ cây nọc bên phía miếng đất trống phải đo vô bàu Cà Na 27m Lang Sa nghe à! Từ vuông 27m mỗi góc của Đài Bát Quái,bề cao 9m; hình nóc mô lên,chỉ tám góc cho phân minh,trên đầu Đài phải để cây đèn màu xanh,kế nữa là Chánh Điện,bề dài 81m, bề ngang27m,hai tầng,mỗi tầng 9m,hai bên Hiệp Thiên Đài,bên măt thì có Lôi Âm Cổ Đài,bên tả thì có Bạch Ngọc Chung Đài.Lão phải vẽ mới đặng.
Hộ Pháp,Thương Phẩm nội trưa nay phải cắm một cây viết vào đầu cơ,lấy một miếng giấy lớn vào điện phò loan cho Lão vẽ.
Bính,Thanh phải có mặt,còn kỳ dư không cho ai vào Điện hết,nghe à ! Phải mua miệng đất Bàu Cà Na làm Động Đình Hồ..”
Tóm lại mô hình kiến trúc và kich thước xây cất Tòa Thánh Tây Ninh hòan tòan do cơ bút của Đức Lý Thái Bạch trực tiếp điều khiển.
Bài giáng cơ ngày 24-10-1926 của Đức Cao Đài Thượng Đế.
(15 tháng 9 năm Bính Dần)
Từ đây nòi giống chẳng chia ba.
Thầy hiệp các con lại một nhà.
Nam, Bắc cùng rồi ra Ngoại quốc,
Chủ quyền Chơn Đạo một mình ta.
2- Thánh Thất Cao Đài Orangewood Tại Orange County.
Đây là một thánh thất Cao Đài duy nhứt đã xây cất tại Orange County bang California dựa theo mô hình số 4 của TòaThánh Tây Ninh Việt Nam.
Năm 1999,PhD Nguyễn Phúc Chân (Khoá 2/CĐ/NLS) mua được ngôi nhà số 8791 đường Orangewood thành phố Garden grove CA 92841, giá $330,000 USD.
Ngôi nhà xây cất năm 1919, có 3 phòng,một bathroom, rộng 1,218 sqf , có lô đất diện tích 40,222 sqf.
PhD Chân trả trước (down payment)$70,000 USD,vay ngân hàng AccuBanc Mortgage Corporation $260,000 USD, trả nợ vay ngân hàng bắt đầu từ ngày 01-03-1999 tới ngaỳ 01-02-2029.

Ngày 23-12-2000, nợ ngân hàng $255,000 USD trả trong 25 năm.Mỗi tháng Ban Trị Sự Đạo và đồng đạo góp trả $1680 USD
Khi xin phép xây cất thánh thất, thành phố Garden Grove yêu cầu lô đất phải có đủ diện tích một acre (43,560 sqt) mới cứu xét giấy phép nên PhD Chân phải mua thêm một miếng đất nhỏ của người hàng xóm bên cạnh với phí tổng tổng cộng $39,508.72 USD.
 Sau khi đã trả tổng cộng $109,508.72 USD và được cấp bằng khóan nhà đất gọi là GRANT DEED ngày 13-7-2000, PhD Nguyễn Phúc Chân đem GRANT DEED hiến tặng Ban Trị Sự Đạo Cao Đài để họ có thể lo việc xây cất thánh thất và chịu trách nhiệm trả nợ vay ngân hàng theo cam kết.
Judge Nguyễn Trọng Nho(Kỹ sư Thuỷ lâm khoá 2/CĐ/NLS) đã hỉ hiến $15,000 USD để xây dựng cổng tam quan của thánh thất.
GRANT DEED
Recorded in official Records,County of Orange, Gary Granville,Clerk-Recorder.
20000495580 12.51pm 09/21/00 115 33 G02 2
FOR A VALUABLE CONSIDERATION,receipt of which is hereby acknowledged, Chan P.Nguyen and Tho P.Nguyen, husband and wife, hereby GRANT(S) to DAI DAO TAM KY PHO DO-TOA THANH TAY NINH,a non-profit corporation.Date July 13,2000 .
PROPERTY VALUE NOTICE.
Santa Ana CA 92702-0149. Date 07/11/01. Land 249,883. Improvements 50,110. Total Assessed Value 300,000
PHÍ TỔN XÂY CẤT.
Ngày 27-11-2005, Ban Xây dựng bắt đầu khởi công xây cất sau khi đã trải qua rất nhiều trở ngại do sự chống đối của 200 người cư dân địa phương.Người lảnh đạo chống đối là Frank Fedak,57 tuổi sinh sống tại địa phương đã 35 năm.
Trước ngaỳ khởi công xây cất, tiền mặt bắt buộc phải có trong ngân hàng đầy đủ theo bản chiết tính và phải hoàn thành xây cất trong vòng một năm thì mới được thành phố Garden Grove cấp giấy gọi là Building Permit.

Có tổng cộng 10 Building Permits nghĩa là công trình xây cất gồm 10 giai đọan và đã phải đóng lệ phí gọi là Permit Fees tổng cộng $55,965.82 USD vào ngày 27-9-2005.
Mỗi bản có tên là PERMIT PROJECT/SITE/BUILDING DESCRIPTION.
Mỗi giai đọan khi hòan thành xong phải có chuyên viên của thành phố tới kiểm soát cho thông qua mới được phép xây cất giai đọan kế tiếp.
Công trình xây cất đã hòan thành vô cùng tốt đẹp vào ngày 08 tháng 9 năm 2007.Ba tháp cao của Thánh Thất chỉ được phép ở mức 30 feet theo lệnh của thành phố đề phòng động đất.
Phí tổn xây cất khoãng $2,200,000 USD.Có bốn nhà thầu xây cất đã tham dự đấu thầu.
Năm 2014,Ban Trị Sự Đạo Cao Đài Orangewood đã trả xong nợ vay ngân hàng.
Người viết bài nầy là hội viên của Đạo Cao Đài Orangewood đang có tất cả những tài liệu nêu trên.
                 -----------------------------------------------------------

    Hiền Huynh PhD NGUYỄN PHÚC CHÂN
                  Qua đời ngày 17-7-2006 thọ 68 tuổi 
Kỹ Sư Chăn Nuôi (Khoá 2/CĐ/NLS/Sài Gòn), Cao học Kinh Tế (USA), PhD (USA), nguyên
 Chuyên Viên Nha Giáo dục Nông Nghiệp/Saigon. 
Từ 1977 đến 1987, chuyên viên cố vấn nông nghiệp ở các nước Senegal,
 
Mauritania, Chad, Zaire tại Châu Phi do USAID và World Bank tài trợ.
 
                     ------------------------------------------------------------------ 
CÚNG TỨ THỜI VÀ KINH NGHIỆM RIÊNG BẢN THÂN CỦA NGƯỜI VIẾT BÀI NẦY .
Người có đạo Cao Đài không bị bắt buôc phải đi cúng tứ thời. Nhưng người có đạo Cao Đài hay người không có đạo nào hết hoặc có đạo khác nếu có đi cúng sẽ cảm thấy thân rất khoẻ, tâm rẫt an lạc thơ thới sau mỗi lần cúng xong.Kính mời trắc nghiệm thử.

Đức Hộ Pháp của Đao Cao Đài Tây Ninh đã trông thây như sau khi Ngài đứng nhìn những người đang cúng tứ thời:

“ QUA trên Ngai,QUA thấy trên Nê Hòan Cung của mấy em,nếu định tâm, thì có một hào quang xung lên đều đều,moị người đêu có cả hào quang đó, có một vị Phật ôm hết đem vào Bát Quái Đài,hiệp với đạo hào quang trong quả Càn Khôn,đọan đem trở ra bao trùm chỗ ngồi của mấy em,mà mấy em không thấy được,cho nên khi mấy em hầu lễ,nếu biết hưởng cái ơn Thiêng Liêng ban cho đó,thì tinh thần được an tịnh,hạnh phúc biết bao... ”
(Lời Thuyết Đạo Của Đức Hộ Pháp Năm 1948-Trang 15)

Kinh Cúng Tứ Thời gồm có 10 bài.
Niệm Hương,Khai Kinh, Ngọc Hòang Thượng Đế,Thích Giáo,Tiên Giáo,Nho Giáo, Bài Dâng Hoa, Bài Dâng Rượu, Bài Dâng Trà,Ngũ Nguyện.

Người có đạo Cao Đài nên học thuộc lòng những bài kinh đó khi muốn cúng.Nếu ai không thể học thuộc thì khi cúng phải lắng nghe những đồng đạo chung quanh đọc kinh, không nghĩ gì khác và mắt tập trung nhìn vào Thiên Nhản trên bàn thờ.Đó là một cách thiền tịnh rất hửu hiệu theo kinh nghiệm của đồng đạo Cao Đài.

----------------------------------


GIÁNG CƠ BẰNG TIÊNG PHÁP THAY CHO TIẾNG VỊÊT KHI CÓ NGƯỜI PHÁP HẦU ĐÀN.
Thí Dụ
Ngày 8  Juin 1926.
Có hai người Pháp hầu đàn nên Đức Cao Đài giáng cơ như sau.
CAO DAI, LE TRÈS HAUT.
O ! Race bénite, je vais satisfaire ta curiosité,Humains savez vous d’òu vous veniez ?
Parmi toutes les créatures existantes sur ce globe terrestre vous êtes les plus bénis ; je vous élève jusqu’à Moi en esprit et en sagesse.Vous  avez toutes preuves pour vous reconnaitre par promotion céleste.....
...........
Le Christ ne revient qu’ensuite.

Au revoir...Vous apprendez encore beaucoup de choses auprès de mes disciples.

còn tiếp

NGƯỜI VIẾT TÀI LIỆU NẦY.

Kỹ sư Dương Hiển He AKA Henry H Dương (Khóa 3/CĐ/NLS/K19/SQ/TBTĐ/VNCH)  


Công việc đã đảm nhận :
  • Viết tiêu chuẩn các mặt hàng vải vóc,giấy gổ,kim loại,và quân trang dụng
  • Thực hiện trắc nghiệm kiểm tra chất lượng theo tiêu chuẩn đã sọan thảo của Quân Nhu, tiêu chuẩn Liên Bang Mỹ , tiêu chuẩn Nhật JIS và tiêu chuẩn Pháp .
  • Thanh tra sãn xuất quân trang dụng và thực phẫm với tính cách chuyên viên kỹ thuật.
  • Làm hội viên kỹ thuật trong hội đồng kiểm thâu cùng với Cục Mãi Dịch Quân Đội .
  • Hội viên trong hội đồng sọan thảo tiêu chuẩn quốc gia của Viện Quốc Gia Định Chuẩn
  • Viết dự án đặt mua máy trắc nghiệm hằng năm.
  • Thực hiện trắc nghiệm dã chiến bằng cách đề cử sĩ quan chuyên viên tới các đơn  vị chiến đấu.
  • Tìm hịểu ưu khuyết điểm của quân trang dụng và thực phẫm.để có kế họach cải tiến.
Với nhiệm vụ được giao phó,TTKSKT/QN cần phải có những sĩ quan có ngành nghề chuyên môn bậc
 đại học thông thạo ít nhất một ngoại ngữ Pháp hoặc Anh để tham khảo xử dụng tài liệu kỹ thuật
 nước ngoài và bậc trung cấp kỹ thuật.Sau một thời gian phục vụ,các sĩ quan cần được gửi ra nước 
ngoài tu nghiệp để có thể đáp ưng kịp với trình độ tiến bộ của thế giới.
Ba cơ quan sau đây đã giúp TTKSKT/QN trong công tác tu nghiệp sĩ quan  :
  • Procurement Test Facility-US Army Agency,Yokohama,Japan
  • US Army Natick Laboratories,Natick,Mass.01760,USA
  • Defense Personnel Support Center, Philadelphia,USA 

Sunday, January 1, 2017

CHỖ LÀM AN TÂM TRONG KINH LĂNG GIÀ

KINH LĂNG GIÀ “SANKARA SUTRA” CÓ CHỖ LÀM AN TÂM.
Ngài SUZUKI DỊCH TỪ TIẾNG PHẠN RA TIẾNG ANH NHƯ SAU.

“Lord of Lakā, all that is in the world is devoid of work and action because all things have no reality, and there is nothing heard, nothing hearing.
 Lord of Lakā, all that is in the world is like an image magically transformed. This is not comprehended by the philosophers and the ignorant.
 Lord of Lakā, he who thus sees things, is the one who sees truthfully. Those who see things otherwise walk in discrimination; as they depend on discrimination, they cling to dualism. It is like seeing one's own image reflected in a mirror, or one's own shadow in the water, or in the moonlight, or seeing one's shadow in the house, or hearing an echo in the valley. People grasping their own shadows of discrimination (21) uphold the discrimination of dharma and adharma and, failing to carry out the abandonment of the dualism, they go on discriminating and never attain tranquillity,”

                           



Tỳ Kheo Thích Chơn Thiện và Cư Sĩ Trần Tuấn Mẫn dịch đọan kinh trên ra tiếng Việt như sau.

"Nầy chúa thành Lăng Già, mọi thứ gì ở trong đời nầy đêu không có tạo, không có tác vì hết thảy các sự vật đều không có thực tính và không có cái gì được nghe, không có cái gì nghe.
Nầy chúa thành Lăng Già, mọi thứ trên đời nầy đều giống như một hình ảnh được biến đổi một cách xảo diệu.Các triết gia và kẻ ngu không hiểu được như thế.
Nầy chúa thành Lăng Già, kẻ nào thấy sự vật theo như thế thì kẻ ấy là kẻ thấy đúng sự thực.Những ai thấy sự vật khác thế thì đấy là những kẻ ấy đi vào phân biệt ; vì họ tuỳ thuộc vào phân biệt nên họ chấp vào nhị biên.Đấy cũng như nhìn hình ảnh của chính mình phản chiếu trong gương, hay bóng của chính mình trong nước, hay trong ánh trăng, hay thấy bóng mình trong ánh đèn trong nhà, hay nghe một tiếng dội trong thung lũng.Người ta nắm níu những cái bóng của phân biệt của chính mình; duy trì sự phân biệt pháp và phi pháp và do không từ bỏ được như nguyện nên họ tiếp tục phân biệt và không bao giờ đạt được sự an tịnh."

HDG
                       **************************
KÍNH GỬI ĐẠI HUYNH SƯ GIÁC ĐẠO
NHIỆT TÌNH CẢM TẠ ĐẠI HUYNH SƯ VỀ NHỮNG CÂU THƠ MÀ ĐẠI HUYNH ĐÃ VIẾT VỀ KINH LĂNG GIÀ.

HÔM NAY LÀ NGÀY ĐẦU NĂM DƯƠNG LỊCH 2017, TẤT CẢ CHÚNG TA ĐỀU CÓ THÊM MỘT TUỔI NỮA RẤT LỢI ÍCH CHO CHÚNG TA  NẾU TIẾP TỤC HỌC PHẬT KINH VÀ THIỀN TỊNH SONG TU.

TRONG MỘT THỜI GIAN DÀI KỂ TỪ LÚC CÒN TUỔI  HỌC TRÒ VÀ SINH VIÊN, ĐỆ RẤT SAY MÊ TÌM HIỂU VẤN ĐỀ TÂM LINH TRONG CÁC TÀI LIỆU VIẾT BẰNG TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG PHÁP TẠI SAIGON .NHƯNG KHÔNG CÓ TÀI LIỆU NÀO GIÚP ĐỆ ĐƯỢC "TÂM AN ".

MÃI ĐẾN KHI ĐỆ HIỂU ĐƯỢC KINH LĂNG GIÀ THÌ ĐỆ MỚI ĐƯỢC "TÂM AN"

TRONG QUÁ KHỨ KINH LĂNG GIÀ ĐƯỢC DỊCH TỪ TIẾNG HOA SANG TIẾNG VIỆT BỞI 3 HOÀ THƯỢNG LÀ THÍCH THANH TỪ,THÍCH DUY LỰC VÀ THÍCH CHƠN THIỆN.
CÒN DỊCH TỪ TIẾNG PHẠN  SANSCRIT SANG TIẾNG ANH THỈ ̀ CÓ NGÀI SUZUKI.
CẢ 3 BẢN DỊCH NẦY HIỆN NAY ĐỆ ĐANG CÓ TRONG TỦ CHỨA KINH  SÁCH TRONG NHÀ.

HÒA THƯƠNG THÍCH THANH TỪ DỊCH CUỐN LĂNG GÌA TRONG ĐÓ CÓ LỜI CHÚ GIẢI CỦA THIỀN SƯ HÀM THỊ năm 1641.

NHỮNG AI ĐÃ HỌC PHẬT LÂU NĂM ĐỀU ĐỒNG Ý KINH LĂNG GIÀ RẤT KHÓ HIỂU NẾU KHÔNG HỌC DUY THỨC HỌC.NHƯNG KHI ĐÃ HIỂU Y CHỈ CỦA KINH LĂNG GIÀ THÌ HỌ KHÔNG MUỐN TỚI CHÙA PHẬT NỮA.

THEO GHI CHÚ TRONG KINH LĂNG GIÀ LANKARA SUTRA ĐƯỢC ĐỨC THẾ TÔN GIẢNG TRÊN NÚI CÓ TÊN LÀ LANKA NGOÀI BIỂN PHÍA NAM CỦA NƯỚC TÍCH LAN CEYLON DÀNH CHO QUÝ NGÀI BỒ TÁT NHƯ BỒ TÁT CÓ TÊN LÀ ĐẠI HUỆ VÀ CHÚA THÀNH LĂNG GIÀ TÊN LÀ RAVANA.

NGƯỜI CHƯA ĐẠT ĐƯỚC BỒ TÁT THÌ KHÔNG THỂ TỚI ĐÓ VÌ BIỂN LỚN BAO BỌC CHUNG QUANH PHẢI CÓ THẦN THÔNG MỚI LÊN ĐƯỢC NÚI ĐÓ.

BÂY GIỜ THÌ LÊN ĐƯỢC BẰNG MÁY BAY TRỰC THĂNG HIỆN ĐẠI NHƯNG KHÔNG THẤY CÓ NÚI LĂNG GIÀ ĐỂ LÊN...

KINH LĂNG GIÀ LÀM SÁNG TỎ NGHĨA CỦA KINH BÁT NHẢ ,KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN,KINH LĂNG NGHIÊM, KINH HOA NGHIÊM, KINH PHÁP HOA, KINH VIÊN GIÁC.

NHỮNG AI ĐÃ HIỂU KINH LĂNG GIÀ THÌ CHỈ CÒN  LO ĂN CHAY, TƯ DUY HẰNG NGÀY VÀ NIỆM PHẬT GỌI LÀ THIỀN TỊNH SONG TU  NHƯ ĐỨC PHẬT ĐÃ DẠY TRONG KINH VIÊN GIÁC VÀ KINH LĂNG NGHIÊM.

KÍNH CHÚC ĐẠI HUYNH SƯ GIÁC ĐẠO VÀ QUÝ BẠN ĐỒNG TU NĂM MỚI 2017 BÌNH AN.
     HDG
                      *****************************


A DI ĐÀ PHẬT

        Kinh Lăng Già Tâm Ấn Phật dạy :
Ta thừa phi đại thừa,          Phi thuyết cùng phi tự,
Phi đế phi giải thoát,          Phi cảnh giới có không !

Song thừa đại thừa này,    Được chánh quán tự tại,
Các thứ ý sanh thân,          Hoa trang nghiêm tự tại !


Đệ bát địa thời thấy pháp vô ngã,
Giác tự tâm hiện, cảnh giới đều huyễn,
Tự giác chiếu liễu thân tâm chuyển biến,
Hiện tất cả thân như trăng đáy nước !

Đứng trước gương soi thấy sắc thân,
Bóng trong gương biến mất không thân !
Bóng trăng soi đáy nước thanh tú,
Trăng bị mây che bóng nước không !


Tuy huyễn mà ta coi mộng thực ,
Nếu không trăng tất nhiên không bóng ?
Bóng trăng biến hiện vào hư không,
Cũng tựa sắc thân soi bóng gương !

Nhân dịp tân niên Dương lịch 2017, và Tết Nguyên Đán Đinh Đậu, thân gởi lòi chúc tốt lành đến quý vị, suốt năm nhiều may mắn hanh thông, cát tường như ý !


Sa môn Thích Giác Đạo LNQ.

                      *****************************


TÌM HIỂU KINH LĂNG GIÀ VIẾT THEO TÀI LIỆU ĐÃ CÓ.

Người viết bài nầy dựa theo tài liệu đã xuất bản năm 1987 và năm 1994.

Theo tài liệu nghiên cứu của Ngài Suzuki, Kinh Lăng Già dịch vào khoảng năm 113 bởi ngài Câu Na Bạt Đa La( GUNABHADRA) là bản kinh cổ nhất, rất phức tạp, rất khó khăn. Đó là bản kinh mà Ngài Huệ Khả đã nhận được từ tay Ngài Bồ Đề Đạt Ma coi như tâm ấn của Phật.

1-Dịch giả Thích Thanh Từ. Xuất bản năm 1975.

Đầu xuân 1975,xuất hiện Kinh Lăng Già Tâm Ấn có sớ giải của Thiền Sư Hàm Thị viết bằng tiếng Hoa được dịch ra tiếng Việt bởi Thiền Sư Hòa Thượng Thích Thanh Từ.

Tài liệu cho biết Thiền sư Hàm Thị thuộc môn phái Tào Động, đời nhà Thanh bên Trung Hoa.Môn phái nầy du nhập vào Huế năm 1696 bởi Hoà Thượng tên là Thạch Liêm người gốc tỉnh Giang Tây Trung Hoa.
Chúa Nguyễn sai Hòa Thương Nguyễn Thiều sang Trung Hoa thỉnh Ngài Thạch Liêm về ngự tại chùa Thiên Mụ ở Huế để dạy đạo.Sau hai năm ở Huế, Ngài Thạch Liêm trở về lại Trung Hoa.Di tích lịch sử nầy còn ghi lại tại chùa Thiên Mụ Huế.

Năm 1645 Ngài Kim Vô cùng với chư đệ Thạch Giám đã đến Lảnh Nam để thưa hỏi Ngài Hàm Thị về Duy Thức học rồi thỉnh Ngài sớ giải. Chưa tìm được tài liệu viết về Ngài Kim Vô và Ngài Thạch Giám.

Trong cuốn kinh Lăng Già Tâm Ấn, sớ giải của Ngài Hàm Thị gồm ba phần.

Phần tự giới thiệu về Ngài, phần tổng luận và phần sớ giải viết dưới lời Đức Phật dạy và lời thưa hỏi của Ravana chúa thành Lăng Già và của Đại Huệ Bồ Tát(Mahamati) .

Khi dịch kinh từ tiếng Hoa ra tiếng Việt, Hòa Thương Thích Thanh Từ có viết trong lời tựa câu Độc giả thông được bài tổng luận coi như nắm được yếu chỉ bộ Kinh Lăng Già

2-Dịch giả Thích Duy Lực. Xuất bản năm 1994
Dịch giả viết trong lời tựa  “Yếu chỉ của Kinh nây là dùng nghĩa Duy Thức để phá kiến chấp của ngoại đạo,...

3-Ngài Suzuki viết :

Chủ đề của Kinh Lăng Già là khai thác nội dung của Ngộ, nghĩa là cảnh giới tự giác của đức Phật, và cũng là chân lý tối thượng của Đại Thừa giáo. Lạ thật, hầu hết các học giả nghiên cứu kinh này đều không mấy quan tâm đến điểm chủ yếu ấy, thường chỉ nhấn mạnh về năm pháp, ba tự tánh của thực tại, tám thức và hai cái không của tự ngã (42)..........

Cuối chương Phật xác định lại giáo lý tự giác, tức sự Chứng Đạo của Phật, như vầy:

Đó cũng như nhìn thấy bóng mình trong gương hoặc trên nước, cũng như nhìn bóng mình trong ánh trăng hoặc ánh đèn, lại nữa, cũng như nghe tiếng nói của mình dội lại trong thung lũng; hễ vọng cầu thì có vọng tưởng phân biệt phải trái; hễ có phân biệt phải trái thì không thoát khỏi thế kẹt hai đầu, tự nhiên chấp cái phải, nên tinh thần không thể “tịnh” được. Tịnh có nghĩa là lắng sạch hết sở cầu (hoặc hòa đồng với muôn vật); và lắng sạch hết sở cầu có nghĩa là đi sâu vào định, tự đó phát sanh thánh trí tự giác, và đó tức là Như Lai Tạng: Tathagatagarba.” 


TÌM HIỂU CÂU :

Tâm của Phật tợ như bóng hiện ra trong gương sáng.”

Người viết bài nầy sau nhiều năm tư duy Phật Kinh đã nhận ra ý chỉ của
 Kinh Lăng Già như sau muốn góp ý tóm gọn với quý bạn đạo.

-Tâm của Phật gọi là Thanh Tịnh Như Lai, là Phật Tánh, là Như Lai Tàng tỉ như gương tròn sáng bao trùm tất cả như hư không.

-Tât cả mọi người đều có cảm nhận giống nhau “Ta đang hiện hửu và
 không biết gọi là vô minh” chỉ xuất hiện khi có sự gặp nhau giữa
căn thân và trần cảnh mà thôi.
Nếu thiếu căn thân hoặc thiếu trần cảnh thì không có ta đang hiện hửu.

-Khi ôm lấy vô minh cho là ta hay là ngã của ta hoặc là linh hồn của ta thì đối
 tượng thường được gọi là ngã sở gồm có căn thân và trần cảnh chính là
bóng của ta, là bóng của vô minh hoặc của  trong gương Thanh Tịnh Như Lai.

Hoà Thương Thích Thanh Từ dịch Lăng Già Tâm Ấn.
Trang 244-245.

Ngài Hàm Thị viết: “Cảnh giới hiện ra là do mê nên tự tâm vọng hiện ra.
Giác cái mê thì mê diệt, giác chẳng sanh ra mê.Tâm, cảnh trong ngoài một
 lúc thanh tịnh.
Đây là hiển bày bí mật, ba đời Như Lai đồng một tâm yếu.Ngàn đời ghi chép
nêu cao”.

Như lai thấy rỏ tự tánh nên vọng tưởng chẳng sanh.Không tâm năng phược
cũng không cảnh sở phược; năng sở đều dẹp mới là giải thoát.Nếu có cảnh sở
 phược ắt có tâm năng phược”

Trang 311.
“Gương dụ tự tâm.Bóng dụ tất cả cảnh giới sắc tâm do tự tâm hiện ra.Tâm cùng
 cảnh tánh nó không hai...”

                                       -----------------------------
KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN
Hoà Thượng Thích Trí Tịnh dịch Hán Việt .
Phẩm Di Giáo.Trang 566 trong cuốn số 2.Ấn bản năm 2511 Phật Lịch.

“Cội gốc sự khổ từ vô minh khởi lên.Dùng huệ bát nhã hiển bày tánh tịnh,quán sát kỹ cội gốc thì dứt được tội lổi trong ba cõi.Vì cội gốc vô minh dứt nên vô minh dứt, vô minh dứt thì hành dứt, nhẫn đến lão tử ưu bi khổ não đều dứt.

Lúc được quán niệm nầy, nhiếp tâm đứng dừng thì được nhập tam muội, do sức tam muội được sơ thiền, lần lượt nhập tứ thiền, không rời chánh niệm, luôn luôn tu tập như vậy, rồi sau sẽ tự được chứng thương quả thoát khỏi khổ trong ba cõi......

Nầy ANAN ! Đức Như Lai là đấng chơn ngữ nói lời thành thật, đây là lời phó chúc tối hậu,các ông phải y theo tu hành.”
 
                                        -----------------------------

Ngài Thiền Sư Mahasi Sayadaw,Nam Tông trong Cuốn Vô Ngã Tướng.
(The Great Discourse On Not Self.)

Ngài so sánh tâm của người ngồi thiền tỉ như gương soi không di chuyển
từ xa tới gần và từ gần ra xa.

“The mediator who notes every phenomenon of seeing, hearing,
smelling, tasting, touching and thinking knows with his own knowledge
that the mind from afar does not come nearer; the near mind does not
 go afar.
At respective moments of arising, they cease and pass away.”
còn tiếp

Henry Dương