WELCOME TO BLOGGER VQGĐC

THÂN CHÀO QUÝ BẠN
CLICK HERE TO OPEN

Tất cả hình ảnh, những hoạt động cùng cơ sở Định Chuẩn rồi cũng cùng với thời gian rơi vào khoảng không
Nếu còn gì rớt lại chỉ là những tình cảm của những con người đã một thời làm việc chung dưới một mái nhà
mà nay đả tản mác khắp bốn phương trời
Ninh Vũ / Phòng Thí Nghiệm VQGĐC

Friday, September 29, 2023

KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆ́M NIỆM PHẬT

 

KẾT QUẢ TRẮC NGHIỆM NIỆM ADI ĐÀ PHẬT

Vào những năm trước 1975 vi có xem kinh sách viết về  Thiền và Tịnh Độ “ nên tôi có thắc mắc muốn tự minh tim hiểu sự khác biệt của hai môn phái nầy.

Năm 1975 hòan cảnh đất nước miền Nam VN hòan tòan thay đổi, cuộc sống của moi gia đình đều bi ảnh hưởng lớn. Do đó đã có rất nhiều người cảm thấy đau khổ, thất vọng không còn thấy có tương lai nên đã chú tâm quay về Phật Đạo với mục đích tìm được chổ nương dựa an ổn trong đó có tôi là Kỹ Sư Dương Hiển Hẹ (Aka Henry Hien Dương) người viết bài nầy.

Anh Trẩn Văn Bảnh trước 1975 là Phó Hiệu Trưởng trường Tiểu Học Bàn Cờ trong cư xả đô thành Saigon và là bạn đông nghiệp với phu nhân của tôi  là Vũ Thị Liên Đài dạy học tại đây từ năm 1964 tới năm 1976.

Năm 1981, theo lời chi đường của anh Trần Văn Bảnh ( nay là Tỳ Kheo Tinh Độ Non Bồng ) và chị Ngô Thi Út, tôi đưa phu nhân của tôi tim đến chùa  Nhất Nguyên Bửu Tự” gần chợ Búng Lái Thiêu vào một sáng sớm tinh sương.

Vừa tới cổng chùa, thấy có toán người niệm Phật đang kinh hành, chúng tôi liên nhập vào cùng niệm Phật với mọi người.

Trở về nhà, đến tối trước khi đi ngủ, bên tai tôi vẫn còn nghe tiếng niệm Phật buổi sang, tôi niệm theo không nghĩ ngợi gì khác. 

Liền sau đó trong giâc ngủ tôi thấy có một lực đẩy tôi bay cao trong hư không. Thân bay miệng niệm Phật cho tới khi thấy phía dưới có một mái nhà tranh tôi đáp xuống thì tĩnh mộng. Từ đó tôi không còn thắc mắc về “Tịnh Độ Tông” nữa.

Rồi từ đó, tôi tiếp tục niệm Phật cho tới hiện nay khi óc não không nghĩ gì, lúc đi bộ, lúc lái xe trên xa lộ v.v... nên tâm niệm Phật thành thói quen.

Tôi nhỡ mãi lời nhắc nhở rán niệm Phật cho nhiêu của Hoà Thượng Thich Thiện Phước sáng lập viên “Tịnh Độ Non Bông” tại núi Bồng Lai Bà Rịa Vũng Tàu và Ni Sư Huệ Gíac mà hiền thê cuả và tôi đá có phúc lành diện kiến nhiều lần tại Quan Âm Tu Viện  gần cầu hang Biên Hòa từ năm 1981 tới năm 1985.

Hoà Thượng không nhắc nhở cầu vãng sanh vỉ trên vách chổ Hòa Thượng thường tới dạy kinh nghiệm tu tập có viết bài kệ như sau.

                     Mười phương đồng tụ hội,

                     Người người học vô vi,

                     Đây là trường thi Phật,

                     Tâm không mới được đậu.


                                                   *************************************

                                      
                                               ***********************************     
.
Kỹ sư Dương Hiển Hẹ vưà tốt nghiệp xong Trường Cao Đẳng NLS Blao năm 1964, động viên khóá 19 Sĩ Quan Trừ Bị Thủ Đức, học xong giai đọan một , được chuyển về phục vụ tại Trung Tâm Khảo Sát Kỹ Thuất Quân Nhu QL/VNCH KBC 3052 từ năm 1964 rồi sau đó được biệt phái về phục vụ tại Viện Quốc Gia Định Chuẩn VNCH một tháng trước ngay 30-4 năm 1975 .


Sau khi đi tù cải tạo tại Trại L3T2 Trảng Lớn Tây Ninh, được Uỷ Ban Khoa Học và Kỹ Thuật Nhà Nước tại Hà Nội cho làm lại viêc cũ tại Phòng Thí Nghiêm Biên Hoà của Viện Định Chuẩn và được lảnh lương kỹ sư bậc 2/6 ngành công nghiệp nhẹ.Một năm sau được tăng lên bậc 3/6


Năm 1982 vỉ phu nhân bị bịnh năng nên được chấp thuận cho thôi việc để đem gia đình đi định cư tại Hoa Kỷ theo diện ODP bảo lảnh bới Bà Edit Boling .

Chữ viết của bà EDIT BOLING trong thư gửi bưu điện từ Mỹ về Saigon năm 1984.


DƯƠNG HIỂN HẸ VÀ GIA ĐÌNH GỒM BỐN NGƯỜI THÀNH KÍNH NHỚ ƠN BÀ EDIT BOLING MÃI MÃI.

Wednesday, September 20, 2023

MẶT TRỜI THAY ĐỔI VỊ TRÍ TẠO RA BỐN MUÀ

 

MẶT TRỜI THAY ĐỔI VỊ TRÍ TẠO RA BỐN MUÀ

1-MẬT TRỜI CHỈ DI CHUYỂN GIỮA HAI CHÍ TUYẾN BẮC VÀ NAM.

Nhìn từ bắc bán cầu, vào muà hè mặt trời ở hướng trong chòm sao Cancer.Vào muà đông mặt trơì ở hướng trong chòm sao Capricorn.

Từ đó cạc nhà thiên văn đã tương tượng bày ra hai đương chí tuyến bao quanh địa cầu và hương về hai chòm sao với tên gọi là chí tuyến Cancer (Tropic of Cancer ) phía bắc và chí tuyến Capricorn (Tropic of Capricorn)  phía nam.

Vĩ độ của chí tuyến bắc là 23.5 độ dương và vĩ độ của chí tuyến nam la 23.5 độ âm. Vĩ độ được tính tư mặt phẳng của xích đạo là 0 độ tới trực của địa cầu là 90 độ.

Ngày nay vi có sự thay đổi của địa cầu nên đường chí tuyến bắc hướng về chòm sao Taurus và đường chí tuyến nam hượng về chòm sao Sagittarius  nhưng các nhà thiên văn vẫn dùng tên cũ.



2-TUỲ THEO VỊ TRÍ CỦA MẶT TRỜI BỐN MÙA XUẤT HIỆN NHƯ SAU.

2-1-Khi mặt trởi từ nam bán cầu đi lên vưà tới đường xích đạo ngay 21 tháng 3 thi ngaỳ và đêm có thởi gian bẳng nhau là 12 giờ nên gọi là Equinox Day và muà xuân bắt đầu tại bắc bán cầu nhưng muà thu bắt đầu xuất hiện tại nam bán cầu. Mặt trời mọc và lặng đúng vị trí đông và tây, sau đó mọc lặng khác vị trí.

2-2-Khi mặt trời rời xích đạo vừa lên tới chí tuyến Cancer ngày 21 tháng 6 thì muà hè bắt đầu trên bắc bán cầu nhưng tại nam bán cầu thì bắt đầu xuất hiện muà đông.

Chí tuyến Cancer là chổ xa nhất mà mặt trời tới đó rồi đổi chiều quay lại. Khi mặt trời ở chí tuyến Cancer thi ngày tại bắc bán cầu dài nhất nên gọi là Hạ Chí (Summer Solstice).Đó là ngay 21 tháng Sáu.

Vào thời điểm đó, tại nam bán cầu thì đêm dài nhất trong muà đông vì mặt trời ở phía bắc xa nhất nên goị là Đông Chí (Winter Solstice). Đó là ngay 21 tháng 6.

2-3-Khi mặt trời rời chí tuyến Cancer vưà tới xích đạo ngày 21 tháng 9 thi muà thu bắt đầu tại bắc bán câu và muà xuân bắt đầu tại nam bán cầu. Ngày và đêm dài bằng nhau là 12 giờ nên goị là Equinox Day.

2-4-Khi mặt trời rồi Xích Đạo vưà tới Chí tuyến Capricorn ngày 21 tháng 12  thi muà đông bắt đầu tại bắc bán cầu và muà hè bắt đầu xuất hiện trên nam bán cầu.

3-NHƯNG QUỐC GIA ĐANG NẰM DƯỚI XÍCH ĐẠO VÀ HAI CHÍ TUYẾN .

Nhân dân tại các qúôc gia sau đây nhìn thấy mặt trời trên đỉnh đầu vì đang nằm dưới hai chí tuyến và xích đạo.

3-1-DƯỚI CHÍ TUYẾN CANCER  .Có 16 quốc gia.

India, Mexico, Africa, Asia, Niger, Libya, Saudi Arabia, Myanmar, Bangladesh, Mali, Western Sahara, China, Taiwan, Oman, Mauritania, United Arab Emirates.

3-2-DƯỚI XÍCH ĐẠO .Có 13 quốc gia.

Ecuador, Colombia, Brazil, Sao Tome & Principe, Gabon, Republic of the Congo, Democratic Republic of the Congo, Uganda, Kenya, Somalia, Maldives, Indonesia , Kiribati

3-3-DƯỚI CHÍ TUYẾN CAPRICORN .Có 9 quốc gia.

Chile. Argentina. Paraguay. Brazil. Namibia. Botswana. South Africa. Mozambique.

21 tháng 6.

Là mùa hè tại bắc bán cầu

Là mùa đông tại nam bán cầu.

Ngày 21 tháng 12.

Là mùa đông tại bắc bán cầu.

Là muà hè tại nam bán cầu.


Friday, September 8, 2023

THỊ HIỆN NHẬP NIẾT BÀN CỦA ĐỨC PHẬT THÍCH CA

 ĐỨC PHẬT THỊ HIỆN NHẬP NIẾT BÀN

   TẠI RƯNG CÂY TA LA SONG THỌ ẤN ĐỘ

                        -----------------  

KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN-CUỐN 1 VÀ 2

HT Thích Trí Tịnh dịch từ Hán sang Việt

1-Phẩm Tựa-Trang 15.

 Như vậy, tôi nghe : một lúc nọ, đức Thích-Ca-Mâu-Ni Phật ở tại rừng Ta-La Song-Thọ nơi thành Câu-Thi-Na (1), cùng với tám mươi ức trăm ngàn vị đại Tỳ-Kheo.

Bấy giờ nhằm ngày rằm tháng hai vào lúc sáng sớm sắp nhập niết-bàn, đức Phật dùng thần lực vang ra tiếng lớn thấu khắp các nơi, suốt đến trời Hửu-đãnh (2) theo từng ngôn-ngữ của mỗi loài mà bảo rằng : “ Đưc Như-Lai Vô-Thượng-Đẳng, Chánh-giác thương mến che chở chúng-sanh, là ngôi nhà to rộng cho chúng sanh, về nương, xem chúng-sanh đồng như La-Hầu-La.

Đấng Đại-Giác Thế-Tôn sắp nhập Niết-bàn, tất cả chúng-sanh nếu có chổ nghi nay đều nên bạch hỏi, củng là lần hỏi cuối cùng ! 

2-Phẩm Di Giáo-Trang 564.

Các người nên biết pháp Đại Niết Bàn nầy là bảo tạng Kim Cang thường , lạc, ngã, tịnh hoàn toàn viên mãn của tất cả chư Phật. Tất cả chư Phật đều ở nơi pháp Đại Niết Bàn nầy mà nhập Niết Bàn. Pháp nầy là pháp tối hậu rốt ráo chí lý cùng tột không thiếu sót. Chư Phật đều phóng xả thân mạng nơi đây, do đó nên gọi là Đại Niết Bàn.

Người chưa thoát khỏi sự thống khổ trong ba cõi phải sớm cầu giải thoát. Phải lo sợ chốn ngũ trược ái dục nầy, một khi mất  thân người rất khó được lại, trọn đời phải thường soi xét. Khó lấy tình để cầu thoát khỏi quỉ vô thường.
Phải thương xót chúng sanh, chớ giết hại dầu là côn trùng nhỏ nhít.
Thân nghiệp thanh tịnh thường sanh cõi tốt đẹpKhẩu nghiệp thanh tịnh xa lìa những lỗi ác . Chớ ăn thịt, chớ uống rượu.
Điều phục con rắn tâm cho nó vào đạo quả.
Phải suy nghĩ kỹ nghiệp nhơn thiện ác cảm báo tốt xấu. Nhơn quả trong ba đời tuần hoàn chẳng mất, như bóng theo hình. Đời nầy luống qua về sau ăn năn không kịp.
Giờ Niết Bàn đã đến, ta tóm tắt dạy bảo như vậy.

3-Phẩm Ưng Tận Hườn Nguyên-Trang 581

Đức Thế Tôn nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong, lại bảo đại chúng : “ Ta dùng Ma Ha Bát Nhã xem khắp ba cõi tất cả nhơn pháp hữu tình vô tình thảy đều rốt ráo, không hệ phượckhông giải thoát, không chủ, không y, không thể nhiếp trì, chẳng ra ba cõi, chẳng vào các cõi, bổn lai thanh tịnh không cấu nhơ, không phiền não, đồng như hư không, chẳng bình đẳng chẳng phải chẳng bình đẳng, dứt hết những động niệm tư tưởng tâm thứcPháp tướng như vậy gọi là Đại Niết Bàn, thấy rõ được pháp tướng nầy thời gọi là giải thoátphàm phu chẳng thấy biết thời gọi là vô minh.

Nói
xong Đức Phật lại nhập thiền định siêu việt xuất sơ thiền nhập tam thiền nhẫn đến nhập diệt tận định, xuất diệt tận định nhẫn đến nhập sơ thiền.

Nghịch thuận nhập thiền định siêu việt xong, Đức Thế Tôn lại bảo đại chúng : “
Ta dùng Phật nhãn xem khắp ba cõi tất cả các pháp, thể tánh của vô minh vốn là giải thoát, tìm khắp mười phương trọn không thể được.

 Vì cội gốc đã không nên nhánh lá thảy đều giải thoát. Vì vô minh giải thoát nên hành đến lão tử đều được giải thoát. Do đây nên ngày nay ta an trụ thường tịnh diệt quang gọi là Đại Niết Bàn”.

Sau khi ba lần thuận nghịch nhập các thiền định cùng phổ cáo đại chúngđức Thế Tôn nằm nghiêng bên hữu trên giường thất bảo : Gối đầu phương bắc, chưn chỉ thẳng phương Nam, mặt hướng về phương Tây, lưng day qua phương Đông.
Bốn phía giường,
tám cây Ta La chia làm bốn cặp : Một cặp phương Tây ở trước mặt Như Lai, một cặp phương Đông che sau lưng Như Lai, một cặp phương Bắc che trên đầu Như Lai, một cặp phương Nam đứng phía chưn Như Lai.
Lúc đó đúng giữa đêm Đức Như Lai nằm trên giừơng thất bảo trong rừng Ta La nhập tứ thiền yên lặng mà Bát Niết Bàn.
Liền đó bốn cặp cây Ta La : Cặp hướng Đông, cặp hướng Tây ngọn
bốn cây hiệp làm một tàng, cặp hướng Nam, cặp hướng Bắc ngọn bốn cây hiệp làm một tàng, che giừơng thất bảo trùm trên thân Như Lai.

Những cây Ta La đó, tất cả lá biến thành sắc trắng như bạch hạc, nhánh lá bông trái da và thân cây thảy đều rụng rớt nức nẻ, lần lần khô héo gãy rớt.


Thursday, September 7, 2023

CÂY TA LA SONG THỌ ( SAL TREE )

Ghi chú-

1-Gổ Teak tiếng Việt là gổ Tếch, gổ Giá Tỵ hoắc gổ Sao

2-Đất trồng thích hợp cho cây Ta La.

Đất sét, đất it́ cát, thoát nước, pH hơi acit, trung tính, thích đất ẩm ướt, không thích bóng rậm rạp.

Cây Ta La có lá xanh quanh năm gọi là “Evergreen tree”.

 

Sunday, September 3, 2023

ĐÁM NGƯỜI MÙ SỜ VOI

             PHẨM SƯ TỬ HỐNG

    KINH ĐẠI BÁT NIẾT BÀN – CUỐN 2

     Dịch giả HT Thích Trí Tịnh

Chùa Vạn Đức.Huyện Thủ Đức VN

                      --------

I-TRANG 325

Hoặc có Phật hay không Phật, pháp giới vẫn thường trụ. Nếu nói rằng Phật tánh ở trong chúng sanh, nên biết rằng pháp thường hằng thời vô trụ, nếu có chỗ ở thời là vô thường. Như mười hai nhơn duyên  không chỗ ở nhứt định, nếu có chỗ ở thời mười hai nhơn duyên chẳng được gọi là thường. Pháp thân của Như lai cũng không chỗ ở, Pháp giớipháp nhập, pháp ấm, hư không đều không chỗ ở. Phật tánh cũng không chỗ ở như vậy.

Nầy Thiện Nam Tử ! Như tứ đại dầu thế lực  đồng nhau, nhưng có cứng, có nóng, có ướt, có động, có nặng, có nhẹ, có đỏ, có trắng, có vàng, có đen, mà tứ đại nầy cũng không có nghiệp, vì pháp giới khác nên đều chẳng giống nhau. 
Phật tánh cũng như vậy vì pháp giới khác đến thời kỳ thời hiện.

Nầy Thiện Nam Tử ! Vì tất cả chúng sanh  chẳng thối mất Phật tánh nên gọi là có, vì bất thối chuyển, vì sẽ có, vì quyết định được, vì quyết định sẽ thấy, nên gọi là tất cả chúng sanh đều có Phật tánh.

Ví như có 
Quốc Vương bảo một đại thần dắt một con voi đem chỉ cho người mù. Đại thần được lịnh Quốc Vương liền họp bọn người mù đến bên con voi. Lúc đó bọn người mù đều lấy tay rờ voi.

 Đại thần trở về tâu với Quốc Vương đã đem voi chỉ cho bọn người mù rồi. 

Quốc Vương liền kêu bọn người mù đến hỏi riêng từng người. Con voi hình dạng như thế nào ?

Trong bọn người mù kia, kẻ rờ ngà bèn nói voi hình như củ cải ; kẻ rờ tai nói rằng voi giống như cái ki ; kẻ rờ đầu nói rằng voi giống như khối đá, kẻ rờ vòi nói rằng voi giống như cái chày ; kẻ rờ chân nói rằng voi giống như cái cối gỗ ; kẻ rờ lưng nói rằng voi như cái giường ; kẻ rờ bụng nói rằng voi như cái lu ; kẻ rờ đuôi nói voi như sợi dây.

 Nầy Thiện Nam Tử ! Bọn người mù kia chẳng nói trúng thân hình của voi, nhưng cũng chẳng phải là chẳng nói, các hình tướng đó đều chẳng phải hình voi, nhưng rời ngoài những hình nầy lại không có voi.

Nầy Thiện Nam Tử ! 
Quốc Vương là dụ cho Như Lai đấng chánh biến tri vậy.

Đại thần dụ cho kinh Đại Thừa Đại Niết bàn. Voi dụ cho Phật tánh.

Bọn mù dụ cho tất cả chúng sanh vô minh

  II-TRANG  327.

Nầy thiện nam tử ! Như bọn mù kia mỗi người tự nói hình tương của voi, dầu chẳng được đúng, nhưng chẳng phải là chẳng nói tương của voi.

Những người nói Phật tánh cũng như vậy, Phật tánh chẳng phải tức sáu pháp, nhưng cũng chẳng phải ly sáu pháp. Vỉ thế nên ta nói Phật tánh của chúng sanh chẳng phải sắc chẳng phảỉ ly sắc, nhẫn đến chắng phải ngã chẳng phải ly ngã.         

  ------------------------------  

              Sa-Môn Thích Đăng Quang

      Chùa Hải Tuệ Số 25/1B Trương Minh Giảng Saigon

                          Ấn tống 2000 cuốn

                         Năm 2510 Phật Lịch

 ------------------------------------

Ghi Chú. 

1-Phẩm thứ 23 của Kinh Đại Bát Niết Bàn được đặt tên là Phẩm Sư Tử Hống vì trong pháp hội có vị Bố Tát hiệu Sư Tử Hống đứng dậy nghiêm chỉnh y phục đảnh lễ đức Phật chấp tay quì bạch rẳng : “Thế Tôn ! Tôi vưà muốn hói ,đức Như Lai đại từ lại đã hứa cho

2- Đức Phật nhập niết ban vào năm 544 trước tây lịch. Vậ́y muốn chọn Phật lịch thì cộng tây lịch với 544.

Thỉ dụ muốn đổi Phật lịch 2510 ra tây lịch thì viết 2510 = 544 + TL